Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Giáo trình Hệ điều hành Linux Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 106 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN, ngày tháng năm của Hiệu
trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Linux là hệ điều hành thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong vòng vài năm
trở lại đây. Ngay từ khi xuất hiện, Linux đã được lan rộng một cách nhanh
chóng và biết tới như một hệ điều hành Unix – với mã nguồn mở. Thật ngạc
nhiên, sự thành cơng của Linux có được nhờ sự làm lại một trong những hệ điều
hành lâu đời nhất và hiện đang được sử dụng rộng rãi – hệ điều hành Unix.
Linux bao gồm cả các công nghệ cũ và mới.
Linux có thể được cài đặt trên một máy tính cá nhân và trở thành một trạm


làm việc với đầy đủ sức mạnh của Unix. Linux cũng có thể được sử dụng với
mục đích thương mại trên một mạng máy tính như một mơi trường tính tốn và
truyền tin. Trong các trường đại học, Linux được sử dụng để giảng dạy về hệ
điều hành và lập trình hệ điều hành. Và tất nhiên, Linux cũng có thể được sử
dụng trên các máy tính cá nhân như các hệ điều hành khác.
Với những lý do trên, giáo trình “Hệ điều hành mã nguồn mở” được biên
soạn nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cài đặt, sử dụng
hệ điều hành mã nguồn mở nói chung và hệ điều hành Linux nói riêng.
Giáo trình được biên soạn dựa trên một số tài liệu tham khảo cập nhật, có
giá trị và với mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ điều hành Linux cho
người học, vì vậy nội dung trình bày vẫn chưa được đầy đủ và khơng tránh khỏi
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung để giáo
trình ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Cơng nghệ thơng tin –
Kế tốn đã có những ý kiến đóng góp giá trị cho nội dung giáo trình và các tác
giả đã biên soạn, chia sẻ các tài liệu bổ ích về hệ điều hành Linux trước đây.

Biên soạn
Nguyễn Lâm

3


MỤC LỤC
MƠ ĐUN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
Mã mơ đun: MĐ 25
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
Mơ đun này có ý nghĩa bổ trợ kiến thức cần thiết cho sinh viên về cách cài
đặt, sử dụng và quản trị cơ bản trên hệ điều hành Linux. Mơ đun này được bố trí
sau khi học xong các môn chung và là mô đun chuyên ngành tự chọn.

Mục tiêu của mơ đun:
- Trình bày được ngun lý hệ điều hành Linux và các yếu tố hợp thành hệ
điều hành Linux.
- Lựa chọn được phần cứng thích hợp để cài được hệ điều hành Linux.
- Cài đặt được các phần mềm và các ứng dụng trên Linux.
- Sử dụng được một số ứng dụng cơ bản trên Linux.
- Quản lý được hệ thống Linux, các tập tin, thư mục, tài khoản, phân chia
quyền hạn người dùng.
- Sao lưu và phục hồi được các dữ liệu quan trọng của hệ thống.
- Có ý thức về vấn đề bản quyền phần mềm.
- Rèn luyện tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Nội dung của mô đun:
TT

Tên các bài trong mơ đun

Thời gian

Hình thức
giảng dạy

1

Giới thiệu về hệ điều hành Linux

5

Lý thuyết

2


Cài đặt hệ điều hành Linux

10

Tích hợp

3

Khởi động và đóng tắt

5

Tích hợp

4

Quản lý thư mục

5

Tích hợp

4


5

Quản lý tập tin


5

Tích hợp

6

Cài đặt và nâng cấp phần mềm với RPM

10

Tích hợp

Kiểm tra bài 2,4,5,6

5

7

Quản trị hệ thống Linux

5

Tích hợp

8

Quản lý người dùng

10


Tích hợp

9

Quản lý nhóm người dùng

5

Tích hợp

10

Quản lý qua giao diện web

5

Tích hợp

11

Sao lưu dữ liệu

10

Tích hợp

12

Lắp và tháo tập tin hệ thống


5

Tích hợp

Kiểm tra bài 8,9,11,12

5

Tổng

90

5


BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
Giới thiệu:
Bài này trình bày về sự hình thành và phát triển cũng như những ưu điểm
và nhược điểm của hệ điều hành Linux. Qua đó, giúp người học có những lựa
chọn thích hợp khi lựa chọn hệ điều hành cho máy tính cá nhân hoặc hệ thống
máy chủ. Bên cạnh đó, giúp người học nâng cao tính chia sẻ cộng đồng qua việc
sử dụng một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn tồn miễn phí và bảo mật cao.
Mục tiêu:
- Trình bày được mục đích ra đời của hệ điều hành Linux và các giai đoạn
phát triển cũng như các phiên bản của hệ điều hành Linux.
- Trình bày được sự khác biệt giữa Linux và Unix.
- Trình bày được lợi ích và bất lợi của việc sử dụng Linux.
- Nhận thức được tính quan trọng của bản quyền phần mềm.
- Nâng cao tính chia sẻ cơng đồng.

Nội dung:
1. Tìm hiểu chung về Linux
1.1. Linux là gì?
Muốn trả lời câu hỏi “Linux là gì?”, trước hết ta phải trả lời câu hỏi “Unix
là gì?”.
Unix là một hệ điều hành multiuser (đa người dùng) được phát triển vào
năm 1969 bởi một nhóm nhân viên của Cơng ty AT&T tại phịng thí nghiệm Bell
Labs. Qua nhiều năm, nó đã được phát triển thành nhiều phiên bản sử dụng trên
nhiều môi trường phần cứng khác nhau. Hầu hết các phiên bản UNIX hiện nay
đều là những biến thể của UNIX gốc và được các nhà phát triển sửa đổi, viết lại
hoặc thêm vào các tính năng, công nghệ đặc biệt. Các phiên bản UNIX hiện nay
có thể kể đến:
6


- HP-UX (HP)
- AIX (IBM)
- Solaris (Sun/Oracle)
- Mac OS X (Apple)
Năm 1991, Linus Torvalds, sinh viên trường đại học tổng hợp Helsinki
Phần Lan bắt đầu xem xét Minix, một phiên bản của UNIX làm ra với mục đích
nghiên cứu cách tạo ra một hệ điều hành UNIX chạy trên PC với bộ vi sử lý
Intel 80386.
Ngày 25/8/1991, Linus cho ra version 0.01 và thông báo trên
comp.os.minix về dự định của mình về Linux. Tháng 1/1992, Linus cho ra
version với shell và trình biên dịch C. Linux khơng cần minix nữa để phiên dịch
lại hệ điều hành của mình, Linus đã đặt tên hệ điều hành của mình la
Linux.1994, phiên bản chính thức 1.0 được phát hành.
Linux là một hệ điều hành dạng UNIX chạy trên máy PC với bộ điều khiển
trung tâm (CPU) Intel 80386 trở lên, hay các bộ vi sử lý trung tâm tương thích

AMD, Cyrix. Linux ngày nay có thể chạy trên máy Macintosh hoặc SUN Space.
Linux thoả mãn chuẩn POSIX.1.
Linux được viết toàn bộ từ con số khơng, tức là khơng sử dụng một dịng
lệnh nào của UNIX, tuy nhiên hoặt động của Linux hoàn toàn dựa trên nguyên
tắc điều hành UNIX. Vì vậy một người nắm được Linux sẽ nắm được UNIX.
Chú ý rằng giữa các UNIX sự khác nhau cũng khơng kém gì giữa UNIX và
Linux.
Linux là hệ điều hành phát hành miễn phí, phát triển trên mạng Internet, tựa
UNIX và được sử dụng trên máy tính cá nhân. Linux đã phát triển nhanh chóng
và trở lên phổ biến trong thời gian ngắn. Nó nhanh chóng được nhiều người sử
dụng vì một trong những lý do không phải trả tiền bản quyền. Mọi người có thể
dễ dàng download từ Internet hay mua tại các hiệu bán CD.

7


Linux là hệ diều hành cóhệnăng cao, trong tất cả các máy tính có cấu hình
cao nhất hay thấp nhất. Hệ điều hành này hỗ trợ các máy tính sử dụng 32 cũng
như 64 bit và rất nhiều phần mềm khác nhau.
1.2. Tại sao sử dụng Linux?
Người sử dụng đến với linux vì đây là một trong những hệ điều hành miễn
phí hiện nay, có khả năng đa chương đa nhiệm cùng lúc cho nhiều người sử
dụng trên các nền phần cứng tương thích với PC của IBM. So với những hệ điều
hành khác mang nặng tính thương mại, Linux giúp bạn tránh được những ràng
buộc như thỉnh thoảng lại phải nâng cấp, và mỗi lần như thế lại phải nâng cấp
những ứng dụng và trả nhiều khoản tiền quá đáng. Nhiều ứng dụng cho Linux
được ứng dụng miễn phí trên Internet cũng như mã nguồn mở của Linux. từ đó
bạn có thể lấy mã nguồn về, sau đó chỉnh sửa và mở rộng hệ điều hành theo nhu
cầu riêng của bạn, một việc mà bạn không thể nào thực hiện được với những hệ
như Windows, NT, Windows95…

1.3. Các bản phát hành Linux
Linux được phát hành bởi nhiều tổ chức khác nhau, mỗi tổ chức như thể
đều có một bộ chương trình kèm theo nhóm tập tin nịng cốt của Linux. Mỗi bản
phát hành Linux của các CD-ROM đều dựa trên một phiên bản nịng cốt (kernel)
nào đó. Ví dụ như RedHat 6.2 dựa vào kernel 2.2.4. Với Red Hat, các kernel
Linux được chứa trong hệ thống Red Hat Package Management (RPMS) và
được cài đặt như là một phần của hệ thống này. Open Linux của Caldera cũng
như thế vì căn cứ trên bản phát hành Red Hat.
Bản phát hành HOWTO cũng cung cấp một danh sách chi tiết của các bản
Linux.
Bảng 1.1: Các phiên bản hiện nay của hệ điều hành Linux
Phiên
Tên bản
bản mới
phân phối
nhất
Ubuntu

13.04

Trang web chính thức
/>
Các bản tương tự
Kubuntu, Xubuntu

8


,
Edubuntu, Ubuntu

Studio, Lubuntu,
Macbuntu,
Debian
7.1
GNU/Linux

/>
Elementary
0.2
OS

/>
Ultimate
Edition

o/

3.4

Red
Hat
Enterprise 6.0
Linux

/>
Chrome
Linux

2.1.1145


/>
Fedora

19

/>
SUSE
Linux
Enterprise
Desktop

12.2

/>
Linux Mint 14

/>
Knoppix

/>
7.0.2

PCLinuxO
2012
S

/>
Mandrake

2011




CentOS

6.4

/>
Gentoo

12.1

/>
Slackware

13.37

/>
SLAX

6.1.2

/>
Sabayon

10

/>
Dreamlinux 5


o/

OpenSolari
11
s

/>
Hồng
linux

6.0 SP3

/>
Puppy
linux

5.3.3

/>
Hacao

2011

/>
kỳ

OpenSUSE 11.4,
Mono 2.10.4

Mandriva


9


Linux
Asianux

4.5

/>
Asianux Server

SliTaz

4.0

/>
GNU/Linux

Linpus

1.7

/>
Linpus Linux

Back Track 5r3

/>
Back

Linux

Kali linux

1.0.3

/>
Kali - Linux

Super
Ubuntu

11.04

Ubuntu, Zorin
S
OS, Linux Mint,

Zorin OS

5

/>
Track

-

Ubuntu, Super
Ubuntu, Linux
Mint


1.4. Lợi ích của việc sử dụng Linux
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát hành miễn phí, vì vậy
người dùng có thể sử dụng mà khơng tốn bất kì chi phí nào so với các hệ điều
hành khác.
Có khả năng đa chương trình, đa nhiệm vụ, cho nhiều người sử dụng cùng
lúc trên các phần cứng tương thích với PC của IBM.
Nhiều ứng dụng cũng như mã nguồn hệ điều hành cũng được cung cấp
miễn phí trên Internet, ta có thể tải về và cấu hình tùy theo sử dụng cá nhân.
Linux có sẵn tồn bộ giao thức mạng TCP/IP, giúp ta kết nối Internet và gửi
thư điện tử dễ dàng.
Linux có bao gồm hàng ngàn ứng dụng, bao gồm các bảng biểu, cơ sở dữ
liệu, xử lí văn bản, ngơn ngữ điện tốn, trị chơi, ứng dụng,…
Với mã nguồn kernel (nhân) mở, Linux có thể chạy trên nhiều loại CPU và
phần cứng khác nhau hơn bất kỳ hệ điều hành nào.
Tài liệu về Linux ngày càng nhiều không thua kém bất kì một hệ điều hành
nào khác.

10


1.5. Bất tiện của Linux
Điều bất tiện nhất khi sử dụng Linux chính là khơng có một cơng ty nào
chịu trách nhiệm phát triển hệ điều hành này. Nếu có điều gì trục trặc hoặc có
vấn đề phát sinh sẽ khơng có bất cứ bộ phận hỗ trợ kĩ thuật nào trợ giúp. Nhưng
đó khơng phải là vấn đề q nghiêm trọng, vì ln có hàng ngàn người sử dụng
Linux trên cộng đồng mạng sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn.
1.6. Kiến trúc hệ điều hành Linux

Hình 1.1: Kiến trúc hệ điều hành Linux

1.6.1. Hạt nhân Kernel
Là trung tâm điều khiển của hệ điều hành Linux, chứa các mã nguồn điều
khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hạt nhân được phát triển khơng ngừng,
thường có hai phiên bản mới nhất, một bản dạng phát triển mới nhất, một bản ổn
định mới nhất. Chúng chỉ tải những bộ phận cần thiết lên bộ nhớ, các bộ phận
khác sẽ được tải lên nếu có nhu cầu sử dụng. Nhờ vậy so với các hệ điều hành
khác Linux không sử dụng lãng phí bộ nhớ nhờ khơng tải mọi thứ lên mà khơng
cần quan tâm nó sử dụng khơng.
Kernel được xem là trái tim của hệ điều hành Linux, ban đầu phát triển cho
các CPU Intel 80386. Điểm mạnh của loại CPU này là khả năng quản lý bộ nhớ.
Kernel của Linux có thể truy xuất tới tồn bộ tính năng phần cứng của máy. Yêu
cầu của các chương trình cần rất nhiều bộ nhớ, trong khi hệ thống có ít bộ nhớ,
hệ điều hành sử dụng khơng gian đĩa hốn đổi (swap space) để lưu trữ các dữ
liệu xử lý của chương trình. Swap space cho phép ghi các trang của bộ nhớ xuất

11


các vị trí dành sẵn trong đĩa và xem nó như phần mở rộng của vùng nhớ chính.
Bên cạnh sử dụng swap space, Linux cịn hỗ trợ các đặc tính sau:
- Bảo vệ vùng nhớ giữa các tiến trình, điều này khơng cho phép một tiến
trình làm tắt tồn bộ hệ thống.
- Chỉ tải các chương trình khi có u cầu.
Các phiên bản hạt nhân Linux được bao gồm bởi:
- Số chính (Major)
- Số phụ (Minor): Nếu lẻ, được đề cập như một hạt nhân đang phát triển.
Nếu chẵn, được đề cập như một hat nhân thành phẩm
- Số bản (Revision)
1.6.2. Shell
Shell cung cấp tập lệnh cho người dùng thao tác với kernel để thực hiện

công việc. Shell đọc các lệnh từ người dùng và xử lý. Ngoài ra shell cịn cung
cấp một số đặc tính khác như: chuyển hướng nhập, ngôn ngữ lệnh để tạo các tập
tin lệnh tương tự tập tin BAT trong DOS.
Có nhiều loại shell được dùng trong Linux. Điểm quan trọng để phân biệt
các shell với nhau là bộ lệnh của mỗi shell. Ví dụ, C shell thì sử dụng tương tự
ngơn ngữ C, Bourne shell thì dùng ngơn ngữ lệnh khác.
Shell sử dụng chính trong Linux là GNU Bourne Again Shell (bash). Shell
này là shell phát triển từ Bourne shell, là shell sử dụng chính trong các hệ thống
Unix, với nhiều tính năng mới như: điều khiển các tiến trình, các lệnh history,
tên tập tin dài…
1.6.3. Các tiện ích và chương trình ứng dụng
Các tiện ích được người dùng thường xun sử dụng. Nó dùng cho nhiều
thứ như thao tác tập tin, đĩa, nén, sao lưu tập tin… Tiện ích trong Linux có thể là
các lệnh thao tác hay các chương trình giao diện đồ họa. Hầu hết các tiện ích
trong Linux là sản phẩm của chương trình GNU. Linux có sẵn nhiều tiện ích như

12


trình biên dịch, trình sữa lỗi, soạn thảo văn bản… Tiện ích được sử dụng bởi
người dùng hoặc hệ thống tự động khởi động để sử dụng. Một số tiện ích xem là
chuẩn trong hệ thống Linux như passwd, ls, ps, vi…
Khác với tiện ích, các chương trình ứng dụng như word, hệ quản trị cơ sở
dữ liệu… là các chương trình có độ phức tạp lớn và được các nhà sản xuất viết
ra.
1.7. Các đặc tính cơ bản của Linux
Linux hỗ trợ các tính năng cơ bản thường thấy trong các hệ điều hành Unix
và nhiều tính năng khác mà khơng hệ điều hành nào có được. Linux cung cấp
môi trường phát triển một cách đầy đủ bao gồm các thư viện chuẩn, các cơng cụ
lập trình, trình biên dịch, sửa lỗi… như các hệ điều hành Unix khác. Hệ thống

Linux trội hơn các hệ thống khác trên nhiều mặt mà người dùng quan tâm như
sự phát triển, tốc độ, dễ sử dụng và đặc biệt là không ngừng phát triển và hỗ trợ
mạng. Một số điểm của Linux chúng ta cần quan tâm dưới đây:
1.7.1. Đa tiến trình
Là đặc tính cho phép người dùng thực hiện nhiều tiến trình đồng thời. Ví
dụ bạn vừa in, vừa soạn văn bản, vừa nghe nhạc… cùng mộ lúc. Máy tính sử
dụng chỉ một CPU nhưng xử lý đồng thời nhiều tiến trình cùng lúc. Thực chất là
tại một thời điểm CPU chỉ xử lý được một mệnh lệnh, việc thực hiện cùng lúc
nhiều công việc là giả tạo bằng cách xen kẻ và chuyển đổi trong thời gian nhanh.
Do đó người dùng cứ ngỡ là thực hiện đồng thời.
1.7.2. Tốc độ cao
Hệ điều hành Linux được biết đến như một hệ điều hành có tốc độ xử lý
cao, bởi vì nó thao tác rất hiệu quả đến tài nguyên như: bộ nhớ, đĩa…
1.7.3. Bộ nhớ ảo
Khi hệ thống sử dụng quả nhiều chương trình lớn dẫn đến khơng đủ bộ nhớ
chính (RAM) để hoạt động. Trong trường hợp đó, Linux dùng bộ nhớ từ đĩa là
partition swap. Hệ thống sẽ đưa các chương trình hoặc dữ liệu nào chưa có u
13


cầu truy xuất xuống vùng swap này, khi có nhu cầu thì hệ thống chuyển lên lại
bộ nhớ chính.

14


1.7.4. Sử dụng chung thư viện
Hệ thống Linux có rất nhiều thư viện dùng chung cho nhiều ứng dụng.
Điều này sẽ giúp hệ thống tiết kiệm được tài nguyên cũng như thời gian xử lý.
1.7.5. Sử dụng giao diện X Windows

Giao diện cửa sổ dùng hệ thống X Windows, có giao diện như hệ điều hành
Windows của Microsoft. Với hệ thống này người dùng rất thuận tiện khi làm
việc trên hệ thống. X Windows System hay còn gọi tắt là X được phát triển tại
viện Massachusetts Institute of Technology. Nó được phát triển để tạo ra môi
trường làm việc không phụ thuộc phần cứng. X chạy dưới dạng client-server. Hệ
thống X windows hoạt động qua hai bộ phận:
- Phần server còn gọi là X Server.
- Phần client được gọi là X Windows Manager hay Desktop Environment.
X Server sử dụng trong hầu hết các bản phân phối của Linux là Xfree86.
Client sử dụng thường là KDE (K Desktop Environment) và GNOME (GNU
Network Object Model Environment).
Dịch vụ Samba sử dụng tài nguyên đĩa, máy in với hệ điều hành
Windows. Tên Samba xuất phát từ giao thức Server Message Block (SMB) mà
Windows sử dụng để chia sẻ tập tin và máy in. Samba là chương trình sử dụng
giao thức SMB chạy trên Linux. Sử dụng Samba có thể chia sẻ tập tin và máy in
với các máy sử dụng hệ điều hành Windows.
1.7.6. Các tiện ích sao lưu dữ liệu
Linux cung cấp các tiện ích như tar, cpio và dd để sao lưu và backup dữ
liệu. RedHat Linux cịn cung cấp tiện ích Backup and Restore System Unix
(BRU) cho phép tự động backup dữ liệu theo lịch.
1.7.7. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
Linux cung cấp một mơi trường lập trình Unix đầy đủ bao gồm các thư
viện chuẩn, các công cụ lập trình, trình biên dịch, chương trình debug mà bạn có

15


thể tìm thấy trong các hệ điều hành Unix khác. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong
các hệ điều hành Unix là C và C++. Linux dùng trình biên dịch C và C++ là gcc,
chương trình biên dịch này rất mạnh, hỗi trợ nhiều tính năng. Ngồi C, Linux

cũng cung cấp các trình biên dịch, thơng dịch cho các ngơn ngữ khác như
Pascal, Fortran, Java…
2. Unix và Linux
Bảng 1.2: Bảng so sánh giữa hệ điều hành Linux và UNIX
Nội dung

Linux
Linux là một ví dụ về sự

Khái quát

phát triển phần mềm mã
nguồn mở và là hệ điều
hành phát hành miễn phí.

UNIX
UNIX là một hệ điều hành
sử dụng rất phổ biến trong
các trường đại học, các
cơng ty và doanh nghiệp
lớn…

Linux có thể được phân
phối miễn phí, tải về miễn
phí, phân phối thơng qua Các phiên bản UNIX khác
Chi phí

các tạp chí, sách… cũng có nhau có chi phí khác nhau
bản phát hành tính phí tùy theo nhà cung cấp.
nhưng rẻ hơn nhiều so với

Windows.

Người dùng

Tất cả mọi người từ người Hệ điều hành UNIX được
dùng thông thường đến các phát triển chủ yếu cho các
nhà phát triển đều có thể sử máy tính lớn, máy chủ và
dụng.

các máy trạm ngoại trừ
phiên bản OSX được thiết
kế cho tất cả người dùng.
Môi trường UNIX và các
mơ hình client-server là
yếu tố cần thiết cho sự

16


phát triển của Internet.
3 nhà phân phối lớn nhất là
Nhân Linux được phát
Nhà sản xuất

triển bởi cộng đồng và do
Linux Torvalds giám sát
mọi thứ.

Solaris


(Oracle),

AIX

(IBM) và HP-UX Hewlett
Packard. Và Apple phát
triển hệ điều hành OSX,
một hệ điều hành dựa trên
UNIX…

Phát hành miễn phí nhưng
Giá cả

phải tốn phí khi cần trợ
giúp.
Linux có thể được cài đặt
trên các phần cứng khác

Sử dụng

nhau, từ điện thoại di động,
máy tính bản, máy chơi
game, đến các máy tính
lớn, siêu máy tính.

Một số miễn phí để sử
dụng cho phát triển như
Solaris nhưng cũng tốn phí
để được trợ giúp.
Hệ điều hành UNIX được

sử dụng trong các máy chủ
Internet, các máy trạm và
các máy tính thường. Được
sử dụng trong các hệ thống
tài chính và các giải pháp
khác.
X86/x64, Sparc, Itanium,

Bộ vi xử lý

Hàng chục loại khác nhau.

PA-RISC,

PowerPC



nhiều loại khác.
Linux được phát triển bởi Các hệ thống UNIX được
nhà phát triển mã nguồn chia thành nhiều phiên bản
Phát triển và phân
phối

mở thông qua việc chia sẻ khác nhau, chủ yếu là phát
và tập hợp các mã nguồn triển bởi AT&T cũng như
thông qua các diễn đàn và các nhà cung cấp thương
được các nhà phân phối mại và các tổ chức phi lợi
tổng hợp phát triển.


Kiến trúc

nhuận.

Ban đầu được phát triển Được sử dụng trên PA-

17


cho phần cứng x86 của RISC



dòng

máy

Intel, được sử dụng cho Itanium. Phiên bản Solaris
trên 20 loại CPU bao gồm cũng có thể sử dụng cho
cả CPU ARM.

các dịng x86 và x64.

Linux cung cấp 2 giao diện
Giao

diện

người đồ họa, KDE và GNOME.


dùng đồ họa (GUI)

Ta có thể tùy chọn 2 loại
giao diện này.

Hỗ trợ hệ thống tập
tin

Ext2,

Ext4,

Jfs,

FAT32, NTFS.

độ

văn

(Text mode)

bản

điều hành sử dụng lệnh,
nhưng sau đó phát triển
giao diện người dùng và sử
dụng giao diện GNOME.

ReiserFS, Xfs, Btrfs, FAT,

BASH

Chế

Ext3,

Ban đầu UNIX là một hệ

(Bourne

Again

Shell) là vỏ mặc định của
Linux. Nó có thể hỗ trợ
nhiều trình phiên dịch mã
lệnh.

Jfs, gpfs, hfs, hfs+, ufs,
xfs, zfs.
Ban đầu là Bourne Shell.
Hiện tại tương thích với
nhiều loại khác nhau bao
gồm cả BASH, Korn & C.

Linux đã có khoảng 60-100
vi rút được liệt kê cho đến
Bảo mật

nay. Không cịn loại vi rút UNIX có khoảng 85 đến
nào trong chúng còn hoạt 120 loại vi rút cho đến nay.

động trong các hệ thống
Linux hiện nay.

Phát hiện mối đe dọa Linux phát hiện mối đe dọa Do tính chất độc quyền
và giải pháp

và đưa ra giải pháp phòng của UNIX, người dùng
chống rất nhanh dựa vào phải chờ đợi một thời gian
cộng đồng Internet và các để có được những sự hỗ
nhà phát triển mã nguồn trợ của nhà cung cấp như
mở trên khắp thế giới.

bản vá lỗi, các phiên bản
mới… Nhưng trường hợp

18


này ít xảy ra.
Lấy cảm hứng từ MINIX
(một hệ thống kiểu UNIX)
và bổ sung thêm nhiều tính
năng về giao diện đồ họa,
Lịch sử hình thành

điều

khiển…

Linus


Torvalds đã phát triển hệ
điều hành Linux vào năm
1992. Nhân Linux được
phát hành vào 17/09/1991.
Các phiên bản điển
hình

Năm 1969, UNIX được
phát triển bởi một nhóm
các nhân viên AT&T của
Bell

Labs



Dennis

Ritchie. UNIX được viết
bằng ngôn ngữ C và được
thiết kế cho các thiết bị di
động, đa tác vụ và đa
người dùng trong cùng
một thời điểm.

Ubuntu, Fedora, RedHat,
Debian,

Archlinux, OS X, Solaris…


Android...

3. Bản quyền sử dụng Linux
Mặc dù Linux được phát triển bởi những nhà phát triển mã nguồn mỡ trên
tồn thế giới nhưng nó vẫn là phần mềm có bản quyền, bởi vì nhiều thành phần
của Linux đã được đăng ký bản quyền. Linus Torvalds giữ tác quyền Kernel cơ
bản của Linux. Doanh nghiệp RedHat là chủ của phiên bản RedHat, và Patrick
Volkerding giữ tác quyền bản Slackware. Nhiều tiện ích của Linux thuộc tác
quyền GPL (GNU General Public License). Nhưng các bản quyền này vẫn cho
phép nhà phát triển trên thế giới sử dụng để phát triển các ứng dụng người dùng
và thay đổi thành các phiên bản khác. Chính vì vậy, người dùng vẫn có thể tải
các phiên bản Linux đầy đủ để sử dụng và phát triển.
Câu hỏi và bài tập
1.1: Thế nào là mã nguồn mở? Đặc điểm của bản quyền sử dụng Linux là gì?
1.2: Các phiên bản Linux hoạt động như thế nào? Chuẩn đặt tên các phiên bản
Linux?

19


1.3: Yêu cầu đĩa cho cài đặt tối thiểu, cài đặt server, và cài đặt trạn làm việc là
gì?
1.4: Tại sao phải sử dụng Linux?
1.5: Hãy nêu những bất tiện khi sử dụng Linux.
1.6: Hãy So sánh giữa hệ điều hành UNIX và Linux.
1.7: Những đặc điểm của phiên bản phát hành Linux.
u cầu đánh giá
- Trình bày mục đích ra đời của hệ điều hành Linux và các giai đoạn phát triển
Linux.

- Trình bày sự khác nhau giữa Linux và Unix.
- Trình bày lợi ích và bất lợi của Linux.
- Trình bày ý nghĩa của các phiên bản Linux.

20


BÀI 2
CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
Giới thiệu:
Trong bài này sẽ hướng dẫn người học chuẩn bị các phần cứng và phần
mềm trước khi tiến hành cài đặt hệ điều hành Linux. Bài này sẽ liệt kê đầy đủ và
chi tiết các bước cài đặt cũng như hướng dẫn cài đặt Linux trên giao diện đồ họa
và giao diện văn bản. Bên cạnh đó, hướng dẫn sử dụng trình nhập lệnh terminal
và sự dụng các lệnh trợ giúp câu lệnh trong Linux.
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước cài đặt Linux và sự khác nhau giữa cài đặt Linux
ở chế độ đồ họa và chế độ văn bản.
- Xác định được yêu cầu về phần cứng, chuẩn thiết bị đầu cuối để cài đặt
Linux.
- Cài đặt được bản phát hành Linux.
- Cài đặt được Linux ở chế độ đồ họa và chế độ văn bản.
- Nâng cấp và gỡ bỏ Linux.
- Sử dụng được trình nhập lệnh terminal.
- Sử dụng được lệnh man và lệnh ls để xem hướng dẫn câu lệnh.
- Nâng cao nhận thức về tính tương thích.
- Rèn luyện được tính cẩn thận, quyết đốn trong việc lựa chọn phần cứng
cài đặt hệ thống.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:


21


1. u cầu phần cứng
Linux khơng u cầu máy có cấu hình cao. Tuy nhiên nếu phần cứng có
cấu hình thấp q thì có thể khơng chạy được X Windows hay các ứng dụng sẵn
có. Cấu hình tối thiểu nên dùng:
- CPU: Pentium MMX trở lên.
- RAM: 64 MB trở lên cho chế độ văn bản (Text mode), 192 MB cho chế
độ đồ họa (Graphical mode).
- Đĩa cứng: Dung lượng đĩa phụ thuộc vào loại cài đặt:
+ Custom Installation (minimum): 520 MB
+ Server (minimum): 870 MB
+ Personal Desktop: 1.9 GB
+ Custom Installation (everything): 5.3 MB
- 2 MB cho card màn hình nếu muốn sử dụng chế độ đồ họa.
Linux được nhiều hãng sản xuất với rất nhiều thương hiệu khác nhau như:
RedHat Linux, Suse Linux, Debian Linux, Fedora, CentOS,… Tuy nhiên hiện
nay RedHat Linux là phiên bản phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất
trong các hệ thống server. Do đó, ta sẽ cài đặt và sử dụng hệ điều hành RedHat
Linux. Để cài đặt RedHat, ta chuẩn bị một các đĩa CD chứa bộ cài của một trong
các phiên bản sau: 6.0, 6.1, 6.2, 7.1, 7.2, 9.0.
2. Phân vùng đĩa trong Linux
Đĩa cứng được phân ra thành nhiều vùng khác nhau gọi là partition. Mỗi
partition sử dụng một hệ thống tập tin và lưu trữ dữ liệu. mỗi đĩa chỉ chia được
tối đa 4 partition chính (primary). Giới hạn như vậy là do Master Boot Record
của đĩa chỉ ghi tối đa 4 chỉ mục tới 4 partition.
Để tạo nhiều partition lưu trữ dữ liệu (hơn 4) người ta dùng partition mở
rộng (extended partition). Thực chất partition mở rộng cũng là primary partiton

nhưng cho phép tạo các partition con được gọi là logical partition trong nó.
22


3. Quản lý ổ đĩa và partition trong Linux
Linux sử dụng cơ chế truy xuất ổ đĩa thông qua tập tin. Mỗi ổ đĩa được gán
với một tập tin trong thư mục /dev/. Ký hiệu ổ đĩa fd cho ổ mềm, hd cho ỗ cứng,
sd dành cho ổ SCSI. Ký tự a, b, c, …, gắn thêm vào để xác định các ổ đĩa khác
nhau cùng loại.
Bảng 2.1: Ký hiệu ổ đĩa trong Linux
Ký tự mô tả ổ đĩa

Physical block devices

Had
Hdb
Hdc
Hdd
Sda
Sdb

(các thiết bị lưu trữ)
Primary Master
Primary Slave
Secondary Master
Secondary Slave
First SCSI disk
Second SCSI disk

Ví dụ: ổ cứng thứ nhất hda, ổ cứng thứ 2 hdb… Xác định các partition

trong ổ đĩa người ta dùng các số đi kèm. Theo qui định partition chính và mở
rộng được gán số từ 1-4. Các logical partition được gán các giá trị từ 5 trở đi.

Hình 2.1: Cách đặt tên partition trong Linux
Như hình 2.1 ta thấy partition của ổ cứng thứ nhất had có 2 partition chính
ký hiệu là hda1 và hda2, một partition mở rộng là hda3. Trong partition mở rộng
hda3 có 2 partition logic có ký hiệu là hda5 và hda6. Trong Linux bắt buộc phải
có tối thiểu 2 partition sau:
- Partition chính chứa thư mục gốc (/) và hạt nhân (gọi là Linux Native
Partition).

23


- Partition swap được dùng làm khơng gian hốn đổi dữ liệu khi vùng nhố
chính được sử dụng hết. Kích thước của phần swap sử dụng tùy thuộc hệ thống
mình sử dụng nhiều hay ít ứng dụng. Thơng thường thì kích thước vùng swap
bằng hai lần kích thước bộ nhớ chính (RAM).
4. Khởi động chương trình cài đặt
4.1. Boot từ CD-ROM
Nếu máy bạn có CD-ROM, bạn hãy khởi động máy tính, chỉnh lại BIOS
thứ tự boot đầu tiên là CD-ROM và đĩa cài đặt vào ổ CD.
4.2. Boot từ đĩa khởi động Windows
BIOS của máy bạn không hỗ trợ boot được từ CD, bạn có thể khởi động từ
đĩa khởi động DOS. Sau khi khởi động, đưa CD cài đặt vào ổ CD-ROM. Giả sử
ổ CD của bạn là ổ E:. Bước kế bạn thực hiện.
Cd Dosutils Autoboot
5. Trình bày các cách cài đặt Linux
Có nhiều cách thức cài đặt Linux, ta có 5 cách thơng dụng sau:
1. CD-ROM: Khởi động từ CD-ROM và cài đặt thông thường trong các hệ

điều hành khác.
2. Đĩa cứng: Cần sử dụng đĩa mềm boot (hiện nay đã bị hạn chế sử dụng).
3. NFS image (Network File System): Sử dụng đĩa khởi động mạng, kết nối
tới NFS server.
4. FTP: Sử dụng đĩa khởi động mạng, cài đặt trực tiếp qua kết nối FTP.
5. HTTP: Sử dụng đĩa khởi động mạng, cài đặt trực tiếp qua kết nối HTTP.
6. Cài đặt Linux ở chế độ đồ họa
Để cài đặt hệ điều hành RedHat Linux ở chế độ đồ họa, ta có 11 bước như
sau:

24


6.1. Cấu hình hệ thống
Lựa chọn chế độ cài đặt:

Hình 2.2: Màn hình lựa chọn chế độ cài đặt
Để cài đặt ở chế độ văn bản (Text Mode): Gõ vào dấu nhắc lệnh từ linux
text để đặt Linux dưới chế độ văn bản.
Hộp thoại hiển thị thông báo yêu cầu kiểm tra ổ đĩa CD trước khi cài đặt, ta
chọn Skip

Hình 2.3: Hộp thoại thơng báo u cầu kiểm tra ổ đĩa CD
Màn hình chào mừng trước khi cài đặt và các hướng dẫn về bản quyền của
RedHat Linux, ta chọn Next

25



×