Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐỐI VỚI VIỆC HỌC CÙA SINH VIÊN HIỆN NA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.72 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Khoa ………. Đại học …. vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống
hiện đại, đa dạng, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thơng tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy ………. đã giảng dạy tận tình, chi tiết
để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài thu hoạch này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài làm chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài thu hoạch
được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.


MỤC LỤC


ĐỀ BÀI
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN PHÂN TÍCH
ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI VIỆC HỌC
CÙA SINH VIÊN HIỆN NAY

BÀI LÀM
PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN LÝ LUẬN
+ Quan điểm duy vật biện chứng được biết đến không chỉ để khẳng định bản
chất vật chất, hãy tính thống nhất vật chất của thế giới mà nó cịn là sự khẳng
định mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới


Luôn tồn tại trong sự liên hệ, vận động và phát triển khơng ngừng theo những


quy luật vốn có của nó. Việc làm sáng tỏ những nội dung hay vấn đề đó chính
là những yếu tố cơ bản của phép biện chứng. Do đó, Ph.Ăng ghen khẳng định,
phép biện chứng chính là lý luận về mối liên hệ phổ biến, là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội loài
người và tư duy. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên Cơ sở một hệ
thống gồm hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển, sáu cặp phạm trù cơ bản là cái riêng – cái chung, nguyên nhân –
kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, Nội dung - hình thức, bản chất – hiện tượng,
Khả năng – hiện thực kết hợp với ba quy luật phổ biến ( lượng – chất, quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, phủ định của phủ định) . Thơng
qua hai ngun lý cơ bản, có ba quan điểm đã được tạo dựng nên là quan điểm
toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển . Có thể nói, quan
điểm tồn diện có vai trị vơ cùng quan trọng đối với mọi sự vật hiện tượng bởi
bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào diễn ra trong cuộc sống đều phải tồn tại
trong mối liên hệ với các sự vật khác. Mối liên hệ này được xem là mối liên hệ
rất đa dạng và phong phú. Do vậy, quan điểm toàn diện chiếm một vai trò hết
sức thiết thực và ý nghĩa trong cuộc sống
+ Nhìn nhận trong xu thế hội nhập hiện nay, mỗi một đất nước, mỗi một quốc
gia trên thế giới này du ở mức độ này hay mức độ khác đều phải phụ thuộc lẫn
nhau, có quan hệ qua lại thúc đẩy lẫn nhau. Cả thế giới đang phải đối mặt với
tình hình dịch bệnh Covid 19 vậy mỗi một nước đều khó tránh khỏi những sự
mất cân bằng về kinh tế, chính trị, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi
quốc gia dân tộc. Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, bài tiểu
luận giúp cho mọi người có những cái nhìn sâu sắc hơn, đúng đắn hơn, toàn
diện hơn, và những ảnh hưởng, những nguy cơ thách thức khi đối mặt với cuộc
chiến chống đại dịch tồn cầu . Từ đó liên hệ với việc học tập, rèn luyện, thích
nghi với hoàn cảnh giáo dục của sinh viên trong thời điểm dịch bệnh


B. PHẦN NỘI DUNG: PHÂN TÍCH, TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1: Lý luận chung : quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
1.1.1: Cơ sở lý luận
Mỗi sự vật hay hiện tượng hay các q trình khác nhau diễn ra trong thế giới
đều có mối liên hệ thúc đẩy, qua lại hay tác động lẫn nhau. Theo quan điểm
duy vật biện chứng khẳng định, chính thống nhất vật chất của thế giới chính là
cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Mỗi sự vật hay hiện tượng
diễn ra trên thế giới tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau
bao nhiêu thì chúng vẫn là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất,
có sự thống nhất của thế giới vật chất. Nhờ tính thống nhất đó, sự vật hiện tượng
khơng thể tồn tại tách biệt, độc lập mà chúng phải tồn tại trong sự tác động lẫn
nhau, theo những mối quan hệ xác định. Trên cơ sở đó mà triết học duy vật biện
chứng cũng khẳng định, Liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định,
tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng hay giữa
các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới.
1.1.2:Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng trong kho tàng lý luận
của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự
nhiên thế kỷ XIX (khoa học về các quá trình, về nguồn gốc, về mối liên hệ và
sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã phát hiện ra nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây là đặc trưng cơ
bản của phép biện chứng duy vật.
Khái niệm
+ Liên hệ chính là sự quy định lẫn nhau, có sự thúc đẩy tác động lẫn nhau giữa
những yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng của nhau.
+ liên hệ phổ biến:Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc
lẫn nhau, quy định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các bộ phận hay yếu
tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật và hiện tượng với nhau



Nội dung và tính chất mối liên hệ
+ triết học Mác khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều
nằm trong mối liên hệ phổ biến, khơng có sự vật hiện tượng nào là tồn tại một
cách biệt lập, chúng tác động đến nhau, có mối liên hệ ràng buộc, quyết định,
chuyển hóa lẫn nhau. Những mối liên hệ có tính tổng thể quy định sự tồn tại
vận động, biến đổi của sự vật. Khi các mối liên hệ thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến
sự thay đổi sự vật
+ tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: chính nhờ có mối liên hệ này
mà có sự vận động, mà vận động chính lại là phương thức tồn tại của vật chất,
là yếu tố khách quan. Do đó mối liên hệ cũng là một tất yếu khách quan.
➢ Mối liên hệ này tồn tại ở trong tất cả các sự vật và hiện tượng ở rất nhiều
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy
➢ Mối liên hệ phổ biến chính là hiện thực, chính là cái vốn có của mọi sự vật
và hiện tượng. Nó thể hiện tính thống nhất của vật chất, của thế giới
+ do mối liên hệ là phổ biến và có tính đa dạng, nên các sự vật và hiện tượng
trong thế giới vật chất là đa dạng. Mối liên hệ giữa chúng cũng rất đa dạng nên
khi nghiên cứu về các sự vật hay hiện tượng chúng ta cần phải phân loại mối
liên hệ một cách cụ thể
+ dựa vào tính chất, phạm vi và trình độ có những loại mối liên hệ sau: chung
riêng, cơ bản và khơng cơ bản, bên trong và bên ngồi, khơng gian và thời
gian… chính sự phân loại này vẫn được xem là tương đối bởi mối liên hệ chỉ
là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu về những mối liên hệ Trung nhất, phổ
biến nhất của thế giới khách quan. Nhưng những hình thức cụ thể của mối
liên hệ chính là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học cụ thể
Ý nghĩa phương pháp luận
Do mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa và quy định lẫn nhau giữa
mọi sự vật và hiện tượng, các mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến nên



trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người ln phải tơn trọng
quan điểm tồn diện và tránh cách xem xét phiến diện
+ quan điểm toàn diện địi hỏi mỗi chúng ta phải có một nhận thức về sự vật
trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố hay các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác, kể cả
trong mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp chị trên một cơ sở mới có
thể nhận thức đúng đắn về sự vật
+ trong quan điểm toàn diện chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ và
phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất và chủ yếu tất
nhiên, lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa những mối liên hệ đó để hiểu rõ
được bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại
hiệu quả trong hoạt động của bản thân, của cá nhân mỗi người
+ Trong thực tại cuộc sống, theo quan điểm toàn diện khi các sự vật được tác
động, chúng ta không phải chú trọng tới những mối liên hệ nội tại của nó mà
cịn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng
thời, phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp và các phương tiện khác nhau để
tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu của đất nước,
phải phát huy nội lực của đất nước
Do các mối liên hệ có tính đa dạng phong phú, sự vật và hiện tượng khác nhau,
thời gian hay không gian khác nhau, các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên
trong các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thì con người phải biết
tơn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm này địi hỏi mỗi người phải có
nhận thức về sự vật và tác động vào các sự vật phải chú ý đến điều kiện hay
hồn cảnh lịch sử cụ thể, mơi trường cụ thể trong đó mỗi sự vật sinh ra đều tồn
tại và phát triển. Thực tế chứng minh mỗi một luận điểm nào đó đều là những
luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải luận điểm ở trong
một hồn cảnh khác. Do đó để xác định được đúng thì cần phải có những phân
tích cụ thể
. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện:



- Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính tồn vẹn của
nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình,
các giai đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ hiện tại và tương lai. Có
như vậy mới nắm được thực chất của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc này chủ
thể tránh được sai lầm cực đoan phiến diện một chiều.
- Không được đồng nhất và san bằng vai trò của các mối liên hệ của các mặt sự
vật. Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ. Phải rút ra được
những mối liên hệ bản chất nhất chủ yếu của sự vật khi tuân thủ nguyên tắc này
con người sẽ tránh được sai lầm nguỵ biện và chiết trung.
Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử cụ thể
- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại vận động phát triển bao
giờ cũng diễn ra trong những hồn cảnh cụ thể, trong khơng gian và thời gian
xác định.
- Điều kiện: Không gian và thời gian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính chất sự
vật. Cùng là một sự vật nhưng ở trong những điều kiện hồn cảnh khác nhau sẽ
có những tính chất khác nhau.
u cầu:
Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong hồn cảnh cụ thể,
trong khơng gian thời gian xác định mà nó đang tồn tại vận động và phát triển
đồng thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hồn cảnh của mơi
trường đối với sự tồn tại của sự vật, đối với tính chất của sự vật và đối với xu
hướng vận động và phát triển của nó.
Khi vận dụng một lý luận nào đó vào trong thực tiễn cần phải tính đến điều kiện
cụ thể của nơi vận dụng tránh bệnh giáo điều dập khn, máy móc, chung
chung.
1.1.3: Ngun lý về sự phát triển
Khái niệm
Phát triển chính là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn



Nội dung và tính chất
+ Phát triển chính là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh
hướng chung của thế giới
+ sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua nhiều những
khu nhỏ, những khâu trung gian, có sự thụt lùi tạm thời. Khơng chỉ vậy nó cịn
có tính chất tiến lên và kế thừa liên tục. Phát triển chính là một sự thay đổi về
chất. Nguồn gốc của sự phát triển, tùy thuộc vào sự đấu tranh của các mặt đối
lập trong bản thân sự việc đó
Ý nghĩa
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm về sự phát triển. Quan điểm phát
triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó, con người phải
đặt chúng trong trạng thái động, nằm trong xu thế phát triển chung,khơng chỉ
địi hỏi phải nắm bắt được những gì hiện đang tồn tại của sự vật mà cịn phải
nhìn rõ xu hướng phát triển trong tương lai của chúng, nhìn thấy những thay
đổi đi lên cũng như những thay đổi để lại hậu quả. tính chất ngược dòng.
Nhưng điều cơ bản là khái quát những thay đổi để chỉ ra xu hướng thay đổi
chính của sự vật.Xem xét sự vật trên quan điểm phát triển cũng phải biết phân
chia quá trình phát triển của sự vật đó thành các giai đoạn. Trên cơ sở đó tìm
ra phương pháp nhận thức và tác động phù hợp để thúc đẩy sự vật tiến triển
nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó tuỳ theo sự phát triển đó có lợi
hay có hại cho cuộc sống. của con người .
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư duy bảo thủ, trì trệ, định kiến trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn. Là những nguyên tắc phương pháp luận, quan
điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định
hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo hiện
thực. sự tự hoàn thiện của con người. Nhưng để thực hiện chúng, mỗi người
cần nắm vững cơ sở lý luận - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý

về sự phát triển, biết vận dụng sáng tạo vào hoạt động của mình.


Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan
hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ mà sự vật mới có thể vận động
và phát triển. Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận
động là tất cả những sự thay đổi nói chung, sự phát triển của con người là sự
vận động có xu hướng và gắn liền với sự ra đời của cái mới phù hợp với quy
luật.
1.2: liên hệ thực tiễn: những ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 và những
vấn đề đặt ra cho việc học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay
Sau khi nghiên cứu kỹ phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biên ta dễ
ràng nhận ra rằng sự vật hiện tượng ln có mối liên hệ mật thiết với nhau
chuyển hoá lẫn nhau hay nói cách khác mọi sự vật hiện tượng tồn tại phải có
mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác chứ không thể tồn tại một cách tách
biệt độc lập. Sở dĩ các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau là vì chúng là
biểu hiện của vật chất vận động. Chính vì vậy khi xem xét việc học tập rèn
luyện của sinh viên không thể tách rời trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid
19. Hơn nữa theo quan điểm toàn diện khi xem xét một sự việc hiện tượng mà
cụ thể ở đây ảnh hưởng của covid đến vấn đề học tập của sinh viên chúng ta
phải xem xét nó trong tính tồn vẹn của nhiều mối liên hệ khác nhau, nhiều mặt
khác nhau mà cụ thể đây là ảnh hưởng của covid đối với việc học tập của sinh
viên Việt Nam và ngược lại. Có như vậy chúng ta mới nắm được thực chất của
sự vật mới tránh được những sai lầm cực đoan phiến diện một chiều. Đặc biệt
đây lại là những vấn đề rất cấp bách đặt ra đối với chúng ta trong thời buổi đất
nước đầy khó khăn, thách thức trong cơng tác phịng chống dịch như hiện nay.
Chỉ có thể dựa trên nguyên lý mối liên hệ phổ biến mới có thể giúp chúng ta
nhìn sâu hơn, hiểu sâu hơn về vấn đề mà mình đang nghiên cứu. Hơn nữa cũng
theo quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó ta phải
đặt nó trong hồn cảnh cụ thể khơng gian cụ thể. Vấn đề chúng ta đang nghiên

cứu ở đây cần được đặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay, tình hình


kinh tế - giáo dục nước ta hiện nay để thấy rõ hơn được ảnh hưởng của tình
hình thế giới, tình hình trong khu vực, tình hình trong nước đối với phòng chống
tác hại, ảnh hưởng của covid 19 đến đời sống cũng như với toàn thể sinh viên
trên cả nước. Chính vì vậy dựa trên ngun lý về mối liên hệ phổ biến sẽ giúp
chúng ta có một cách nhìn cặn kẽ hơn, tổng quát hơn. Chẳng hạn tình hình dịch
bệnh covid 19 và các thách thức của nó có phải là một xu thế tất yếu khơng,
xây dựng nền kinh tế như thế nào cho phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện
nay, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước...
Việt Nam bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội trên quy mơ tồn quốc để ngăn
chặn sự lây lan của virus corona; người dân được khuyến cáo ở yên trong nhà.
Tuy nhiên, ngành giáo dục không thể và sẽ không để bị ngăn chặn. Cùng với
nhiều quốc gia khác trên thế giới, thật không dễ dàng để Việt Nam xây dựng
một kịch bản chắc chắn cho ngành giáo dục, bởi tình hình đại dịch COVID-19
vẫn còn diễn biến phức tạp.
Virus corona đặt ra nhiều thách thức khác nhau cho hệ thống giáo
dục và đào tạo của Việt Nam. Trước tình hình các trường học đóng cửa do đại
dịch virus corona, các cơ sở giáo dục và giáo viên phải đối mặt với thách thức
to lớn, đó là làm thế nào để kết nối với học sinh và đảm bảo tính liên tục của
hoạt động giảng dạy thơng qua hình thức đào tạo trực tuyến. Đối với học sinh,
sinh viên ở các thành phố lớn, đào tạo trực tuyến là cách tốt nhất để giảng dạy
học sinh, sinh viên trong bối cảnh cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nhiều học sinh
vùng sâu vùng xa khơng có đường truyền kết nối internet ổn định, nên để đảm
bảo tính liên tục của giáo dục thơng qua phương thức học từ xa đã trở thành
một thách thức.
Đóng cửa trường học khơng chỉ ảnh hưởng tới nhà trường, mà cịn cả các bậc
phụ huynh, giáo viên, và các cơ sở đào tạo. Nhiều phụ huynh ở Việt Nam phải
nghỉ làm để chăm sóc con nhỏ. Hơn nữa,việc đồng

thời làm việc tại nhà và kết hợp chăm sóc con cái có thể làm giảm năng suất
lao động. Thêm vào đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng đẩy các trường


học và cơ sở giáo dục tư nhân đối mặt với nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn và hệ
quả là phá sản. Từ đó mà hàng nghìn người mất việc, và hàng triệu học sinh,
sinh viên bị gián đoạn việc học. Đối với các cơ sở giáo dục công lập, các quyết
định không chắc chắn sẽ gây ra sự chậm trễ trong việc đóng học phí của học
sinh, sinh viên và từ đó ảnh hưởng tới tiền lương của giáo viên và đội ngũ nhân
viên.
C. PHẦN KẾT LUẬN : ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. LIÊN HỆ GIẢI
PHÁP
1.1: Đánh giá
Đứng trước tình hình dịch bệnh Covid 19, các nước khó tránh khỏi sự mất cân
bằng kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia. Nhất là các mối quan
ngại về vấn đề giao dục, rèn luyện cho học sinh sinh viên hiện nay gặp nhiều
khó khăn
Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, nhà nước và tồn dân ta đang đứng
trước những thách thức rất lớn. Đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để
hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý,
ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong
những năm tới, đặc biệt là vấn đề học tập của sinh viên. Hai mặt đó có mối
quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế
nước ta ngày càng vững mạnh nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức theo định
hướng xã hội chủ nghĩ
Dựa trên phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến chúng ta đã có một cái nhìn
rõ hơn, sâu hơn, xa hơn, rộng hơn về mối liên hệ giữa ảnh hưởng từ đại dịch
covid 19 đến vấn đề học tập rèn luyện của sinh viên từ đó rút ra được tầm quan
trọng của việc đưa ra các tầm quan trọng của việc học tập của sinh viên hiện
nay.

Xây dựng mơ hình học tập thuận lợi trong mùa dịch góp phần phát huy cao độ
các nguồn nội lực là quyết định, đồng thời thu hút và sử dụng nguồn nhân lực
trong giáo giục cũng như chủ động trong công tác tác dạy và học. Chủ động


tìm ra các giải pháp trong đại dịch covid 19 là để tạo điều kiến thúc đẩy tinh
thần học tập, làm việc của thầy cô, các bạn sinh viên. Mặt khác, tinh thần lạc
quan, thì mới có thể thành cơng trong việc dạy và học trước tình hình dịch căng
thẳng như hiện nay . Mặt khác, chúng ta cùng chung tay góp phần vì một mơ
hình giáo dục có hiệu quả, bảo đảm giữ vững tinh thần của các bạn sinh viên
trên cả nước. Tất cả là vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2: liên hệ thực tiễn với bản thân
Là một sinh viên của học viện ngân hàng, những giải pháp mà em đề ra để
học tập tích cực trong thời kỳ đại dịch :
Học tại nhà là biện pháp khắc phục trong bối cảnh COVID-19 và chúng ta phải
đặt ra mục tiêu biến thách thức thành cơ hội. Để thực hiện được điều đó, chúng
ta rất cần sự hợp tác của gia đình, trường học, và xã hội cũng như học hỏi kinh
nghiệm của các quốc gia khác.
Là sinh viên học viện ngân hàng, tôi xin chia sẻ về phương pháp học tập tại nhà
thời gian nghỉ học do dịch. Ngoài việc hàng ngày tìm các phiếu bài tập ở trên
mạng, rồi in ra tự làm và h hằng ngày, thì tơi cịn được học ở nhà qua hệ thống
cơng nghệ thông tin của nhà trường. Các thầy cô giáo cũng điểm danh hằng
ngày vào một giờ cố định. Trong giờ học tơi tương tác khá tốt, chỗ nào khơng
hiểu có thể trao đổi riêng cho thầy cô.Qua một thời gian theo dõi, mặc dù không
thể bằng như học trên lớp. Nhưng với cách dạy học, điểm danh hằng ngày, các
giảng viên trong trường đều thấy phương pháp này tương đối hiệu quả giúp
củng cố kiến thức, phấn chấn tinh thần
Nhiều thầy cô giáo cũng khẳng định, việc học online chỉ thực sự tốt khi các ứng
dụng tương tác tốt với người học để có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học online

chứ không chỉ giao việc một chiều, cập nhật bài giảng điện tử một chiều từ phía
giáo viên. Ngồi ra, cần có thêm nhiều lựa chọn cách tiếp cận đối với người
học, nguồn học liệu phải đa dạng.


Những ngày được nghỉ học như thế này sinh viên nên biến nó trở thành cơ hội
trong việc học tập, bởi nếu bỏ qua thì sẽ vơ cùng lãng phí. Chúng ta cần lấy
việc tự học là chính bên cạnh đó nếu cần sự hỗ trợ thầy cơ thì cứ mạnh dạn.
Việc tự học sinh viên ở nhà sẽ bao gồm các công việc chủ động tự học, giải các
bài tập, các bộ đề mà thầy cô đã giao, ôn lại các kiến thức đã học ở các bộ môn
để nắm vững chuẩn kiến thức cơ bản...
Có thể đưa ra một dẫn chứng là khi bệnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng
phức tạp, SV phải “tạm dừng đến trường”, chúng ta tiến hành tổ chức dạy và
học từ xa, trực tuyến trong tình thế cấp bách, để “khơng dừng việc học”. Các
nhà trường đã gặp khơng ít trở ngại nhất định, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, bài
giảng và học liệu tương ứng. Tuy nhiên, thực tế khó khăn càng cho thấy, thầy,
trị đã cố gắng gấp đơi, gấp ba để sử dụng phương tiện để duy trì việc học, với
hỗ trợ nhiệt tình các bạn sinh viên ,vừa là người được các thầy cô giáo truyền
đạt kiến thức, nhưng mặt khác chính với sự sáng tạo, linh hoạt, chịu khó của
mình, các em đã góp phần làm cho quá trình học tập trực tuyến trở nên sinh
động hơn, thiết thực hơn.
Sau giai đoạn khó khăn này, tơi tin tưởng rằng, sự chủ động thích ứng và khả
năng tự lập của Sinh viên học viện ngân hàng sẽ trở nên vững vàng hơn. Chúng
ta sẽ có một thế hệ sinh viên được trải nghiệm qua một giai đoạn gian khó, biết
trân quý cuộc sống hơn, biết cách vượt qua thử thách để lao động, học tập, rèn
luyện và thành công hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nộ
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), tập 30, Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), toàn tập, tập 42, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. . Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Ban Chấp hành Trung
ương, Ban Chỉ đạo Lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn đề
lý luận và thực tiễn 20 năm
7. Đổi mới (1986 - 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng Cộng sản
Việt Nam
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội
10. . Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội


11. Đảng cộng sản của Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2011), Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội

15. Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 4, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16. Marx - Engels (1987), Tuyển tập Marx - Engels, tập 1, NXB
Sự thật, Hà Nội




×