Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kd công ty cổ phần tư vấn đào tạo và cung ứng nhân lực việt nam giai đoạn 2021 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ KIM DUNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN
LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 52340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ KIM DUNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU


QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN
LỰC VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 52340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


I

TÓM TẮT
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Việt Nam”
được thực hiện với mục đích xây dựng một chiến lược kinh doanh để đưa công ty
vượt lên và phát triển. Bài viết bao gồm tổng quan chung về hoạch định chiến lược,
vai trò của hoạch định, quy trình hoạch định theo q trình và phần chính của bài viết
là tổng quan về Công ty cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh
doanh để từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh của Cơng ty. Việc nêu ra thực
trạng có thể đóng góp một phần thiết yếu để Cơng ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và
Cung ứng Nhân lực Việt Nam nhìn nhận lại tất cả mọi phương diện như về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà Công ty đang hiện hữu từ đó dần dần hồn
thiện và phát huy để dần khẳng định được thương hiệu tại thị trường cung ứng nhân
lực, tạo tiền đề và là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.



II

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh, đồng kính gửi quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung
ứng Nhân lực Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ
các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tác giả

Dung
Phan Thị Kim Dung


III

LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức và kinh nghiệm thực tế như hôm nay, lời đầu tiên tôi xin
chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng tồn thể các Thầy Cơ giáo
của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và
trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích nhất trong suốt thời gian học tập vừa qua để
tơi có đủ kĩ năng và kiến thức bước trên con đường tương lai của mình.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Tiến là giảng viên hướng
dẫn trực tiếp cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Nhờ có sự hướng
dẫn tận tình của cơ mà tơi có thể hồn thành bài báo cáo của mình một cách tốt nhất.
Tiếp theo xin chân thành cảm ơn Quý công ty Cổ phần VHR đã cho tôi cơ hội
được trải nghiệm và học tập tại bộ phận Cung ứng của quý công ty cũng như cung

cấp số liệu để có thể hồn thành bài khóa luận. Trong làm việc tại mơi trường năng
động, vui vẻ và thân thiện của Quý công ty giúp tôi trải nghiệm, tích lũy nhiều bài
học quý báu và để lại những khung bậc cảm xúc của lần đầu tiếp cận thực tế cơng
việc tuyển dụng khó qn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


IV

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... VIII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ IX
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.......................5
1.1. Khái niệm, vai trò của Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh
.................................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về chiến lược và hoạch định chiến lược...................................6
1.1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược trong quản lý chiến lược .....................8
1.2. Phương pháp hoạch định chiến lược theo quá trình .......................................10
1.2.1. Sơ lược các giai đoạn phát triển của hoạch định chiến lược ...................10
1.2.2. Quy trình và phương pháp đánh giá chiến lược ......................................11
1.2.3. Quá trình hoạch định chiến lược..............................................................14
1.3. Ma trận hỗ trợ cho phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........26
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ....................................................26
1.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.....................................................27
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) .......................................................28
1.3.4. Ma trận SWOT ........................................................................................29
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO

TẠO VÀ CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM ....................................35
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và
Cung ứng Nhân lực Việt Nam ...............................................................................36


V

2.1.1. Thơng tin cơng ty .....................................................................................36
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển ...........................................................36
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của VHR .............................37
2.2.1. Chức năng ................................................................................................37
2.2.2. Nhiệm vụ..................................................................................................37
2.2.3. Định hướng phát triển ..............................................................................38
2.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi và mục tiêu của công ty cổ phần tư vấn đào
tạo và cung ứng nhân lực việt nam ........................................................................38
2.3.1. Tầm nhìn ..................................................................................................38
2.3.2. Sứ mệnh ..................................................................................................38
2.3.3. Giá trị cốt lỗi ...........................................................................................39
2.3.4. Mục tiêu ..................................................................................................39
2.3.5. Các chức năng kinh doanh hiện tại ..........................................................39
2.4. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................39
2.5. Tình hình sử dụng và cơ cấu lao động trong công ty .....................................42
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TƯ
VẤN CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC VIỆT NAM .............44
3.1. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty Cổ Phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Việt Nam .............................45
3.1.1. Phân tích mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
cơng ty................................................................................................................45
3.1.2. Phân tích mơi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
công ty................................................................................................................51

3.2. Thiết lập ma trận cạnh tranh (CPM) và ma trận SWOT ................................59
3.2.1. Ma trận cạnh tranh (CPM) .......................................................................59


VI

3.2.2. Ma trận SWOT ........................................................................................60
3.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Cơ CƠNG TY TƯ VẤN CỔ PHẦN
ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC VIỆT NAM ......................................61
3.3.1. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất ..........................................................61
3.3.2. Chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của cơng ty ............................64
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM..........................................................................................68
4.1. Chiến lược kinh doanh tổng quát ...................................................................69
4.1.1. Mục tiêu của chiến lược công ty ..............................................................69
4.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty .................69
4.1.3. Xây dựng các lựa chọn chiến lược ..........................................................70
4.1.4. Đánh giá chiến lược hiện tại của công ty theo hoạch định ......................70
4.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đào tạo
và cung ứng nguồn nhân lực Việt Nam .................................................................73
4.2.1. Lựa chọn chiến lược cho công ty Cổ Phần Đào tạo và Cung ứng nguồn
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2021-2025 căn cứ vào ma trận SWOT ...............73
4.2.2. Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể đến năm 2025..........75
4.3. Các giải pháp bộ phận chức năng ...................................................................77
4.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................77
4.3.2. Giải pháp nâng cao sự hỗ trợ của công nghệ ...........................................78
4.3.3. Cải thiện công tác tuyển dụng của VHR .................................................79
4.3.4. Cải thiện công tác đào tạo của VHR ........................................................80
4.3.5. Cải thiện cơng tác động viên và duy trì của Cơng ty VHR .....................81

4.3.6. Vấn đề tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu các phòng ban ..................................81


VII

4.3.7. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính.....................................................82
4.4. Một số kiến nghị để thúc đẩy phát triển thị trường cung ứng nhân lực cho Cơng
ty ............................................................................................................................83
4.4.1. Từ phía nhà nước .....................................................................................83
4.4.2. Từ phía Cơng ty .......................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75


VII

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

CPM: Competitive Profile Matrix

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

CV: Curriculum Vitae

Sơ yếu lý lịch

EFE : External Factor Evaluation


Ma trận các yếu tố bên ngoài

IFE : Internal Factor Evaluation

Ma trận các yếu tố bên trong

NNL

Nguồn nhân lực

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực

SWOT : Strenghs – Weaknesses –

Thế mạnh - Điểm hạn chế - Cơ hội -

Opportunities – Theats

Thách thức

TAS : Total Attractive Score

Tổng điểm hấp dẫn

VHR : Viet Nam Human Resource

Công ty Cổ phần tư vấn đào tạo và


Supply And Training Consulting Joint

Cung ứng Nhân lực Việt Nam

Company


VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận Ansoff..........................................................................................11
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá cho các giai đoạn .........................................................13
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự VHR theo phịng ban năm 2019, 2020 .......................42
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)...........................................50
Bảng 3.2: Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ của VHR ............................................55
Bảng 3.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ............................................58
Bảng 3.4: Ma trận cạnh tranh (CPM) ........................................................................59
Bảng 3.5: Ma trận SWOT .........................................................................................60
Bảng 3.6: Năng lực tài chính của Cơng ty VHR năm 2019, 2020 ............................62
Bảng 3.7: Tình hình sơ sở vật chất tại VHR .............................................................63
Bảng 3.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VHR năm 2019, 2020.........64
Bảng 4.1: Phương án thực hiện chiến lược kinh doanh đến năm 2025 ....................76


VIII

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Doanh thu của VHR năm 2019, 2020 ..................................................65
Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận của VHR năm 2019, 2020 ...................................................66



IX

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Ba hệ thống con của quản lý chiến lược .....................................................8
Hình 1.2: Các thành phần của kiểm sốt chiến lược ...................................................9
Hình 1.3: Sơ đồ các bước trong hoạch định chiến lược theo quá trình.....................10
Hình 1.4: Tổng quan về mơ hình đánh giá chiến lược ..............................................12
Hình 1.5: Q trình phân tích chiến lược ..................................................................15
Hình 1.6: Q trình xây dựng chiến lược cơng ty .....................................................17
Hình 1.7: Q trình xây dựng chiến lược kinh doanh ...............................................18
Hình 1.8: Quá trình xác định các biện pháp triển khai .............................................20
Hình 1.9: Quá trình đánh giá các chiến lược và các biện pháp thực hiện chiến lược
...................................................................................................................................22
Hình 1.10: Quá trình thiết lập và phê chuẩn các tài liệu chiến lược .........................24
Hình 2.1: Logo Công Ty CP Tư Vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt Nam.39
Hình 2.2: Cơ cấu và tổ chức bộ máy VHR ...............................................................40
Hình 3.1: Top 10 Website tuyển dụng uy tín có lượng truy cập cao nhất Việt Nam
năm 2021 ...................................................................................................................57


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập tồn cầu hóa đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều
cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa khơng ít thách thức mà nước ta phải giải quyết. Để có
thể đứng vững và phát triển trong hồn cảnh đó các doanh nghiệp cần phải biết phát
huy mọi nguồn lực của mình.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt
khốc liệt nếu không biết làm mới mình thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại. Để có thể
đứng vững và phát triển trong hồn cảnh đó thì việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực
là một điều bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trong số rất nhiều các nguồn lực như
nguồn tài chính, trang thiết bị và máy móc, thơng tin… nguồn nhân lực được xem là
nguồn lực quan trọng nhất, quý báu nhất của mọi doanh nghiệp. Tại sao như vậy? Bởi
vì nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên sống duy nhất có thể sử dụng và kiểm soát các
nguồn lực khác. Các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất… sẽ trở thành vơ dụng nếu
khơng có bàn tay và trí tuệ của con người tác động vào. Vì vậy, thành cơng của doanh
nghiệp không thể tách rời yếu tố con người.
Công Ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Việt Nam là doanh
nghiệp chuyên cung ứng Nguồn nhân lực (NNL) cho các Công ty khác. Nhận thức
được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong mỗi công ty hiện nay đặc biệt là trong
Công ty Cổ Phần tư vấn đào tạo và cung ứng nhân lực Việt Nam (VHR). Nên tơi
quyết định chọn tên đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình sẽ là “Thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Tư vấn Đào
tạo và Cung ứng Nhân lực Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân
Lực Việt Nam, xác định những cơ cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu làm cơ


2

sở cho việc tìm ra giải pháp để giúp nâng cao hoạt động kinh doanh cho Công ty Cổ
phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được mục tiêu tổng qt như trên thì luận văn có 3 mục tiêu cụ

thể như sau:
-

Phân tích các yếu tố mơi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt
Nam, xác định những điểm mạnh, điểm yếu để thiết lập ma trận IFE;

-

Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt
Nam, xác định những cơ cơ hội, thách thức để thiết lập ma trận EFE;

-

Thiết lập ma trận SWOT để đề ra các phương án giúp nâng cao hoạt động kinh
doanh cho Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt
Nam đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của môi
trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào
Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt Nam. Nghiên cứu tình hình hoạt động của cơng ty
thời gian qua và kế hoạch, định hướng phát triển trong thời gian tới để đưa ra phương
án nhằm nâng cao hiểu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thông tin từ các phịng ban và các bộ
phận có liên quan của Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực
Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động

kinh doanh trong giai đoạn 2018-2020. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động kinh doanh cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu


3

4.1.

Phương pháp thu thập số liệu

Để có thơng tin phục vụ cho việc nghiên cứu tác giả tiên hành thu thập số
liệu sơ cấp và thứ cấp cụ thể như sau:
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp chuyên gia - là quản lý phụ trách bộ phận chức năng của Cơng ty
là những người có trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, có sự hiểu biết về
sản phẩm và thị trường mặt hàng này.
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính qua
2 năm 2019, 2020 tại Công ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt
Nam. Tham khảo các tài liệu liên quan từ phòng kinh doanh, phòng cung ứng và các
tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, các thông tin và số liệu từ trang web
Tổng cục Thống kê, thơng tin trên sách báo, tạp chí nghiên cứu khoa học và trên
internet,…
4.2.

Phương pháp phân tích

- Sử dụng ma trận các yếu tố bên trong (IFE) nhằm tóm tắt và đánh giá những
mặt mạnh và mặt yếu những nhân tố nào còn yếu cần được quan tâm nhiều hơn.

- Sử dụng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) đề tóm tắt và đánh giá các thơng
tin kinh tế, xã hội việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài sẽ cho thấy những cơ hội và
những thách thức mà Công ty đang phải đối mặt.
- Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT dựa trên các phân tích
đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa, sau đó kết hợp các yếu tố đó với
nhau để đề ra các chiến lược SO, ST, WO, WT làm cơ sở cho việc lựa chọn các chiến
lược. Sử dụng các yếu tố đầu vào từ các ma trận IEF và EFE, ma trận hình ảnh cạnh
tranh và ma trận SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược phù hợp nhất cho
mục tiêu dài hạn của Cơng ty.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho những người làm
công tác quản lý điều hành doanh nghiệp nói chung, và Cơng ty Cổ Phần Tư vấn Đào
Tạo và Cung Ứng Nhân Lực Việt Nam nói riêng. Cụ thể:


4

- Đề tài có thể giúp những người làm cơng tác quản lý và điều hành doanh
nghiệp ngành nhân lực nói chung và Cơng ty Cổ Phần Tư vấn Đào Tạo và Cung Ứng
Nhân Lực Việt Nam nói riêng nói riêng biết rõ hơn về các yếu tố làm ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Từ đó có cái nhìn tổng thể chiến lược kinh doanh
của cơng ty, củng cố kiến thức, kỹ năng xây dựng và trình bày chiến lược kinh doanh
của cơng ty.
- Đề tài đưa ra thực trạng của Công ty trong thời điểm hiện tại, đây sẽ là nguồn
cung cấp cho công ty một nguồn tài liệu tham khảo tốt, và đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động kinh doanh, bài viết đem lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển
của công ty.
- Đề tài này nâng tầm quan trọng và mức ý nghĩa trong việc phân tích và dự báo
môi trường kinh doanh của công ty, vấn đề lượng hố mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố mơi trường bên ngoài, yếu tố nội bộ khi xây dựng và phân tích các ma trận.

6. Bố cục của khóa luận
Luận văn ngồi phần mở đầu và kết luận thì đề tài được chia thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược
Chương 2: Tìm hiểu tổng quan về Công Ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung
ứng nguồn nhân lực Việt Nam
Chương 3: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Tư vấn Cổ phần Đào
tạo Và Cung ứng Nhân lực Việt Nam
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh cho
Công Ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực Việt Nam


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


6

1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm về chiến lược và hoạch định chiến lược
1.1.1.1. Định nghĩa về chiến lược
Ngày nay, quản trị chiến lược đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, tạo cầu nối đột
phá cho hoạt động quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hàng
đầu tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và thị trường tồn cầu. Nó cũng giúp
các nước mới cơng nghiệp phát triển nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước
phát triển, đồng thời cũng là công cụ giúp các công ty ở các nước này ngày càng có
được vị thế vững chắc trên thế giới và thị trường toàn cầu. Mặt khác, quản trị chiến
lược cũng góp phần quan trọng giúp nền kinh tế của các nước đang phát triển nhanh
chóng hội nhập vào sự trỗi dậy của thị trường khu vực, thế giới và toàn cầu trong

tương lai.
Hiện nay, do cách tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu mà có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về phạm trù chiến lược kinh doanh, có thể kể đến như sau:
Theo Alfered Chandler1:”Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn
của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ
nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo William J.Gluech2:”Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất,
tồn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ
chức sẽ được thực hiện”.
Theo định nghĩa của Fred R.David3: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới
mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa
dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm
chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.
Theo Michael E.Porter4: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh
tranh vững chắc để phòng thủ”.


7

Như vậy chiến lược kinh doanh là để đương đầu với cạnh tranh, là sự kết hợp
giữa những mục tiêu cần đạt được và các phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để
đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp đưa ra mục tiêu cần đạt được và tìm giải pháp
để đạt được mục tiêu đó.
1.1.1.2. Hoạch định chiến lược
Theo nhà sử học quản lý Alfred D. Chandler, lập kế hoạch chiến lược là xác
định phương hướng và mục tiêu dài hạn cơ bản của một tổ chức, đồng thời đưa ra các
kế hoạch hành động và phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu này.
Theo Garry D. Smith, Danny R. Arold và Bobby R. Bizzel: Lập kế hoạch chiến
lược là q trình nghiên cứu mơi trường hiện tại và tương lai và hoạch định các mục
tiêu của tổ chức; đưa ra, thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các quyết định để đạt

được chúng trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, tác giả đồng ý với quan điểm hoạch định chiến lược hoàn thiện hơn
của GS.TS. Richard Kiihn và Rudolf Grunig, hoạch định chiến lược là quá trình xây
dựng chiến lược, với các đặc điểm sau:
- Hoạch định chiến lược là một q trình có hệ thống; việc hình thành chiến

lược thơng qua các đấu tranh quyền lực nội bộ hay chỉ đơn giản thông qua sự xáo
trộn thì khơng phải là hoạch định chiến lược.
- Hoạch định chiến lược đưa ra các hướng dẫn và phân tích có xu hướng dài

hạn.
- Q trình hoạch định sẽ xem xét tồn bộ cơng ty hoặc những bộ phận quan

trọng của công ty.
- Năng lực và trách nhiệm cho việc hoạch định chiến lược nên tập trung vào ban

quản trị cấp cao.
- Mục tiêu của quá trình hoạch định nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành dài
hạn mục tiêu, mục đích chủ yếu của cơng ty.


8

1.1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược trong quản lý chiến lược
Sự thay đổi thuật ngữ từ hoạch định chiến lược sang quản lý chiến lược đã dẫn
đến việc mở rộng cách nhìn. Hoạch định chiến lược được bổ sung thêm hai khía cạnh,
triển khai và kiểm sốt. Điều này đồng nghĩa với quản lý chiến lược bao gồm: Hoạch
định chiến lược; Triển khai chiến lược; Kiểm soát chiến lược.
Ba nhiệm vụ này có thể được hiểu là ba giai đoạn của một quá trình duy nhất.
Giai đoạn một, hoạch định chiến lược - định ra mục tiêu dài hạn và đưa ra một định

hướng sơ bộ theo khía cạnh các hành động và nguồn lực cần thiết. Giai đoạn này đưa
ra một định hướng rõ ràng và là cơ sở cho giai đoạn hai: triển khai. Giai đoạn cuối
cùng, kiểm sốt chiến lược, có chức năng kép: Thứ nhất, nó cho biết những phản hồi
về việc chiến lược được triển khai như thế nào. Thứ hai, nó kiểm tra những giả thiết
hoặc tiền đề quan trọng trong các dự định chiến lược phù hợp với thực tế hay khơng.
Nếu có sự sai biệt q lớn giữa dự định chiến lược và việc triển khai, hoặc nếu những
tiền đề tiềm tàng trong các chiến lược không đúng với thực tế thì phải hoạch định trở
lại từ đầu.
Mặc dù ba giai đoạn này tạo thành một quá trình duy nhất, nhưng chúng khơng
diễn ra tuần tự mà có sự trùng lặp đáng kể về mặt thời gian. Sự trùng lắp về thời gian
cũng đồng nghĩa với việc có ảnh hưởng lẫn nhau giữa ba nhiệm vụ riêng biệt, nghĩa
là một nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hai nhiệm vụ kia.
Hình 1.1: Ba hệ thống con của quản lý chiến lược
: Phần phụ thuộc chính

Hoạch định
chiến lược

Triển khai
chiến lược

: Phần phụ thuộc khác

Kiểm soát
chiến lược

Quản lý hoạt động kinh doanh
hằng ngày

Nguồn: Rudolf Grunig, Richard Kuhn – Hoạch định chiến lược theo quá trình –

NXB KHKT 2003.


9

Hình trên cho thấy việc hoạch định chiến lược đóng vai trò chủ đạo trong quản
trị chiến lược. Hoạch định chiến lược được hiểu là một quá trình hoạt động độc lập
với các hoạt động kinh doanh hàng ngày, nhưng lại xác định các hoạt động kinh doanh
này. Trong khi hai nhiệm vụ kia, triển khai và kiểm soát chiến lược lại là một phần
của q trình quản lý cơng việc hàng ngày. Do vậy, quản lý chiến lược là kết quả của
việc mở rộng hoạch định chiến lược.
Hình 1.2: Các thành phần của kiểm soát chiến lược
Rà soát chiến lược
Giám sát chiến lược trên cơ sở một hệ
thống cảnh báo sớm
Kiểm tra việc thực hiện

Hình thành
chiến lược

Triển khai chiến lược

Nguồn: Rudolf Grunig, Richard Kuhn – Hoạch định chiến lược theo q trình –
NXB KHKT 2003.
Kiểm sốt được chiến lược bao gồm ba thành phần: giám sát chiến lược, rà
soát chiến lược và kiểm tra việc triển khai chiến lược. Sau khi chiến lược được hình
thành thì việc giám sát chiến lược sẽ được bắt đầu. Do vậy, một hệ thống cảnh báo
sớm cần được xây dựng và duy trì. Hệ thống này theo dõi các chỉ thị của những tiền
đề cốt yếu, nhưng do không thể xem xét hết mọi tiền đề nên vẫn có rủi ro là sự tiến
triển khơng như kỳ vọng. Vai trị của thành phần thứ hai, rà soát chiến lược nhằm

giảm thiểu rủi ro trên. Rà sốt chiến lược địi hỏi sự quan sát có tính trực giác tồn
cục về mơi trường, do đó một cách tiềm ẩn nó có thể bao quát mọi tiền đề. Cuối cùng,
kiểm tra việc triển khai chiến lược nhằm đảm bảo các biện pháp chiến lược được thực
hiện.


10

1.2. PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THEO QUÁ TRÌNH
Theo tài liệu “Hoạch định chiến lược theo quá trình” của hai đồng tác giả
Rudolf Grunig và Richard Kuhn có sáu bước để xây dựng chiến lược và các bước
chiến lược có các mối quan hệ qua lại với nhau như sau:
Hình 1.3: Sơ đồ các bước trong hoạch định chiến lược theo quá trình
Hoạch định dự án chiến lược

1. Phân tích chiến lược
2. Xây dựng chiến lược cơng ty

3. Xây dựng các chiến lược kinh doanh
4. Xác định các biện pháp triển khai chiến
5. Đánh giá các chiến lược và các biện pháp thưc hiện

6. Thiết lập và phê chuẩn các tài liệu chiến
Nguồn: “Hoạch định chiến lược theo quá trình” của đồng tác giả Rudolf Grunig và
Richard Kuhn
1.2.1. Sơ lược các giai đoạn phát triển của hoạch định chiến lược
Trước giai đoạn cuối của thập niên 60, chưa có hình thức hoạch định nào tập
trung vào việc xây dựng và duy trì những tiềm lực thành cơng. Hoạch định dài hạn
mang tính định lượng lúc bấy giờ là hình thức phân tích mà trong đó cơng ty sử dụng
phép ngoại suy xu hướng, cố gắng đưa các xu hướng phát triển trong quá khứ áp dụng

vào tương lai. Hình thức phân tích này xem xét các sản phẩm hiện có và các sản phẩm
đang phát triển, dự đốn suất thu lợi hoặc khoản đóng góp biên có thể đạt được.


11

Bảng 1.1: Ma trận Ansoff
Sản phẩm hiện tại
Thị trường hiện tại

Việc thâm nhập thị trường được

Thị trường mới

cải thiện
Đa dạng hóa thị trường

Sản phẩm mới
Đa dạng hóa sản phẩm
Đa dạng hóa song hành

Nguồn: Ansoff, 1979, trang 98
Bảng trên cho ta thấy rằng khoảng cách tồn tại về doanh thu hay mức đóng
góp biên cũng có thể giải quyết bởi những lựa chọn như: hoặc khách hàng mới cho
sản phẩm hiện có, hoặc sản phẩm mới cho khách hàng hiện có, hoặc là sản phẩm mới
cho khách hàng mới. Nhưng ma trận Ansoff không thể giúp công ty ra quyết định nên
chọn cái nào và nên cố gắng áp dụng cái nào trong các lựa chọn này.
Năm 1991, Barney là người đầu tiên đã phát triển ra các tiêu chí để nhận dạng
các nguồn lực đáng giá về mặt chiến lược. Từ đây, trong quá trình hoạch định chiến
lược và phân tích chiến lược, các cơng ty có thể phát hiện, nhận dạng các nguồn lực

đáng giá về mặt chiến lược.
1.2.2. Quy trình và phương pháp đánh giá chiến lược
Đánh giá chiến lược được chú trọng vào đánh giá các tiềm lực thành cơng. Có
ba tiềm lực thành cơng là: Vị thế cạnh tranh hiện tại hay vị thế cạnh tranh mục tiêu
trong những thị trường đặc biệt; Lợi thế cạnh tranh hiện tại hay lợi thế cạnh tranh
mục tiêu trong phối thức thị trường; Lợi thế cạnh tranh hiện tại hay lợi thế cạnh tranh
mục tiêu trong nguồn lực.


12

Hình 1.4: Tổng quan về mơ hình đánh giá chiến lược
Chiến lược thực hiện:
Vị thế thị trường hiện
tại của doanh nghiệp

Đánh giá vị
thế thị trường

Lựa achọn chiến
lược: Vị thế thị
trường khác cho
Doanh
Nghiệp
hiện tạ và mới

Chiến lược dự định: Vị thế thị
trường mục tiêu cho Doanh Nghiệp
hiện tại và mới
Chiến lược thực hiện:

Lợi thế và bất lợi cạnh
tranh trong phối thức
thị trường

Đánh giá phối
thức thị trường

Lựa chọn chiến
lược: Các thay đổi
có thể có về lợi thế
và bất lợi cạnh
tranh trong phối
thức thị trường

Giai đoạn 2:
Đánh giá bộ
phận phối
thức thị
trường

Lựa chọn chiến
lược: Các thay đổi
có thể có về lợi thế
và bất lợi cạnh
tranh trong nguồn
lực

Giai đoạn 3:
Đánh giá bộ
phận nguồn

lực

Chiến lược dự định: Lợi
thế cạnh tranh mục tiêu
trong phối thức thị trường
Chiến lược thực hiện:
Lợi thế và bất lợi cạnh
tranh trong nguồn lực

Đánh giá nguồn
lực

Giai đoạn 1:
Đánh giá bộ
phận vị thế
thị trường

Chiến lược dự định: Lợi
thế cạnh tranh mụ tiêu
trong nguồn lực

Đánh giá
Đối tượng đánh giá
Kết quả đánh giá

Tất cả các chiến lược dự định

Đánh giá nguồn lực

Chiến lược dự định: Lợi thế cạnh tranh mục tiêu trong nguồn lực


Nguồn: Tác giả tự thu thập

Giai đoạn 4:
Đánh giá tổng
thể


×