Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoạt động bảo quản hiện vật trong phần trưng bày ngoài trời tại bảo tàng lịch sử quân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.81 KB, 95 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 9
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 11
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT
NAM VÀ NỘI DUNG PHẦN TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI TẠI BẢO
TÀNG .............................................................................................................. 12
1.1 Khái niệm “bảo tàng”, “hiện vật bảo tàng” và “hiện vật trưng bày của
bảo tàng” ......................................................................................................... 12
1.1.1 Khái niệm “bảo tàng” ..................................................................... 12
1.1.2 Khái niệm “hiện vật bảo tàng” ...................................................... 15
1.1.3 Khái niệm “hiện vật trưng bày bảo tàng” ...................................... 16
1.2 Giới thiệu chung về các khâu công tác của bảo tàng và hoạt động trong
công tác bảo quản hiện vật bảo tàng ............................................................... 17
1.2.1 Các khâu công tác của bảo tàng .................................................... 17
1.2.1.1 Công tác nghiên cứu khoa học ................................................ 17
1.2.1.2 Công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng ........................................ 17
1.2.1.3 Công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng ........................................ 18
1.2.1.4 Công tác tổ chức kho – bảo quản hiện vật bảo tàng ............... 18
1.2.1.5 Công tác trưng bày hiện vật bảo tàng ..................................... 19
1




1.2.1.6 Công tác giáo dục của bảo tàng............................................... 20
1.2.2 Các hoạt động của công tác bảo quản hiện vật bảo tàng ............... 20
1.2.2.1 Tổ chức kho bảo quản ............................................................. 21
1.2.2.2 Bảo quản phòng ngừa.............................................................. 21
1.2.2.3 Bảo quản trị liệu ...................................................................... 21
1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ bảo quản................................ 23
1.3 Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam .............................. 24
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 24
1.3.2 Đặc trưng, chức năng và cơ cấu tổ chức ........................................ 26
1.3.2.1 Đặc trưng ................................................................................. 26
1.3.2.2 Chức năng............................................................................... 26
1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................... 29
1.3.3 Nội dung trưng bày của bảo tàng ................................................... 29
1.3.3.1 Nội dung trưng bày trong phịng ............................................. 29
1.3.3.2 Nội dung trưng bày ngồi trời ................................................. 33
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HIỆN VẬT TRONG PHẦN
TRƯNG BÀY NGỒI TRỜI ........................................................................ 39
2.1 Đặc điểm, tính chất và tác nhân gây hại cho hiện vật trưng bày ngoài
trời tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ................................................... 39
2.1.1 Đặc điểm của hiện vật .................................................................... 39
2.1.2 Tính chất của chất liệu làm nên hiện vật........................................ 40
2.1.2.1 Kim loại đen ........................................................................... 40
2.1.2.2 Kim loại màu.......................................................................... 43
2.1.2.3 Đá vôi ..................................................................................... 49
2.1.2.4 Cao su .................................................................................... 50
2.1.2.5 Nhựa Acrylic .......................................................................... 50
2.1.3 Các tác nhân gây hại đến hiện vật ................................................ 50
2



2.1.3.1 Mơi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khí ô nhiễm) ........... 50
2.1.3.2 Sinh vật phá hoại ................................................................... 54
2.1.3.3 Nhân tố con người ................................................................. 55
2.1.3.4 Thiên tai, thảm họa ............................................................... 55
2.2 Q trình bảo quản hiện vật ngồi trời ................................................ 57
2.2.1 Cán bộ bảo quản .......................................................................... 57
2.2.2 Bảo quản phòng ngừa .................................................................. 58
2.2.3 Bảo quản trị liệu ........................................................................... 60
2.2.3.1 Hiện trạng .............................................................................. 60
2.2.3.2 Cơ chế thực hiện dự án bảo quản trị liệu hiện vật bảo tàng .. 63
2.2.3.3 Quá trình bảo quản trị liệu .................................................... 64
2.2.3.4 Một số văn bản quan trọng trong dự án bảo quản hiện vật .. 76
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO QUẢN HIỆN VẬT
TRONG PHẦN TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI CỦA BẢO TÀNG LỊCH SỬ
QUÂN SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 77
3.1 Kết quả quá trình bảo quản hiện vật trong phần trưng bày ngoài trời
của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ........................................................ 77
3.1.1 Những ưu điểm ............................................................................ 77
3.1.1.1 Về tổ chức quản lý và hành chính ......................................... 77
3.1.1.2 Về trang thiết bị và phương tiện trưng bày ........................... 77
3.1.1.3 Về trang thiết bị và phương tiện bảo quản ............................ 78
3.1.1.4 Về cán bộ bảo quản ............................................................... 78
3.1.2 Những hạn chế ............................................................................. 79
3.1.2.1 Về trang thiết bị bảo quản ..................................................... 79
3.1.2.2 Về biện pháp bảo quản .......................................................... 79
3.1.2.3 Về vấn đề tài chính ............................................................... 80
3



3.1.2.4 Về đội ngũ cán bộ bảo quản .................................................. 80
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo quản hiện vật trong
phần trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. ............. 81
3.2.1 Tổ chức một số dịch vụ và hoạt động để tăng thêm nguồn thu
nhập cho bảo tàng ............................................................................................ 81
3.2.1.1 Mở dịch vụ chụp ảnh với hiện vật trưng bày ngoài trời ........ 81
3.2.1.2 Đặt mua và bày bán đồ lưu niệm thể khối liên quan đến
hiện vật bảo tàng ............................................................................................. 82
3.2.1.3 Tổ chức các trò chơi cho thiếu nhi để thu hút khách
tham quan ......................................................................................................... 82
3.2.1.4 Mở các lớp dạy thực hành bảo quản theo chất liệu ............. 83
3.2.2 Nghiên cứu để tìm thêm các biện pháp bảo quản phịng ngừa
thích hợp .......................................................................................................... 84
3.2.2.1 Theo dõi sát sao sự biến động của tình hình thời tiết để tiến hành
biện pháp bảo quản phòng ngừa phù hợp ....................................................... 84
3.2.2.2 May “áo” cho hiện vật trưng bày ngoài trời ......................... 84
3.2.2.3 Sử dụng thiết bị giúp hiện vật khô nhanh sau khi vệ sinh
bằng nước ........................................................................................................ 86
3.2.2.4 Sử dụng thiết bị hút bụi cầm tay ........................................... 87
3.2.2.5 Tăng cường biện pháp giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ hiện vật
3.2.2.6 Tuyển thêm đội ngũ tình nguyện viên phụ giúp cán bộ bảo tàng
tiến hành các biện pháp bảo quản phòng ngừa ............................................... 88
3.2.2.7 Giảm số lượng hiện vật trưng bày ngoài trời ........................ 89
3.2.3 Tư liệu hóa chi tiết q trình bảo quản hiện vật bảo tàng ............ 90
3.2.4 Tuyển dụng và đào tạo cán bộ chuyên ngành .............................. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
PHỤ LỤC ẢNH .............................................................................................. 98
4



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến …..đã nhiệt tình hướng dẫn em
làm bài nghiên cứu. Cảm ơn các cô chú cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam, đặc biệt là cô …., các cơ chú cán bộ Phịng Kiểm kê – Bảo quản và
Phòng Trưng bày – Tuyên truyền đã cung cấp nhiều kiến thức, tư liệu và tạo
điều kiện để em được trực tiếp tham gia một số hoạt động bảo quản và quan sát
cán bộ bảo tàng làm việc, từ đó có thể hiểu rõ hơn về cơng tác bảo quản hiện vật
trưng bày ngoài trời.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết và khảo sát tình hình thực
tế của vấn đề nghiên cứu, em đã thấy được vai trị của cơng tác bảo quản hiện
vật trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quân sự, thấy được kết quả quá
trình bảo quản cùng những ưu điểm và hạn chế, từ đó có những ý kiến đề xuất
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác này. Bài nghiên cứu của em vẫn còn
một vài thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo để em có
thể hồn thiện hơn bài khóa luận của mình. Em xin trân trọng cám ơn!

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, di sản văn hóa ln có vị trí đặc biệt
vì nó chứa đựng những giá trị đại diện cho cả một dân tộc, giúp cho chúng ta
hiểu được về lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta, về những truyền
thống văn hóa quý báu đáng tự hào cùng nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng
không chỉ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay khéo léo của con người
mà còn tạo nên những chiến công lừng lẫy trong nghệ thuật dùng binh... Chính
vì vậy, những di sản văn hóa này cần được lưu giữ và bảo quản trong điều kiện

thuận lợi nhất để truyền lại cho muôn đời sau, để họ có thể hiểu về lịch sử, về
quá khứ, từ đó vun đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, kế
thừa những truyền thống tốt đẹp, sống có lý tưởng, có ý nghĩa vì một tương lai
tươi sáng hơn.
Bảo quản di sản văn hóa, những hiện vật mang giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học là nhiệm vụ khó khăn đối với bảo tàng_một thiết chế văn hóa phi lợi
nhuận có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản
văn hóa đến với công chúng. Bởi lẽ các di sản này vô cùng phong phú về loại
hình và chất liệu, vì thế chúng có cấu tạo và những tính chất vật lý, hóa học khác
nhau. Các chất liệu này lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động như
những yếu tố tự nhiên và cả những sự tác động của con người, vì vậy chúng
thường được bảo quản trong một môi trường đặc biệt với nhiều trang thiết bị
hiện đại để có thể tránh được sự hư hại về mặt vật lý cũng như hóa học. Mơi
trường ấy có thể là kho cơ sở của bảo tàng, cũng có thể chính là phịng trưng bày
nơi khách tham quan có thể dùng tri giác của mình cảm nhận về hiện vật. Tuy
nhiên, có những hiện vật được trưng bày thường xuyên ở ngoài trời, nơi chịu ảnh
hưởng của rất nhiều tác động mà con người khó kiểm sốt hết được.

6


Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong số ít những bảo tàng có
phần trưng bày ngồi trời. Bảo quản hiện vật trong kho cơ sở và phần trưng bày
trong phịng vốn đã là một cơng việc khó, vậy những hiện vật trưng bày thường
xun ở ngồi trời này được các cán bộ bảo tàng bảo quản như thế nào? Làm sao
để có thể ngăn ngừa được tối đa các tác động đến với hiện vật, giúp cho hiện vật
có thể tồn tại được lâu bền nhất? Đây chính là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp
và bức thiết của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói riêng, của các bảo tàng
quân đội nói chung. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Hoạt động bảo quản
hiện vật trong phần trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt

Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhắc đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng như “Tìm hiểu công tác
nghiên cứu khai thác sử dụng hiện vật bảo tàng ở kho Bảo tàng Quân đội” của
sinh viên Phạm Minh Trâm, “Công tác hướng dẫn khách tham quan của Viện
Bảo tàng Quân đội sau những năm đổi mới 1986 – 2001” của sinh viên Trịnh Thị
Hồng Tuyết, “Tìm hiểu công tác nghiên cứu khoa học ở Bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam” của sinh viên Đặng Thị Thu, “Công tác Marketing – Tiếp thị ở
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Hồng Tâm,
“Công tác trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam” của sinh
viên Nguyễn Thanh Hằng cùng nhiều khóa luận của những sinh viên khác.
Qua việc giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cùng các khâu
công tác của bảo tàng, các cuốn khóa luận này đã góp phần cụ thể hóa, thực tế
hóa chun ngành bảo tàng để các thầy cơ và các bạn sinh viên hiểu rõ hơn, biết
được tình hình phát triển của bảo tàng hiện nay như thế nào, từ đó tích cực
nghiên cứu, học hỏi, tìm tịi, sáng tạo để ngành Bảo tàng Việt Nam phát triển.
Đặc biệt về khâu công tác bảo quản, ngay từ năm 2005, Th.s Lê Hồng Vân, trước
7


kia là cán bộ chuyên về bảo quản trị liệu của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
đã có cơng trình nghiên cứu “Bảo quản hiện vật chất liệu sắt trưng bày tại các
bảo tàng quân đội”, từ thực trạng bảo quản của các bảo tàng này, cô đã đề xuất
giải pháp “mạ kẽm” để bảo quản trị liệu cho hiện vật được tốt hơn, lâu bền hơn
với thời tiết khí hậu Việt Nam.
Ngồi ra cịn một cuốn khóa luận tìm hiểu về “Cơng tác bảo quản hiện vật
kim loại ở kho cơ sở của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam” của sinh viên
Nguyễn Thị Tú. Công trình này đã giúp cho em cũng như nhiều bạn sinh viên
biết được tình hình hiện vật bảo tàng cũng như công tác bảo quản hiện vật chất

liệu kim loại ở kho tiến hành như thế nào, đồng thời đưa ra ý kiến đề xuất để góp
phần nâng cao hiệu quả tổ chức kho bảo quản hiện vật kim loại hơn nữa. Tuy
nhiên, chưa có một cuốn sách hay tài liệu khoa học nào viết về công tác bảo
quản hiện vật trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Qn sự Việt Nam.
Chính vì vậy, đây cũng chính là một trong những lý do khiến em muốn tìm hiểu
về đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu q trình bảo quản hiện vật trong phần trưng bày ngoài trời tại
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, từ đó đề xuất các ý kiến nhằm giải quyết
những vấn đề cấp thiết liên quan và nâng cao hiệu quả của cơng tác bảo quản
hiện vật trưng bày ngồi trời của bảo tàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chủ yếu giới thiệu về hiện vật trưng
bày ngồi trời của bảo tàng, trong đó đối tượng chính là những hiện vật chất liệu
kim loại do chịu nhiều tác động của môi trường nhất cùng những biện pháp bảo
quản hiện vật.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tồn bộ q trình bảo quản hệ thống
hiện vật trưng bày ngồi trời, đặc biệt là cơng tác bảo quản trị liệu từ khi bảo
8


tàng thành lập (tháng 12/1959) đến nay, trong đó chủ yếu là từ năm 1974 đến
đầu tháng 12/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là quan sát, thống kê, phân loại hệ thống hiện
vật trưng bày ngoài trời của bảo tàng.
- Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với phân tích, tổng
hợp số liệu, tài liệu nhằm kế thừa những tri thức đã có về bảo quản hiện vật và
giải quyết vấn đề của khóa luận.
6. Đóng góp của khóa luận.

Khóa luận này đóng góp một số giải pháp bảo quản phòng ngừa cho hệ
thống hiện vật trưng bày ngoài trời, nâng cao kết quả hoạt động bảo quản hiện
vật và đề xuất một số hoạt động dịch vụ nhằm tăng cường sự trải nghiệm của
khách tham quan về hoạt động bảo quản hiện vật tại bảo tàng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận được bố cục
gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và hệ thống
hiện vật trưng bày ngồi trời
- Chương 2: Q trình bảo quản hiện vật trong phần trưng bày ngoài trời
của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
- Chương 3: Kết quả quá trình bảo quản và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo quản hiện vật trưng bày ngoài trời
của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

9


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM VÀ
NỘI DUNG PHẦN TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI TẠI BẢO TÀNG
1.1 Khái niệm “bảo tàng”, “hiện vật bảo tàng”, và “hiện vật trưng bày của
bảo tàng”
1.1.1 Khái niệm “bảo tàng”
Bảo tàng có lịch sử từ lâu đời nhưng khi ấy bảo tàng mới chỉ tồn tại dưới
hình thức sơ khai. Đó là những căn phịng, những ngơi nhà cất giữ báu vật của
loài người mà chủ yếu là tầng lớp thống trị với mục đích phơ trương thanh thế và
biểu thị uy quyền.
Thuật ngữ “bảo tàng” lần đầu tiên được sử dụng với nghĩa hiện đại là ở
nước Anh khi bảo tàng Asmolean được khánh thành mở cửa phục vụ công

chúng: “Bảo tàng là một cơ quan thu thập tư liệu hóa, giữ gìn, trưng bày, giới
thiệu những bằng chứng vật chất và những thơng tin liên quan vì lợi ích của cơng
chúng”.1
Từ đó đến nay, trên thế giới, bảo tàng không ngừng phát triển về mặt số
lượng, chất lượng với những loại và loại hình phong phú, đa dạng khác nhau.
Các nhà khoa học cũng bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực bảo tàng và có những
khái niệm riêng về bảo tàng ở mỗi quốc gia.
Trước hết là ở Pháp, giới học giả bảo tàng khẳng định: “Bảo tàng là cơ
quan khơng thay đổi được xây dựng vì quyền lợi của xã hội để gìn giữ, quản lý
và tổ chức hội thảo khoa học, tuyên truyền và phát triển khơng ngừng những
nhân tố q báu của văn hóa”.2
Với cách tiếp cận mới về Bảo tàng học, các nhà bảo tàng học của Cộng
hòa Liên bang Nga đã đưa ra khái niệm như sau: “Bảo tàng là thiết chế đa chức
Timothy Ambrose và Crípin Paine, Cơ sở bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam) dịch và xuất bản (2000), tr30.
2
TaTiaNa.S.N (1972), Những vấn đề cơ bản của bảo tàng học, Nxb Sophia, tr 36 (tài liệu dịch)
1

10


năng được hình thành một cách lịch sử của ký ức xã hội, nhờ đó thực hiện được
nhu cầu xã hội về tuyển chọn, bảo quản và miêu tả nhóm đặc biệt các đối tượng
văn hóa và tự nhiên, được xã hội công nhận là một giá trị được kế truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác”3.
Hội Bảo tàng của Mỹ nêu khái niệm về bảo tàng một cách chi tiết hơn:
“Bảo tàng là một thiết chế (cơ quan) được thành lập hoạt động lâu dài và khơng
có lợi nhuận, khơng chỉ nhằm mục đích thực hiện các trưng bày đương đại, được
miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa đón cơng chúng và hoạt động

theo hướng quan tâm của cơng chúng. Có mục đích bảo quản và bảo tồn, nghiên
cứu, giới thiệu, tập hợp và trưng bày có hướng dẫn phục vụ nhu cầu thưởng thức
của người xem. Những hiện vật trưng bày phải có giá trị văn hóa giáo dục, bao
gồm những tác phẩm nghệ thuật, những cơng trình khoa học (cả những hiện vật
sống, hiện vật vô tri, vô giác), những hiện vật lịch sử và hiện vật khoa học ứng
dụng (tư liệu lịch sử và kỹ thuật). Do vậy các bảo tàng còn bao gồm cả các vườn
thực vật, các vườn thú, những khu thủy sinh, những đài thiên văn, cung điện, di
tích lịch sử và di chỉ đáp ứng được những yêu cầu nêu ra ở trên” 4.
Sự phát triển không ngừng của các bảo tàng và đội ngũ cán bộ bảo tàng
trên thế giới đã dẫn đến nhu cầu ra đời của một tổ chức lãnh đạo chung cho toàn
thế giới về lĩnh vực bảo tàng. Năm 1946, Hội đồng Bảo tàng Quốc tế
(Internaltional Council of Museum – ICOM) được thành lập. Đây là tổ chức phi
chính phủ của những người làm cơng tác bảo tàng trên tồn thế giới, với mục
tiêu cao cả là thúc đẩy sự phát triển khoa học bảo tàng và những vấn đề liên quan
đến công tác quản lý và hoạt động bảo tàng; tạo điều kiện cho các bảo tàng và
những người làm công tác bảo tàng trên thế giới trao đổi và hợp tác nghề nghiệp;
Kaulen.M.E (chủ biên) (2006), Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga, Cục Di sản văn hóa xuất bản, tr229 (tài liệu
dịch).
4
Timothy Ambrose và Crípin Paine, Cơ sở bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam) dịch và xuất bản (2000), tr32.
3

11


phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tàng; đào tạo cán
bộ; bảo tồn di sản văn hố và đấu tranh chống bn bán trái phép tài sản văn
hoá… ICOM cũng là cơ quan tư vấn của UNESCO và giúp đỡ thực hiện các
chương trình về bảo tàng của tổ chức này. Khái niệm “bảo tàng” của ICOM được

thông qua vào tháng 10/2004 như sau: “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận,
hoạt động thường xun, mở cửa đón cơng chúng đến xem, phục vụ cho xã hội
và sự phát triển của xã hội. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu thông tin và
trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và mơi trường của
con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”5. Đây là một khái
niệm chuẩn về “bảo tàng” của ICOM. Khái niệm này phản ánh được đối tượng
của bảo tàng bao gồm cả di sản vật thể và di sản phi vật thể về con người và môi
trường, bổ sung mới về chức năng cho bảo tàng. Đó là phục vụ công chúng, phục
vụ xã hội và sự phát triển của xã hội, khơng lấy lợi nhuận làm mục đích, bảo
tàng phải thực hiện chức năng nghiên cứu giáo dục và thưởng thức của công
chúng.
Ở Việt Nam nhiều năm trước đây chủ yếu vận dụng khái niệm “bảo tàng”
và “bảo tàng học” của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu vào thực tiễn sự
nghiệp bảo tàng, nhưng đến nay, khái niệm về bảo tàng ở nước ta lần đầu tiên
được khẳng định và ghi trong Luật Di sản văn hóa như sau: “Bảo tàng là thiết
chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu
di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường
sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và
hưởng thụ văn hóa của cơng chúng”6
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về “bảo tàng” nhưng chúng đều có
một số điểm chung. Đó là bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc thù, một cơ quan
Hội đồng Bảo tàng Quốc tế, Lịch sử và quy tắc đạo đức bảo tàng, Cục Di sản Văn hóa dịch và xuất bản (2005),
tr113.
6
Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia.
5

12



văn hóa, khoa học và giáo dục. Đối tượng nghiên cứu, giới thiệu của bảo tàng là
những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng mơi trường tồn tại xung quanh
con người. Các hoạt động của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, thu thập, bảo
quản, giữ gìn và trưng bày giới thiệu các sưu tập hiện vật về lịch sử tự nhiên, xã
hội và thông tin của sưu tập cho công chúng.7
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển đang diễn ra sự phát triển
mạnh mẽ của tri thức khoa học, bảo tàng ngày càng khẳng định được vị thế của
mình trong sự phát triển của xã hội. Bảo tàng phải là một thiết chế phi lợi nhuận,
bao giờ cũng phục vụ lợi ích của cơng chúng là chính. Ngồi ra, bảo tàng vẫn
cung cấp các loại dịch vụ mà người tiêu dùng có nhu cầu sẽ mua bằng tiền.
1.1.2 Khái niệm “hiện vật bảo tàng”
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bảo tàng tồn tại như một thiết chế văn
hóa, khoa học và giáo dục quan trọng. Bởi vậy các chuyên gia, các nhà bảo tàng
học đã khơng ngừng nghiên cứu nhằm hồn thiện các khái niệm cơ bản về lĩnh
vực “bảo tàng học” và củng cố vị trí của “bảo tàng học” trong hệ thống các khoa
học nhân văn hiện đại.
Ngay từ thế kỷ XVII, những “hiện vật bảo tàng” đã sớm được quan tâm.
Trong cuốn “Bảo tàng học miêu tả”, ông Maior có viết: “Hiện vật bảo tàng phải
là hiện vật nằm trong các bảo tàng và nó được gìn giữ lâu dài như những hiện vật
chân chính có thật lấy từ cuộc sống hiện tại của nó, hiện vật bảo tàng phải là
những hiện vật mang tính q hiếm”8.
Sau đó hai giáo sư V. Levukin (người Đức) và K.G.Kherbơst (người Liên
Xô cũ) đã viết: “Hiện vật bảo tàng là hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra
từ thế giới đồ vật trong hiện thực khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập
bảo tàng để tổ chức việc bảo quản và sử dụng thuận tiện, lâu dài. Hiện vật bảo
7
8

PGS.TS.Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (2010), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr12.


13


tàng là vật mang thông tin xã hội hoặc thông tin khoa học, là nguồn sử liệu quan
trọng cung cấp những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội và về con người cho
những ai tiếp cận với nó. Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng một giá trị lịch
sử văn hóa nhất định, vì thế, nó là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc.
Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia bảo tàng học
đưa ra khái niệm về “hiện vật bảo tàng”, trong đó có một số chuyên gia về bảo
tàng học của Việt Nam. Trước hết là tập thể giảng viên khoa Bảo tàng (nay là
khoa Di sản Văn hóa), trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã định nghĩa “hiện vật
bảo tàng” như sau: “Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho
nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung
quanh ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó
trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng
được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”9.
Trong cuốn “Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng” của nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005, Khi nghiên cứu sâu về hiện vật bảo tàng,
tác giả TS. Nguyễn Thị Huệ cũng đưa ra khái niệm về “hiện vật bảo tàng” như
sau: “Hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của hiện
vật bảo tàng, có hồ sơ khoa học – pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung và
loại hình của bảo tàng, chúng được gìn giữ và bảo quản lâu dài để phục vụ cho
những hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng”10.
1.1.3 Khái niệm “hiện vật trưng bày của bảo tàng”
Trước khi nói về “hiện vật trưng bày của bảo tàng, ta phải hiểu rõ khái
niệm “trưng bày bảo tàng”. Trước hết, “trưng bày” là hoạt động sáng tạo để giới
thiệu hiện vật nhằm mục đích trao đổi một thơng điệp, một ý tưởng cho người
9


PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (1990), Cơ sở Bảo tàng học tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr81.
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

10

14


xem và cảm xúc. Tuy nhiên, trưng bày trong lĩnh vực bảo tàng không đơn giản
như trưng bày hiện vật thông thường. Trưng bày trong lĩnh vực bảo tàng là một
khâu công tác rất quan trọng, là khâu tiếp theo sau công tác bảo quản hiện vật
bảo tàng, là ngôn ngữ đặc trưng, là phương thức chủ yếu để bảo tàng thực hiện
cơng năng xã hội của mình. “Trưng bày bảo tàng” là sự giới thiệu hiện vật bảo
tàng có mục đích mà hiện vật đó tương ứng với loại hình bảo tàng, được lựa
chọn và giải thích trong sự tương ứng với chủ đề đã đưa ra trên cơ sở khoa học
nhất định nhằm giúp người xem cảm nhận và tự rút ra nhận thức khoa học. Công
tác này vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Vậy “hiện vật trưng
bày của bảo tàng” có gì khác với “hiện vật bảo tàng”?
Trong cuốn “Cơ sở Bảo tàng học” có viết: “Hiện vật trưng bày của bảo
tàng là sự tổng hợp toàn bộ các loại hiện vật được sử dụng trong phần trưng bày
của bảo tàng để chứng minh và giải thích cho đề tài trưng bày”.11 Hiện vật trưng
bày của bảo tàng được chia làm hai loại: hiện vật bảo tàng và hiện vật do bảo
tàng làm ra. Nhóm hiện vật do bảo tàng làm ra khơng phải hiện vật gốc mà chỉ
có tác dụng hỗ trợ cho việc nhận thức hiện vật gốc và sưu tập hiện vật gốc có giá
trị bảo tàng. Nhóm hiện vật bảo tàng giữ vai trò chủ đạo trong trưng bày của bảo
tàng. Nhóm hiện vật do bảo tàng làm ra chỉ có vai trị trung gian hỗ trợ cho nhóm
hiện vật bảo tàng trên hệ thống trưng bày.
Việc phân chia hiện vật trưng bày của bảo tàng thành hai nhóm trên nhằm
mục đích phân biệt rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn về vai trị, chức năng của từng

nhóm hiện vật tham gia vào trưng bày, đồng thời phân biệt rõ ràng tính vật thật
của hiện vật gốc với tính trực quan của nhóm hiện vật do bảo tàng làm ra phục
vụ cho trưng bày trong bảo tàng.

11

PGS.TS Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (1990), Cơ sở Bảo tàng học tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr181.

15


1.2 Giới thiệu chung về các khâu công tác của bảo tàng và hoạt động trong
công tác bảo quản hiện vật bảo tàng
1.2.1 Các khâu công tác của bảo tàng
Để thực hiện được những chức năng xã hội của mình như nghiên cứu khoa
học, giáo dục – tuyên truyền, bảo quản di sản văn hóa, chức năng thơng tin, giải
trí và thưởng thức, tài liệu hóa khoa học, hoạt động của bảo tàng phải có 6 khâu
cơng tác nghiệp vụ sau đây: công tác nghiên cứu khoa học, công tác sưu tầm
hiện vật bảo tàng, công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng, công tác tổ chức kho - bảo
quản hiện vật bảo tàng, công tác trưng bày hiện vật bảo tàng và công tác giáo
dục của bảo tàng.
1.2.1.1 Công tác nghiên cứu khoa học
Trong các bảo tàng, công tác nghiên cứu khoa học là hoạt động nghiệp vụ
quan trọng, đồng thời cũng là nhiệm vụ có tính chất xun suốt toàn bộ hoạt
động của bảo tàng. Mọi hoạt động này đều phải dựa trên cơ sở hiện vật gốc, hiện
vật bảo tàng. Công tác nghiên cứu khoa học trong bảo tàng là nghiên cứu bộ môn
khoa học tương ứng phù hợp với loại hình, nội dung và đối tượng trưng bày của
bảo tàng. Công tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng thực chất là nghiên cứu
sưu tập hiện vật bảo tàng và những di sản văn hóa. Trong quá trình hoạt động
nghiên cứu, bảo tàng khám phá ra những thông tin, tư liệu mới, xác định các

phương pháp sử dụng chúng để phục vụ cho các chức năng xã hội của bảo tàng.
Công tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng còn hướng tới nghiên cứu Bảo tàng
học – với tư cách là một bộ môn khoa học xã hội để đóng góp những vấn đề lý
luận cho bảo tàng.
1.2.1.2 Công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng
Công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng là khâu hoạt động mở đầu quan trọng
tạo tiền đề vật chất cho tồn bộ hoạt động của bảo tàng. Cơng tác sưu tầm hiện
vật bảo tàng là hoạt động sưu tầm thu thập những hiện vật gốc có giá trị lịch sử 16


văn hóa – khoa học, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng và lập hồ sơ cho
những hiện vật đó. Sau khi lập hồ sơ này, mỗi hiện vật hay sưu tập hiện vật phải
qua hội đồng thẩm định xét duyệt của bảo tàng mới được nhập kho và chính thức
trở thành hiện vật bảo tàng. Trong bảo tàng, nếu khơng có hiện vật gốc, sưu tập
hiện vật gốc mang giá trị lịch sử - văn hóa – khoa học thì khơng có hoạt động
bảo tàng.
1.2.1.3 Cơng tác kiểm kê hiện vật bảo tàng
Kiểm kê hiện vật bảo tàng là khâu công tác tiếp theo sau công tác sưu tầm
hiện vật bảo tàng. Khâu công tác này khơng chỉ thống kê về số lượng mà cịn
kiểm tra cả chất lượng hiện vật bảo tàng qua từng năm hay trong q trình di
chuyển hiện vật. Cơng tác kiểm kê hiện vật bảo tàng là quá trình nghiên cứu, xác
lập thủ tục pháp lý, làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa, giá trị và tình trạng bảo quản
của hiện vật nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo quản, khai thác và sử dụng hiện
vật. Khâu công tác này giúp cho việc trưng bày chuyên đề và hướng dẫn khách
tham quan đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.1.4 Công tác tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng (gọi tắt là
công tác bảo quản hiện vật bảo tàng)
Công tác bảo quản hiện vật bảo tàng là khâu công tác tiếp theo của công
tác kiểm kê hiện vật bảo tàng. Nó giúp cho việc lưu trữ và giữ gìn các di sản văn
hóa được lâu bền nhất. Trước khi đến với khái niệm “Bảo quản hiện vật bảo

tàng”, trước hết ta cần phải hiểu rõ khái niệm “Bảo quản hiện vật”. Bảo quản
hiện vật là một ngành của khoa học tự nhiên, nghiên cứu quy luật biến đổi về
chất và lượng của những di sản văn hóa nhân loại, nhằm chống lại sự phá hoại
của tự nhiên đối với hiện vật; ứng dụng phương pháp khoa học kỹ thuật để duy
trì chất và lượng của hiện vật; chống lại sự biến đổi về chất dưới mọi hình thức;
ngăn chặn và làm chậm quá trình biến đổi chất; khống chế và hạ thấp mức độ

17


biến đổi chất; tiến hành phòng ngừa và tu sửa một cách tổng hợp những hư hỏng
và biến dạng của hiện vật.
Dưới góc độ Bảo tàng học, việc “bảo quản hiện vật bảo tàng” cũng gần
giống như bảo quản hiện vật trong ngành khoa học tự nhiên. Đó là việc tác động
lên hiện vật bị hư hại, bị hỏng với mục đích kéo dài tuổi thọ của hiện vật, làm
cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về hiện vật trở nên dễ dàng mà vẫn tơn trọng sự
tồn vẹn của hiện vật. Tuy nhiên, hiện vật bảo tàng lại lưu giữ những giá trị lịch
sử, văn hóa riêng biệt cần bảo tồn và phát huy tạo nên đặc trưng riêng và cũng là
khó khăn cho hoạt động bảo quản hiện vật bảo tàng so với hoạt động bảo quản
một hiện vật thơng thường của ngành khoa học tự nhiên. Đó là sự chấp nhận và
lưu giữ những dấu ấn quá khứ của hiện vật, yếu tố xứng đáng được giữ gìn trên
hiện vật, không được tùy ý thay đổi diện mạo hay chất liệu của hiện vật. Những
vấn đề và hoạt động của cơng tác này sẽ được trình bày cụ thể ở những phần sau.
1.2.1.5 Công tác trưng bày của bảo tàng
Khái niệm về khâu công tác này đã được đề cập đến trong phần “Khái
niệm hiện vật trưng bày của bảo tàng” ở trên. Có 3 loại trưng bày, đó là trưng
bày cố định, trưng bày lưu động và trưng bày chuyên đề. Trưng bày cố định là hệ
thống trưng bày của bảo tàng, nội dung phần trưng bày này chính là nội dung của
bảo tàng, tại chính trụ sở của bảo tàng, thể hiện bộ mặt của bảo tàng đó. Trưng
bày lưu động là trưng bày giới thiệu hiện vật bảo tàng với nội dung phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục,
tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở ngồi trụ sở của bảo tàng.
Trưng bày chuyên đề là những cuộc trưng bày tại bảo tàng, trên cơ sở những sưu
tập hiện vật của bảo tàng mà thường phần trưng bày cố định không truyền tải hết
hoặc những tài liệu mới do kết quả của những đợt sưu tầm khai quật. Những đợt
trưng bày này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Trong bảo tàng, cơng tác
trưng bày có một vị trí rất quan trọng nhằm thực hiện sự giao tiếp của bảo tàng
18


với xã hội, là cầu nối giữa hiện vật bảo tàng với công chúng, là nơi để công
chúng cảm nhận, thưởng thức các giá trị văn hóa của bảo tàng.
1.2.1.6 Công tác giáo dục của bảo tàng
Công tác giáo dục của bảo tàng là khâu tiếp theo sau công tác trưng bày
hiện vật bảo tàng. Công tác giáo dục của bảo tàng là hoạt động lấy tài liệu hiện
vật gốc làm phương tiện chuyển giao có mục đích những thơng tin, tri thức khoa
học, đạo đức và thẩm mỹ cho công chúng. Không giống với các cơ quan tuyên
truyền giáo dục khác như nhà văn hóa, thư viện, phát thanh, truyền hình,... bảo
tàng thực hiện cơng tác giáo dục, tun truyền bằng phương pháp trực quan sinh
động thông qua trưng bày các hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc và các chương
trình giáo dục. Để thực hiện cơng tác này, bảo tàng tổ chức hướng dẫn tham
quan, in ấn, xuất bản phẩm, tuyên truyền quảng bá hình ảnh bảo tàng trên các
phương tiện thông tin đại chúng...
Nhận xét: 6 khâu cơng tác này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau,
tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách rời nhau và tạo thành một thể thống
nhất, hoạt động theo một chu trình hệ thống khoa học của bảo tàng trên cơ sở
hiện vật gốc. Kết quả hoạt động của khâu công tác nghiệp vụ trước sẽ tạo tiền đề
cho khâu nghiệp vụ sau hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy trong hoạt động của
mỗi bảo tàng cần hết sức coi trọng tính hệ thống – khoa học của các khâu công
tác nghiệp vụ này, tránh làm tắt, thiếu khoa học của từng khâu nghiệp vụ này.

1.2.2 Các hoạt động của công tác bảo quản hiện vật bảo tàng
Như đã trình bày ở trên, bảo quản hiện vật bảo tàng là tập hợp tất cả các
biện pháp và tác động được thực hiện để bảo vệ các hiện vật bảo tàng mà vẫn
đảm bảo khả năng tiếp cận đến các hiện vật này cho các thế hệ hiện tại và tương
lai. Việc bảo quản này bao gồm các hoạt động tổ chức kho, bảo quản phòng
ngừa, bảo quản trị liệu. Tất cả các tác động này đều phải tôn trọng dấu hiệu và

19


đặc tính vật lý của di sản văn hóa. Thêm vào đó, các hoạt động trên đều phải đi
kèm với hoạt động tư liệu hóa q trình bảo quản.
1.2.2.1 Tổ chức kho bảo quản
Kho bảo tàng là nơi bảo quản hiện vật bảo tàng cùng với tài liệu khoa học
phụ liên quan, thường xuyên được sưu tầm, bổ sung, giữ gìn bằng các phương
pháp khoa học nhằm bảo tồn hiện vật lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác khai thác và sử dụng hiện vật.
Tổ chức kho bảo tàng là việc chấn chỉnh, củng cố, hệ thống hóa những bộ
phận, những cơng việc của kho làm cho kho trở thành một chỉnh thể có chức
năng chung là bảo quản và phát huy tác dụng hiện vật.
1.2.2.2 Bảo quản phòng ngừa
Bảo quản phòng ngừa là tập hợp tất cả các biện pháp và tác động đến hiện
vật với mục đích tránh và giảm thiểu các hư hại hay mất mát trong tương lai.
Cho dù niên đại hay tình trạng của di sản như thế nào thì các biện pháp và tác
động đó được ghi nhận/thực hiện trong bối cảnh và mơi trường của một di sản
hay một nhóm các di sản văn hóa vật thể. Các biện pháp và tác động này là gián
tiếp, không tác động trực tiếp vào chất liệu và cấu trúc di sản. Chúng khơng làm
thay đổi mặt ngồi của di sản.
Phạm vi của bảo quản phịng ngừa là một q trình tiếp cận toàn diện từ
việc ngăn ngừa các yếu tố tự nhiên, con người, các loài sinh vật phá hoại, từ việc

xem xét các bộ sưu tập đến việc cầm nắm, vận chuyển, trưng bày, sửa chữa nhà
bảo tàng, kho bảo quản, phòng trưng bày,...
Bảo quản phòng ngừa là một nhiệm vụ mang tầm chiến lược trong các
mục đích đầu tiên của bảo tàng, địi hỏi phải có kế hoạch cụ thể trước khi thực
hiện vì lợi ích lâu dài của bảo tàng.
1.2.2.3 Bảo quản trị liệu

20


Bảo quản trị liệu (hay còn gọi là bảo quản xử lý) là việc sử dụng các vật
liệu ngoài chất liệu hiện vật gốc, các dung môi, các dụng cụ... tác động vào hiện
vật nhằm mục đích làm ổn định những hư hỏng đã và đang xảy ra để kéo dài tuổi
thọ cho hiện vật, hoặc làm tăng cường cấu trúc của hiện vật.
Công việc bảo quản trị liệu không phải lúc nào cũng mang lại thành cơng
mà ln có những rủi ro thường trực trong quá trình thực hiện. Đó cũng là lý do
trong vài thập kỷ trở lại đây, bảo quản phòng ngừa đã được nghiên cứu và ứng
dụng có hiệu quả ở nhiều bảo tàng trên thế giới. Nói như vậy khơng có nghĩa là
chúng ta khơng áp dụng bảo quản trị liệu cho các hiện vật bảo tàng. Trong nhiều
trường hợp, bảo quản trị liệu vẫn là biện pháp tối ưu.
Phạm vi của bảo quản trị liệu bao gồm các công việc như: làm sạch hiện
vật, diệt côn trùng, làm ngừng và ổn định những hư hỏng đang xảy ra, tu sửa,
phục chế. Phục chế hiện vật là tập hợp các tác động trực tiếp lên hiện vật, đơn lẻ
và tình trạng ổn định với mục đích cải thiện việc đánh giá, hiểu biết về cơng
dụng của hiện vật. Các tác động chỉ được thực hiện khi hiện vật bị mất đi một
phần dấu hiệu hay bị hư hỏng hoặc sự tu sửa trước đó khơng phù hợp. Các biện
pháp và tác động này được thực hiện dựa trên sự tôn trọng chất liệu gốc. Thông
thường, loại tác động này làm thay đổi bề mặt của hiện vật.
Đối tượng của bảo quản trị liệu là những hiện vật đã và đang xảy ra hư hại
mà bảo quản phịng ngừa khơng thể hạn chế được hoặc những hiện vật đã xảy ra

hư hại khi mới đưa về bảo tàng. Đối tượng này bao gồm:
- Những hiện vật có nhược điểm cố hữu, các phương pháp bảo quản phịng
ngừa khơng đủ để giảm tỉ lệ hư hại xuống mức có thể chấp nhận được.
- Những đồ vật đã bị hư hỏng rất dễ vỡ, dễ tiếp tục bị ăn mịn, áp dụng bảo
quản trị liệu thích hợp có thể làm tăng sự ổn định và tính lâu bền của hiện vật
đó. Bảo quản trị liệu có thể làm ổn định những vết nứt, giữ cho chúng không
tiếp tục bị nứt nhiều hơn nữa.
21


- Hiện vật chuẩn bị được đưa ra trưng bày, triển lãm, nghiên cứu,... các nhà
nghiên cứu yêu cầu thì việc bảo quản trị liệu sẽ được thực hiện.
Hiện vật khơng hồn thiện, nhưng do u cầu nghiên cứu, trưng bày cần
phải tu sửa, phục chế toàn phần hay toàn bộ hiện vật. Công việc phục chế thường
được áp dụng nhiều đối với hiện vật khảo cổ học.
1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ bảo quản
Trong Quy định về Tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực
hành bảo quản hiện vật bảo tàng ( Ban hành kèm theo Quyết định số:
47/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 3/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) có ghi:
- Nghiên cứu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn bảo quản, tu sửa, phục chế tài
liệu, hiện vật trình Giám đốc bảo tàng phê duyệt và chịu trách nhiệm trước
các cấp có thẩm quyền về các phương án bảo quản hiện vật bảo tàng. Tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn về thông số mơi trường kho bảo
quản, đảm bảo an tồn cho hiện vật; kiểm tra, giám sát việc vận hành các
thiết bị máy móc kiểm sốt mơi trường đạt các tiêu chuẩn đã đặt ra; kiểm
tra, theo dõi tình trạng tài liệu, hiện vật trong hệ thống kho, hệ thống trưng
bày và thực hiện bảo quản trị liệu khi cần thiết.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật và thực hiện việc khử trùng,

phịng chống mối mọt, cơn trùng, vi sinh vật gây hại... trong hệ thống kho
bảo quản, hệ thống trưng bày và toàn cơ quan;
- Nghiên cứu, xây dựng các quy trình bảo quản tài liệu, hiện vật đảm bảo
nguyên tắc bảo quản hiện vật bảo tàng và các quy định về ứng xử với hiện
vật theo phong tục, tập qn và tín ngưỡng có liên quan.
- Đề xuất ý kiến và giám sát việc thực hiện các vấn đề bảo quản tài liệu,
hiện vật liên quan đến thiết kế bảo tàng, thiết kế trưng bày, vật liệu và thiết
22


bị trưng bày, lưu giữ bảo quản, làm bản sao, bản dập, đóng gói và di
chuyển tài liệu hiện vật.
- Hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các cán bộ, nhân viên khác trong
bảo tàng khi tiếp xúc với hiện vật bảo tàng.
- Ln học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm,
biện pháp kỹ thuật bảo quản với đồng nghiệp trong bảo tàng và trong
ngành.
- Được hưởng các chế độ, chính sách có liên quan đến nghề nghiệp theo quy
định của Nhà nước.
1.3 Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở tại 28A đường Điện Biên Phủ,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Nơi đây lưu giữ, trưng bày những hình ảnh,
hiện vật, tài liệu phản ánh về lịch sử quân sự Việt Nam từ buổi đầu dựng nước
cho đến ngày nay. Trải qua 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành
(17/7/1956 – 17/7/2016), bảo tàng đã làm tốt nhiệm vụ của một thiết chế văn hóa
trong quân đội, một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức cơng tác Đảng,
cơng tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam, một cơ quan đầu ngành
nghiệp vụ của hệ thống bảo tàng toàn quân.
*Hoàn cảnh ra đời của bảo tàng:

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Hiệp
định Giơ-ne-vơ được ký kết (tháng 7/1954), miền Bắc nước ta hồn tồn được
giải phóng, song miền Nam cịn tạm thời do đối phương kiểm soát. Quân đội
nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng, từng bước tiến lên chính quy,
hiện đại để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhằm
phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, phát huy bản chất “bộ

23


đội cụ Hồ” và để tăng cường công tác Đảng, cơng tác chính trị trong qn đội,
cuối năm 1954, Tổng quân ủy đã có chủ trương xây dựng bảo tàng quân đội.
Thực hiện chủ trương của Tổng quân ủy, Tổng cục Chính trị chỉ đạo các
đơn vị tập hợp tài liệu, hiện vật, hình ảnh để xây dựng bảo tàng và nhà truyền
thống. Trên cơ sở những hình ảnh và hiện vật thu thập được, một cuộc triển lãm
lớn được tổ chức tại thủ đô Hà Nội để chào mừng kỷ niệm 10 năm cách mạng
tháng Tám và Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/1955). Đó là triển lãm “hình ảnh
chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Đầu năm 1956,
đề án xây dựng Bảo tàng Quân đội được trình lên Tổng quân ủy. Để thực hiện đề
án này, ngày 1/7/1956, Tổng cục chính trị có quyết định số 14/QĐ thành lập Ban
Xây dựng Bảo tàng Quân đội trực thuộc Cục Tuyên huấn. Ngày này trở thành
Ngày truyền thống của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ngày 12/12/1959,
Bảo tàng vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đến duyệt lần cuối và cho phép khai trương ngày 22/12/1959, nhân kỷ niệm
15 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam (khi mới thành lập là Bảo tàng Quân đội) đến nay đã được 60 năm, trải qua
6 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1956 – 1964): Bảo tàng Quân đội trong những năm đầu xây
dựng.

- Giai đoạn 2 (1965-1975): Viện bảo tàng Quân đội trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
- Giai đoạn 3 (1975 – 1986): Viện bảo tàng Quân đội trong thời kỳ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Giai đoạn 4 (1986 – 1996): Viện Bảo tàng Quân đội những năm đầu đổi
mới đất nước.

24


- Giai đoạn 5 (1996 – 2002): Viện Bảo tàng Qn đội trong thời kỳ đẩy
mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước
- Giai đoạn 6 (2002 – 2016): Bước phát triển mới của Bảo tàng Lịch sử
quân sự Việt Nam.
Năm 2015, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Thủ tướng Chính
phủ tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ Quốc hạng nhất của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tặng Cờ thi đua.
1.3.2 Đặc trưng, chức năng và cơ cấu tổ chức của bảo tàng
1.3.2.1 Đặc trưng
Đặc trưng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là lưu giữ, trưng bày
những hình ảnh, hiện vật, tài liệu phản ánh về các cuộc chiến đấu chống giặc
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay. Đặc
trưng này thể hiện sự khác biệt so với các bảo tàng cùng trưng bày về lĩnh vực
quân sự như Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Pháo binh, Bảo tàng Phịng
Khơng – Không Quân... Bởi Bảo tàng Chiến thắng B52 chỉ trưng bày về một
chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ chứ không trưng bày tất cả mọi
chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Còn ở các bảo tàng chuyên ngành như Bảo
tàng Pháo binh, Bảo tàng Phịng khơng – Khơng quân,... lại chỉ trưng bày riêng
về một binh chủng trong lĩnh vực quân sự.
Một trong những điểm nổi bật của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là

không chỉ trưng bày và giới thiệu về quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân
dân ta mà còn tham gia cơng tác bảo tồn các di tích lịch sử gắn với các cuộc
kháng chiến của dân tộc.
1.3.2.2 Chức năng
Cũng giống như nhiều bảo tàng khác ở Việt Nam và trên thế giới, Bảo
tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có 5 chức năng xã hội, đó là: nghiên cứu khoa

25


×