Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA u MINH THƯỢNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÍNH KIÊN GIANG đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

***

NGUYỄN NGỌC DƢ
MSHV: 17001179

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN QUỐC GIA U MINH
THƢỢNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ NGÀNH: 8340410

Bình Dương - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

***

NGUYỄN NGỌC DƢ
MSHV: 17001179

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN QUỐC GIA U MINH
THƢỢNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH


TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ NGÀNH: 8340410
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC THUẦN

Bình Dương - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này ”Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát
triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng theo định hướng phát
triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2030” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Các số liệu, các thơng tin đã thu thập và được thể hiện trong luận văn là hồn
tồn chính xác.
Tuy nhiên, do sự hiểu biết cịn hạn chế nên trong quá trình tổng hợp, đánh
giá kết quả khơng tránh khỏi những sai sót và trong cách hành văn cũng còn những
điểm chưa diễn đạt logic, khoa học, mong q thầy, cơ thơng cảm./.
Bình Dương, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Học viên

Nguyễn Ngọc Dƣ

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp,

bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn từ phía các thầy, cơ, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Bình Dương, Khoa
Đào tạo Sau Đại học, Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Quốc Thuần, đã tận tình cung cấp tài
liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và các anh, chị
Ban cán sự, cùng tập thể bạn bè Lớp 17ME04 đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tơi trong suốt khóa học và hồn thành Luận văn này./.
Trân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia U Minh Thượng theo định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang
đến năm 2030” được nghiên cứu dựa trên điều kiện thực trạng hoạt động du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng, qua đánh giá tình hình chung, qua thu
thập số liệu, qua ý kiến của khách du lịch, ý kiến của người dân bản địa và qua ý
kiến của các chuyên gia. Tác giả nhận thấy, bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên
vô cùng phong phú và đa dạng, Vườn Quốc gia U Minh Thượng có những thế mạnh
và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động du lịch sinh
thái tại đây còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, việc thực hiện luận văn này
nhằm góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại địa phương.
Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu
bên trong cũng như đánh giá những cơ hội và đe dọa bên ngồi có ảnh hưởng đến

hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tác giả đã tiến hành
khảo sát du khách đến tham quan Vườn Quốc gia U Minh Thượng với tổng số 151
mẫu, đồng thời tiến hành hành khảo sát ý kiến của các hộ dân sinh sống xung quanh
Vườn Quốc gia U Minh Thượng nhằm tìm hiểu những hoạt động phối hợp của họ
với Vườn Quốc gia trong việc cung cấp dịch vụ cũng như bảo vệ môi trường sinh
thái với tổng số là 25 hộ gia đình và phỏng vấn bộ phận quản lý của Vườn Quốc gia
U Minh Thượng.
Kết quả luận văn đưa ra 06 giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia U Minh Thượng bao gồm: (1) Phát triển du lịch và dịch vụ theo
hướng nâng cao chất lượng phục vụ; phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm; (2) Phát triển trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; (3)
Giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh Thượng;
(4) Xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh
Thượng; (5) Quy hoạch đào tạo phát triển phát triển nguồn nhân lực và (6) Liên kết

iii


thiết kế tour du lịch đến Vườn Quốc gia U Minh Thượng với các Công ty du lịch lữ
hành trong vùng lân cận.

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................x

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ xii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu ......................................................................................................1
2. Tổng quan, xu hướng của các nghiên cứu trước......................................................3
2.1. Tổng quan nghiên cứu ...........................................................................................3
2.2. Xu hướng của các nghiên cứu trước .....................................................................5
2.3. Kế thừa cho nghiên cứu này..................................................................................6
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................7
3. 1. Mục tiêu ................................................................................................................7
3.1.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 7
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................7
3. 2. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài ...........................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu và số liệu .........................................................................8
5. 1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................8
5.2. Số liệu ....................................................................................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .....................................................................................9
6.1. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................................9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................9
7. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................11
1. Các khái niệm cơ bản và đặc điểm.........................................................................11

v


1.1. Các khái niệm ......................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm về du lịch ........................................................................................11
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch ........................................................................11

1.1.3. Du lịch sinh thái ............................................................................................... 12
1.1.4. Vườn Quốc gia .................................................................................................13
1.1.5. Đặc điểm và vai trò của du lịch sinh thái.........................................................14
1.1.5.1. Đặc điểm của du lịch sinh thái ......................................................................14
1.1.5.2. Vai trò của du lịch sinh thái ..........................................................................15
1.1.6. Phát triển du lịch bền vững ..............................................................................16
1.2. Các quan điểm nền tảng, lý thuyết liên quan .....................................................18
1.2.1. Quan điểm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ............................................18
1.3. Một số mơ hình phát triển du lịch sinh thái tiêu biểu .........................................19
1.3.1. Trên thế giới .....................................................................................................19
1.3.2. Tại Việt Nam ....................................................................................................20
1.3.2.1. Mơ hình Vườn quốc gia Cúc Phương ...........................................................20
1.3.2.2. Mơ hình Rừng tràm Trà Sư ...........................................................................23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN
QUỐC GIA U MINH THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG .....................................27
2.1. Giới thiệu tổng quát về Vườn Quốc gia U Minh Thượng ..................................27
2.3. Về doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ năm 2014 – 2018 .........38
2.3.1. Biểu đồ tổng doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ năm 20142018 ............................................................................................................................ 39
2.3.2. Biểu đồ tổng doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng/tổng doanh thu
về du lịch của tỉnh Kiên Giang từ năm 2014 – 2018 .................................................43
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh
Thượng........................................................................................................................45
2.4.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................45
2.4.2. Về cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 45
2.4.3. Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch ....................................................................46

vi



2.4.3.1. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của Vườn Quốc gia U Minh
Thượng........................................................................................................................46
2.4.3.2. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã vùng đệm Vườn Quốc
gia U Minh Thượng ....................................................................................................48
2.4.4. Các tuyến, điểm du lịch đang được khai thác ..................................................48
2.4.4.1. Tham quan cảnh quan ...................................................................................49
2.4.4.2. Tham quan rừng tràm nguyên sinh kết hợp với tham quan sân chim ..........49
2.4.4.3. Tham quan rừng tràm tái sinh kết hợp tham quan máng Dơi và tham quan
sinh cảnh Trảng trống .................................................................................................50
2.4.4.4. Câu cá giải trí ................................................................................................ 51
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh
Thượng........................................................................................................................52
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................52
2.5.2. Kết quả khảo sát du khách ...............................................................................52
2.5.2.1. Kết quả khảo sát về giới tính của du khách ..................................................53
2.5.2.2. Kết quả khảo sát về độ tuổi của du khách ....................................................53
2.5.2.3. Kết quả khảo sát về nơi cư trú của du khách ................................................54
2.5.2.4. Kết quả khảo sát du khách đã từng tham quan khu DLST khác ngoài Vườn
Quốc gia U Minh Thượng ..........................................................................................55
2.5.2.5. Kết quả khảo sát về phương tiện đến tham quan Vườn Quốc gia U Minh
Thượng........................................................................................................................55
2.5.2.6. Kết quả khảo sát về cách thức tiếp cận Vườn Quốc gia U Minh Thượng của
du khách ......................................................................................................................56
2.5.2.7. Kết quả khảo sát về mục tiêu tham quan của du khách................................ 57
2.5.2.8. Kết quả khảo sát về quảng bá hình ảnh Vườn Quốc gia U Minh Thượng...57
2.5.2.9. Kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ ........................................................59
2.5.2.10. Kết quả khảo sát về giá cả dịch vụ.............................................................. 60
2.5.2.11. Kết quả khảo sát về hoạt động vui chơi, giải trí .........................................62
2.5.2.12. Kết quả khảo sát về cơ sở hạ tầng............................................................... 63
2.5.2.13. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của du khách ...................................64


vii


2.5.3. Kết quả khảo sát người dân bản địa .................................................................65
2.5.3.1. Kết quả khảo sát về giới tính của người dân bản địa....................................65
2.5.3.2. Kết quả khảo sát về độ tuổi của người dân bản địa ......................................66
2.5.3.3. Kết quả khảo sát về nơi cư trú ......................................................................66
2.5.3.4. Kết quả khảo sát về các thông tin chung của người dân bản địa .................67
2.5.4. Kết quả phỏng vấn Bộ phận quản lý Vườn Quốc gia U Minh Thượng ..........69
2.5.4.1. Nội dung phỏng vấn ......................................................................................69
2.5.4.2. Kết quả phỏng vấn.........................................................................................70
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG ......................76
3.1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc
gia U Minh Thượng ....................................................................................................76
3.1.1. Phương hướng ..................................................................................................76
3.1.2. Quan điểm ........................................................................................................76
3.1.3. Mục tiêu ............................................................................................................76
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng
.....................................................................................................................................77
3.3. Đề xuất các phương hướng thực hiện .................................................................80
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách..........................................................................80
3.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo vệ rừng .........................81
3.3.3. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng........................82
3.3.4. Huy động và đào tạo nguồn nhân lực .............................................................. 82
3.3.5. Xúc tiến quảng bá và tăng cường hợp tác đầu tư ............................................83
3.3.5.1. Xúc tiến quảng bá ..........................................................................................83
3.3.5.2. Tăng cường hợp tác đầu tư............................................................................85
3.3.6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch .........85

3.3.7. Quan tâm công tác đánh giá tác động môi trường và công tác giáo dục môi
trường..........................................................................................................................86
3.3.7.1. Đánh giá tác động môi trường ......................................................................86
3.3.7.2. Công tác giáo dục môi trường .......................................................................88

viii


3.4. Hiệu quả của các giải pháp..................................................................................89
3.4.1. Hiệu quả về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ....................................................89
3.4.2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội ở địa phương ......................................................89
3.5. Kiến nghị .............................................................................................................90
3.6. Kết luận................................................................................................................91
Phụ lục 01 ...................................................................................................................96
Phụ lục 02 .................................................................................................................101

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Bản đồ hiện trạng tài ngun rừng Vườn Quốc gia U Minh Thượng
..................................................................................................................... 27
Hình 02: Cổng vào khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng .. 29
Hình 03: Sơ đồ các phân khu chức năng Vườn Quốc gia U Minh Thượng .. 31
Hình 04: Sinh cảnh rừng tràm tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng ............. 49
Hình 05: Sân Chim Vườn Quốc gia U Minh Thượng................................... 50
Hình 06: Máng Dơi tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng ............................. 51
Hình 07: Câu cá giải trí tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng ...................... 54
Hình 08: Minh họa việc tác giả của đề tài phỏng vấn ông Phạm Quốc Dân,
Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng. ................................................. 70


x


DANH MỤC BẢNG

Bảng 01: Các đơn vị thực vật trên đất than bùn trong vùng lõi Vườn Quốc gia
U Minh Thượng. ........................................................................................ 32
Bảng 02: Nhiệt độ các tháng ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng. ............... 33
Bảng 03: Kết quả theo dõi tổng lượng nước mất đi bình quân/ngày các tháng
mùa khô. .................................................................................................... 34
Bảng 04: Về lượng khách đến tham quan Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ
năm 2014 - 2018......................................................................................... 36
Bảng 05: Tỷ mức khách đến tham quan Vườn Quốc gia U Minh
Thượng/lượng khách đến Kiên Giang......................................................... 37
Bảng 06: Về doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ năm 2014 2018 ........................................................................................................... 40
Bảng 07: Tổng doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng/tổng doanh
thu về du lịch của tỉnh Kiên Giang từ năm 2014 – 2018. ............................ 43

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01: Về lượng khách đến tham quan Vườn Quốc gia U Minh Thượng
từ năm 2014 – 2018 ...................................................................................... 37
Biểu đồ 02: Tỷ mức khách đến Vườn Quốc gia U Minh Thượng/lượng khách
đến Kiên Giang từ năm 2014 - 2018 ............................................................. 38
Biểu đồ 03: Tổng doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ năm
2014-2018 .................................................................................................... 39
Biểu đồ 04: Doanh thu về phí tham quan ..................................................... 40

Biểu đồ 05: Doanh thu về dịch vụ đưa đón khách ........ Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 06: Doanh thu về câu cá giải trí ...................................................... 43
Biểu đồ 07: Doanh thu về dịch vụ ăn uống................................................... 42
Biểu đồ 08: Doanh thu về bán hàng lưu niệm Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 09: Doanh thu về dịch vụ khác........................................................ 44
Biểu đồ 10: Tổng doanh thu của Vườn Quốc gia U Minh Thượng/tổng doanh
thu về du lịch của tỉnh Kiên Giang từ năm 2014 – 2018. .... Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 11: Về giới tính của du khách ......................................................... 56
Biểu đồ 12: Về độ tuổi của du khách............................................................ 54
Biểu đồ 13: Về nơi cư trú của du khách ....................................................... 54
Biểu đồ 14: Số du khách đã từng tham quan khu DLST khác ngoài Vườn
Quốc gia U Minh Thượng ............................................................................ 55
Biểu đồ 15: Phương tiện đến tham quan Vườn Quốc gia U Minh Thượng ... 56
Biểu đồ 16: Cách thức tiếp cận Vườn Quốc gia U Minh Thượng của du khách
..................................................................................................................... 59

xii


Biểu đồ 17: Về mục tiêu tham quan của du khách........ Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 18: Về quảng bá hình ảnh Vườn Quốc gia U Minh Thượng ............ 58
Biểu đồ 19: Về chất lượng dịch vụ ................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 20: Về giá cả dịch vụ ...................................................................... 63
Biểu đồ 21: Về hoạt động vui chơi, giải trí................................................... 62
Biểu đồ 22: Về cơ sở hạ tầng ....................................................................... 64
Biểu đồ 23: Về mức độ hài lòng của du khách ............................................. 65
Biểu đồ 24: Về giới tính của người dân bản địa ........................................... 66

Biểu đồ 25: Về độ tuổi của người dân bản địa.............................................. 66
Biểu đồ 26: Về nơi cư trú ............................................................................. 67
Biểu đồ 27: Về các thông tin chung của người dân bản địa .......................... 69

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong những năm gần đây du lịch sinh thái (DLST) được xem như một hiện
tượng và xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của Việt Nam và các
nước trên thế giới, bởi đó khơng chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn mà cịn
là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá
trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế
giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được
xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thơng qua q trình
làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch,
của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch (Lê Văn Minh,
2016). Nhận thức được tầm quan trọng có tính chất tồn cầu của DLST đối với bảo
tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh
tế xã hội nên ngày 27 tháng 9 năm 2002 đã được tổ chức du lịch thế giới chọn chủ
đề “Du lịch sinh thái - bí quyết để phát triển bền vững” và Liên hợp quốc đã quyết
định lấy năm 2002 là năm quốc tế về DLST.
Tuy nhiên để khách du lịch hiểu đúng từ du lịch sinh thái là điều khơng phải
dễ dàng vì ngay cả những người làm DLST chưa chắc đã thực sự nắm được bản
chất hoặc tuân theo những quy luật về sinh thái vì có tồn tại chăng một sự mâu
thuẫn giữa lợi ích kinh tế và việc bảo vệ sinh thái lâu dài.
Trong số các tiềm năng DLST hấp dẫn khách du lịch của Việt Nam, vai trò
của các Vườn Quốc gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động DLST

ngày càng nổi bật và được quan tâm nhiều hơn. Trong vài thập kỷ qua số lượng các
Vườn Quốc gia được thành lập ngày càng tăng như: Vườn Quốc gia Cát Bà, Vườn
Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Bạch Mã,...Ngồi mục đích quan trọng hàng đầu
là bảo tồn các giá trị môi trường tự nhiên, nghiên cứu khoa học, các Vườn Quốc gia
và các Khu bảo tồn thiên nhiên cũng là mơi trường để mọi người có cơ hội tham
quan, giải trí thư giãn và nâng cao nhận thức về môi trường. Tỉnh Kiên Giang là

1


tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và được xem là một trong 07 vùng
lãnh thổ ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
2012), Trong những năm qua du lịch của tỉnh Kiên Giang đã phát triển nhanh
chóng, ngày càng thu hút thêm nhiều khách cả nội địa lẫn khách quốc tế, đặc biệt từ
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tiềm năng du lịch phong phú và đặc
sắc của tỉnh Kiên Giang đặc biệt là tiềm năng du lịch biển, đảo đã từng bước được
khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên tiềm năng về DLST ở các Vườn Quốc gia như: U
Minh Thượng, Phú quốc,…chưa được khai thác tương xứng để tạo ra những sản
phẩm mới có sức hấp dẫn, góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển
du lịch bền vững ở địa phương.
Đứng trước thực trạng trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã có chủ trương hướng
tới những sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh theo hướng DLST, đó là việc xây
dựng dự án đầu tư phát triển DLST ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Vườn
Quốc gia Phú Quốc (Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2012). Vườn Quốc gia U
Minh Thượng là khu rừng duy nhất còn sót lại ở Việt Nam có hệ sinh thái rừng tràm
úng phèn trên đất than bùn, đồng thời còn là vùng đất ngập nước quan trọng trong
vùng hạ lưu sông Mê kơng và Đơng Nam Á. Vì những giá trị tiềm ẩn này không
phải ai cũng nhận thấy, nên từ lâu nơi này chỉ thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nước đến tham quan học tập nghiên cứu. Ngày nay khi
Vườn Quốc gia bắt đầu khai thác du lịch đã thu hút một số du khách quan tâm đến

thiên thiên, yêu thiên nhiên tìm đến để khám phá vẻ đẹp còn hoang sơ của khu rừng
này nên bước đầu đã hình thành một số tuyến điểm tham quan theo nhu cầu của du
khách.
Xét đến xu hướng tất yếu của phát triển du lịch sinh thái hiện nay, xét trên
khía cạnh phát triển du lịch trên phạm vi toàn cầu lẫn phát triển du lịch của Việt
Nam và tỉnh Kiên Giang, tác giả thấy rằng việc tìm hiểu các mơ hình sinh thái đang
hoạt động và được đánh giá thành công hiện nay, kết hợp với đánh giá thực trạng
hiện nay của Vườn Quốc gia U Minh Thượng, từ đó đưa ra “Phương hướng và giải
pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng theo

2


định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2030” là một công việc
cần thiết.
2. Tổng quan, xu hƣớng của các nghiên cứu trƣớc
2.1. Tổng quan nghiên cứu
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của DLST đối với sự phát triển của
văn hóa, kinh tế, xã hội,... DLST là một đề tài nghiên cứu nhận được sự quan tâm
của các tác giả trong và ngoài nước. Một số nghiên cứu tiêu biểu:
- Nghiên cứu của Mai Văn Nam và Võ Hồng Phượng (2009): Nghiên cứu
hướng đến việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch
sinh thái và lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng của sản phẩm du
lịch; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Cần
Thơ. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ là bảng khảo sát,
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn các du khách du lịch của thành phố
Cần Thơ vào năm 2008,...Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy cho thấy có 3 nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ, đó là
tính kịp thời trong phục vụ, tính liên kết và sự đa dạng của các hoạt động vui chơi,
giải trí. Riêng thành phần chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng quyết định đến chất

lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ. Dựa trên kết quả nghiên
cứu, nhóm tác giả đã đề ra các giải pháp để phát triển bền vững du lịch sinh thái tại
thành phố Cần Thơ, bao gồm: Tăng cường tính liên kết trong việc phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái, đa dạng hóa các dịch vụ giải trí vào ban đêm ở vùng nội ơ
thành phố, hình thành các khu mua sắm hàng lưu niệm đặc trưng của địa phương và
nâng cao trình độ, năng lực phục vụ của nhân viên, đặc biệt là ngoại ngữ và kỹ năng
giao tiếp.
- Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông (2011): Nghiên cứu
hướng đến mục tiêu làm rõ tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình DLST tại
Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất các định hướng và giải
pháp để nâng cao khả năng hoạt động và góp phần bảo tồn tài nguyên mơi trường
du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho người dân địa phương. Đề tài sử dụng phương

3


pháp thu thập và xử lý tài liệu, phương pháp thực địa, phương pháp điều tra xã hội
học và phương pháp bản đồ. Dữ liệu có được bằng phương pháp khảo sát và phỏng
vấn các đối tượng là người dân địa phương và các khách du lịch nội địa. Trên cơ sở
nghiên cứu, đề tài khái quát các tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái; trên cơ sở đó đề xuất một số định
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia
Tràm Chim trong thời gian tới.
- Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Nguyệt (2013): Nghiên cứu dựa trên cơ sở
phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái trên các khía cạnh khác
nhau; qua đó đánh giá những tiềm năng, lợi thế và cản trở trong kinh doanh du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh
thái tại đây với 08 nhóm giải pháp: Quy hoạch tổng thể về các điểm khu du lịch sinh
thái; thu hút các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái;
giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch; giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến,

quảng bá du lịch; giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao tính giáo dục mơi
trường và bảo tồn; du lịch sinh thái kết hợp với sự tham gia của cộng đồng địa
phương; phát triển cơ sở hạ tầng và lưu trú du lịch.
- Nghiên cứu của Apostu & Gheres(2009): Nghiên cứu hướng đến mục tiêu
phân tích thực trạng hoạt động DLST ở Romania, từ đó đề xuất các giải pháp để tổ
chức và phát triển DLST đối với rừng đặc dụng ở Romania. Nghiên cứu đã phân
chia các hạn chế hiện tại của việc phát triển DLST ra làm hai nhóm, nhóm thiếu sót
trong nội bộ ngành du lịch và nhóm thiếu sót trong việc quản lý các khu rừng đặc
dụng. Đối với nhóm thiếu sót nhứ nhất, nghiên cứu đã chỉ rõ xuất phát từ sự thất bại
trong chương trình quảng bá cho mơi trường sinh thái ở tất cả các cấp quản lý, đặc
biệt là khơng có chương trình phổ biến thơng tin cho cộng đồng ở những khu vực có
tiềm năng lớn về DLST. Đối với nhóm thiếu sót thứ hai, nghiên cứu chỉ rõ là do
thiếu một cơ chế quản lý hợp lý mơi trường tự nhiên có giá trị độc đáo và quan
trọng đối với việc duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học. Trên cơ sở
đó, nhóm nghiên cứu đã đề ra các giải pháp chủ yếu.

4


- Nghiên cứu của Yacob và đồng sự (2011): Nghiên cứu này hướng đến mục
tiêu tìm hiểu về nhận thức và quan niệm của khách du lịch về phát triển du lịch sinh
thái ở Vườn Quốc gia Redang Island Marine, Malaysia. Nghiên cứu đã tiến hành
phỏng vấn 29 đối tượng, phân tích thơng tin cơ bản của khách du lịch tới Vườn
Quốc gia, nhận thức và quan niệm của khách du lịch về quản lý tài nguyên du lịch,
bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái và quan niệm của khách du lịch về tăng doanh
thu cho Vườn Quốc gia từ hoạt động du lịch. Nghiên cứu kết luận rằng quan điểm
và nhận thức của khách du lịch về các vấn đề mơi trường có thể được giải quyết trên
cơ sở công tác lập kế hoạch và quản lý, do đó cách tiếp cận quản lý có thể sẽ thành
cơng nếu như có cơ hội đối thoại và trao đổi giữa nhà quản lý và các bên liên quan.
Tuy nhiên, quá trình quản lý, phát triển và lập kế hoạch du lịch sinh thái hiệu

quả phải là một quá trình có đề cập đến hoạt động dựa vào thiên nhiên, kết hợp với
giáo dục mơi trường và duy trì sự bền vững sinh thái, những lợi ích đối với cộng
đồng địa phương và tạo ra sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu cung cấp những đề
xuất có giá trị cho quản lý tài nguyên du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia.
- Nghiên cứu của Samdin và đồng sự (2013): Nghiên cứu hướng đến trọng
tâm tìm hiểu về sự bền vững của tài nguyên du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia
Taman Negara, Malaysia. Tác giả sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên và đã
đánh giá được giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia
Taman Negara. Nghiên cứu cũng đã đưa ra được khung mức bằng lòng chi trả cho
dịch vụ du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia và kết luận rằng du khách bằng lịng chi
trả mức phí vào cửa cao hơn so với mức phí hiện hành.
2.2. Xu hƣớng của các nghiên cứu trƣớc
Qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu liên quan đến du lịch sinh thái và vấn đề
bảo tồn tự nhiên, so với đề tài đang nghiên cứu tác giả có những nhận xét như sau:
- Trên thế giới cũng như ở Việt Nam lĩnh vực du lịch và DLST đã được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, cụ thể là các vấn đề lý luận, thực tiễn,
hướng dẫn quy hoạch, quản lý, định hướng phát triển,...
- Về phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng
mang tính đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu, điều kiện nghiên cứu cũng như thực

5


trạng của đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử
dụng nhằm khám phá, đo lường các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm
DLST (Mai Văn Nam và Võ Hồng Phượng, 2009). Nghiên cứu định tính với
phương pháp phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu vai trị của DLST, thực trạng
phát triển của DLST của từng đối tượng được nghiên cứu (Nguyễn Trọng Nhân và
Lê Thông, 2011; Apostu & Gheres, 2009). Bên cạnh đó, để khảo sát chất lượng dịch
vụ của DLST, phần lớn các nghiên cứu trước đều sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với

đối tượng được khảo sát là các chuyên gia hiện công tác trong lĩnh vực DLST, các
du khách.
- Các nghiên cứu trước đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tìm ra phương
hướng, các giải pháp để thúc đẩy, phát triển DLST cho đối tượng được khảo sát.
- Xét riêng các nghiên cứu tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu trước chủ
yếu là nghiên cứu về phát triển DLST ở các địa phương và các Vườn Quốc gia. Tuy
nhiên, các tác giả trước chưa chú trọng khảo sát đầy đủ các đối tượng có liên quan
đến DLST, trong đó có các hộ dân sống xung quanh khu DLST để làm tiền đề đưa
ra các kiến nghị và giải pháp của mình. Nghiên cứu này sẽ giúp hoàn thiện các
nghiên cứu trước về DLST trên cơ sở tìm hiểu thực trạng DLST ở Vườn Quốc gia U
Minh Thượng thơng qua khảo sát đầy đủ các nhóm đối tượng có tác động đến phát
triển DLST, đó là: nhà quản lý khu DLST, khách tham quan và đặc biệt là các hộ
dân sống trên địa bàn hoạt động của Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ đó tìm ra
giải pháp quản lý và phương án khai thác hiệu quả DLST ở Vườn Quốc gia U Minh
Thượng.
2.3. Kế thừa cho nghiên cứu này
Sau khi tìm hiểu tổng quan cũng như xu hướng của các nghiên cứu trước,
dựa trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước, đề tài này hướng đến những cơng
việc cụ thể sau:
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến phát triển DLST
ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát
triển DLST – để DLST trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn tạo nền tảng

6


phát triển Vườn Quốc gia U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng nói riêng và tỉnh
Kiên Giang nói chung.
- Kế thừa các phương pháp nghiên cứu từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu
này sử dụng các phương pháp sau:

+ Tham khảo các báo cáo, phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia hiện đang
công tác tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng để tìm hiểu thực trạng và các nhân tố
tác động đến phát triển DLST ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
+ Khảo sát ý kiến của các khách du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng
để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy, phát triển DLST tại Vườn Quốc gia U
Minh Thượng.
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định phương hướng và đề ra các giải pháp thúc đẩy phát triển DLST ở
Vườn Quốc gia U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu một số mơ hình phát triển du lịch sinh thái thành công hiện nay
tại Việt Nam và trên thế giới.
Phân tích thực trạng, tiềm năng phát triển DLST hiện tại của Vườn Quốc gia
U Minh Thượng.
Xây dựng phương hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát
triển DLST phù hợp theo hướng phát triển bền vững, làm tiền đề quan trọng cho
việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của
Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
3. 2. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài
- Các nhân tố nào quyết định sự thành cơng của các mơ hình phát triển du
lịch sinh thái hiện nay?

7


- Thực trạng và tiềm năng của phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia
U Minh Thượng hiện nay?
- Phương hướng và giải pháp nào giúp thúc đẩy, phát triển DLST tại Vườn

Quốc gia U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ những khu vực thuộc Vườn Quốc gia U
Minh Thượng, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Số liệu thứ cấp được sử
dụng từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu
5. 1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia hiện đang công tác tại Vườn
Quốc gia U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nhằm tìm hiểu
điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển của DLST tại Vườn Quốc gia
U Minh Thượng. Nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát các khách du lịch,
các hộ dân trên địa bàn Vườn Quốc gia U Minh Thượng nhằm tìm hiểu thực trạng
chất lượng, dịch vụ của DLST Vườn Quốc gia U Minh Thượng làm căn cứ cho việc
xây dựng phương hướng và đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại Vườn Quốc
gia U Minh Thượng.
5.2. Số liệu
- Số liệu thứ cấp: Là những tài liệu có sẳn như: Sách, báo, tạp chí khoa học,
các báo cáo của các tổ chức có liên quan, những đề tài nghiên cứu trước đó,
internet,...tìm hiểu những thơng tin cơ bản làm cơ sở lý luận, lý thuyết cho luận văn.
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia hiện đang công tác tại
Vườn Quốc gia U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nhằm tìm
hiểu thực trạng, điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển của DLST tại
Vườn Quốc gia U Minh Thượng; khảo sát ý kiến một số khách du lịch tại Vườn

8


Quốc gia U Minh Thượng nhằm tìm hiểu việc đáp ứng những yêu cầu từ phía khách

du lịch đối với Vườn Quốc gia U Minh Thượng, từ đó đề xuất các giải pháp thực
hiện tốt nhất để thu hút khách du lịch đến với Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn cố gắng nghiên cứu để đưa ra những định hướng và giải pháp sao
cho kết quả mong đợi từ đề tài nghiên cứu này phù hợp và thỏa mãn những mong
muốn của những người có liên quan.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lợi ích kinh tế từ hoạt động phát triển DLST ở Vườn Quốc gia U Minh
Thượng cũng như các hoạt động kinh doanh du lịch khác sẽ góp phần cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương trên địa bàn huyện U Minh Thượng, góp phần
vào sự tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang nói riêng của cả nước
nói chung.
Hoạt động phát triển DLST sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho những người trực
tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia U Minh Thượng trong hoàn
cảnh cuộc sống của họ cịn nhiều khó khăn và trách nhiệm bảo vệ rừng rất nặng nề.
Phát triển DLST tốt còn giúp cho cộng đồng dân cư tại địa phương có điều
kiện, cơ hội tham gia các dịch vụ du lịch và họ có thêm việc làm, có thêm thu nhập
cải thiện được đời sống kinh tế, sẽ làm hạn chế việc vi phạm vào rừng trộm cắp, tàn
phá tài sản quốc gia.
Tổ chức hoạt động phát triển DLST tốt góp phần giáo dục tuyên truyền cho
du khách cũng như người dân địa phương có ý thức hơn về bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, yêu rừng hơn và cùng ra sức bảo vệ tài nguyên rừng.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.

9



Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh
thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng theo định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên
Giang đến năm 2030.

10


×