Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ xử lý nước THẢI SINH HOẠT BẰNG mô HÌNH MBBR với GIÁ THỂ k3 kết hợp xơ dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với hơn bốn năm trên giảng đường Đại Học, dưới sự chỉ dạy tận tình của
q thầy cơ, em đã nhận được những kiến thức vô cùng quý báu và bài luận văn này
là một kết quả của chặng đường dài được học tập dưới ngôi trường Đại Học Bình
Dương.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh
Học – Trường Đại Học Bình Dương đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em có một nền
tảng kiến thức vững vàng, đồng thời trang bị những kinh nghiệm quý giá giúp em
trưởng thành và tự tin hơn khi bước trên con đường sự nghiệp tương lai.
Để hoàn thành tốt luận văn này, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô
Nguyễn Mộng Nghi đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm, hướng
dẫn và hỗ trợ về mọi mặt cho em hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Q Cơng ty, Xí nghiệp Xử lý nước thải
Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện cho em lấy nước thải về nghiên cứu cùng với đó
là sự quan tâm và giúp đỡ của các Thầy cô, anh chị và các bạn cùng làm nghiên cứu
tại phịng thí nghiệm Khoa Cơng Nghệ Sinh Học – Trường Đại Học Bình Dương,
nơi em đặt mơ hình và thực hiện nghiên cứu.
Mặc dù được sự giúp đỡ của nhiều người, nhưng với lượng kiến thức còn
hạn chế và thời gian giới hạn nên không thể không tránh khỏi thiếu sót. Em mong
nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ q Thầy cơ để bài báo cáo được
hồn thiện hơn cũng như nâng cao kiến thức của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 27 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trình Văn Thái

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



Từ viết tắt

Ý nghĩa

AEROTANK

Bể sinh học liên tục (Sequencing batch reactor)

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical oxygen demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand)

BTNMT

Bộ Tài Ngun Mơi trường

DO

Nồng độ Oxy hịa tan (Dissolved oxygen)

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

HRT


Thời gian lưu nước (Hydraulic retention time)

MBBR

Phương pháp xử lý sinh học có sử dụng giá thể bám dính
(Moving Bed Biofilm Reactor)

MLSS

Tổng chất rắn lơ lửng trong hệ bùn lỏng (Mixed liquor
suspended solids)

MLVSS

Tổng chất rắn bay hơi trong hệ bùn lỏng (Mixed liquor volatile
suspended solids)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

ii


TĨM TẮT
Cơng nghệ bùn sinh học hoạt tính truyền thống được sử dụng khá phổ biến
trong xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ này khá cũ kĩ và
hiệu suất xử lý của nó khơng cao. Nhược điểm chính của cơng nghệ này chính là
thời gian lắng bùn lâu, tốn diện tích xây dựng dẫn đến chi phí xử lý cao. Với

phương pháp xử lý sinh học có sử dụng giá thể bám dính (MBBR) có nguyên tắc
hoạt động dựa trên cả hai môi trường lơ lửng và bám dính mang lại hiệu quả cao
hơn. Trong MBBR trên lớp giá thể lơ lửng này sẽ hình thành lớp sinh khối bám trên
giá thể (màng biofilm) và trong lớp sinh khối này tồn tại cả 3 môi trường hiếu khí ở
ngồi, thiếu khí ở giữa và kị khí ở trong giúp cho q trình phân giải cơ chất để tổng
hợp sinh khối mới nhanh hơn do đó hiệu quả xử lý mang lại cao hơn. Nghiên cứu
được thực hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn tải trọng thích nghi 0,2
kgCOD/m3.ngày và giúp bùn bám lên giá thể. Ở giai đoạn này chính là quá trình
cho vi sinh vật làm quen với nước thải sinh hoạt và tạo lớp màng biofilm trên giá
thể K3 kết hợp xơ dừa. Giai đoạn thứ 2 chính là giai đoạn vận hành và khảo sát hiệu
quả xử lý COD trong nước thải sinh hoạt qua các tải trọng 0,5 kgCOD/m3.ngày, 1
kg COD/m3.ngày và 1,5 kgCOD/m3 .ngày với hiệu quả đạt được như sau: hiệu quả
xử lý COD qua cả 3 tải trọng thấp nhất là ở tải trọng 1,5 kg COD/m3.ngày đạt
84,4%, cao nhất là ở tải trọng 1 kg COD/m3.ngày đạt 85,3% COD đầu vào 356
mg/l. Tuy nhiên, sự chênh lệch về hiệu suất xử lý giữa các tải trọng không đáng kể
chứng tỏ vi sinh vật trong bể MBBR không bị ảnh hưởng nhiều bởi tải trọng.

iii


CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Việt Nam đang chuyển mình hịa nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng ngừng phát triển, và kết quả là kéo theo
đơ thị hóa. Dân số tăng nhanh nên các khu dân cư tập trung dần được quy hoạch và
hình thành. Bùng nổ dân số là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về
chất lượng môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư và hệ
sinh thái tự nhiên.
Ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt đang là vấn đề bức
xúc hiện nay. Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh

hoạt của cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui
chơi giải trí, cơ quan cơng sở..., các thành phần ơ nhiễm chính đặc trưng thường
thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nito, Photpho. Một yếu tố gây ơ nhiễm
nghiêm trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi
các vi sinh vật có trong phân. Ơ nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh
hoạt đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó vấn đề xử lý nước thải trước khi
thải ra môi trường chưa được áp dụng rộng rãi và hiệu quả. Hậu quả là nguồn nước
mặt bị ô nhiễm và nguồn nước ngầm cũng dần ơ nhiễm theo, tình trạng ngập nước
trên các tuyến đường, nước thải chảy tràn lan qua hệ thống sông ngịi, kênh rạch
ảnh hưởng đến cảnh quan mơi trường và cuộc sống của chúng ta.
Do đó, cần phải nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt là một vấn đề rất quan
trọng nhằm loại bỏ hết các chất độc hại trước khi xả ra môi trường, bảo vệ con
người và môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu và sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm xử lý các hợp chất hữu cơ
độc hại trong nước thải như: phương pháp hóa lý, phương pháp sinh học, phương
pháp cơ học, phương pháp hoá học... Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và
hạn chế nhất định về mặt kỹ thuật cũng như mức độ phù hợp với điều kiện kinh tế
của từng quốc gia.

iv


Đối với nước thải sinh hoạt hiện nay, công nghệ được sử dụng phổ biến là
phương pháp sinh học hiếu khí (Aerotank), hoạt động dựa vào vi sinh vật (bùn hoạt
tính) nhưng phương pháp này cịn nhiều hạn chế do cần diện tích lớn, thời gian lắng
lâu (Đỗ Thị Hà, 2011). Ngoài ra, để xử lý bể Aerotank cần thể tích cơng trình lớn và
chiếm nhiều mặt bằng dẫn đến chi phí xây dựng cơng trình và đầu tư thết bị nhiều,
chi phí cho năng lượng sục khí tương đối cao mà lại khơng có khả năng thu hồi
năng lượng, điều đặc biệt là hệ thống aerotank hiếu khí thơng thường không chịu
được những thay đổi đột ngột về tải trọng hữu cơ. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là phải

tìm được cơng nghệ mới hoặc cải tiến cơng nghệ cũ để có thể khắc phục những
nhược điểm của hệ thống Aerotank đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý của q trình.
Một trong những cơng nghệ được quan tâm hiện nay là công nghệ xử lý
nước thải bằng phương pháp MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor). MBBR là sự
kết hợp giữa aerotank và q trình sinh học bám dính lơ lửng. Nó khác với bể
aerotank thơng thường là bể được thêm các giá thể có khối lượng nhẹ nhưng lại
tăng bề mặt tiếp xúc của quá trình xử lý. Những giá thể này sẽ được vi sinh vật bám
dính tạo thành lớp màng Biofilm. Biofilm bao gồm các vi sinh vật, các hạt vật chất
và các polymer ngoại bào bám dính trên các vật liệu giá thể. Trong quá trình
MBBR, cơ chất (chất hữu cơ) được tiêu thụ trong màng sinh học. Những giá thể
chuyển động lơ lửng nhờ hệ thống sục khí cung cấp oxy cho nước thải (Nguyễn
Hịang Như, 2012).
Để tăng hiệu quả bám dính cho giá thể nên kết hợp thêm xơ dừa bên ngoài
giá thể K3 cho bể MBBR nhằm để hỗ trợ tăng sinh khối cũng như hiệu quả bám
dính, tiếp xúc bề mặt giữa vi sinh với cơ chất.
Từ những lý do trên, đề xuất nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải
sinh hoạt bằng mơ hình MBBR với giá thể K3 kết hợp xơ dừa” để nâng cao hiệu
quả xử lý chỉ tiêu COD của nước thải sinh hoạt.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt
thông qua chỉ tiêu COD bằng công nghệ MBBR với giá thể K3 kết hợp xơ dừa ở tải

2


trọng thích nghi 0.2 kgCOD/m3.ngày, 0.5 kgCOD/m3.ngày, 1 kgCOD/m3.ngày, 1.5
kgCOD/m3.ngày.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt.
Xây dựng mơ hình MBBR với giá thể K3 kết hợp xơ dừa ở phịng thí

nghiệm.
Vận hành mơ hình trong giai đoạn tải trọng chạy thích ghi 0.2
kgCOD/m3.ngày và chạy mơ hình ở các tải trọng 0.5 kgCOD/m3.ngày, 1
kgCOD/m3.ngày, 1.5 kgCOD/m3.ngày.
Thống kê kết quả, tính tốn hiệu quả xử lý và đưa ra nhận xét về khả năng xử
lý của mơ hình.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Xử lý nước thải sinh hoạt từ Xí nghiệp Xử lý nước thải Thủ Dầu Một bằng
mơ hình vi sinh hiếu khí MBBR ở quy mơ phịng thí nghiệm ứng với chỉ tiêu khảo
sát COD.
1.5. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm vào lý thuyết chung của q trình xử lý
nước thải sinh hoạt bằng phương pháp MBBR.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi xác định kết quả nghiên cứu, mơ hình MBBR có thể được ứng dụng
ngồi thực tế để xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu cũng làm tiền đề cho các nghiên cứu mở rộng ra đối với các loại
nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao từ một số lĩnh vực công nghiệp như: nước
thải từ lò mổ, nước thải từ bãi rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải chăn nuôi…

3


CHƢƠNG II: TỔNG QUAN
2.1. Nƣớc thải sinh hoạt
2.1.1. Giới thiệu chung về nƣớc thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… Lượng nước thải sinh hoạt của
một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ
thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào

hiệu quả cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các
trung tâm đơ thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại
thành lượng nước thải sinh hoạt tính trên đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành
thị và nơng thơn.
Nước thải được hình thành trong q trình sinh hoạt của con người, một số
hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn… cũng tạo ra
các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt được chia làm 2 loại:
-

Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm,
chủ yếu là các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.

-

Nước xám là nước thải phát sinh từ quá trình: rửa, tắm giặt, với thành
phần các chất ô nhiễm không đáng kể.

2.1.2. Thành phần tính chất nƣớc thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngồi ra
cịn có các thành phần vơ cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Ở
những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt khơng
được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Mức độ tác hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng và hiệu
quả xử lý các chất đặc biệt này.
Thành phần các chất trong nước thải sinh hoạt được trình bày trong hình 2.1.

4



(Nguồn: Phạm Lê Hồng Duy, 2012)
Hình 2. 1 Thành phần các chất trong nƣớc thải sinh hoạt
Chất lượng nước thải sinh hoạt chưa xử lý thông qua một số chỉ tiêu ô nhiễm
đặc trưng .
Bảng 2. 1: Thành phần nƣớc thải sinh hoạt khu dân cƣ

STT

Các thông số
ô nhiễm

Đơn vị

Giá trị ô
nhiễm

QCVN
14:2008/BTNMT,
(Cột A)

1

pH

-

6,8

5–9


2

BOD5

mg/l

110 - 400

30

3

TSS

mg/l

350 - 1200

50

4

Tổng Nito

mg/l

20 - 85

30


5

Tổng Photpho

mg/l

8

6

MPN/100ml

105 - 108

3000

6

Tổng
Coliform

(Nguồn: Công ty môi trường Ngân Khoa)

5


Bảng 2. 2 Các thành phần đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt
QCVN 14:
TT


Thông số

Đơn vị

Nồng độ

2008/BTNMT
A

B

1

BOD5 (200C)

mg/l

280

30

50

2

COD

mg/l

500


-

-

3

TSS

mg/l

170

50

100

4

Amoni

mg/l

55

5

10

5


Tổng Nito

mg/l

90

-

-

6

Tổng Photpho

mg/l

8

-

-

7

Coliforms

MPN/100ml

107 - 108


3000

5000

(Nguồn: Công ty CP môi trường công nghiệp xanh)
Bảng 2. 3 Các thành phần đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt xí nghiệp xử lý
nƣớc thải Thủ Dầu Một.
Chỉ tiêu

Đơn vị

Đầu vào

pH

-

6,97

Màu

Pt/Co

470

SS

mg/l


172

COD

mg/l

314

BOD5

mg/l

155,9

N tổng

mg/l

19,4

P tổng

mg/l

4,3

Cl-

mg/l


127,4

(Nguồn: Xí nghiệp xử lý nước thải Thủ Dầu Một)
Qua bảng trên cho thấy thành phần của nước thải sinh hoạt có lượng lớn các
chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (Nito, Photpho), các chất rắn lơ lửng cùng
với các vi khuẩn (có thể có cả các vi sinh vật gây bệnh). Phương pháp xử lý chính là
phương pháp sinh học.

6


2.1.3. Tác hại của nƣớc thải sinh hoạt
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại
trong nước thải gây ra:
-

COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng
lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến
hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ơ nhiễm q mức điều kiện yếm
khí có thể hình thành. Trong q trình phân hủy yếm khí sinh ra các
sản phẩm như: H2S, NH3, CH4… làm cho nước có mùi hôi thối và làm
giảm pH của môi trường.

-

SS: lắng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.

-

Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng

đến đời sống thủy sinh vật nước.

-

Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như
tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…

-

Ammonia, Photpho: đây là những nguyên tố đa lượng. Nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa (sự phát triển
bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp
vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào
ban ngày nồng độ oxy rất cao do q trình hơ hấp của tảo thải ra).

-

Màu: mất mỹ quan.

-

Dầu mỡ: gây mùi, khuếch tán oxy trên bề mặt.

2.1.4. Quy trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt hiện nay
 Quy trình xử lý Cơng ty TNHH E.U.C

7


Nước thải từ nhà

hàng

Nước thải
SCR
Hồ thu gom

Bể tách dầu

Chất thải rắn

Bể điều hịa

Máy thổi chìm

Bể Anoxic

Cánh khuấy

Bể Aerotank

Máy cấp khí

Nước tách pha

Bùn tuần hoàn

Bể lắng

Bể chứa bùn


Bể khử trùng

Chlorine

Xe hút bùn
Nguồn tiếp nhận QCVN
14:2008/BTNMT (cột A)

Hình 2. 2: Quy trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt nhà hàng
(Nguồn: Công ty TNHH E.U.C)

Thuyết minh quy trình xử lý:
Nước thải sinh hoạt từ các đơn vị dùng nước, từ ngăn lắng của các hầm tự
hoại theo cống dẫn vào hố thu có đặt song chắn rác thô, nhằm giữ lại các chất thải
rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…)
đồng thời làm giảm 4% lượng SS và BOD. Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn
rác được lấy định kỳ đem đổ bỏ. Sau đó, nước thải từ hố thu được bơm lên bể điều

8


hịa của hệ thống nhờ bơm nhúng chìm. Ngồi ra nước thải từ bồn tắm, bồn rửa, khu
văn phòng được đưa trực tiếp vào bể điều hòa.
Riêng nước thải nhà ăn được đưa qua đường ống dẫn riêng đến bể tách mỡ.
Tại bể tách mỡ, các giọt dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt nước, phần nước trong
được bơm vào bể điều hòa. Phần dầu nổi trên mặt nước được vớt định kỳ đem đổ bỏ
nơi quy định.
Bể điều hịa có nhiệm vụ điều hịa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các cơng trình đơn vị phía sau,
đồng thời phân hủy một phần các chất ơ nhiễm có trong nước thải (10% BOD). Hệ

thống phân phối khí đặt trong bể điều hịa nhằm cung cấp oxy và xáo trộn đều nước
thải trước khi vào các công trình xử lý phía sau.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ tự chảy vào cụm bể Anoxic và bể sinh
học. Bể Anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD,
nitrate hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể
bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa q trình xử lý thiếu khí – hiếu khí sẽ tận
dụng được lượng carbon khi khử BOD, do đó khơng phải cấp thêm lượng carbon từ
ngồi vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrate hóa, khử
NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Từ bể Anoxic, nước thải tự chảy vào bể hiếu khí Aerotank. Tại đây, các chất
hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Thiết bị thổi khí chìm được vận hành
liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi
khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính)
sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn
giản như CO2 và nước… theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí → H2O + CO2 + Sinh khối mới
Nước thải sau khi ra khỏi bể hiếu khí Aerotank sẽ chảy tràn qua bể lắng. Tại
đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng
này chủ yếu là vi sinh vật trơi ra từ bể hiếu khí Aerotank được bơm bùn chìm bơm
tuần hồn về bể hiếu khí Aerotank nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật. Phần bùn dư

9


được bơm về bể chứa bùn nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần bùn dư sẽ được
hút định kỳ đổ bỏ nơi quy định, phần nước tách pha được dẫn về bể điều hòa để tiếp
tục xử lý.
Phần nước trong sau khi qua bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng, hóa chất khử
trùng (dung dịch NaOCl 10%) được bơm hóa chất bơm đồng thời vào bể để xử lý
triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform… Nước thải sau khi qua bể khử

trùng đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột A và được xả ra cống thốt nước
chung.
 Quy trình xử lý nƣớc thải của Cơng ty TNHH công nghệ nƣớc và
môi trƣờng Đại Nam
Nước thải sinh hoạt

Song chắn rác

Bể lắng kết hợp tách
dầu mỡ
Bể điều hịa
Máy thổi
khí

Bể Aerotank

Bể lắng

Tuần
hồn bùn

Bể chứa bùn

Xử lý theo
quy định

Bể trung gian

Bể lọc


Bồn hóa chất
Khử trùng

Nguồn tiếp nhận
Hình 2. 3: Sơ đồ xử lý nƣớc thải 10
sinh hoạt của Công ty TNHH công
nghệ nƣớc và môi trƣờng Đại Nam


(Nguồn: Công ty TNHH công nghệ nước và môi trường Đại Nam)
Thuyết minh quy trình:
Nước thải sinh hoạt sẽ được qua hệ thống song chắn rác để loại bỏ các loại
rác thải cũng như các chất rắn có kích thước lớn để giúp cho q trình xử lý phía
sau được dễ dàng hơn.
Sau khi qua song chắn rác sẽ là bể lắng kết hợp tách dầu mỡ. Tại đây, các
chất rắn kích thước vừa và nhỏ mà khơng thể lọc được ở hệ thống song chắn rác sẽ
được lắng để loại bỏ thêm lần nữa, còn dầu mỡ cũng sẽ được tách ra. Chất thải sau
khi lắng và tách sẽ đi theo đường riêng đến bể chứa và được xử lý theo quy định
còn nước thải sẽ tiếp tục đi theo đường ống dẫn của hệ thống xử lý đi đến bể điều
hòa.
Tại bể điều hòa, nước thải được hòa trộn đồng đều trên tồn diện tích bể dưới
tác dụng khuấy trộn của cánh khuấy hoặc khơng khí, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn
và q trình phân hủy yếm khí gây ra mùi khó chịu. Bể điều hịa có chức năng điều
hòa lưu lượng với nồng độ nước thải đầu vào bể xử lý hợp khối. Bơm được lắp đặt
chìm trong bể điều hòa để đưa sang bể Aerotank.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể Aerotank, tại đây dưới tác dụng
của vi sinh vật các thành phần ô nhiễm trong nước thải sẽ được vi sinh vật sử dụng
làm dinh dưỡng cho nó để tổng hợp nên sinh khối mới của vi sinh vật.
Tiếp theo của hệ thống sau Aerotank là bể lắng nhằm ngăn tách phần nước
thải đã xử lý ở phía trên và phần sinh khối bùn sẽ được lắng lại ở phía dưới. Các

sinh khối này một phần sẽ đi theo con đường tuần hoàn bùn quay lại bể Aerotank để
xử lý một phần sẽ loại bỏ ra bể chứa để xử lý theo quy định.
Sau bể lắng là bể lọc, nước thải được bơm từ bể lắng qua bể lọc, tại đây cùng
với hệ thống lọc cát, sỏi của bể còn được bơm một lượng hóa chất khử trùng vừa đủ
nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước sau đó được đối chiếu với quy chuẩn
đầu ra và đưa ra nguồn tiếp nhận.
2.2. Tổng quan về công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt
2.2.1. Giới thiệu

11


Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ
các loại chất khơng tan đến các loại chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước,
việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và đưa vào
nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích
hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải. Các
phương pháp chính thường được sử dụng trong các cơng trình xử lý nước thải sinh
hoạt là: phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý và phương
pháp sinh học.
2.2.2. Phƣơng pháp cơ học
Các phương pháp cơ học thường được sử dụng gồm: lắng, trộn, tuyển nổi…
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng dựa vào các lực vật lý như lực trọng
trường, lực ly tâm… để tách các chất khơng hồ tan, các hạt lơ lửng có kích thước
đáng kể ra khỏi nước thải.
Ưu điểm: phương pháp tương đối đơn giản, mức chi phí thấp, hiệu quả xử lý
chất lơ lửng.
2.2.3. Phƣơng pháp hóa học
Các phương pháp hóa học gồm có: oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng
phân hủy các chất độc hại.

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các phản ứng hóa học giữa các chất ơ
nhiễm và hóa chất thêm vào.
Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, thường được dùng trong các hệ thống xử lý
nước khép kín.
Nhược điểm: Chi phí vận hành cao, khơng thích hợp cho các hệ thống xử lý
nước thải có quy mơ lớn.
2.2.4. Phƣơng pháp hóa lý
Các phương pháp hóa lý bao gồm: keo tụ, tuyển nổi, trao đổi ion, hấp phụ…
Bản chất của phương pháp này là áp dụng các q trình vật lý và hóa học để
đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động đến các chất ơ nhiễm, biến
đổi hóa học tạo thành các chất dễ xử lý và không gây ô nhiễm môi trường.

12


Phương pháp xử lý hóa lý có thể kết hợp với các phương pháp cơ học, hóa
học, sinh học.
2.2.5. Phƣơng pháp sinh học
Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có 5 nhóm chính:
-

Q trình hiếu khí.

-

Q trình thiếu khí.

-

Q trình kị khí.


-

Thiếu khí và kị khí kết hợp.

-

Q trình hồ sinh học.

Bản chất của phương pháp sinh học trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt,
là sử dụng hiệu quả sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân hủy các
chất hữu cơ, và các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Ưu điểm: rẻ tiền, sản phẩm phụ của q trình có thể tận dụng lảm phân bón
(bùn hoạt tính) hoặc tái sinh năng lượng (khí metan).
2.2.5.1. Xử lý sinh học sinh trƣởng lơ lửng
Q trình bùn hoạt tính là q trình sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật, chúng sống tập trung kết dính lại với nhau thành hạt bùn hoặc những bông
bùn với trung tâm là các chất nền rắn lơ lửng (40%), những bơng bùn hay hạt bùn
này cịn được gọi là bùn hoạt tính có kích thước khoảng từ 50 đến 200μm, màu
vàng nâu và dễ lắng. Chất nền trong bùn hoạt tính có thể đến 90% là phần chất rắn
của rong rêu, tảo. Những sinh vật sống trong bùn thường là vi khuẩn đơn bào hoặc
đa bào, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn, các động vật nguyên sinh và hạ đẳng, dịi,
giun, đơi khi là các ấu trùng sâu bọ, vai trị cơ bản trong q trình làm sạch nước
thải của bùn hoạt tính là vi khuẩn, có thể chia làm 8 nhóm:
1. Pseudomonas
2. Achrobacter
3. Enterobacteriaceae
4. Athrobacter bacillus
5. Alkaligenes - Achromobacter


13


6. Cytophaga - Flavobacterium
7. Pseudomonas - Vibrio aeromonas
8. Hỗn hợp các vi khuẩn khác: Ecoli, Micrococus.
Trong nước thải các tế bào của lồi Zooglea có thể sinh ra bao nhầy
xung quanh tế bào có tác dụng gắn kết các vi khuẩn các hạt lơ lửng khó lắng và các
chất gây mùi… và phát triển các hạt bông cặn. Các hạt bơng cặn này khi khuấy trộn
và thổi khí sẽ dần dần lớn lên do hấp phụ nhiều hạt rắn lơ lửng nhỏ, tế bào vi sinh
vật, nguyên sinh động vật và các chất độc. Trong bùn hoạt tính ln có động vật
nguyên sinh mà đại diện là Sarcodina, Mastigophora, Ciliata, Suctoria và vài loại
sinh vật phức tạp khác. Quan hệ giữa động vật nguyên sinh và vi khuẩn là quan hệ
“mồi – thú” thuộc cân bằng động chất hữu cơ – vi khuẩn – động vật nguyên sinh.
Khi bùn lắng xuống, hoạt tính bùn giảm gọi là “bùn già”. Hoạt tính của bùn có thể
được hoạt hóa trở lại bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cơ chất hữu cơ.
Phần lớn các vi sinh vật đều có khả năng xâm chiếm, bám dính trên bề mặt vật rắn
khi có cơ chất, muối khống và oxy tạo nên màng sinh học dạng nhầy có màu thay
đổi theo thành phần nước thải từ vàng xám đến nâu tối. Trên màng sinh học có chứa
hàng triệu đến hàng tỷ tế bào vi khuẩn, nấm men, và một số đông vật nguyên sinh
khác. Tuy nhiên, khác với hệ quần thể vi sinh vật trong bùn hoạt tính thành phần
lồi và số lượng các loài trong màng sinh học là tương đối đồng nhất. Cơng thức
bùn hoạt tính thường dùng trong các tính tốn là C5H7O2N.
Một số giống vi khuẩn chính có trong bùn hoạt tính và chức năng của
chúng khi tham gia xử lý nước thải được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2. 4: Một số vi khuẩn và chức năng của chúng
STT

Chức năng


Vi khuẩn

Phân hủy hydratcacbon, protein, các
1

Pseudomonas

chất hữu cơ… và khử nitrate

2

Arthrobacter

Phân hủy hydratcacbon

14


3

Bacillus

4

Cytophaga

Phân hủy hydratcacbon, protein…

Phân hủy các polymer


Tạo thành chất nhầy (polysaccarit),
5

Zooglea

chất keo tụ

6

Acinetobacter

7

Nitrosomonas

Nitrite hóa

8

Nitrobacter

Nitrate hóa

Tích lũy polyphosphate, khử nitrate

Sinh nhiều tiêm mao, phân hủy các
9

Sphaerotilus


10

Alkaligenes

11

Flavobacterium

12

13

14

15
16

chất hữu cơ

Phân hủy protein, khử nitrate

Phân hủy protein

Nitrococcus denitrificans

Khử nitrate (khử nitrate thành N2)

Thiobaccillus denitrificans

Acinetobacter


Khử nitrate (khử nitrate thành N2)

Hyphomicrobium

Desulfovibrio

Khử sulfate, khử nitrate

15


(Nguồn: Nguyễn Hoàng Như, 2012)
Bể phản ứng sinh học hiếu khí (Aeroten truyền thống):
Aeroten là cơng trình bê tơng cốt thép hình khối chữ nhật hoặc hình trịn,
cũng có trường hợp thiết kế bằng kim loại hình khối trụ. Thơng dụng nhất là bể
aeroten dạng khối hình chữ nhật. Nước thải chảy qua suốt chiều dài của bể và được
sục khí, khuấy đảo nhằm tăng cường lượng oxy hịa tan và tăng cường q trình oxy
hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ còn chứa phần
lớn các chất hữu cơ hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào aeroten. Các chất lơ lửng
này là số chất rắn và có thể là các chất hữu cơ dạng chưa phải hòa tan. Các chất lơ
lửng làm nơi để vi sinh vật bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển dần thành các
hạt bông cặn. Các hạt này dần to và lơ lửng trong nước, chính vì vậy phương pháp
này gọi là quá trình xử lý với sinh trưởng lơ lửng của quần thể vi sinh vật. Các bơng
cặn này chính là bùn hoạt tính, chúng có màu nâu sẫm, chứa các chất hấp phụ trong
nước thải là nơi cư trú cho các vi khuẩn cùng các vi sinh vật bậc thấp khác. Hợp
chất hữu cơ hòa tan là hợp chất dễ phân hủy nhất. Ngồi ra có các hợp chất khó
phân hủy, hoặc hợp chất chưa hịa tan, khó hịa tan ở dạng keo – các hợp chất này
có cấu trúc phức tạp cần được vi khuẩn tiết ra enzym ngoại bào, phân hủy thành các
chất đơn giản rồi thẩm thấu qua màng tế bào và bị oxy hóa tiếp thành sản phẩm

cung cấp vật liệu cho các tế bào hoặc sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước.
Bể Aeroten kết hợp lắng hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR -Sequencing
Batch Reactor):

16


Hình 2. 4: Các giai đoạn trong bể Aeroten kết hợp lắng hoạt động gián đoạn
(SBR
-Sequencing
Batch
Reactor)
Giai đoạn hoạttheo
độngmẻ
diễn
ra trong
một ngăn
bể bao
gồm: làm đầy nước thải,
thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư. Đầu tiên, nước thải cho vào bể
trộn với bùn hoạt tính lưu lại từ chu kỳ trước. Sau đấy, hỗn hợp nước thải và bùn
được sục khí với thời gian thổi khí theo yêu cầu. Q trình diễn ra gần với điều kiện
trộn hồn tồn và các chất hữu cơ được oxy hố trong giai đoạn này. Bùn để lắng
trong điều kiện tĩnh, nước trong nằm phía trên lớp bùn được xả ra khỏi bể. Lượng
bùn dư được hình thành trong quá trình thổi khí xả ra khỏi ngăn bể, các ngăn bể
hoạt động lệch pha để đảm bảo cho việc cung cấp nước thải lên trạm xử lý nước thải
liên tục. Cơng trình SBR hoạt động gián đoạn, theo chu kỳ. Các quá trình trộn nước
thải với bùn, lắng bùn cặn…, diễn ra gần giống điều kiện lý tưởng nên hiệu quả xử
lý nước thải cao. BOD của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 50 mg/L, hàm
lượng cặn lơ lửng từ 10 - 45 mg/L và NH3-N khoảng từ 0,3 - 12 mg/L. Bể aeroten

hoạt động gián đoạn theo mẻ làm việc không cần bể lắng đợt hai. Trong nhiều
trường hợp, có thể bỏ qua bể điều hồ và bể lắng sơ cấp. Hệ thống aeroten hoạt
động gián đoạn (SBR) có thể khử được nitơ và photpho do có thể điều chỉnh được
các q trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí trong bể bằng việc thay đổi chế độ cung
cấp oxy. Chu kỳ hoạt động của ngăn bể được điều khiển bằng rơle. Trong ngăn bể
được bố trí hệ thống vớt váng, thiết bị đo mức bùn.
2.2.5.2. Xử lý sinh học sinh trƣởng bám dính
Q trình sinh trưởng bám dính hay còn gọi là màng sinh học như
những phương pháp xử lý sinh học khác có một lịch sử lâu dài. Màng sinh học bao
gồm các vi sinh vật, hạt vật chất, và các polymer ngoại bào bám dính trên các vật
liệu giá thể. Các vật liệu giá thể này có thể là nhựa, đá hoặc các vật liệu khác. Đối
với q trình sinh trưởng bám dính, cơ chất được tiêu thụ trong màng sinh học. Độ
dày của lớp màng sinh học tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của vi sinh vật và

17


các điều kiện thủy động lực học của hệ thống. Một lớp phim chất lỏng (lớp khuếch
tán) chia tách màng sinh học với khối chất lỏng chảy trên bề mặt của màng sinh học
hoặc được xáo trộn bên ngoài lớp phim. Cơ chất, oxy và chất dinh dưỡng khuếch
tán qua các lớp phim chất lỏng này để đến lớp màng sinh học, và các sản phẩm của
quá trình phân huỷ sinh học từ màng sinh học được đưa vào khối chất lỏng sau khi
khuếch tán qua lớp phim.
Bể phản ứng màng sinh học cho nhiều ưu điểm hơn các hệ thống sinh
trưởng lơ lửng truyền thống. Một đặc tính quan trọng của các hệ thống màng sinh
học là có khả năng chịu đựng điều kiện sốc tải. Những vật liệu giá thể với khả năng
hấp phụ hoặc trao đổi ion cho phép nó trở thành chất đệm nếu nồng độ của chất độc
hại vượt quá khả năng chịu đựng của các vi sinh vật. Hơn nữa, quá trình sinh trưởng
bám dính có thể xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp. Thông thường đối với hệ
thống bùn hoạt tính, nếu giá trị BOD của nước thải thấp hơn 50 – 60 mg/l, nó sẽ ảnh

hưởng đến sự hình thành và phát triển của bùn.Tuy nhiên với các quá trình sinh
trưởng bám dính thì giá trị BOD5 của nước thải có thể giảm xuống thấp từ 20 – 30
mg/l đến 5 – 10 mg/l.
Ngồi ra, q trình sinh trưởng bám dính cịn dễ dàng quản lý và có
thể cắt giảm chi phí. Hơn nữa, trong q trình bùn hoạt tính truyền thống, MLVSS
thường có thể duy trì từ 1,500 – 3,000 mg/l trong bể hiếu khí, và bùn được giữ ở
trạng thái lơ lửng hồn tồn. Do đó, nếu tải trọng hoặc hoặc nồng độ chất hữu cơ
được nạp vào quá cao, nó sẽ là nguyên nhân làm vi sinh vật chết và sinh khối khối
bị trơi ra ngồi hoặc làm giảm hiệu quả lắng, dẫn đến chất lượng nước đầu ra giảm.
Ngược lại, quá trình sinh trưởng bám dính có thể duy trì nồng độ sinh khối cao do
các vi sinh vật được bám trên bề mặt của vật liệu hỗ trợ. Hàm lượng MLVSS tối đa
có thể đạt đến nồng độ 22,000 mg/l đến 150,000 mg/l, gấp 7 – 20 lần so với q
trình bùn hoạt tính truyền thống. (Nguồn: Phạm Lê Hồng Duy, 2012)
Q trình sinh trưởng bám dính có thể được chia thành hai nhóm cơ
bản sau:

18


Q trình sinh trƣởng bám dính khơng ngập nƣớc.
Cánh quay
phân phối nước

Mái che

Hệ thống

Khí dịng
vào


Khí

Nước đã xử lý

Dịng ra
Bể lắng

Tuần hồn
Bùn
Bơm
Hình 2. 5: Tháp lọc sinh học
Phương pháp này hoạt động sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ
(hoặc biến đổi các chất vô cơ) thành CO2, nước và muối. Trong đó vi sinh vật cố
định dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu đệm tạo thành lớp màng biofilm.
Những loại vật liệu lọc thường được sử dụng như than bùn, thạch anh, than đá…
Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm như rất nhạy cảm với nhiệt độ, dễ
bị tắc nghẽn, không khống chế được q trình thơng khí dễ bốc mùi. (Bài giảng Kỹ
thuật xử lý nước thải – Lâm Vĩnh Sơn).

19


Quá trình sinh trƣởng ngập nƣớc
Máng phân phối nước
thải
Máng thu nước

Lưới chắn
Ống phân
phối nước rửa


Vật liệu lọc
Ống xả
nước rửa

Máy
cung cấp
khí

Khe hỡ để
lớp vật
liệu dãn
nở
Ống phân
phối khí

Hình 2. 6: Bể sinh học bám dính trên giá thể ngập nƣớc
Từ những năm 1970 đến 1980, các loại bể áp dụng quá trình phát triển dính
bám ngập nước đã được ứng dụng rộng rãi trong cơng nghệ xử lý nước thải. Trong
đó bao gồm các bể vi sinh dính bám cố định (Fixed-Bed Reactor), các bể vi sinh
dính bám trên giá thể di động và bể vi sinh dính bám dạng tầng sơi (fluidized-bed
reactors). Đặc điểm của loại quá trình này là diện tích sử dụng nhỏ. Ngồi ra, đối
với các bể áp dụng q trình phát triển dính bám ngập nước hồn tồn, ngồi khả
năng loại bỏ BOD, cịn có thể áp dụng để thực hiện q trình Nitrat hóa và khử
Nitrat khi áp dụng theo sau cơng nghệ bùn hoạt tính lơ lửng hoặc dính bám khác.
Bên cạnh đó nó cũng có một số nhược điểm như:

20



-

Dễ tắc nghẽn sau một thời gian vận hành → Hệ thống hoạt động
khơng ổn định, tốn chi phí cho việc bảo trì và sửa chữa.

-

Hệ thống phải định kỳ bảo trì (vệ sinh) cho lớp giá thể vi sinh, để
tránh hiện tượng tắc nghẽn trong quá trình vận hành.

Để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hệ thống xử lý nước thải thường phải có,
đồng thời khắc phục những nhược điểm của các công nghệ truyền thống đang áp
dụng, cơng nghệ bùn hoạt tính dạng dính bám trên tầng giá thể di động (Moving
Bed Biofilm Reactor - MBBR) đã được lựa chọn nghiên cứu.
2.3. Tổng quan về công nghệ MBBR - Moving Bed Biofilm Reactor
2.3.1. Giới thiệu về cơng nghệ MBBR
MBBR có thể được thiết kế cho các cơ sở mới để loại bỏ BOD/COD hoặc
loại bỏ nitơ từ các dòng nước thải. Hiện tại các nhà máy áp dụng cơng nghệ bùn
hoạt tính có thể được nâng cấp để có thể khử nitơ và phospho hoặc BOD/COD ở
lưu lượng lớn. Các vi khuẩn ni cấy tiêu hóa các chất hữu cơ hòa tan, từng bước
trưởng thành trong mơi trường đó.
MBBR là một dạng của q trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bởi lớp
màng sinh học (biofilm). Trong quá trình MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên
giá thể lơ lửng trong lớp chất lỏng của bể phản ứng. Những giá thể này chuyển
động được trong chất lỏng là nhờ hệ thống sục khí cung cấp oxy cho nước thải.
Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá
trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động giống
như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong tồn bộ thể tích bể. Đây là quá trình
xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá mang mà những giá
mang này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong bể phản ứng

được đặt ở cửa ra của bể. Bể MBBR không cần quá trình tuần hồn bùn giống như
các phương pháp xử lý bằng màng biofilm khác, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính trong bể, bởi vì sinh khối ngày
càng được tạo ra trong quá trình xử lý.

21


2.3.2. Khái niệm
MBBR là một dạng của quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bởi lớp
màng sinh học. Trong q trình đó lớp màng biofilm phát triển trên giá thể lơ lửng
trong lớp chất lỏng trong bể phản ứng.
Công nghệ này được phát triển tại Norway (Thụy Điển) vào cuối những năm
1980 và được sử dụng rộng rãi trên nhiều nhà máy của các nước trên thế giới. Trong
những năm 1980, người ta sử dụng MBBR để loại bỏ Nitơ của nguồn thải thải ra
Biển Bắc. Kỹ sư và quá trình nghiên cứu sinh ở Thụy Điển nhận ra rằng trong nhiều
trường hợp cần có một quá trình sinh học với nồng độ sinh khối cao để tăng hiệu
quả xử lý và giảm chi phí (Odgaard và cộng sự, 1991).
Công nghệ MBBR được áp dụng để xử lý cho cả nước thải công nghiệp,
nước thải đô thị và nước thải sinh hoạt. Trong đó, phổ biến nhất là được sử dụng để
nâng cấp chất lượng nước sau xử lý cho các hệ thống xử lý nước thải, với mục tiêu
đạt tiêu chuẩn xả thải hoặc tăng tải lượng. Hiện tại, công nghệ MBBR đã được áp
dụng trên 16 quốc gia trên thế giới với hơn 300 công trình được xây dựng.
2.3.3. Ngun lý hoạt động
Cơng nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của q
trình xử lý bùn hoạt tính. Bể MBBR hoạt động giống như ngun lý của bể hiếu khí
thơng thường nhưng nó kết hợp với giá thể lơ lửng được bám trong bể.
Bể MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.

22


Hình 2. 7: Mơ tả q trính xử lý MBBR


×