Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

2106 huong dan nhiem vu nam hoc 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.78 KB, 10 trang )

UBND TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 2106/SGD&ĐT-GDMN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 20 tháng 9 năm 2017

V/v hướng dẫn kế hoạch thời gian
năm học 2017 – 2018 và việc thực hiện
Chương trình GDMN của Giáo dục Mầm non

Kính gửi: Trưởng Phịng GD và ĐT các huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ Quyết định số 2212/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kế hoạch thời gian năm học 2017 –
2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng và giáo dục thường xun tỉnh
Bình Thuận; Cơng văn số 3835/BGDĐT-GDMN ngày 22/8/2017 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018;
Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình
Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày
25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian
năm học và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) năm học
2017 – 2018 của Giáo dục mầm non như sau:
A. KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC 2017 – 2018
I. Qui định chung


1. Ngày tựu trường:
21/8/2017
2. Ngày khai giảng:
05/9/2017
3. Ngày nghỉ học kỳ I: 05/01/2018
4. Hoàn thành chương trình giảng dạy và học tập chậm nhất vào ngày:
25/5/2018.
5. Kết thúc năm học chậm nhất vào ngày: 31/5/2018.
II. Thời gian thực hiện 2 học kỳ
1. Học kỳ I: Từ ngày 28/8/2017 đến ngày 05/01/2018.
(18 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
2. Học kỳ II: Từ ngày 08/01/2018 đến ngày 25/5/2018.
(17 tuần thực học, còn lại dành cho nghỉ Tết Nguyên Đán và các hoạt động khác).
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN


I. Thực hiện Chương trình GDMN và tham khảo tài liệu “Hướng dẫn
thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung một số nội dung ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT cho CBQL và GVMN.
II. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường mầm non
1. Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục
Bước 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học chung cho từng độ
tuổi/khối nhóm, lớp
Cán bộ quản lý cùng giáo viên cốt cán (tổ trưởng chuyên môn) trong trường
xây dựng kế hoạch giáo dục năm học chung cho từng độ tuổi/khối nhóm, lớp, gồm:
- Xác định mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục, dự kiến các chủ đề và
phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề phù hợp ở từng độ tuổi/khối nhóm, lớp (ví
dụ: khối nhóm trẻ 24-36 tháng, khối lớp MG 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi).
- Hướng dẫn giáo viên trong trường căn cứ kế hoạch giáo dục năm học của
từng độ tuổi/khối nhóm, lớp để xây dựng kế hoạch giáo dục năm học cho riêng

từng nhóm/lớp phụ trách.
Bước 2: Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của nhóm/lớp
Trên cơ sở kế hoạch giáo dục năm học chung cho từng độ tuổi/khối nhóm,
lớp của nhà trường đã xây dựng, giáo viên trong nhóm/lớp thống nhất xây dựng kế
hoạch giáo dục năm học cho nhóm/lớp mình, cụ thể:
Rà sốt thực tiễn, xác định mục tiêu, nội dung giáo dục, dự kiến các chủ đề
(sự kiên) và phân phối quỹ thời gian thực hiện cho từng chủ đề (sự kiện) trong năm
học phù hợp với điều kiện của nhóm/lớp, nhu cầu và khả năng của trẻ.
Bước 3: Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề/tháng, tuần,
ngày của nhóm/lớp
Dựa vào dự kiến các chủ đề và phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề
trong kế hoạch giáo dục năm học của nhóm/lớp đã được xây dựng ở trên, giáo viên
xây dựng kế hoạch giáo dục theo tháng hoặc chủ đề, tuần, ngày cho nhóm/lớp
mình.
2. Các loại kế hoạch giáo dục
Kế hoạch giáo dục bao gồm:
- Kế hoạch giáo dục năm học;
- Kế hoạch giáo dục chủ đề/tháng;
- Kế hoạch giáo dục tuần;
- Kế hoạch giáo dục ngày.
3. Hướng dẫn xây dựng các loại kế hoạch giáo dục
3.1. Kế hoạch giáo dục năm học, bao gồm
a) Mục tiêu giáo dục năm học;
b) Nội dung giáo dục năm học;


c) Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện trong năm học.
* Mục tiêu giáo dục năm học: đặt ra cần cụ thể, có thể quan sát, đo đếm,
lượng hóa được. Mục tiêu giáo dục bao giờ cũng bắt đầu những từ như: Trẻ có khả
năng, biết được, hiểu được, thực hiện được, sử dụng được, yêu thích….

* Nội dung giáo dục năm học: Là những nội dung cơ bản trong chương trình
GDMN được phát triển thành các nội dung cụ thể chủ yếu được tổ chức thực hiện
theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động
đa dạng, phù hợp với trẻ và điều kiện của địa phương.
* Các chủ đề cần đa dạng, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều
kiện của địa phương, mỗi chủ đề thực hiện tối thiểu là 1 tuần, tối đa là 4 tuần. Lưu
ý quan tâm đến một số chủ đề mới: dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn cho trẻ, cây
xanh và môi trường sống, phố phường, làng xóm quê em, lễ hội đặc trưng của các
địa phương…
3.2. Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề
Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề cần đảm bảo: mục tiêu giáo dục, nội dung
giáo dục, hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục.
- Đối với trẻ dưới 24-36 tháng thực hiện nội dung giáo dục của các lĩnh vực
giáo dục chủ yếu theo hướng tích hợp và theo tháng.
- Đối với trẻ từ 24-36 tháng và lớp mẫu giáo nội dung giáo dục của các lĩnh
vực chủ yếu được thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần
gũi thơng qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện của địa
phương.
- Các sự kiện chung quan trọng trong năm liên quan đến trẻ, có ý nghĩa giáo
dục và mang lại niềm vui cho trẻ có thể được lựa chọn làm chủ đề phù hợp với điều
kiện thực tế của lớp và thời điểm thực hiện: Tết Trung thu, ngày hội đến trường, Lễ
hội Ngư Ông, Lễ hội Ka Tê, Lễ hội Dinh Thầy Thím…
- Mơi trường giáo dục theo chủ đề trong lớp do giáo viên và trẻ xây dựng và
sử dụng. Cần xây dựng môi trường giáo dục đa dạng, tận dụng những nguyên vật
liệu mở, gần gũi, thân thiện, hấp dẫn, kích thích trẻ trải nghiệm, khám phá: Đất, cát,
nước, sỏi, đá, bánh xe, khúc gỗ, hộp nhựa, que kem… để làm đồ chơi cho trẻ.
3.3. Kế hoạch giáo dục tuần
- Kế hoạch giáo dục tuần phân bổ các nội dung và hoạt động giáo dục trong
chủ đề vào các ngày trong tuần và vào các thời điểm theo chế độ sinh hoạt.
- Mỗi ngày hoạt động chơi - tập, hoạt động học thực hiện như chế độ sinh

hoạt cho trẻ theo từng độ tuổi.
- Đối với nhà trẻ: Theo chế độ sinh hoạt cho trẻ nhà trẻ, nội dung và hoạt
động có thể được lặp lại tuần 1, 3 và 2, 4 đối với trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi và nội
dung, hoạt động của tuần sau có phát triển mở rộng so với tuần trước.


3.4. Kế hoạch giáo dục ngày
- Kế hoạch giáo dục ngày thể hiện các hoạt động giáo dục theo chế độ sinh
hoạt theo độ tuổi trong chương trình GDMN. Những hoạt động đã soạn kỹ trong kế
hoạch tuần thì trong kế hoạch ngày chỉ nêu tóm tắt.
- Cần đảm bảo cân đối giữa học và chơi, động và tĩnh, hoạt động và nghỉ
ngơi, đa dạng hoạt động và thay đổi không để trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Tránh ôm
đồm nội dung quá sức của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động (hoạt động nhóm lớn, nhóm nhỏ,
cá nhân). Sắp xếp thời gian để trẻ được chơi trong lớp và ngoài trời.
3.5. Một số yêu cầu trong xây dựng kế hoạch giáo dục
- Áp dụng một số quan điểm xây dựng và phát triển Chương trình GDMN
trong xây dựng kế hoạch giáo dục:
+ Chương trình hướng đến sự phát triển tồn diện của trẻ
+ Chương trình xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển
+ Chương trình đảm bảo đáp ứng với sự đa dạng của các vùng, địa phương,
các đối tượng trẻ.
- Áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lập KHGD tháng
hoặc chủ đề, giáo viên cần đảm bảo:
+ Mọi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực phát triển.
+ Mọi trẻ đều được hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như:
bắt chước, tìm tịi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý
tưởng, giải quyết vấn đề…
+ Giáo viên xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ chơi, đồ
dung, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu, khả năng của trẻ.

+ Giáo viên linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ chơi, đồ dùng, học
liệu, thời gian, thời điểm khi hồn cảnh thay đổi.
+ Giáo viên có nhiều cách trình bày kế hoạch giáo dục, tuy nhiên tất cả kế
hoạch, bảng biểu cần phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết về mục tiêu, nội dung,
hoạt động...
+ Giáo viên chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần và ngày.
III. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi - tập và học cho trẻ mầm non
1. Hướng dẫn hoạt động chơi - tập ở nhà trẻ
- Tổ chức chơi - tập cho trẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi
chiều, thời lượng chơi - tập tùy thuộc vào từng độ tuổi và nội dung cụ thể của từng
loại hoạt động.


- Nội dung hoạt động chơi - tập có chủ định thực hiện theo hướng tích hợp:
một nội dung là trọng tâm, thực hiện tích hợp một nội dung khác và mang tính bổ
trợ cho nội dung trọng tâm.
- Chơi tự do với các đồ chơi, hoạt động theo ý thích được xen kẽ với các hoạt
động chơi - tập có chủ định.
- Trong q trình thực hiện chơi tập có chủ định, giáo viên phối hợp xen kẽ
hợp lý giữa nội dung có tính chất động với nội dung có tính chất tĩnh.
* Lưu ý lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện chơi - tập có chủ định
- Lựa chọn nội dung: Phù hợp độ tuổi; Phù hợp với lĩnh vực phát triển; Đảm
bảo nguyên tắc phát triển.
- Tổ chức thực hiện: Đặc điểm cá nhân; Không gian; Thời gian;Thiết bị, đồ
dung, đồ chơi; Tích hợp.
2. Hướng dẫn hoạt động học ở mẫu giáo
- Trong chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo: Có 1 khung giờ, trong thời gian
30 - 40 phút. Các nội dung còn lại tổ chức cho trẻ, rèn luyện, củng cố vào những
thời điểm thích hợp trong ngày.
- Hoạt động học được giáo viên tổ chức có chủ định và hướng dẫn trực tiếp

nhằm giúp trẻ tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới, hình thành thái độ phù hợp có
liên quan theo yêu cầu. Nội dung hoạt động học được xây dựng có mục đích, có hệ
thống và được tổ chức theo trình tự đã dự kiến trong kế hoạch giáo dục.
- Hoạt động học được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi, khơng q
nghiêm ngặt về thời gian và được tổ chức linh hoạt giữa động và tĩnh.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên cần tạo ra nhiều cơ hội để
trẻ có thể nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi. Cần quan sát, theo dõi diễn biến các hoạt động,
việc làm của trẻ, khen ngợi, khích lệ để trẻ biết rằng mình đang hành động đúng.
III. Hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ
1. Đánh giá sự phát triển của trẻ nhà trẻ
- Đánh giá hàng ngày.
- Đánh giá theo giai đoạn.
1.1 Đánh giá hàng ngày
- Giáo viên theo dõi và ghi chép lại ngắn gọn những thay đổi rõ rệt và những
điều cần lưu ý về trẻ (có thể là ưu điểm hoặc hạn chế) để kịp thời điều chỉnh kế
hoạch chăm sóc, giáo dục cho phù hợp.
1.2. Đánh gia theo giai đoạn
- Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi.
- Cách ghi chép:
+ Đánh giá trẻ không cần diễn ra cùng một lúc. Mỗi tháng giáo viên lập danh
sách trẻ tròn 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi nhận xét, đánh giá trẻ đạt hay chưa đạt các


chỉ số tương ứng và ghi vào “Bảng kết quả đánh giá trẻ theo giai đoạn”. Danh sách
trẻ nên ghi theo từng nhóm tuổi để dễ theo dõi trẻ.
+ Đối với những trẻ mà thời điểm đánh giá rơi vào những tháng đầu mới đi
nhà trẻ (VD tròn 6, 12, 18 tháng…), nếu giáo viên không đánh giá được sự phát
triển của trẻ thì có thể hỏi cha mẹ trẻ và ghi lại, cũng như đề ra các biện pháp kích
thích sự phát triển của trẻ.
+ Đối với những trẻ chưa được đánh giá lần nào vào cuối năm học, trẻ sinh

tháng 6, 7 8 (thiếu 1-3 tháng), giáo viên sử dụng các chỉ số phát triển của trẻ 36
tháng tuổi và coi đó là sự đánh giá cuối độ tuổi nhà trẻ trước khi lên mẫu giáo, cần
chú thích về tháng tuổi của trẻ tại thời điểm thực hiện đánh giá.
2. Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
- Đánh giá hàng ngày.
- Đánh giá theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi).
2.1. Đánh giá hàng ngày
- Giáo viên theo dõi và ghi chép lại ngắn gọn những thay đổi rõ rệt và những
điều cần lưu ý về trẻ (có thể là ưu điểm hoặc hạn chế) để kịp thời điều chỉnh kế
hoạch chăm sóc, giáo dục cho phù hợp.
2.2. Đánh giá theo giai đoạn
* Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/ tháng, kết quả
mong đợi cuối độ tuổi.
* Cách ghi chép:
- Đánh giá theo chủ đề/tháng
+ Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hằng ngày làm cơ sở đánh
giá theo chủ đề/tháng.
+ Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ cuối chủ đề/tháng được giáo viên
theo dõi, tổng hợp và ghi vào Bảng đánh giá sự phát triển của trẻ (tham khảo phụ
lục đính kèm).
+ Ở cuối bảng cần thể hiện những lưu ý (những vấn đề cần quan tâm, cần lưu
ý hoặc chuẩn bị cho chủ đề/tháng tiếp theo).
+ Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70% thì giáo viên tiếp
tục đưa mục tiêu chưa đạt vào mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng tiếp theo.
+ Đối với mục tiêu có số trẻ đạt (+) trên 70% thì giáo viên điểm ra số trẻ
chưa đạt để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối
hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được.
+ Trên cơ sở kết quả đạt được của trẻ, giáo viên điều chỉnh kế hoạch chăm
sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối độ tuổi

+ Được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học.


+ Xây dựng Phiếu đánh giá cuối độ tuổi: Có 2 cách
Cách 1: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo kế hoạch giáo dục năm học,
giáo viên và cán bộ quản lý có thể lựa chọn từ 30 – 40 mục tiêu giáo dục đảm bảo
đầy đủ các lĩnh vực phát triển làm căn cứ xây dựng thành phiếu đánh giá sự phát
triển của trẻ.
Cách 2: Giáo viên có thể tổng hợp tất cả kết quả các mục tiêu giáo dục của
năm học thông qua các chủ đề/tháng thành Phiếu đánh giá cuối độ tuổi của trẻ.
- Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ, được
lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo với cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc, giáo dục
trẻ ở trường và ở gia đình. Kết quả này không dùng để xếp loại trẻ, không dung để
so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.
V. Hoạt động chăm sóc - ni dưỡng cho trẻ tại trường mầm non
1. Tổ chức ăn bán trú
1.1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo Chương trình GDMN sau sửa đổi
- Đối với các cơ sở GDMN sử dụng phần mềm trong việc xây dựng thực
đơn, khẩu phần cần rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng theo Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT. Không sử dụng những phần mềm chưa được thẩm định của
cơ quan có thẩm quyền và khơng đáp ứng những yêu cầu nêu trên.
- Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường, CBQL lựa chọn mức
năng lượng và cân đối tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng (protein, lipid, glucid)
phù hợp nhưng phải đảm bảo tỷ lệ mỗi chất nằm trong khoảng quy định và khẩu
phần ăn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng:
+ Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng
+ Đạt tối ưu, cân đối giữa các nhóm chất sinh năng lượng
+ Đạt tối ưu cân bằng của các chất dinh dưỡng:
. Ít nhất 60% protein động vật/protein tổng số.

. Lipid động vật và lipid thực vật = 70% và 30%.
. Tỷ lệ glucid khẩu phần: Trẻ nhà trẻ 47 – 50% năng lượng từ
glucid/tổng năng lượng khẩu phần; Trẻ mẫu giáo 52 – 60% năng lượng từ
glucid/tổng năng lượng khẩu phần.
+ Đảm bảo tối ưu các vitamin và chất khoáng (C, A, B, sắt, kẽm,
iod…)
* Số bữa ăn tại trường:
+ Trẻ nhà trẻ từ 6-11 tháng: Bú mẹ và ăn bổ sung 2-3 bữa; trẻ 12-36 tháng:
Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
+ Trẻ mẫu giáo: Ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ.


- Trong một bữa ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, đường, vitamin)
hoặc có ít nhất 5 trong 8 nhóm theo phân loại của WHO, trong đó nhóm chất béo là
bắt buộc.
- Bữa chính tối thiểu gồm các món: Cơm, món mặn, món canh; đối với
những trường có điều kiện nên đảm bảo bữa chính tiêu chuẩn gồm các món: Cơm,
món xào, món mặn, món canh và tráng miệng.
* Những điều giáo viên không được làm khi tổ chức ăn cho trẻ:
- Không ép trẻ ăn dưới bất kì hình thức nào.
- Khơng dọa dẫm, qt nạt trẻ trong bữa ăn.
- Không cho trẻ ăn, uống khi trẻ đang ho, khóc hoặc ngủ gật.
- Khơng bịt mũi, ngáng mồm, bắt trẻ nuốt.
1.2. Đảm bảo các quy định về chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm:
Thực hiện theo công văn số 580/ATTP-NĐTP ngày 06/9/2017 của Chi cục
An tồn vệ sinh thực phẩm, trong đó lưu ý:
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Mua thực phẩm phải có hợp
đồng, hóa đơn, chứng từ, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
giấy công bố sản phẩm (đối với thực phẩm bao gói sẵn), giấy kiểm dịch, giấy điều

kiện vệ sinh thú y (đối với thịt, trứng).
- Xét nghiệm định kỳ (6 tháng/lần) nước dùng sơ chế, chế biến thực phẩm
theo QCVN 01:2009/BYT và nước uống cho học sinh (nhà trường cần nấu) theo
QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y tế.
- Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định của
Bộ Y tế.
- Thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm.
- Đối với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP sắp hoặc đã hết thời hạn
(có hiệu lực 02 năm) phải tiến hành có thủ tục, hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận theo
quy định.
2. Theo dõi, đánh giá sức khỏe
2.1. Theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non
Chỉ đạo các cơ sở GDMN tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ: 2 lần/năm học
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ:
- Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi: Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng
trưởng mỗi tháng 1 lần.
- Đối với trẻ từ 24 tháng trở lên: Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng
trưởng mỗi quý 1 lần. Riêng trẻ từ 60 tháng tuổi trở lên, theo dõi chỉ số khối cơ thể
- BMI.


2.2 Sử dụng biểu đồ tăng trưởng:
* Trẻ từ 1 đến 60 tháng tuổi: Sử dụng 3 loại biểu đồ
(1) Biểu đồ cân nặng theo tuổi trẻ 0 – 5 tuổi
(2) Biểu đồ chiều cao theo tuổi trẻ 0 – 5 tuổi
(3) Biểu đồ cân nặng theo chiều cao trẻ 0 – 5 tuổi.
* Trẻ từ 61 đến 78 tháng tuổi: Sử dụng 3 loại biểu đồ
(1) Biểu đồ cân nặng theo tuổi cho trẻ từ 61 – 78 tháng
(2) Biểu đồ chiều cao theo tuổi cho trẻ từ 61 – 78 tháng
(3) BMI theo tuổi cho bé từ 61 – 78 tháng

Cân nặng
Cách tính chỉ số BMI: BMI =
(Chiều cao)2
Ví dụ: Cháu Nguyễn Văn A, chiều cao: 1,18m, cân nặng: 27,6 kg
27,6
Cách tính chỉ số BMI: BMI =
= 19,82
1,18 x 1,18
* Nếu sau khi chấm biểu đồ cân nặng theo tuổi, xác định trẻ bị suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân, thì khơng cần chấm biểu đồ cân nặng theo chiều cao (với trẻ từ
1 đến 60 tháng tuổi) và BMI theo tuổi (với trẻ từ 61 đến 78 tháng tuổi).
3. Hướng dẫn các bước đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non
Bước 1: Tổ chức cân, đo đảm bảo an tồn, chính xác
Bước 2: Ghi số đo vào sổ sức khỏe
Bước 3: Chấm biểu đồ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
- Chấm biểu đồ theo thứ tự: biểu cân nặng theo tuổi  biểu chiều cao theo tuổi.
+ Nếu cân nặng ở kênh bình thường hoặc cao hơn  chấm tiếp biểu đồ cân
nặng/chiều cao (0-60 tháng tuổi). Với trẻ 61 – 78 tháng, tính BMI và chấm biểu đồ
BMI theo tuổi.
Bước 4: Ghi kết quả tình trạng dinh dưỡng của trẻ vào sổ sức khỏe
Bước 5: Nối đường tăng trưởng từ lần đo trước tới lần đo hiện tại (chỉ thực
hiện với biểu cân nặng theo tuổi và biểu chiều cao theo tuổi) để theo dõi sự phát
triển của trẻ.
Bước 6: Tổng hợp danh sách trẻ được cân đo, tính tỷ lệ suy dinh dưỡng; thừa
cân, béo phì của lớp. Ban Giám hiệu tổng hợp kết quả tồn trường.
Bước 7: Thơng báo cơng khai kết quả của lớp. Phối hợp với phụ huynh có
biện pháp can thiệp đối với trẻ suy dinh dưỡng; thừa cân, béo phì.


C. Phụ lục tham khảo

Giáo viên có thể tham khảo, lựa chọn các biểu mẫu sao cho phù hợp với các
yêu cầu của từng loại kế hoạch, cụ thể như sau:
- Phụ lục 1: Kế hoạch giáo dục năm học.
- Phụ lục 2: Kế hoạch giáo dục theo chủ đề.
- Phụ lục 3: Kế hoạch giáo dục tuần.
- Phụ lục 4:
1. Đánh giá sự phát triển của trẻ Nhà trẻ
- Bảng đánh giá theo giai đoạn: Sử dụng cả nhóm trẻ theo từng độ tuổi (Biểu 1)
- Phiếu đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ (Biểu 2).
2. Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
- Bảng đánh giá sự phát triển của trẻ cuối chủ đề (Biểu 3)
Mỗi lớp sử dụng 1 bảng cho một chủ đề/tháng
- Phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi (dùng cho cá nhân trẻ) (Biểu 4).
D. QUI ĐỊNH THỜI GIAN BÁO CÁO
- Kỳ báo cáo đầu năm học:
Trước ngày 02/10/2017.
- Kỳ báo cáo học kỳ 1:
Trước ngày 07/01/2018
- Kỳ báo cáo tổng kết:
Trước ngày 30/5/2018.
- Báo cáo thống kê ngồi cơng lập: Cùng với các kỳ báo cáo năm học 20172018.
- Báo cáo đột xuất: Thực hiện khi có yêu cầu.
* Lưu ý:
- Mẫu báo cáo sẽ có hướng dẫn sau.
- Lấy số liệu thống nhất đúng như số liệu của Phòng GD&ĐT báo cáo về
Phòng Kế hoạch - Tài chính (báo cáo Emis).
- Gửi báo cáo và thống kê qua 2 hệ thống thông tin:
+ Theo đường cơng văn;
+ Theo Email của Phịng GDMN ().
Trên đây là một số hướng dẫn chung về việc thực hiện kế hoạch thời gian

năm học 2017- 2018 và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Trong quá
trình thực hiện có gì khó khăn, các Phịng Giáo dục và Đào tạo báo cáo kịp thời về
Sở (Phòng Giáo dục Mầm non) để tiếp tục chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như trên (qua email);
- GĐ, PGĐ phụ trách;
- Lưu: VT, P.GDMN, H(05).

GIÁM ĐỐC



×