Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa từ THỰC TIỄN TỈNH cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 70 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
--------

TƠ TỒN VẸN
MSHV: 17001225

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

Bình Dương, tháng 11 năm 2020


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
--------

TƠ TỒN VẸN
MSHV: 17001225

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÌNH

Bình Dương, tháng 11 năm 2020


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.

Lý do nghiên cứu ............................................................................................ 1

2.

Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4

5.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4

6.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4

7.

Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 5

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ ........................................................................... 6
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................ 6
1.1

KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................... 6

1.1.1

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................... 6

1.1.2

Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 7

1.1.3

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................... 10

1.1.4


Ưu điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa. ......................................................... 11

1.1.5

Hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. .................................................. 13

1.2

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH .................................................................................................... 14
1.3
VỪA.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
17

1.3.1

Khái niệm Chính sách hỗ trợ DNNVV .................................................... 17

1.3.2

Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ......... 17

1.3.2.1 Chính sách tín dụng ................................................................................... 18
1.3.2.2 Chính sách thuế ......................................................................................... 19
1.3.2.3 Chính sách đất đai ..................................................................................... 19
1.3.2.4 Chính sách xúc tiến thương mại ................................................................ 19



iv

1.3.2.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực ...................................................... 20
1.3.3

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp SME .................................................... 20

1.3.3.1 Hỗ trợ thông tin ......................................................................................... 20
1.3.3.2 Hỗ trợ tư vấn .............................................................................................. 20
1.3.3.3 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 21
1.3.3.4 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh ................ 22
1.3.3.5 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ............................ 22
1.3.3.6 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị 24
1.4

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO
TỈNH CÀ MAU. ............................................................................................................ 26
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ các tỉnh lân cận. ........ 26
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Vĩnh Long: ..................................................................... 26
1.4.1.2 Kinh nghiệm của Cần Thơ: ........................................................................ 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN ................... 32
TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 .................................................................. 32
2.1


THỰC TRẠNG DNNVV VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2019. ................ 32

2.2

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT

TRIỂN DNNVV Ở ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU. ........................................................... 33
2.2.1

Chính sách tín dụng.................................................................................. 33

2.2.2

Chính sách thuế ........................................................................................ 39

2.2.3

Chính sách xúc tiến thương mại .............................................................. 42

2.2.4

Chính sách phát triển nguồn nhân lực.................................................... 43

2.2.5

Chính sách đất đai .................................................................................... 46

2.2.6

Kết luận thực trạng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Cà Mau.................. 48



v

2.3

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN CÀ

MAU GIAI ĐOẠN 2014-2019. ..................................................................................... 49
2.3.1

Nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách ......................... 49

TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............................................................................... 52
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ................................................................................ 52
3.1

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ........................................................ 52

3.2

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY CHO DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................................................... 53
3.3

CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ


VỪA TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH ................................................................ 54
3.4

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI .......................... 55

3.5

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC, HỖ TRỢ DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG ...................................................... 57
3.6

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI VÀ MẶT BẰNG KINH DOANH

CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................................................... 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 63


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Y nghĩa

Ký hiệu

1


DN

Doanh nghiệp

2

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3

NHNN

Ngân hàng nhà nước

4

NHTM

Ngân hàng thương mại

5

TCTD

Tổ chức tín dụng

6


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

7

TTLT

Thông tư liên tịch

8

BKHĐT

Bộ Kế hoạch Đầu tư

9

BTC

Bộ Tài chính

10

QH

Quốc hội

11


TTg

Thủ tướng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trị lớn trong việc phát triển kinh
tế xã hội của các nước. Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phép
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn
vốn, công nghệ và thị trường; tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp
phần chuyển dịchcơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho
các doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống….
Với số lượng đông đảo, chiếm tới hơn 96% tổng số doanh nghiệp, tạo
công ăn việc làm cho gần một nữa số lao động trong các doanh nghiệp, đóng
góp đáng kể vào GDP và kim ngạch xuất khẩu của các nước, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang khẳng định vai trị khơng thể thiếu của
mình trong q trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thực tế cho thấy DNNVV trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang phát triển
nhưng cịn nhiều hạn chế và khó khăn.
Việc tiếp cận với nguồn vốn còn nhiều gian nan. Doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Cà Mau chủ yếu là DNNVV, tiềm lực tài chính yếu, các dự án
quy mơ nhỏ, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp, khả năng đáp ứng các yêu cầu
về tài sản đảm bảo còn hạn chế. Điều đó gây nên hệ quả là doanh nghiệp
khơng tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại.
Lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, do những năm qua chi phí liên tục bị cắt giảm, đầu tư cơng bị hạn chế.

DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản ngày càng bị
cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là tại thị trường EU; doanh nghiệp cũng phải đối
mặt với các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu; khả năng cạnh tranh
của các sản phẩm của doanh nghiệp cịn chưa cao.
Thị trường ln ln biến động, phần lớn hàng hóa được tiêu thụ nội
tỉnh; quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp cịn theo kiểu truyền thống hộ gia
đình, trình độ quản trị doanh nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển hiện nay.


2

Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang đối mặt với tình
trạng nợ phải thu lớn, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, năng suất giảm,
hàng hóa khơng nơi tiêu thụ… kéo theo hệ lụy là nợ vay ngân hàng càng
tăng. Chi phí sản xuất tăng. Các dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
trong các khu cơng nghiệp triển khai chậm, cơng tác giải phóng mặt bằng
còn nhiều vướng mắc.
Đề tài về doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, và các nhà hoạch định chính sách trong
những năm gần đây. Đã có nhiều sách, báo và các cơng trình nghiên cứu về
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên việc áp dụng cho các doanh nghiệp ở
Cà Mau còn một số hạn chế.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện chính
sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”
đã được chọn để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong
việc tìm ra thực trạng và giải pháp để phát triển các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, do tính chất cấp thiết và quan trọng của vấn đề

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đã có một số chương trình nghiên cứu
khá quy mơ ở cấp Bộ, Ngành và của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, các đề tài đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó như lao động, cơng
nghệ, tài chính... và có những đánh giá sơ lược về năng lực cạnh tranh của
các DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Trần Ngọc Ca (2000) chủ biên sách tham khảo “Quản lý đổi
mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV” đã có
bàn các vấn đề lý luận về quản lý và đổi mới doanh nghiệp.
Lê Thế Đức (2017), “Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam” đã bàn về những chính sách hồn thiện và định hướng
phát triển DNNVV ở Việt Nam.


3

Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2014) với đề tài "Chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh" cho thấy mặc dù các chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp có đưa ra xong cịn quy định chung chung, thiết kế chưa
thật sự phù hợp với đối tượng DNNVV. Tác giả có đưa ra một số giải pháp,
trong đó cần tăng cường kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, đặc
biệt chú trọng nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, một trong
những vấn đề doanh nghiệp rất cần.
Như vậy, vấn đề liên quan đến DNNVV đã được nhiều tác giả nghiên
cứu, thể hiện trong nhiều loại cơng trình. Định nghĩa, phân loại, thực trạng,
giải pháp… của các DNNVV đã được nhiều tác giả phân tích kỹ lưỡng. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, ở mỗi thời điểm khác nhau và với bối
cảnh khác nhau, khi bàn về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV thì ln
phát sinh những vấn đề mới mà các nghiên cứu trước chưa phát hiện hết hoặc
chưa có đủ dữ liệu về mặt thời gian để phân tích, đánh giá.
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu đó, tác giả đã chọn vấn đề nghiên

cứu là Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà
Mau trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tránh trùng lặp và đóng
góp thêm vào cách nhìn nhận vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách hỗ trợ DNVVN ở Cà Mau, từ đó Đưa ra những giải pháp chủ yếu
nhằm hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong thời
gian tới.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Phân tích thực trạng áp dụng chính sách hỗ trợ DNVVN ở Cà Mau,
+ Phân tích những mặt đạt được, những hạn chế và tìm ra nguyên
nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện các chính
sách hỗ trợ DNVVN ở Cà Mau,
+ Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm hồn thiện chính sách
hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.


4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV
và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV.
 Phân tích, đánh giá thực trạng các chương trình, chính sách hỗ trợ phát
triển DNNVV của Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Cà Mau.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát
triển DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV tại Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về khơng gian, luận văn nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển
DNNVV trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Về thời gian, giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến
2019.
+ Về nội dung, tập trung vào các chính sách: tín dụng, thuế, xúc tiến
thương mại, đất đai, phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển DNNVV
của Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi
xem xét, đánh giá từng vấn đề trong thời điểm cụ thể. Đồng thời dựa trên
quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về
những vấn đề liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp cụ thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu là
phương pháp thu thập dữ liệu kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập từ các văn bản
luật, sách, giáo trình, các cơng trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên


5

quan 6 đến DNNVV, báo cáo hàng năm của Hiệp hội DNNVV, số liệu từ
Tổng cục Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam… có giá trị trong việc đưa
ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn
cũng như đáp ứng tính thực tiễn.
Phương pháp phân tích: Dựa trên những số liệu và thông tin đã thu
thập được trong phương pháp thu thập số liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa

những dữ liệu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra, phân tích các mặt
trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV hiện nay ở Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, ta
phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung; tìm ra được
bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Đó là cách mà tác giả
đã thực hiện để có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố
cấu thành của một vấn đề. Trong phần nghiên cứu của mình, sau khi phân
tích làm rõ những chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, tác giả cố gắng tổng
hợp lại những kết quả của công tác này đối với sự phát triển của DNNVV.
Từ đó có thể đánh giá hiệu quả của chính sách. Việc sắp xếp các thơng tin,
các nội dung theo trình tự nhất định, ở đây là trình tự song hành (các nội
dung có vai trị tương đương nhau) và trình tự thời gian (các sự việc nào diễn
ra trước đước sắp xếp trước, sự việc diễn ra sau được sắp xếp phía sau), giúp
cho việc nghiên cứu trở nên logic và dễ dàng hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày trong ba chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản và Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV
Chương 2: Thực trạng Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Cà Mau
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Cà
Mau


6

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1


Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Khái niệm doanh nghiệp
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau của các quốc gia trên thế giới
thì mức độ đóng góp cho nền kinh tế của các doanh nghiệp là khác nhau.
Tuy nhiên, để phát triển kinh tế của mỗi nước trong giai đoạn hiện nay, thì
doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ ở giao dịch,
được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh (theo Luật Doanh nghiệp năm 2005).
 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ bé
về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia
thành ba loại cũng căn cứ vào quy mơ đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế
giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10
người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và
nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao
động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác
định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:
 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không
quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.


7


 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao
động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người v à tổng
doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3
tỷ đồng.
 Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
bình qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá
50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh
thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ
đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1
Điều này.
 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
bình qn năm khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá
200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải
là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 100 người và tổng
doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá
100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này
1.1.2

Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đặc điểm của các DNNVV xuất phát trước hết từ chính quy mơ của


doanh nghiệp. Cũng như các DNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ,
DNNVV Việt nam cũng có những đặc điểm tương tự như ở các quốc gia
khác. Ngoài ra, do đặc trưng riêng của nền kinh tế đang trong giai đoạn


8

chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa nên các DNNVV Việt nam cịn có những đặc điểm
riêng. Những đặc điểm cơ bản của các DNNVV Việt nam thể hiện như sau:
- Các DNNVV ở Việt nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều
hình thức tổ chức doanh nghiệp, bao gồm từ doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp và các công ty tư nhân đến hợp tác xã. Trong một thời gian dài, các
doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau khơng được đối xử bình đẳng,
bị phân biệt đối xử. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh
của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo ra những điểm xuất phát
về tiếp cận nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay vốn ngân
hàng…).
- Là những doanh nghiệp có quy mơ vốn và lao động nhỏ, vì vậy
DNNVV thường có điểm mạnh là dễ khởi sự và tính linh hoạt cao, có các lợi
thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên,
đây thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Đặc điểm này đã làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong q trình
hoạt động của mình do khơng có các lợi thế kinh tế theo quy mơ. Mặt khác,
do rất dễ khởi nghiệp nên DNNVV cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong
kinh doanh. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, càng nhiều
DNNVV ra đời thì cũng càng có nhiều DNNVV bị phá sản.
- Khả năng quản lý hạn chế: các chủ doanh nghiệp thường là những kỹ
sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ
vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên

mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa
các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ doanh
nghiệp đều không được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào, thậm
chí chưa qua một khóa đào tạo nào.
- Trình độ tay nghề của người lao động thấp: các chủ DNNVV không
đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê những


9

người lao động có tay nghề cao do hạn chế về tài chính. Bên cạnh đó, định
kiến của người lao động cũng như của những người thân của họ về khu vực
này vẫn cịn khá lớn. Người lao động ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí
hạn hẹp vì vậy trình độ thấp và kỹ năng thấp. Ngồi ra, sự không ổn định khi
làm việc cho các DNNVV, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này
cũng tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho
khu vực này. Do vậy, DNNVV hiện nay rất thiếu nguồn lực để thực hiện các
ý tưởng kinh doanh lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công
cộng.
- Khả năng về cơng nghệ thấp do khơng đủ tài chính cho nghiên cứu
triển khai. Nhiều DNNVV có những sáng kiến cơng nghệ tiên tiến nhưng
khơng đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên khơng thể hình thành
cơng nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua với giá rẻ. Tuy nhiên, các
DNNVV rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của
dây truyền công nghệ thường thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới
cơng nghệ phù hợp với quy mơ của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu.
Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới cơng nghệ và tạo nên sự khác
biệt về sản phẩm để các DNNVV có thể tồn tại trên thị trường.
- Các DNNVV Việt nam thường sử dụng chính những diện tích đất

riêng của mình làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh và rất khó th được các
mặt bằng sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp này rất khó khăn trong việc mở
rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô của doanh nghiệp được mở rộng. Một
số doanh nghiệp thuê được đất thì gặp nhiều trở ngại trong việc giải phóng
mặt bằng và đền bù.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước
ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những doanh
nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing
khơng có và họ cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó,
quy mơ thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi
địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.


10

Tuy nhiên, DNNVV lại rất có lợi thế trong việc khai thác các nguồn
lực sẵn có của địa phương, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động,
DNNVV có những tác động tích cực trong việc tạo ra việc làm cũng như
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư tại địa phương hoặc duy
trì và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, việc phát triển
DNNVV cịn có lợi ích như giảm khoảng cách giữa người giàu và người
nghèo, giảm sự cách biệt giữa thành thị và nơng thơn, qua đó góp phần làm
giảm tệ nạn xã hội và giúp Chính phủ giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội
khác.
1.1.3

Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa

 DNNVV đóng góp vào tăng trưởng GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo cơng ăn việc làm

Các DNNVV ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số
lượng DN ngày càng nhiều và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành,
các lĩnh vực và địa phương. Các DNNVV Việt Nam hiện nay đóng góp
khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp,
78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, tốc
độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNNVV cũng thường cao hơn so với
các khu vực DN khác.
Việc nhiều DN, chủ yếu là các DNNVV được thành lập tại các vùng
nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ
giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Hiện nay trong khi rất nhiều DN đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn
nhàn rỗi trong dân cư cịn nhiều nhưng khơng huy động được. Khi chính
sách tài chính tín dụng của Chính phủ và các ngân hàng chưa thực sự gây
được niềm tin đối với những người có vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư thì
nhiều DNNVV đã tiếp xúc trực tiếp với người dân và huy động được vốn để


11

kinh doanh, hoặc bản thân chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh,
thành lập DN.
Các DNNVV còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xố đói giảm
nghèo. Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực
lượng lao động tăng nhanh, quy mơ vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển
DNNVV ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Khơng thể phủ nhận vai trò quan trọng của các
DN lớn trong việc tạo ra việc làm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các DNNVV
lại là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

 . DNNVV làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Sự ra đời của các DNNVV đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh
tế. Với sự tồn tại của nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ
làm giảm tính độc quyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh, phải
liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình,
các DNNVV cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với các cơng ty lớn, các
tập đồn xun quốc gia. Đồng thời nhiều DNNVV cịn đóng vai trị là vệ
tinh cho các DN lớn, thúc đẩy quá trình chuyên mơn hố và phân cơng lao
động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNNVV cũng như của
DN hợp tác.
 DNNVV đóng góp vào q trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới
Với sự linh hoạt của mình, các DNNVV là người đi tiên phong trong
việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng như sáng kiến về kỹ
thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các DNNVV thường xuyên phải cải tiến
công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành cơng. Mặc dù không
tạo ra được những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhưng nó là
những tiền đề cho sự thay đổi về công nghệ.
1.1.4

Ưu điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 Với quy mô vừa và nhỏ, các DN này rất linh hoạt, ứng biến nhanh

nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện sử
dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau như thủ cơng, nửa cơ khí, cơ khí để sản


12

xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có
thu nhập khác nhau.

 Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn.
Thông thường, để thành lập một DNNVV chỉ cần vốn đầu tư ban đầu không
lớn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng vừa phải. Đặc điểm này
làm cho DNNVV năng động, phát triển ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề; nó
lấp vào khoảng trống, thiếu vắng của các DN lớn, tạo điều kiện cho nền kinh
tế quốc dân khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành
mạnh hơn.
 Là trụ cột của kinh tế địa phương, nếu như các DN lớn thường đặt cơ
sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp
các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản
lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
 Khai thác và huy động các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa
phương và các nguồn tài chính của dân cư trong vùng. Việc thành lập các
DNNVV khơng địi hỏi q nhiều vốn, nhất là với DN quy mơ nhỏ. Điều đó
sẽ tạo cơ hội cho đơng đảo dân cư có thể tham gia đầu tư. Việc đẩy mạnh
phát triển các loại hình DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả trong
việc huy động vốn sử dụng các khoản tiền đang phân tán, nằm im trong dân
cư thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
 Có khả năng hợp tác với các DN lớn. Quá trình thay đổi nhanh chóng
về cơng nghệ trong những năm qua cùng với cơng cuộc đổi mới nền kinh tế ở
Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố đã thúc đẩy sự hợp tác và kết hợp chặt
chẽ giữa các cộng đồng DN: lớn, nhỏ và vừa dưới nhiều hình thức khác nhau
như liên kết DN theo hình thức mạng lưới thơng qua quan hệ trao đổi thông
tin, quan hệ giao dịch thương mại, quan hệ thầu phụ công nghiệp, quan hệ
mạng lưới phân phối tiêu thụ hàng hố…; liên kết DN theo hình thức cụm
công nghiệp, khu công nghiệp dựa trên yếu tố gần gũi về địa lý giữa các DN
trong cùng một khu vực; liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh chiến


13


lược, tạo điều kiện cho các DNNVV nâng cao trình độ quản lý và phát triển
được năng lực công nghệ.
 Có khả năng hợp tác với các DN lớn. Quá trình thay đổi nhanh chóng
về cơng nghệ trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế ở
Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố đã thúc đẩy sự hợp tác và kết hợp chặt
chẽ giữa các cộng đồng DN: lớn, nhỏ và vừa dưới nhiều hình thức khác nhau
như liên kết DN theo hình thức mạng lưới thông qua quan hệ trao đổi thông
tin, quan hệ giao dịch thương mại, quan hệ thầu phụ công nghiệp, quan hệ
mạng lưới phân phối tiêu thụ hàng hoá…; liên kết DN theo hình thức cụm
cơng nghiệp, khu cơng nghiệp dựa trên yếu tố gần gũi về địa lý giữa các DN
trong cùng một khu vực; liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh chiến
lược, tạo điều kiện cho các DNNVV nâng cao trình độ quản lý và phát triển
được năng lực công nghệ.
1.1.5

Hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Quy mơ vốn và năng lực tài chính.
Quy mơ vốn và năng lực tài chính của nhiều DNNVV cịn rất nhỏ bé,
vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Do đó, tính khả thi của những
định hướng chiến lược mở rộng sản xuất, nâng cấp quy trình cơng nghệ bị
hạn chế và làm cho các DN ít chủ động tính đến các phương án này. Hậu quả
làm cho các DNNVV dễ bị lún sâu hơn vào tình trạng tụt hậu.
 Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ
Khả năng về cơng nghệ thấp do khơng đủ tài chính cho nghiên cứu
triển khai. Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng
đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Nhiều DNNVV vẫn sử
dụng đan xen các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến,
do vậy, làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích,

đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.
 Nguồn nhân lực
Phần lớn các DN phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động chứ
không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung,


14

điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết
khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Năng suất lao động chỉ ở mức trung
bình và thấp, chủ yếu là lao động thủ cơng, tác phong lao động cơng nghiệp
cịn kém.
 Năng lực quản lý và điều hành
Đội ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý DNNVV còn nhiều hạn
chế về kiến thức và kỹ năng quản lý, nhất là năng lực kinh doanh quốc tế.
Khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm
nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: quản lý tổ chức, phát
triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh…


Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước

ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những DN mới
hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing khơng có và họ
cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mơ thị
trường của các DN này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở
rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn. Ngồi ra, Nhà nước chưa có
những biện pháp hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.



Khả năng quản lý tài chính yếu; ý thức chấp hành các chế độ chính

sách chưa cao; cịn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng
một hội ngành nghề.


DNNVV thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với ngân hàng, với

Chính phủ... Nhiều DNNVV bị phụ thuộc rất nhiều vào các DN lớn trong q
trình phát triển như về thương hiệu hàng hóa, thị trường, cơng nghệ, tài
chính...
1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH
KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2.1

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến

chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh


15

Chính sách kinh tế Nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong điều hành hoạt động của các quốc gia. Bởi vậy, trên thực tế đã có khá
nhiều các nghiên cứu về vai trị của chính sách kinh tế Nhà nước.
Adam Smith –đã đưa ra thuyết” bàn tay vơ hình” và “ngun lý Nhà
nước khơng can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế”. J M Keynes đã đưa ra
lý thuyết Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường. Theo trường phái Keynes

Nhà nước can thiệp vào kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Paul Samuelson lại
cho rằng: “điều hành một nền kinh tế khơng có cả chính phủ lẫn thị trường
cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Cơ chế thị trường xác định giá cả
và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả chính phủ điều tiết kinh tế
thị trường bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.
Mặc dù, đã có nhiều nghiên cứu, tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn tập
trung ở chính sách quốc gia, cấp ngành và có sự khác biệt về đặc điểm và
điều kiện nghiên cứu cũng như chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác
động, mối quan hệ giữa CSKTvới NLCT của DN theo hướng tiếp cận từ tác
động bởi chính sách kinh tế của Nhà nước.
Trong đề tài khoa học cấp nhà nước của CIEM “Cơ sở khoa học cho việc
định hướng chính sách và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” đã khẳng định
“Nội dung các chính sách hướng đến: đảm bảo quyền tự chủ của người sản
xuất và người tiêu dùng; tạo điều kiện cho việc dịch chuyển nguồn lực đến
những nơi có hiệu quả cao nhất; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
có thể phản ứng linh hoạt đối với những biến động của thị trường và tiến bộ
khoa học công nghệ; thúc đẩy đổi mới (công nghệ, sản phẩm, kênh tiêu thụ
và sản xuất); đảm bảo năng lực cạnh tranh lâu bền và phù hợp với tình hình
thực tiễn Việt Nam và các cam kết quốc tế”.
Các nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến quá trình thực thi chính sách cũng
như việc xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách ở cấp địa phương (cấp
tỉnh, thành phố) cũng như mối quan hệ của các chính sách cụ thể ở cấp địa
phương tác động đến việc nâng cao NLCT cho DN. Đây cũng là khoảng


16

trống để tác giả lựa chon đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ tại Viên Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Có thể khẳng định rằng mặc dù có nhiều nghiên cứu, những sách báo, bài
viết và đề tài nghiên cứu khoa học về chính sách kinh tế Nhà nước hỗ trợ DN
nâng cao năng lực cạnh tranh. Các góc độ đã được nghiên cứu và trình bày
cũng rất đa dạng và khá đầy đủ trên các lĩnh vực NLCT của DN, chính sách
kinh tế Nhà nước hỗ trợ nâng cao NLCT cho DN, các loại chính sách, nội
dung và quan điểm tiếp cận nhưng chưa có cơng trình nào có đối tượng
nghiên cứu và khách thể nghiên cứu trực diện về hồn thiện chính sách kinh
tế Nhà nước hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn Cà
Mauđến năm 2025 định hướng 2030 và đề tài nghiên cứu khơng trùng lặp
với các cơng trình nghiên cứu đã công bố.
1.2.2

Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Khung lý thuyết nghiên cứu: Khung lý thuyết nghiên cứu luận án dựa
trên các lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế (trường phái
Keynes, Sammusel, lý thuyết về sự phân quyền, phân cấp trong quản lý Nhà
nước(phân chia quyền hạn TW và địa phương), lý thuyết về cạnh tranh
(Michel Porter) và mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (CSKT được đánh giá là nhân tố quan
trọng tác động đến NLCT của DN), việc áp dụng các lý thuyết đó vào phân
tích, đánh giá hiện trạng cũng như làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn
thiện CSKT của Nhà nước hỗ trợ DN trên địa bàn Cà Mau nâng cao NLCT.
Khung phân tích của luận án thể hiện mối liên hệ biện chứng giữa những
vấn đề lý thuyết và khảo sát đánh giá thực tiễn về NLCT, CSKT của Nhà
nước hỗ trợ DN trên địa bàn Cà Mau nâng cao NLCT (điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức) cũng như dựa trên định hướng sự phát triển của Cà
Maugiai đoạn 2020- 2025 để đề ra các giải pháp hồn thiện chính sách kinh
tế của Nhà nước hỗ trợ DN trên địa bàn Cà Mau nâng cao NLCT.



17

1.3 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA.
1.3.1

Khái niệm Chính sách hỗ trợ DNNVV
Theo quan điểm phổ biến, chính sách là một chuỗi (tập hợp) những

hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề [53, tr.67]. Chính sách
giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết
định, giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định,
nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết
định nào là khơng thể. Từ đó, chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động
của mọi thành viên vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Cịn
chính sách kinh tế - xã hội (chính sách cơng) là một tập hợp các quyết định
có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị, hay một nhóm các nhà chính trị
gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu
đó [59, tr. 87].
Theo cách hiểu của Althaus, Bridgman & Davis [52, tr. 5], chính sách
cơng là một tun bố mang tính quyền lực, về những dự định của chính phủ,
dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng, và được thiết
kế,cấu trúc dựa trên những mục tiêu.
Nhìn chung lại, có thể đưa ra cách hiểu như sau: chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà
nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết
vấn đề đặt ra, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu
tổng thể của đất nước. Như vậy, từ những quan điểm về chính sách nói chung
và chính sách kinh tế - xã hội nói riêng, có thể rút ra khái niệm về chính sách
hỗ trợ phát triển DNNVV đó là: Tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải

pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát
triển của các DNNVV, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả cho hệ thống
các doanh nghiệp này, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước [29, tr. 15]
1.3.2

Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa


18

Nhận thấy vai trò to lớn của DNNVV và tầm quan trọng của việc hỗ
trợ DNNVV phát triển, nhiều quốc gia đã xây dựng các chính sách hỗ trợ
phát triển DNNVV. Các chính sách áp dụng ở các quốc gia rất đa dạng tuỳ
thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tể của từng quốc gia, tuy nhiên, tựu chung
lại có thể thấy các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm những loại
sau: Tín dụng; Hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thiết bị; Đào tạo nguồn nhân lực;
Liên kết với các công ty lớn; Phát triển cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ xuất khẩu, phát
triển thị trường.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, nội dung các chính
sách hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm: Trợ giúp tài chính; Mặt bằng sản
xuất; Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; Xúc tiến mở
rộng thị trường; Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công; Thông
tin và tư vấn; Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực.
Trong đề tài này, tác giả chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu chính
sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách xúc tiến thương
mại, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong phát triển DNNVV, cụ thể:
1.3.2.1 Chính sách tín dụng
Các DNNVV có ít tài sản và nền tảng kinh tế còn yếu nên họ khó có
thể thu hút vốn trên thị trường chứng khoán. Việc đảm bảo cung ứng đủ vốn

cho doanh nghiệp là yêu cầu thường xuyên và là thách thức lớn đối với họ.
Vốn tín dụng sẽ là một nguồn bổ sung quan trọng cho các DNNVV trong quá
trình phát triển. Nếu coi DNNVV là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
quốc dân, cần tạo môi trường thuận lợi trong quan hệ tín dụng ngân hàng
thương mại đối với loại hình kinh tế này. Sự hỗ trợ tín dụng đó, trước tiên
phải thơng qua các biện pháp để các ngân hàng thương mại nới lỏng việc cho
vay vốn trong giới hạn cho phép, đặc biệt trong khâu lập dự án đầu tư và mở
rộng đầu tư có tính khả thi. Ngồi ra, việc khuyến khích thành lập các tổ
chức, các quỹ, các chương trình hỗ trợ các DNNVV sẽ tạo điều kiện và mơi
trường thơng thống cho sự hoạt động của DNNVV. Bên cạnh đó, có thể mở
rộng cả hình thức cho th tài chính (trung hạn, dài hạn) đối với DNNVV,


19

thơng qua việc cho th máy móc, thiết bị và các bất động sản cần thiết khác
cũng là một biện pháp hiệu quả khắc phục hạn chế về vốn của DNNVV.
1.3.2.2 Chính sách thuế
Một chính sách thuế hợp lý sẽ có tác động mạnh mẽ như một địn bẩy
đối với hoạt động của DNNVV. Việc hỗ trợ thuế cho DNNVV bằng cách áp
dụng các biện pháp ưu đãi như miễn, giảm thuế sẽ hỗ trợ các hoạt động thúc
đẩy kinh doanh của các DNNVV. Thơng qua chính sách thuế và đặc biệt là
chế độ ưu đãi về thuế đối với các sản phẩm, dịch vụ cần thiết sẽ trở thành
công cụ đắc lực trong việc hướng dẫn, điều tiết các hoạt động kinh doanh,
cũng như khuyến khích hiện đại hóa công nghệ hay bảo hộ sản xuất kinh
doanh đối với các DNNVV. Như vậy, việc áp dụng chính sách thuế hợp lý,
phù hợp với đặc điểm kinh tế sẽ là nhân tố tác động tích cực để DNNVV
phát triển, tăng cường tích tụ, mở rộng quy mơ, góp phần tăng trưởng và phát
triển kinh tế của quốc gia.
1.3.2.3 Chính sách đất đai

Để sản xuất kinh doanh các DNNVV cũng cần có mặt bằng để hoạt
động, đặc biệt là trong điều kiện nhà nước khuyến khích các hoạt động sản
xuất kinh doanh vào các khu cơng nghiệp. Sự áp dụng bình đẳng chính sách
đất đai đối với DNNVV bảo đảm cho sự phát triển bền vững của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Do vậy, chính sách đất đai cũng là một chính sách quan
trọng đối với kinh tế tư nhân mà đặc biệt là đối với các DNNVV đang có xu
thế phát triển mạnh mẽ.
1.3.2.4 Chính sách xúc tiến thương mại
Một chính sách bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế thơng qua
cung cấp thơng tin, các hình thức quảng bá, triển lãm trong tiếp cận thị
trường có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế, tác động của chính sách xúc tiến thương mại sẽ giúp DNNVV dễ dàng
hơn trong tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, khơng qua khâu trung gian,
tạo thị trường quốc tế bền vững cho các hàng hóa có thế mạnh của một quốc
gia.


×