Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Sưu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 130 trang )


®¹i häc quèc gia hµ néi
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

********


ĐINH NGỌC TRIỂN






SƯU TẬP HIỆN VẬT VĂN HÓA HẠ LONG TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ
VIỆT NAM








LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ














HÀ NỘI, 2005

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn.
1.1. Văn hóa Hạ Long phân bố ở vùng ven biển Đông Bắc nƣớc ta, nơi
phân vùng địa lý thuộc về hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Nền văn hóa
tiền sử nổi tiếng này đƣợc khai sinh từ những năm 30 của thế kỷ XX sau
những cuộc khai quật của J.G. Anderson và M. Colani. Từ đó đến nay, nhiều
địa điểm và di chỉ thuộc văn hóa Hạ Long và tiền Hạ Long vẫn tiếp tục đƣợc
phát hiện và khai quật, đem lại nhiều nhận thức mới về nền văn hóa này.
Thống kê đến cuối năm 2004 cho biết đã có hơn 30 di chỉ cƣ trú và mộ táng
thuộc văn hóa Hạ Long.
Với tƣ cách là đại diện quan trọng cho một cộng đồng cƣ dân tiền sử
chiếm lĩnh vùng hải đảo và ven biển Đông Bắc Việt Nam, văn hóa Hạ Long
mang trong mình những đặc trƣng riêng, thể hiện phƣơng thức sống khai thác
biển. Về đồ gốm, cách pha trộn nguyên liệu khiến xƣơng gốm thƣờng xốp,
nhẹ và có lỗ rỗng tạo nên đặc điểm riêng của kỹ thuật gốm Hạ Long. Về đồ
đá, tổ hợp di vật đá trong các di chỉ Hạ Long cũng cho chúng ta biết tính chất
riêng của chủ nhân nền văn hóa này. Để tạo nên những đặc điểm riêng ấy,
ngƣời Hạ Long rõ ràng đã phát huy tính độc lập của mình vào sự hòa nhập đa
dạng với các luồng văn hóa biển khác trong bối cảnh hậu kỳ đá mới - sơ kỳ
kim khí ven biển Đông Bắc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn minh Việt

cổ rồi nền văn hiến Đại Việt làm cho vùng Hạ Long có một vị trí đặc biệt
trong tiến trình lịch sử dân tộc.
1.2. Là một vùng biển đảo, vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị mang
tính quốc tế nhƣ giá trị thắng cảnh, giá trị địa chất, địa mạo, giá trị đa dạng
sinh học, giá trị lịch sử văn hóa. Vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc công nhận là
di sản thế giới. Trong vùng đất ấy, các nhà khảo cổ học đã phát hiện, khai
quật nhiều di tích khảo cổ từ tiền sử đến lịch sử. Song, do nhiều ngƣời, nhiều


2


cơ quan tiến hành, ở vào các thời điểm khác nhau, mức độ nghiên cứu và
công bố tƣ liệu cũng khác nhau, cho nên hiểu biết của chúng ta về văn hoá Hạ
Long mới chỉ đƣợc phác thảo những nét sơ lƣợc nhất và còn thiếu hệ thống.
Công việc của những nhà khảo cổ học và những ngƣời quản lý di tích Hạ
Long là vừa bảo tồn tốt những di chỉ đã biết, điều tra khám phá các di chỉ
mới, đồng thời nghiên cứu thấu đáo nội hàm văn hoá Hạ Long trong bối cảnh
rộng hơn. Hy vọng với những cơ sở khoa học lịch sử ở khu vực Hạ Long nói
chung, chúng ta sẽ có một hồ sơ khoa học đầy đủ, thuyết phục để sớm trình
Hội đồng di sản thế giới UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới
lần thứ 3 với tiêu chí là di sản văn hóa thế giới.
1.3. Thông qua việc tập hợp, nghiên cứu 11 sƣu tập hiện vật văn hóa
Hạ Long tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, kết hợp với việc đối chiếu, tham
khảo với những tài liệu khảo cổ và tài liệu thƣ tịch khác, chúng tôi thấy có thể
công bố sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long hiện lƣu giữ tại Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam một cách có hệ thống. Nhóm hiện vật này của Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam không những nhiều về số lƣợng, đầy đủ về loại hình di vật mà còn
thuộc nhiều di chỉ ở các giai đoạn sớm, muộn khác nhau, đem lại một cái nhìn
khá toàn diện về nền văn hóa này.

1.4. Sƣu tập hiện vật thuộc văn hoá Hạ Long tàng trữ tại Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Bản thân những ngƣời khai quật
cũng chỉ mới công bố trên một số bài viết, ngoài những miêu tả chung về di
chỉ và một số hiện tƣợng địa chất, các báo cáo ít đề cập tới hiện vật, đặc biệt
là toàn bộ đồ gốm chƣa đƣợc chỉnh lý và công bố.
Là ngƣời đƣợc cơ quan giao cho quản lý các sƣu tập đồ đá nguyên
thuỷ, chúng tôi thấy cần thiết đi sâu tìm hiểu và hoàn thiện nội dung cho hệ
thống tài liệu khoa học lƣu trữ và phát huy trƣng bày tại bảo tàng.


3


Chính vì những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu và công
bố: “Sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
2.1. Sắp xếp, phân loại sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long theo chất liệu,
loại hình, kỹ thuật chế tác
2.2. Nghiên cứu sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long nhằm làm sáng tỏ
những giá trị văn hóa, lịch sử cũng nhƣ những đặc trƣng chung và riêng của
nền văn hóa này. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng hệ thống thang chuẩn để
nhận diện văn hóa Hạ Long, xác định vị trí của nó trong tiền sử Việt Nam và
khu vực. Tìm hiểu sự phát sinh, phát triển cũng nhƣ quá trình giao lƣu, kế
thừa của văn hoá Hạ Long với các nền văn hóa khác ở Việt Nam, đặc biệt là
tìm hiểu sự giao lƣu giữa văn hoá Hạ Long với các di chỉ cùng thời ở Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hồng Kông, đảo Hải Nam (Trung Quốc) cũng
nhƣ ở Philippines, Đài Loan…
2.3. Luận văn còn góp phần vào việc lập hồ sơ khoa học sƣu tập hiện
vật và hoàn thiện hệ thống trƣng bày phần tiền sử - sơ sử tại Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam.

3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu chính của luận văn.
Luận văn tập hợp 11 sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long hiện tàng trữ
trong kho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Luận văn tham khảo các tài liệu về văn hóa Hạ Long đã đƣợc công bố
trong các hội nghị khoa học, các tập san chuyên ngành ở Việt Nam và một số
tài liệu do nƣớc ngoài công bố có liên quan, đặc biệt là các nhật ký khai quật
của J.G. Anderson và M. Colani mà tác giả có điều kiện tham khảo.
3.2. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận văn.


4


Luận văn công bố lần đầu tiên một cách có hệ thống sƣu tập hiện vật
văn hóa Hạ Long tàng trữ tại kho hiện vật Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Luận văn tham chiếu những kết quả nghiên cứu về văn hóa Hạ Long
của ngành khảo cổ học Việt Nam trong những thập niên gần đây, luận văn
cũng tiến hành phân loại, xác định niên đại, xác định đặc trƣng loại hình hiện
vật, nghiên cứu các mối quan hệ văn hóa nhằm nhận thức khoa học hơn bộ
sƣu tập trong kho của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Luận văn sử dụng phƣơng pháp khảo cổ học là chính trong nghiên
cứu các sƣu tập hiện vật nhƣ phân loại loại hình, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh,
dập hoa văn. Đây là phƣơng pháp chủ đạo trong việc hệ thống hóa, xử lý tƣ
liệu.
4.2. Phƣơng pháp phân loại và thống kê theo niên đại và loại hình.
4.3. Do đặc thù của đề tài, luận văn vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu
bảo tàng học trong việc lập hồ sơ và khảo tả hiện vật, thể hiện toàn bộ các đặc
điểm hiện vật. Phần mô tả có hai loại: Mô tả định tính và mô tả định lƣợng.

4.4. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, liên hệ, đối chiếu, tổng hợp
4.5. Phƣơng pháp liên ngành, sử dụng kết quả nghiên cứu về cổ địa lý,
khí hậu, cổ nhân, cổ sinh học và môi trƣờng bổ sung cho nghiên cứu sự phát
triển tự thân và mối quan hệ qua lại của cộng đồng cƣ dân ở đây với bên
ngoài, so sánh đối chiếu các nguồn tƣ liệu khác để tái hiện bộ mặt văn hoá Hạ
Long thời tiền sử.
5. Những kết quả và đóng góp của luận văn.
5.1. Cung cấp một cách có hệ thống và khoa học nguồn tài liệu hiện vật
văn hoá Hạ Long trong kho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, làm rõ lý lịch hiện
vật, sƣu tập hiện vật của các di chỉ và lịch sử nghiên cứu về văn hoá Hạ Long
ở Việt Nam.


5


5.2. Luận văn thống kê, phân loại và khảo tả chi tiết hiện trạng sƣu tập
hiện vật văn hoá Hạ Long trong bảo tàng và tham khảo các sƣu tập hiện vật
ngoài bảo tàng để góp phần nhận diện văn hoá Hạ Long thời tiền sử; làm rõ
vai trò, vị trí của nền văn hóa này trong tiến trình phát triển văn hoá, văn minh
Việt Nam cũng nhƣ ảnh hƣởng, mối quan hệ qua lại với các nền văn hóa cùng
thời trong khu vực.
5.3. Luận văn góp phần bổ sung hồ sơ khoa học tại Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam và phát huy giá trị của sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long trong
công tác trƣng bày, tuyên truyền.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần thứ hai là nội dung luận văn gồm
ba chƣơng sau:
Chƣơng 1: Nguồn gốc sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam.

Chƣơng 2: Sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam.
Chƣơng 3: Một số vấn đề rút ra từ sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Luận văn có phần phụ lục:
- Bản đồ.
- Sơ đồ mặt bằng một số di chỉ khảo cổ học.
- Bản vẽ một số loại hình hiện vật tiêu biểu.
- Bản dập hoa văn gốm.


6


- Bản ảnh chụp hiện vật tiêu biểu (loại hình và đặc trƣng kỹ thuật) từ số
1 đến 43.
- Các biểu bảng thống kê theo loại hình và chất liệu, bảng ghi chú tên gọi
khác của di chỉ, danh mục bảng biểu thống kê, tài liệu tham khảo.

7
CHƢƠNG 1
NGUỒN GỐC SƢU TẬP HIỆN VẬT VĂN HÓA HẠ LONG TẠI
BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là cơ quan có chức năng có sƣu tầm và bảo
quản nhiều sƣu tập hiện vật có giá trị, thuộc nhiều nền văn hóa khảo cổ và các
giai đoạn lịch sử khác nhau của dân tộc. Các sƣu tập hiện vật đó đƣợc hình
thành từ trƣớc đây hơn một thế kỷ, với việc ra đời của Viện Viễn Đông Bác
cổ Pháp (EFEO) và không ngừng đƣợc bổ sung trong ngót nửa thế kỷ nay.
Trong số rất nhiều sƣu tập hiện vật tiền sử thuộc kho A (kho đá tiền sử), sƣu

tập hiện vật văn hóa Hạ Long chiếm tỷ lệ không nhiều, với 8119 tiêu bản,
nhƣng có thể coi là một trong những sƣu tập hiện vật lớn nhất về nền văn hóa
này.
1

Nhóm hiện vật văn hóa Hạ Long tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam không
những nhiều về số lƣợng, đầy đủ về loại hình di vật mà còn thuộc 11 di chỉ ở
các giai đoạn sớm, muộn khác nhau, đem lại một cái nhìn khá toàn diện về
nền văn hóa này. Sƣu tập hiện vật này là nguồn sử liệu vật chất quan trọng
cho việc nghiên cứu về tiền sử Hạ Long và là nguồn hiện vật có giá trị để xây
dựng hệ thống trƣng bày chính của Bảo tàng. Tuy số lƣợng và loại hình hiện
vật phong phú nhƣng cho đến nay việc nghiên cứu chúng còn chƣa đƣợc đẩy
mạnh, chƣa tƣơng xứng với vai trò và vị trí của nền văn hóa tiền sử này.
Việc tìm kiếm, phát hiện dấu tích văn hóa thời tiền sử ở Hạ Long đƣợc
khởi đầu vào năm 1937, 1938 bằng những cuộc thám sát và khai quật hàng
loạt địa điểm của hai nhà khoa học nƣớc ngoài là M. Colani và J.G. Anderson.
Sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại BTLSVN do hai nhà khoa học này đƣa
về Bảo tàng trong hai năm 1937 và 1938.


8


Năm 1937, M. Colani phát hiện hang Chợ Trới (huyện Hoành Bồ, phía
Bắc vịnh Courbet - vịnh Cửa Lục ngày nay), mở đầu cho việc nghiên cứu
KCH ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Năm 1938, bà đã phát hiện các địa điểm
Đồng Cẩu thuộc làng Yên Mỹ, Quảng Yên, địa điểm Hà Giắt ở đảo Kế Bào
(đảo Cái Bầu). Do trầm tích các địa điểm trên đều chứa ốc suối, ốc núi, xƣơng
động vật và nằm cùng với rìu mài lƣỡi nên bà cho rằng các di chỉ này tƣơng
tự nhƣ các địa điểm thuộc văn hoá Bắc Sơn [13, 12-13].

Cùng trong thời gian này, M. Colani còn phát hiện ra một loạt di chỉ
khác nhƣ Quất Đông Nam, Gò Miếu (Móng Cái), Đồng Mang (Hà Khẩu, Cái
Lân, thành phố Hạ Long), Làng Bang (Hoành Bồ), Xóm Nam, Xóm Đông,
Xóm Kèo (đảo Tuần Châu), Cái Bèo (Hải Phòng), Cái Dăm (Bãi Cháy), đảo
Arènes. Tại những địa điểm trên, M. Colani đã tìm đƣợc nhiều rìu mài toàn
thân cùng những mảnh gốm tiền sử [11, 93-96; 13, 12-19]. Phần lớn các địa
điểm đó, sau này đƣợc chúng ta xếp vào văn hóa Hạ Long.
Trong hai năm 1937-1938, tổng cộng 5717 hiện vật phát hiện ở 7 di chỉ
trong số này đƣợc M. Colani đƣa về lƣu giữ ở Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam ngày nay),
2
chiếm 70,4 % tổng số hiện vật trong sƣu tập
(Bảng 1:stt 3,5,6,7,9,10,11).
Ngày 15 tháng 1 năm 1938, nhà địa chất - khảo cổ học Thuỵ Điển, J.G.
Anderson đến Hạ Long khảo sát một số hang động và một loạt di chỉ ngoài
trời.
Trong hai ngày 19-20 tháng 2 năm 1938, J.G. Anderson và một họa sĩ
của Trƣờng Viễn Đông Bác cổ là Nguyễn Ngọc Trân đã đến hang Đục đào 2
hố thám sát. Một hố ở giữa hang và một hố ở cửa hang. Diện tích mỗi hố là 4
m
2
. Tầng văn hóa hang Đục có một lớp đất dày, mà ông gọi là lớp tro bếp,
toàn bằng vỏ ốc, bên dƣới là lớp đất thó (terre glaise) màu đỏ không chứa
hiện vật. Sau đó, ông còn cho đào thêm 1 hố dài 24 m, rộng 5 m. Ngoài số


9


công cụ thu đƣợc từ các hố đào này, Anderson còn nhặt đƣợc một số hiện vật

rải rác trong hang [1, 11-12]. Hiện nay, sƣu tập hiện vật hang Đục trong kho
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam gồm 47 hiện vật đá và xƣơng (Bảng 1:stt 1; bảng
18:stt 1).
Ngày 6-7 tháng 3 năm 1938, J.G. Anderson đã đến khảo sát hang Thiên
Tinh. Hiện vật của hang này đƣợc tìm thấy trong khi đập vỡ các tảng trầm
tích vỏ sò gắn kết [1, 6-16]. Tuy nhiên, báo cáo khai quật của ông chủ yếu mô
tả các hiện tƣợng địa chất trong hang mà không cho biết cụ thể về các hiện vật
tìm đƣợc. Sƣu tập hiện vật hiện nay ở BTLSVN gồm 4 hiện vật đá (1 rìu tứ
giác, 1 chày nghiền và 2 mảnh đá nguyên liệu) (Bảng 19:stt 2).
Đặc biệt, từ ngày 15-17 tháng 3 năm 1938, J.G. Anderson đến đảo
Ngọc Vừng và phát hiện di chỉ Đanh Đô La (thuộc huyện đảo Vân Đồn ngày
nay) qua nguồn tin của những ngƣời dân địa phƣơng và thu lƣợm trong làng
đƣợc 5 chiếc rìu đá [1, 9].
3
Khi đào sâu xuống 2 m ở một bãi lầy đầy sú vẹt
ngoài bờ cát, qua lớp đất mùn tới lớp cát trắng, ông phát hiện loại gốm mỏng,
giòn nhƣng không rõ thuộc loại hình nào [1, 34-35]. Mảnh gốm do ông tìm
đƣợc ở Ngọc Vừng chúng tôi thống kê đƣợc 450 mảnh thuộc các loại mảnh
miệng, mảnh thân và mảnh đế với chất liệu, kỹ thuật chế tác và trang trí hoa
văn đặc trƣng của văn hóa Hạ Long. Qua khai quật, ông đã phát hiện bộ sƣu
tập hiện vật rất phong phú gồm 528 tiêu bản thuộc các chất liệu đá, gốm và
xƣơng, sừng (Bảng 1:stt 6; bảng 18:stt 6). Ông gộp chung di chỉ này với di
chỉ Đồng Mang, Xích Thổ, theo ông là giống nhau và có thể xác lập một văn
hóa - Văn hóa Danh Do La (Danh Do La Culture) [1, 34-35]. Tên của địa
điểm này đƣợc coi là tên khai sinh của văn hoá Hạ Long.
4

Theo J.G. Anderson, ở vịnh Bái Tử Long tồn tại hai loại hình di tích:
hang động và ngoài trời. Với di tích hang động chứa nhiều công cụ bằng
xƣơng, sừng trong tích tụ vỏ ốc, xƣơng cháy - tàn tích thức ăn của ngƣời cổ;



10


còn các di tích ngoài trời vắng mặt đồ xƣơng, đồ sừng, do bị tan rữa trong cát
bởi lớp trầm tích, nhƣng lại nhiều mảnh gốm hơn.
Cũng trong chuyến khảo sát này, J.G.Anderson còn phát hiện thêm
nhiều di chỉ khảo cổ khác nhƣ hang trên đảo đá Sinh Đôi (Des Jumeaux),
hang Ốc, hang Yên Ngựa (La Selle), hang Chữ Thập, hang Hàu… Ông đặc
biệt lƣu ý đến những nhóm cƣ dân tiền sử chuyên khai thác nhuyễn thể nƣớc
ngọt trƣớc lúc biển tiến [1, 1-19].
Cũng trong tháng 3 năm 1938, ông đã khảo sát di chỉ Đồng Mang (còn
viết là Dong Mau, Đồng Mô). Theo dấu hiệu do M. Colani đánh trên bản đồ
[11, 96], di chỉ Đồng Mang nằm ở phía Bắc phƣờng Hà Khẩu, bên bờ vịnh
Cái Lân thuộc thành phố Hạ Long ngày nay (Bản đồ 2).
Tại đây, J.G. Anderson khai quật ba hố nhƣng không công bố về di vật
[1, 39-42]. Hiện nay, sƣu tập hiện vật di chỉ Đồng Mang trong kho BTLSVN
do ông đƣa về gồm 4095 hiện vật đá, gốm của các loại hình công cụ sản xuất,
đồ dùng sinh hoạt và một ít đồ trang sức bằng đá. Anderson cho rằng đây là
một trong số những di chỉ quan trọng nhất của vùng này (Bảng 19:stt 7).
Sau khi đã sắp xếp xong công việc khai quật ở Đồng Mang, ngày 22-3-
1938, giáo sƣ Anderson đã cùng cô Dorf và một số ngƣời nữa tới Xích Thổ
(Xích Thổ hiện nay là thôn I, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ). Di chỉ này
đƣợc coi là "Di chỉ thứ 3 của văn hóa Danh Do La" (tiếp theo phát hiện Ngọc
Vừng và Đồng Mang). Ngày hôm sau, ông đã tiến hành nghiên cứu một cách
hệ thống di chỉ này. Cuộc khai quật đã thu đƣợc hàng nghìn hiện vật bằng đá
gồm các loại rìu có vai, bôn tứ giác, bôn tứ giác có nấc, bôn có vai có nấc, bàn
mài rãnh, bàn mài lõm lòng chảo, hòn kê, chày nghiền, mảnh vòng… Trong
các hố thám sát L

1
, L
2
cũng thu đƣợc rất nhiều hiện vật [1, 42-44]. Sƣu tập
Xích Thổ tại BTLSVN hiện có 183 hiện vật (Bảng 1:stt 8; bảng 19:stt 8).


11


Trong hai năm 1937-1938, tổng cộng 2402 hiện vật phát hiện ở 6 địa
điểm trên đƣợc J.G. Anderson đƣa về kho BTLSVN, chiếm 29,6 % tổng số
hiện vật trong sƣu tập này (Bảng 1:stt 1,2,4,6,7,8).
Có thể nói rằng các nhà khảo cổ học nƣớc ngoài đã có những khám phá
khá quy mô và nghiên cứu cơ bản, mở đƣờng cho công cuộc nghiên cứu khảo
cổ học ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, đặc biệt trong hai năm 1937-1938, từ
đống tro bếp trong hang khu vực Chợ Trới (Hoành Bồ) đến di chỉ Đanh Đô
La (Ngọc Vừng) và hàng loạt các di chỉ khảo cổ khác ở vùng Hạ Long. Họ đã
bƣớc đầu xác lập sự có mặt của văn hóa Đanh Đô La - văn hóa của cƣ dân sử
dụng rìu bôn mài toàn thân [12, 63-69] và văn hóa của cƣ dân Hòa Bình
muộn - những ngƣời sử dụng công cụ ghè đẽo và rìu mài lƣỡi. Tuy rằng, mối
liên hệ giữa các văn hóa này vẫn chƣa đƣợc chứng minh. Chúng ta ghi nhận
những đóng góp vô cùng to lớn của các học giả nƣớc ngoài đối với việc phát
hiện và nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam nói chung và khảo cổ học tiền sử
vùng Đông Bắc nói riêng.
Nhƣ vậy, những sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long lƣu giữ tại
BTLSVN là những hiện vật đầu tiên thuộc nền văn hóa này đƣợc đƣa khỏi
lòng đất, và đều từ các cuộc khảo sát, khai quật của M. Colani và J.G.
Anderson tiến hành. Năm 1981, Viện BTLSVN có trở lại khai quật di chỉ Cái
Bèo (Cát Bà - Hải Phòng), song hiện vật thu đƣợc đều lƣu giữ tại kho Bảo

tàng Hải Phòng.
Trong tổng số 8119 hiện vật thuộc 11 di chỉ tiền Hạ Long và văn hóa
Hạ Long có 4797 hiện vật đƣợc Bảo tàng Louis Finot quản lý bằng hệ thống
số kiểm kê Inventaire (Số I) của Bảo tàng. Trên cơ sở đó, năm 1970 và 1971,
Viện BTLSVN đã tiến hành kiểm kê, phân loại và đánh số lại cho 4797 hiện
vật tiền sử trên bằng hệ thống số đăng ký LSa. Số hiện vật này chủ yếu là đồ
đá và một số công cụ xƣơng, sừng. Trong qúa trình kiểm kê, nhận bàn giao


12


kho, chúng tôi phát hiện số hiện vật còn lại gồm 3322 mảnh gốm đƣợc xếp
trong 126 hộp gỗ vuông. Kích thƣớc hộp lớn 25 x 25 cm, hộp nhỏ 15 x 15 cm
(Ba 1:1,2). Các mảnh gốm này ở 2 địa điểm Ngọc Vừng và Đồng Mang do
J.G. Anderson và M. Colani khai quật năm 1937-1938. Các mảnh gốm đã
đƣợc viết số khai quật bằng mực màu xanh đen và sắp xếp cẩn thận trong các
hộp gỗ theo từng lô (lot), giữa các lô ngăn cách bằng lớp báo cũ và bông gòn.
Thông tin chung nhƣ tên di chỉ, số lô và chất liệu và số lƣợng hiện vật đƣợc
ghi bằng bút chì ở mặt trƣớc mỗi hộp. Mỗi lô kèm theo một mảnh giấy nhỏ
ghi thông tin chi tiết nhƣ ngày khai quật, địa điểm, số lô và số mảnh gốm
trong từng lô (Ba 1:3,4). Chúng tôi cho rằng toàn bộ số hiện vật này còn
nguyên hiện trạng từ khi đƣợc đƣa về Bảo tàng Louis Finot.
Tổng cộng có 126 hộp gỗ, trong đó 45 hộp thuộc di chỉ Ngọc Vừng
(gồm 1088 mảnh gốm) và 81 hộp thuộc di chỉ Đồng Mang (gồm 2234 mảnh
gốm) (Bảng 1:stt 6,7).
Chúng tôi cố gắng tìm kiếm trong các tài liệu đã công bố của Anderson
và Colani thông tin về hiện vật cũng nhƣ cố gắng xác định các lô (lot) này
thuộc vị trí hay lớp văn hóa nào trong di chỉ, tuy nhiên báo cáo khai quật và
nhật ký của hai nhà khoa học hoàn toàn không đề cập tới điều này. Hơn nữa,

nhật ký khai quật của M. Colani viết bằng bút chì, đã bị mọt ăn nhiều chỗ và
thông tin bà viết rất tản mạn nên phần nào đã gây những khó khăn nhất định
cho chúng tôi khi tiếp cận nguồn tài liệu này.
Cách đánh số các hiện vật trên cũng theo một quy ƣớc khác biệt. Hiện
vật do M. Colani khai quật bắt đầu bằng ký hiệu MC, dãy số tiếp theo là số
lô, cuối cùng là số của hiện vật trong một lô (Ba 1:4). AT cũng là ký hiệu cho
sƣu tập hiện vật do J.G. Anderson khai quật. Theo suy đoán của chúng tôi,
MC có thể là chữ viết tắt của Madelaine Colani và AT là Anderson và Trân
chăng?
5



13


Sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long đăng ký số kiểm kê LSa đã phục vụ
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đến tham quan, khai thác tƣ liệu.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên luận văn chỉnh lý, nghiên cứu sƣu tập đồ gốm,
mong muốn cung cấp những hiểu biết mới và đầy đủ hơn về sƣu tập hiện vật
văn hóa Hạ Long trong kho BTLSVN.
Tiểu kết chƣơng 1:
Việc tìm kiếm, phát hiện dấu tích văn hóa tiền sử ở Hạ Long đƣợc khởi
đầu vào năm 1937, 1938 bằng những cuộc thám sát và khai quật hàng loạt địa
điểm của hai nhà khoa học nƣớc ngoài là M. Colani và J.G. Anderson. Sƣu
tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại BTLSVN do hai nhà khoa học này đƣa về
Bảo tàng trong hai năm 1937 và 1938, gồm 8119 hiện vật thuộc các chất liệu
đá, xƣơng sừng và gốm.
Có thể nói, sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long tại BTLSVN là một bộ
sƣu tập hiện vật khá đầy đủ và nổi trội trong các sƣu tập tiền sử tại kho Bảo

tàng. Sƣu tập hiện vật này không những nhiều về số lƣợng, đầy đủ về loại
hình di vật mà còn thuộc 11 di chỉ ở các giai đoạn sớm, muộn khác nhau,
đem lại một cái nhìn khá toàn diện về văn hóa Hạ Long.
Sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ Long là nguồn tƣ liệu có giá trị phục vụ
nghiên cứu về tiền sử Hạ Long và xây dựng hệ thống trƣng bày chính của
Bảo tàng. Hiện nay bộ sƣu tập này đang đƣợc quản lý theo từng di chỉ, sắp
xếp theo địa hình các ô, kệ trong kho (Ba 1:5). Thông tin về sƣu tập và từng
hiện vật đƣợc quản lý bằng hệ thống sổ đăng ký và phần mềm chƣơng trình
quản lý hiện vật bảo tàng, thuận tiện cho việc quản lý và tra cứu thông tin
một cách nhanh chóng, chính xác. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục
chỉnh lý và đƣa các tiêu bản gốm chọn lọc vào hệ thống quản lý LSa của Bảo
tàng.


14


Cho đến nay đã có hơn 30 di chỉ thuộc văn hoá Hạ Long đƣợc phát
hiện và nghiên cứu. Có thể thấy rằng các nhà khảo cổ học nƣớc ngoài là
ngƣời có công đầu trong việc phát hiện ra những di chỉ văn hoá Hạ Long,
nhƣng chính các nhà khảo cổ học Việt Nam mới là ngƣời làm sáng tỏ và tôn
vinh giá trị lịch sử và văn hoá của nền văn hoá này. Đã có những cuộc điều
tra, khai quật khá quy mô và thu đƣợc một số lƣợng lớn di vật. Hiểu biết của
chúng ta về khảo cổ học tiền sử vùng Đông Bắc ngày càng hoàn thiện, đầy đủ
hơn. Nhiều giai đoạn, thời đại văn hóa đã đƣợc làm sáng tỏ và lấp đầy các
khoảng trống phát triển văn hóa. Đây là cơ sở khoa học thuyết phục để chúng
ta đệ trình Hội đồng di sản thế giới UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di
sản thế giới lần thứ 3 với tiêu chí là Di sản văn hóa thế giới.
Tuy nhiên, do nhiều ngƣời, nhiều cơ quan tiến hành, ở vào các thời điểm
khác nhau, mức độ nghiên cứu và công bố tƣ liệu cũng khác nhau, cho nên

hiểu biết của chúng ta về văn hoá Hạ Long mới chỉ đƣợc phác thảo những nét
lớn và còn thiếu hệ thống. Tƣ liệu có nhiều nhƣng thiếu tài liệu địa tầng xác
minh các giai đoạn phát triển và không ít vấn đề trong đó vẫn còn có ý kiến
khác nhau cần đƣợc nghiên cứu rõ. Nghiên cứu sƣu tập hiện vật văn hóa Hạ
Long tại BTLSVN cũng nhằm nhận diện khoa học hơn bộ sƣu tập, nhận diện
văn hóa tiền sử Hạ Long nổi tiếng.


15
Bảng 1: THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG SƢU TẬP HIỆN VẬT VĂN HÓA HẠ LONG
TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM


Stt

Địa điểm
Năm 1937-1938


M. Colani
J.G. Anderson
Đá
Xƣơng
-sừng
Gốm
Đá
Xƣơng-
sừng
Gốm
1

Hang Đục



41
6

47
2
Hang Thiên Tinh



4


4
3
Hà Giắt
78





78
4
Quất Đông Nam




155


155
5
Đảo Arènes
37
1
1



39
6
Ngọc Vừng
123

638
110
1
450
1322
7
Đồng Mang
3328

1363
581


871
6143
8
Xích Thổ



183


183
9
Cái Dăm
13

3



16
10
Tuần Châu
34

2



36
11

Cát Bà
96





96


(%)
5717
(70,4 %)
2402
(29,6 %)
8119
(100 %)

16
CHƢƠNG 2
SƢU TẬP HIỆN VẬT VĂN HÓA HẠ LONG TẠI
BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là thế giới của các khối đá vôi, thuộc
một cánh cung ngầm nhô lên thành các đảo. Các đảo đá vôi này càng xa bờ
càng bị chìm sâu hơn từ 321 m ở Đèo Bụt xuống vài chục mét trong các vịnh,
do ảnh hƣởng sụt đáy vịnh Bắc Bộ. Các qúa trình hòa tan, xâm thực rửa lùa
lâu dài cùng với tác động mài mòn của nƣớc biển đã gọt rũa, gặm mòn bề mặt
và chân các khối, tạo nên những hình thù kỳ dị của chúng. Nhiều đảo đã bị
phá hủy, sập lở mạnh do tác động gặm mòn dƣới chân của nƣớc biển. Các
thung lũng, các cánh đồng, các phễu Karst đã bị vùi lấp bởi vật liệu do sông

đƣa tới và đều bị nƣớc biển chiếm lĩnh. Các đảo vùng Hòn Gai đều có hƣớng
kéo dài Tây Bắc - Đông Nam. Chúng bị chặn lại ở đầu Tây Bắc bởi núi Bài
Thơ và hòn Cặp Bè (Bản đồ 2).
Nhà địa chất - khảo cổ học Thụy Điển Anderson là một trong số những
ngƣời chú ý nhiều nhất tới môi trƣờng sống của ngƣời tiền sử khu vực vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long. Theo ông, lịch sử của qúa trình kiến tạo địa chất ấy
bao gồm một số nhân tố quy định môi trƣờng sống của ngƣời tiền sử nơi đây:
- Sự nâng lên của toàn vùng và các hoạt động cắt xẻ của các thung lũng
sông xuống tới độ sâu -30 m so với mực nƣớc biển hiện tại. Sự hủy hoại của
bình nguyên đá vôi và sự phát triển của các cánh đồng Karst.
- Những thay đổi thứ sinh của mực nƣớc biển lên tới độ cao 30 m so
với mực nƣớc hiện tại và sự cắt xẻ thành hệ thống hang động cổ từ độ cao 30
m xuống tới độ cao của mực nƣớc biển hiện tại.


17


- Các hang cổ bị lấp đầy bởi các trầm tích giăm kết. Qúa trình hình
thành hệ thống hang động trẻ thông qua sự chuyển rời từng phần lƣợng giăm
kết này [1, 25].
Nhƣ vậy, những kết luận của Anderson về địa chất khu vực vịnh Hạ
Long gắn liền với vai trò của biển, đặc biệt là sự thay đổi của mực nƣớc đại
dƣơng trong tiến trình hàng trăm triệu năm để tạo nên những môi trƣờng sống
khác nhau cho qúa trình phát triển của xã hội tiền sử khu vực này, nhất là vào
giai đoạn Holocène, đƣờng bờ biển còn cách xa ngoài đƣờng bờ biển hiện tại.
Ở Việt Nam, H. Fontaine và G. Dilibrias cho rằng mực nƣớc biển
Holocène cao nhất 4 m vào 4500 năm và hạ thấp dần cho đến hiện nay [20,
42]. Gần đây, Trần Đức Thạnh đã tổng hợp tài liệu hiện có về địa mạo, địa
tầng - tƣớng trầm tích và tham khảo một số niên đại C

14
, đã cho biết sự thay
đổi mực nƣớc đại dƣơng đạt cực đại 4-6 m vào khoảng 5000-6000 năm, thì
những cƣ dân tiền Hạ Long sống trên các bãi biển Cái Bèo, đảo Cát Bà có
niên đại 5645  115 năm BP chắc chắn bị biển lấn. Và biển cũng thách thức
với tất cả cƣ dân tiền Hạ Long sống ở vùng biển Quảng Ninh có niên đại nhƣ
Cái Bèo [102, 4-5].
6

Nhƣng cƣ dân văn hóa Hạ Long khởi đầu cách đây 5000 năm, lại vào
thời điểm nƣớc bắt đầu rút, cho đến 4000 năm, nƣớc hạ thấp 2,5-4 m. Sau đó,
nƣớc lại dâng cao tƣơng đối đến +3-3,5 m vào 3000 năm và cũng là thời điểm
kết thúc văn hóa Hạ Long. Nƣớc biển dâng hay rút, làm thay đổi khí hậu và
môi trƣờng sống của cƣ dân Hạ Long thời tiền sử.
Ngƣời Hạ Long cƣ trú trên 2 loại địa hình: ngoài trời và hang động.
Trong đó, loại di chỉ cồn cát (đƣợng cát), bãi triều cửa sông, ven biển là chủ
yếu. Loại hình này có khoảng 28 địa điểm, trong khi chỉ có một số ít địa điểm
thuộc loại hình hang động. Nhƣ vậy, đặc điểm cƣ trú của cƣ dân văn hóa Hạ
Long chủ yếu là ngoài trời, trên các cồn cát cửa sông, ven biển và các đảo, chỉ


18


một bộ phận nhỏ sống trong các hang động đá vôi. Ở các di chỉ ngoài trời, cấu
tạo tầng văn hóa chủ yếu gồm mảnh gốm, phù sa và cát. Loại hình hang động
thƣờng gặp lớp trầm tích nhuyễn thể nƣớc ngọt khá dày - di tồn của nhóm cƣ
dân cổ khai thác ốc nƣớc ngọt trƣớc lúc biển tiến. Lớp trầm tích nhuyễn thể
này là một cứ liệu quan trọng để quan sát, nghiên cứu các thành phần cấu tạo,
cách thức cấu tạo trầm tích văn hóa trong các di chỉ hang động.

Kho hiện vật tại BTLSVN hiện nay gồm 11 sƣu tập hiện vật về Hạ
Long, gồm 8119 hiện vật thuộc nhiều chất liệu và loại hình công cụ. Trong đó
3 sƣu tập hiện vật tiền văn hóa Hạ Long có niên đại sơ kỳ đá mới (Hang Đục,
hang Thiên Tinh, Hà Giắt); 9 sƣu tập hiện vật thuộc văn hóa Hạ Long.
Căn cứ vào tổng thể các yếu tố, cho đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu
đều coi văn hóa Hạ Long là văn hóa hậu kỳ đá mới, phát triển qua hai giai
đoạn sớm và muộn. Giai đoạn sớm điển hình là các địa điểm phân bố ở phía
Bắc phạm vi của văn hóa này, chủ yếu ở địa bàn huyện Hải Ninh (tiêu biểu là
di chỉ Quất Đông Nam). So với giai đoạn muộn thì số lƣợng di chỉ giai đoạn
sớm ít hơn. Trong giai đoạn này, tính liên tục của truyền thống khu vực thể
hiện rất rõ ở sự tồn tại của nhóm công cụ ghè đẽo, các công cụ đƣợc sử dụng
từ những hòn cuội không qua khâu chế tác, và các công cụ mài chƣa hết vết
ghè điển hình của văn hóa Bắc Sơn. Ngƣợc lại, giai đoạn muộn thể hiện rất rõ
những phát triển mới trong kỹ thuật chế tác đá, chế tạo đồ gốm và thể hiện rất
đặc trƣng các yếu tố của văn hóa Hạ Long, kể cả những yếu tố văn hóa là kết
quả của qúa trình giao lƣu, trao đổi. Tiêu biểu cho giai đoạn này là các di chỉ
phân bố ở khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, thuộc các huyện Cẩm
Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Riêng di chỉ Cát Bà hiện
nay thuộc thành phố Hải Phòng.
Dƣới đây chúng ta sẽ xem xét các giai đoạn đó thông qua các sƣu tập
hiện vật thuộc những địa điểm khảo cổ học cụ thể.


19


1. SƢU TẬP HIỆN VẬT DI CHỈ HANG ĐỘNG.
Anderson là một trong số những chú ý nhiều nhất tới việc hình thành
các hang động - một trong những môi trƣờng sống quan trọng nhất của ngƣời
tiền sử trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Theo ông, những

đặc trƣng kiến tạo ở khu vực này rất đa dạng và sự phát triển của hang động
không phụ thuộc vào vị trí nằm ngang hay nằm nghiêng của các nền đá. Tuy
nhiên, một số hang có bề ngang lớn lại cắt qua những địa tầng có cấu trúc
nghiêng một cách độc lập, chúng có nền hang cao hơn mặt nƣớc biển hiện tại.
Điển hình cho trƣờng hợp này là hang Đục và hang Ốc. Nhiều hang lớn có
kích cỡ tƣơng đồng, bề rộng của hang đôi khi tới một, hai trăm mét và tƣơng
ứng với nó, chiều cao cũng tới vài chục mét, thƣờng là 50 m [1, 21-22].
Anderson chia hệ thống hang động trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
làm 2 loại: hang cổ và hang mới. Hang Thiên Tinh (Grotte des Sylphes) điển
hình cho loại hang cổ có kích thƣớc không lớn. Khi triều xuống hang trở nên
rộng rãi hơn nhiều. Các ngăn trong hang trở nên cao và thoáng đãng hơn. Loại
hang này là môi trƣờng sống lý tƣởng cho ngƣời tiền sử. Khi khai quật hang
Thiên Tinh, Anderson đã tìm thấy rất nhiều trầm tích nhuyễn thể nƣớc ngọt
kết khối thành tầng dày mà ông gọi đó là giăm kết hang động (breccia).
Nhƣng theo ông, hang này đã đƣợc tái khơi thông, lòng hang trở nên rộng hơn
nhiều so với khi nó còn chứa đầy các giăm kết. Tuy nhiên, giăm kết vẫn còn
bám ở hang, tạo thành một cái mái và vách phía Tây của hang mới. Tại đây
ông thu lƣợm một số vỏ sò nhỏ [1, 22-23].
Tƣơng tự nhƣ vậy, ở hang Đục, trầm tích nhuyễn thể phân bố dày nhất
ở ngoài cửa hang, ở đây có một khối lƣợng lớn vỏ ốc nƣớc ngọt đƣợc bảo tồn
tốt lẫn trong tầng giăm kết [1, 23].
1.1. Di chỉ hang Đục (Grotte des Ciseau).


20


Phía Bắc đảo Thống Nhất có một hòn đảo nhỏ có tên là đảo Hang.
Hang Đục là hang tƣơng đối rộng ở đảo này. Miệng hang trông về chính
Đông. Miệng hang nằm ở độ cao 2,8-4,4 m so với mực nƣớc biển hiện tại. Từ

ngoài vào, nền hang dốc nhẹ vào phía trong cho tới gần các cột nhũ đá ở
khoảng giữa, có độ cao so với mực nƣớc biển 1 m. Sở dĩ ngoài cửa hang có
độ cao khoảng 3 m so với mực nƣớc biển là nhờ các tích tụ một khối lƣợng
lớn các tảng đá vôi khá to và góc cạnh rơi từ trên các vách đá xuống. Điều
đáng chú ý nhất là trầm tích nhuyễn thể không kết khối phủ khắp bề mặt phía
ngoài thuộc phần hang đƣợc chiếu sáng nhiều, vào tới tận các cột nhũ đá ở
giữa hang. Điều này hoàn toàn khác với hiện tƣợng trầm tích nhuyễn thể kết
khối xi măng rắn chắc tìm thấy ở hầu hết các hang trong văn hóa Hạ Long,
mà hang Thiên Tinh là một điển hình. Ở hang Đục, một khối lƣợng vỏ nhuyễn
thể lớn nhất (dài 45 m, rộng 28 m) đã đƣợc phát hiện so với các đảo ở khu
vực này. Trầm tích phân bố dày nhất ở ngoài cửa hang, nơi đây có một rãnh
lớn, sâu 1,8 m gồm vỏ nhuyễn thể trộn lẫn các mảnh đá vôi lớn. Sâu vào phía
trong hang, độ dày trầm tích giảm xuống từ 0,8-0,6 m và xuống tới 0,1 m ở
phía gần nhũ đá giữa hang. Có thể cửa hang là nơi ngƣời tiền sử ƣa thích ngồi
ăn loài nhuyễn thể này (Sơ đồ 1).
Trong khu vực phân bố trầm tích nhuyễn thể, có khoảng 10 hố gần hình
tròn, sâu khoảng 0,5 m. Có 2 cách lý giải về hiện tƣợng này:
- Mỗi hố có thể là một cái bếp mà ngƣời tiền sử đã tập trung xung
quanh nấu nƣớng, ăn uống.
- Trong các hố lại có những đồ vật hiện đại (vòng tay thủy tinh bị vỡ),
khiến J.G. Anderson cho là những cái hố này do những ngƣời đi tìm báu vật
tạo ra, ngẫu nhiên mà họ đánh rơi cả đồ trang sức trong khi đào bới [1, 34-
39].


21


Chiếm số lƣợng ƣu thế trong trầm tích nhuyễn thể ở hang Đục là ốc
nƣớc ngọt. Anderson gọi chúng là "La Coquille du Grotte" (Ốc hang). Bên

cạnh loài Melania còn có một số mẫu Heliced và những mảnh hàu biển kích
thƣớc rất lớn mà hiện nay không thấy ở khu vực này. Ngoài ra, một thành
phần quan trọng cấu tạo nên tầng văn hóa ở đây, cùng với vỏ ốc là xƣơng thú.
Theo J.G. Anderson, loại di vật này đã chứng tỏ thực đơn của ngƣời tiền sử
nơi đây đã thật sự phong phú.
Ngày 19-20 tháng 2 năm 1938, J.G. Anderson và một họa sĩ của
Trƣờng Viễn Đông Bác cổ là Nguyễn Ngọc Trân đã đến hang Đục đào 2 hố
thám sát. Một hố ở giữa hang và một hố ở cửa hang. Diện tích mỗi hố là 4 m
2
.
Ngoài ra, ông còn cho đào thêm 1 hố dài 24 m, rộng 5 m (Sơ đồ 1). Ngoài số
công cụ thu đƣợc từ các hố đào này, Anderson còn nhặt đƣợc một số hiện vật
rải rác trong hang. Số hiện vật hiện nay trong kho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
gồm 47 hiện vật đá và xƣơng.
1.1.1. Công cụ đá.
Gồm 41 hiện vật, chiếm 87,2 % tổng số hiện vật trong sƣu tập, thuộc
loại hình công cụ sản xuất và đồ trang sức. Ngoài ra còn có một số mảnh vỡ
của công cụ đá không đủ tiêu chuẩn phân loại nên chúng tôi xếp chung vào
loại mảnh vỡ công cụ.
Bảng 2: CÁC LOẠI HÌNH CÔNG CỤ ĐÁ HANG ĐỤC
Stt
Loại hình
Số lƣợng
%
Ghi chú
1.
Công cụ chặt 2 đầu
1
2,4


2.
Rìu
4
9,8
Gồm 2 rìu ngắn, 1 rìu tứ
giác, 1 rìu có vai
3.
Bôn tứ giác
2
4,8



22


4.
Hòn kê và chày
4
9,8
Gồm 1 hòn kê, 3 chày
5.
Mảnh bàn mài rãnh
1
2,4

6.
Mảnh công cụ
3
7,3


7.
Mảnh tƣớc
5
12,2

8.
Mảnh vòng
1
2,4

9.
Đá nguyên liệu
20
48,8



41
100


1.1.1.1. Công cụ chặt 2 đầu.

23
Chỉ có 1 chiếc gần hình thang cân (Ba 2:1), chiếm 2,4
% tổng số công cụ đá. 2 mặt công cụ giữ nguyên vỏ cuội tự
nhiên màu xám vàng. 2 đầu ghè đẽo tạo rìa tác dụng hơi cong
lồi. D: 12,9 cm, R: 10,5 cm, Dy: 3,6 cm.
1.1.1.2. Rìu.

Gồm 4 chiếc, chiếm 9,8 % tổng số công cụ đá. Căn cứ vào hình dáng,
chia làm 3 nhóm:
a. Rìu ngắn.
Gồm 2 rìu ngắn đốc phẳng, đƣợc gia công 2 mặt, tƣơng tự công cụ
cùng loại trong văn hóa Hòa Bình:
- Rìu ngắn (Bv 1:1, Ba 2:2) làm từ đá cuội, màu xám đen. Đốc hơi xiên.
2 mặt mài chƣa hết vết ghè đẽo. Các vết ghè từ 2 mặt tạo
rìa tác dụng sắc. Kỹ thuật chế tác hiện vật này cũng thấy ở
rìu ngắn di chỉ Hòn Ngò (Bản vẽ) - một di chỉ đƣợc xếp
vào giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long.
7
D: 2,5 cm, R:
2,7 cm, Dy: 2,1 cm.
- Rìu ngắn (Ba 2:3) gần hình bán nguyệt, bằng cuội
granite, màu xám nâu. Đốc thẳng. 2 mặt có nhiều vết ghè
đẽo sơ sài tạo đốc cầm và rìa tác dụng. Rìa tác dụng cong
lồi, 2 bên có vết mài mòn, giữa có nhiều vết vỡ mẻ. D: 8,1
cm, R: 18,9 cm, Dy: 4 cm.
b. Rìu tứ giác: 1 chiếc (Ba 2:4) bằng đá màu xám, mặt
cắt ngang thân hình chữ nhật. Đốc hơi cong lồi và có vết vỡ
do sử dụng. Vết mài có ở thân nhƣng mài tập trung ở lƣỡi.
Lƣỡi mài vát 2 bên khá cân đối và hơi xiên. D: 12,6 cm, R:
6,6 cm, Dy: 3 cm.

24
c. Rìu có vai: 1 chiếc (Bv 1:2, Ba 2:5) bằng đá màu xám
nhạt. Mặt cắt ngang thân hình thoi. Đốc thẳng. Vai rất mờ nhạt,
chỉ là vết ghè lõm vào 2 rìa cạnh. Thân mài chƣa hết các vết
ghè. Lƣỡi mài vát 2 bên, rìa lƣỡi cong lồi. D: 9,8 cm, R: 8,4
cm, Dy: 2,3 cm.

1.1.1.3. Bôn tứ giác.
Gồm 2 chiếc, chiếm 4,8 % tổng số công cụ đá. Cả 2 chiếc đều làm từ
mảnh tƣớc, đƣợc ghè sơ qua sau đó đem mài:
- Bôn tứ giác (Bv 1:3, Ba 2:6) bằng đá màu xám đen. Mặt
cắt ngang thân hình chữ D. Đốc thẳng. Một mặt có nhiều vết
ghè đẽo, mặt kia mài nhẵn. Lƣỡi mài 2 bên cân đối, rìa lƣỡi
cong lồi. D: 4,5 cm, R: 4 cm, Dy: 0,9 cm.
- Bôn tứ giác (Bv 1:4, Ba 3:1), màu xám đen. Mặt cắt ngang thân hình
chữ nhật. Đốc thu nhỏ và hơi xiên. 2 mặt có vết mài. Lƣỡi mài vát về 1 mặt,
rìa lƣỡi thẳng và sắc. D: 5 cm, R: 3,2 cm, Dy: 0,5 cm.
1.1.1.4. Hòn kê và chày.
Gồm 4 chiếc, chiếm 9,7 % tổng số công cụ đá.
a. Hòn kê: 1 chiếc (Ba 3:2) bằng đá cuội hình bầu
dục, dẹt. Thân giữ nguyên vỏ đá tự nhiên màu vàng xám.
Quanh thân có vết vỡ mẻ. 1 mặt có vết kê lõm hình bầu
dục (D: 4,6 cm, R: 4,2 cm, độ sâu: 0,9 cm).
b. Mảnh chày: 2 mảnh chày (Ba 3:3) của viên cuội dài, đầu có vết mòn,
vỡ do sử dụng.
c. Chày nghiền - hòn kê kết hợp: 1 chiếc (Bv 1:5, Ba
3:4) bằng đá cuội màu xám. Thân giữ nguyên vỏ đá tự nhiên
màu xám vàng. 1 đầu có vết mòn, vỡ. 1 mặt có vết kê. D: 6,8
cm, R: 4,8 cm, Dy: 2,1 cm.

×