Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích các hình thức trả công lao động tại công ty may An Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.71 KB, 31 trang )

ĐẠI
HỌCTHẢO
THƯƠNG LUẬN
MẠI
BÀI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

MÔN: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI: Phân tích thực trạng hình thức trả lương tại
Cơng ty TNHH May An Phước

Giảng viên: Phạm Thị Thanh Hà
Nhóm 1
Lớp HP: 2151ENEC0311

HÀ NỘI, 2021


Mục lục
Lời mở đầu................................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ HÌNH THỨC TRẢ
LƯƠNG.....................................................................................................................3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN......................................................................3
1.1. Khái niệm tiền lương...................................................................................3
1.2 Khái niệm trả lương trong doanh nghiệp.................................................4
1.3. Chức năng của trả lương trong doanh nghiệp........................................4
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG....................................................................6
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian..........................................................6
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.............................................................7
2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp.....................................................................10


III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP................................................................................................11
3.1. Điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp...........11
3.2. Nhân tố liên quan đến chức năng của tiền lương.....................................11
3.3. Quy mô sản xuất kinh doanh và quy mô lao động của doanh nghiệp.....12
3.4. Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác lao động tiền lương.........12
3.5. Quan điểm trả lương của chủ doanh nghiệp............................................13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CƠNG TY
TNHH AN PHƯỚC.................................................................................................14
I. Giới thiệu tổng quan về cơng ty.......................................................................14
II. THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠNG TY......................16
1. Hình thức trả lương theo thời gian...............................................................16
2. Trả lương khốn theo sản phẩm:..................................................................19
3. Hình thức trả lương khi làm thêm, làm đêm:...............................................24
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA
CƠNG TY TNHH MAY AN PHƯỚC....................................................................26
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG.............................26
1. Ưu điểm........................................................................................................26
2. HẠN CHẾ....................................................................................................26
3. NGUYÊN NHÂN.........................................................................................27
II. NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY...................27
Kết luận...................................................................................................................29
1


Lời mở đầu
Tiền lương ln là vấn đề được tồn xã hội quan tâm bởi ý nghĩa kinh tế xã
hội to lớn của nó. Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập quan
trọng nhất giúp họ bảo đảm và duy trì cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, tiền
lương là một phần khơng nhỏ của chi phí sản xuất kinh doanh. Đối với nền kinh

tế, tiền lương là sự cụ thể hóa q trình phân phối của cải vật chất do chính người
lao động trong xã hội sáng tạo ra.
Trong quan hệ lao động, công tác tổ chức trả công lao động cho người lao
động là một trong những yếu tố, điều kiện để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế
hoạch sản xuất kinh doanh của mọi cơ quan doanh nghiệp.
Hiện nay có nhiều hình thức trả lương đang được áp dụng những căn cứ vào
đặc điểm tổ chức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà nghiên cứu áp dụng hình
thức trả lương khác nhau sao cho phù hợp. Mỗi hình thức trả lương hợp lý sẽ
khuyến khích người lao động làm việc tích cực hơn từ đó làm tăng năng suất lao
động, tiết kiệm nguyên liệu và giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, nâng
cao đời sống của người lao động. Ngược lại, một hình thức trả lương khơng hợp lý
khơng những khơng khuyến khích được người lao động mà cịn làm cho tiến trình
sản xuất diễn ra chậm hơn, năng suất lao động giảm dần.
Qua việc nghiên cứu tình hình chung và các hình thức trả lương tại Cơng ty
TNHH may An Phước, nhóm 1 đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng hình thức
trả lương tại Công ty TNHH May An Phước " để làm bài thảo luận nhóm.

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ HÌNH THỨC
TRẢ LƯƠNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương (tiền công) là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động
theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động
bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương của người lao động hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động và được trả theo kết quả thực hiện công việc.
Để hiểu sâu hơn về khái niệm tiền lương chúng ta có các khái niệm liên

quan: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế và tiền lương tối thiểu.
1.1.1. Tiền lương danh nghĩa
Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông qua hợp
đồng thoả thuận giữa hai bên theo qui định của pháp luật. Số tiền này nhiều hay ít
phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động,
phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc… của họ ngay trong quá trình lao
động.
1.1.2. Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các
loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền
lương danh nghĩa của họ.
Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà cịn
phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hố tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết
mà người lao động muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền
lương thực tế được thể hiện qua cơng thức sau:
ILTT = ILDN / IP
Trong đó:
ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế
ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IP : Chỉ số giá cả
1.1.3. Tiền lương tối thiểu
Lương tối thiểu theo quy định của Bộ Luật lao động do Quốc hội Việt Nam
ban hành là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản
đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu
của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội.
3


Ngày 15/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy

định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc
ở doanh nghiệp như sau:
Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
3.920.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
3.430.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
3.070.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành
chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp
dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1.2 Khái niệm trả lương trong doanh nghiệp
Trả lương là một phạm trù gắn liền với phạm trù trả cơng lao động. Lao động là
phạm trù vĩnh viễn cịn trả lương là phạm trù lịch sử, nổ ra đời, tồn tại và phát triển
trong nen kinh tế thị trường. Trả luơng là một hinh thức trả công lao động. Để đo
lường hao phi lao động của người lao động có thể sử dụng thước đo giá trị thơng
qua tiền tệ bằng hinh thức trả lưong. Cổ nhiều cách hiểu về tiển luơng trả cho
người lao động.
- Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tiển lương là sự trả cơng hoặc thu nhập
mả có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoã thuận gita người sử
dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do
người su dụng lao động phải trả cho nguời lao dộng theo hợp đồng lao dộng.
- Theo Điều 55 Bộ luật Lao động Việt Nam, tiễn lương của người lao động do hai
bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suẩt lao động,
chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được

thấp hơn mức lương tổi thiểu do Nhả nước quy định.
 Tóm tắt lại thì theo như trong phạm vi của giáo trinh, trả lương là việc trả
tiền, hiện vật hay dịch vụ của người sử dụng lao động cho người lao động
theo hợp đồng lao dộng.
4


1.3. Chức năng của trả lương trong doanh nghiệp
- Đối với người lao động:
Tiền lương rất quan trọng và rất ảnh hưởng tới cuộc sống của NLD bởi nó là
một phần cơ bản trong thu nhập của người lao động, giúp họ trang trải các chi phí
cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ni sống bản thân và gia đình. Mức sống của
NLĐ phụ thuộc vào tiền lương của họ.
Tiền lương còn phản ánh địa vị của người lao động trong gia đình, trong sự
tương quan với bạn bè, đồng nghiệp, và xã hội. Một người có tiền lương cao
thường là có tiếng nói và có quyền quyết định nhiều hơn trong gia đình của họ, và
cho thấy họ có địa vị trong xã hội.
Tiền lương mà người lao động nhận được từ tổ chức còn ảnh hưởng đến tâm
lý của người lao động. Nếu tiền lương được trả công bằng, hợp lý phản ánh được
sự đóng góp của người lao động với tổ chức thì người lao động sẽ cảm thấy thối
mái, họ sẽ n tâm làm việc vì biết rằng đóng góp của họ sẽ được tổ chức ghi nhận
vì vậy mà kết quả làm việc của người lao động cũng tốt hơn.
- Đối với doanh nghiệp:
Tiền lương là một phần quan trọng trong chí phí sản xuất, nếu tiền lương
tăng sẽ ảnh hưởng tới chí phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm vì vậy
doanh nghiệp ln kiểm sốt chặt chẽ tiền lương nhằm tiết kiệm chi phí và nâng
cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tiền lương đối với các tổ chức lại là cơng cụ để duy trì, giữ gìn và
thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với cơng việc của tổ chức.
Tổ chức có thể sử dụng tiền lương như một cơng cụ để khuyến khích người lao

động làm việc, tạo động lực cho người lao động khi đó thì người lao động làm việc
sẽ hiệu quả hơn, năng suất lao động nâng cao hơn từ đó lại tiết kiệm được chi phí
cho doanh nghiệp.
- Đối với xã hội:
Tiền lương cũng ảnh hưởng lớn đến các mặt của xã hội. Khi tiền lương của
người lao động tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ,
tăng sức mua trên thị trường và từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho nền kinh
tế tăng trưởng, xã hội phát triển. Mặt khác việc tăng tiền lương có thể làm cho giá
cả tăng lên, lại làm cho mức sống của những lao động có thu nhập thấp bị giảm sút.
Tiền lương của người lao động tăng lên còn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu
quả và điều đó cũng cho thấy xã hội phát triển.
Tiền lương của người lao động đóng góp một phần trong thu nhập
quốc dân thơng qua thuế thu nhập vì vậy tiền lương tăng sẽ làm tăng thu nhập quốc
dân, ngân sách của Nhà nước cũng tăng lên, khi đó Chính phủ có điều kiện để điều
tiết các mặt xã hội làm cho xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh tiến bộ hơn.
5


II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
* Khái niệm: Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động
được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp
của người lao động, trong đó tiền lương trả cho người lao động theo số lượng thời
gian lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
* Các loại hình thức trả lương theo thời gian:
- Hình thức trả lương thời gian đơn giản:
+ Khái niệm: Hình thức trả lương đơn giản là hình thức trả lương mà tiền lương
nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay
cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.
+ Cách tính:

TLTG = ML x TLVTT
Trong đó:
ML: Mức lương tương ứng với các bậc trong thang
bảng lương (mức lương giờ, ngày, tháng);
TLVTT: Thời gian làm việc thực tế, số ngày cơng/ giờ
cơng trong tuần, kỳ, tháng;
Ngồi ra cịn có hình thức trả lương ngày, tuần và giờ cũng được tính dựa trên
cơ sở mức lương tháng
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính tốn và tiền lương trả cho người lao động ổn định.
+ Hạn chế: Việc trả lương không gắn với kết quả lao động đạt được về số lượng,
chất lượng lao động, do đó khơng kích thích kịp thời đối với người lao động,
khơng khuyến khích người lao động sử dụng hết thời gian và hoạt động lao động
và tiền lương trả cho người lao động mang tính bình qn.
- Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
+ Khái niệm: Hình thức trả lương thời gian có thưởng là sự kết hợp thực hiện hình
thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức thưởng nếu
cán bộ cơng nhân viên đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định.
+ Cách tính:

TLtg = ML x TLVTT + Tthưởng

Trong đó:
ML: Mức lương tương ứng với các bậc trong thang
bảng lương (mức lương giờ, ngày, tháng);
TLVTT: Thời gian làm việc thực tế, số ngày công/ giờ
công trong tuần, kỳ, tháng;
Tthưởng: Tiền thưởng của NLĐ
+ Ưu điểm: Phản ánh được trình độ và năng lực cũng như kết quả của người lao
động, gắn chặt với yếu tố chất lượng của lao động. Từ đó khuyến khích được năng
suất lao động.

6


+ Nhược điểm: Cần có người giỏi chun mơn và có nhiều kinh nghiệp trong việc
hoạch định mức thưởng cũng như trả lương kết hợp với tiền thưởng, để tạo ra được
động lực cao nhất cho người lao động.
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
* Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân
- Khái niệm
Trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân là trả lương cho người lao động
căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) mà
người lao động làm ra
- Cách tính trả:
TLSpi = ĐG x Qi
TLspi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i;
Qi: Sản lượng của công nhân i trong một thời gian (tuần, tháng…);
ĐG: là đơn giá tính cho một sản phẩm mà công nhân i làm ra.
- Ưu - Nhược điểm
Ưu điểm:

Là một chế độ trả lương đơn giản, dễ tính, dễ hiểu và cơng nhân có
thể tự tính được lương cho mình.

Có sự gắn kết giữa tiền lương và năng suất lao động, chất lượng lao
động, từ đó khuyến khích công nhân làm việc hiệu quả hơn.
Nhược điểm:
Nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý thì cơng nhân sẽ lãng phí
nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo quản thiết bị máy
móc  Dẫn đến công nhân chỉ quan tâm tới số lương mà khơng quan tâm tới chất
lượng.

* Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể (tổ, đội, nhóm…)
- Khái niệm:
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số
lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể cơng nhân đã hồn thành và đơn giá
tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho tập thể.
- Cách tính trả:
Bước 1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương tập thể:
hoặc
- Lcbcv: Lương cấp bậc của công việc i mà công nhân đảm nhận
- PC: mức phụ cấp được tính vào đơn giá (nếu có)
7


- Msl: Mức sản lượng của cả tổ
- Mtg: Mức thời gian của tổ
Bước 2: tính lương cho từng người
Tới bước này có thể sử dụng nhiều phương pháp để tính lương cho từng
người. Ví dụ cơng thức của phương pháp dùng hệ số điều chỉnh:
Đầu tiên: TLtg thực tế CNi = MLtgCNi = TLVTT CNi
- TLtg thực tế CNi: Là tiền lương thực tế của công nhân i
- MLtgCNi: Là mức lương thời gian của công nhân i
- TLVTT CNi: Là thời gian làm việc thực tế của công nhân i.
Tiếp theo: Tính hệ số điều chỉnh
- ∑TLsptt: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm
- ∑TLtgtt: tổng tiền lương thời gian của tổ, nhóm
Cuối cùng: tính tiền lương cho từng cá nhân
TLspCNi = Hđc x TLtgtt Cni
- Ưu - Nhược điểm:
Ưu điểm: Nâng cao được ý thức trách nhiệm tinh thần đồn kết và hỗ trợ
nhau trong cơng việc, để tạo ra sự phối hợp hiệu quả hơn. Khuyến khích lao động

tổ, nhóm có thể tự quản.
Nhược điểm: Cần chú ý phân phối lương và chia lương thật cơng bằng và
hợp lý, cần có những người giỏi chun mơn để thực hiện việc tính tốn và chia
lương cho cơng nhân để tránh tình trạng mất đồn kết.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
- Khái niệm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương cho
công nhân làm công việc phục vụ phụ trợ như công nhân điều chỉnh và sữa chữa
máy móc, thiết bị vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm căn cứ vào
kết quả lao động của cơng nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền
lương theo mức lao động của cơng nhân chính.
- Cách tính trả:
ĐGpi = (LCBCNP + PCp)x Mtgi x Hpvi

hoặc

TLSPCNP
- ĐGpi: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ cơng
nhân chính thứ i;
- LCBCNP: Lương cấp bậc của công nhân phụ;
8


- PCp: Phụ cấp của cơng nhân phụ được tính vào đơn giá (nếu có);
- Mtgi: Mức thời gian của cơng nhân chính thứ i được cơng nhân phụ phục
vụ;
- MSli: Mức sản lượng của cơng nhân chính thứ i được công nhân phụ PV;
- HPVi: Hệ số phục vụ của cơng nhân phụ đối với cơng nhân chính thứ i;
- TLSPCNP: Tiền lương sản phẩm công nhân phụ;
- Ưu - Nhược điểm:

Ưu điểm: Khuyến khích cơng nhân phụ làm việc tốt hơn cho cơng nhân
chính để tạo ra số lượng và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Nhược điểm: Tiền lương của cơng nhân phụ phụ thuộc vào cơng nhân
chính nên cần bố trí hợp lý để hai bên hỗ trợ cho nhau cùng tạo ra năng suất tốt
nhất.
* Hình thức trả lương sản phẩm khoán
- Khái niệm:
Hình thức trả lương sản phẩm khoán là chế độ trả lương cho một người
hoặc một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hồn thành cơng việc và đơn giá
tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khốn.
- Cách tính trả: TLSPK = ĐGk x Qk
- TLSPK: tiền lương sản phẩm khoán;
- ĐGk: Đơn giá sản phẩm khoán cho một sản phẩm hay một cơng việc hoặc
đơn giá trọn gói cho một khối lượng cơng viêc hay cơng trình;
- Qk: Sản lượng sản phẩm khốn được hồn thành.
- Ưu - Nhược điểm:
Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy ý kiến sáng tạo cải tiến
kỹ thuật, tối ưu hóa quá trình sản xuất để đạt năng suất cao. Đồng thời cũng tạo
động lực để cơng nhân hồn thành năng suất vượt kế hoạch.
Nhược điểm: Cơng việc phân tích, thiết kế các mức lũy tiến cần người có
kinh nghiệm để có thể tạo ra động lực thực sự cho cơng nhân.
* Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng
- Khái niệm:
Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương sản phẩm kết
hợp các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt các tiêu chuẩn thưởng theo quy
định.
- Cách tính trả:
- TLspt: Tiền lương sản phẩm thưởng
- L: Tiền lương theo đơn giá cố định
9



- m: Tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu
- h: Phần trăm vượt mức chỉ tiêu thưởng
- Ưu - Nhược điểm:
Ưu điểm: Khuyến khích được cơng nhân tăng năng suất lao động, góp
phần hồn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch.
Nhược điểm: Việc quản lý và tổ chức phức tạp cần những người có chun
mơn và kinh nghiệm trong khâu tổ chức. Đảm bảo cơng bằng trong thưởng và
chính sách thưởng.
* Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến
- Khái niệm:
Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương sản phẩm mà
tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm lũy tiến (sản phẩm quy định ở
mức hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố định), cịn tiền
lương của những sản phẩm vượt mức sản phẩm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy
tiến.
- Cách tính trả:
Đơn giá sản phẩm lũy tiến: ĐGlti = ĐGcđ x(1x ki) (i =1-n)
- ĐGlti: Đơn giá lũy tiến ở khoảng thứ i;
- ĐGcđ: Đơn giá cố định;
- ki: Tỷ lệ tăng đơn giá ở khoảng thứ i;
- n: Số khoảng trả theo đơn giá lũy tiến.
Cơng thức tính tiền lương sản phẩm lũy tiến
- Qi: Số lượng sản phẩm trả ở mức tăng thêm;
2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp
- Hình thức trả cơng theo sản phẩm hỗn hợp là sự kết hợp giữa hình thức trả
lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương
này áp dụng cho các doanh nghiệp thương mại.
- Tiền lương trả cho người lao động được chia thành hai bộ phận:

+ Phần lương cứng: Phần này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối
thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Bộ
phận này sẽ được quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc thực tế
mỗi tháng.
+ Phần lương biến động: Tùy theo năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của
từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
10


III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP
3.1.

Điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

Tùy theo điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
như thế nào mà chủ doanh nghiệp sẽ quyết định các hình thức trả lương cho phù
hợp.
- Nếu doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại
mà công việc của người lao động khó định mức được thì doanh nghiệp sẽ áp dụng
hình thức trả lương theo thời gian.
- Nếu doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì doanh
nghiệp nên áp dụng hình thức trả lương sản phẩm. Vì khi đó cơng việc của người
lao động hồn tồn có thể định mức được một cách chính xác, chất lượng lao động
của người lao động được biểu hiện trực tiếp thông qua chất lượng sản phẩm mà họ
làm ra. Áp dụng hình thức trả lương này khơng những doanh nghiệp đảm bảo được
tính cơng bằng trong phân phối tiền lương tới người lao động, khuyến khích được
người lao động tích cực lao động sản xuất mà cịn khích lệ họ khơng ngừng phát
huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động,
tạo niềm tin của họ đối với doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Ngược lại, nếu doanh nghiệp vừa có cơng nhân trực tiếp sản xuất, vừa có
lao động làm việc tại văn phịng thì doanh nghiệp sẽ áp dụng cả 2 hình thức trả
lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm... Như thế sẽ đảm bảo
được tính cơng bằng trong phân phối tiền lương đối với người lao động.
3.2.

Nhân tố liên quan đến chức năng của tiền lương

Tùy từng thời điểm mà chủ doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức trả
lương khác nhau. Ví dụ ở điều kiện thường đối với công nhân sản xuất doanh
nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương sản phẩm bình thường khơng tính đến
yếu tố thưởng, phạt. Nhưng khi doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tiến độ, nâng cao
năng suất lao động thì doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các chế độ trả lương
như: trả lương khoán, trả lương làm thêm, trả lương có thưởng,... Vì ở điều kiện
bình thường người lao động chỉ làm việc ở mức độ bình thường miễn là đảm bảo
đủ định mức để cuối tháng nhận lương. Nhưng khi doanh nghiệp muốn nâng cao
năng suất lao động mà áp dụng thờm cỏc chế độ trả lương trờn thỡ khi đó người
lao động vì lợi nhuận họ sẽ cố gắng tích cực làm việc hơn, vì lúc đó họ nhận thấy
được càng tích cực sản xuất, càng làm nhanh, làm tốt bao nhiêu thì tiền lương, tiền
thưởng, và thu nhập của họ sẽ càng cao → Đời sống của họ càng được đảm bảo →
họ sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp, từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.

Quy mô sản xuất kinh doanh và quy mô lao động của doanh nghiệp

Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến
việc lựa chọn và xây dựng các hình thức trả lương cho doanh nghiệp, cụ thể:
11



- Nếu quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ, số lượng lao động
ít thì doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức trả lương đơn giản vì phần tính
tốn chia lương, thưởng khơng phức tạp, mà người lao động có thể dễ dàng hiểu
được tiền lương của mình được tính như thế nào, có cơng bằng, hợp lý khơng.
- Đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn và số lượng lao động nhiều thì
doanh nghiệp phải tính tốn thật kỹ để áp dụng các hình thức trả lương hợp lý, đảm
bảo tính cơng bằng và tạo động lực lao động cho người lao động.
- Ở các doanh nghiệp lớn, nhiều nhân viên thì tình hình ganh đua, cạnh tranh
trong công việc giữa các nhân viên thường rất cao, do đó để đảm bảo tính cơng
bằng, tạo niềm tin và sự khuyến khích trong lao động đối với người lao động thì
doanh nghiệp nên phân tích, tìm hiểu để xây dựng các chế độ trả lương sao cho
phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
3.4.

Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác lao động tiền lương

Số lượng và chất lượng của đội ngũ làm công tác lao động tiền lương của
một doanh ngiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng các hình thức trả lương
tại doanh nghiệp, cũng như đảm bảo tính cơng bằng, hợp lý trong việc phân phối
tiền lương cho người lao động, cụ thể:
- Nếu đội ngũ cán bộ làm về công tác lao động tiền lương của doanh nghiệp
đông, nhưng chất lương chuyên môn không đảm bảo, thường là được đào tạo từ
các chun mơn khác như kế tốn, quản trị kinh doanh,...khơng có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực lao động tiền lương thì chắc chắn việc xây dựng và áp dụng
các chế độ trả lương trong doanh nghiệp sẽ khơng được tốt, khơng đảm bảo được
tính cơng bằng trong phân phối tiền lương đối với người lao động → không phát
huy được tối đa năng lực làm việc của người lao động, tính khuyến khích trong trả
lương sẽ khơng có, doanh nghiệp sẽ khơng tối đa hóa được lợi nhuận.

- Nếu đội ngũ cán bộ làm về công tác lao động tiền lương của cơng ty có
trình độ chun môn cao đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, nhưng số lượng
lại khơng đảm bảo thì việc xây dựng và tính tốn các chế độ trả lương trong cơng
ty cũng chưa hẳn sẽ chính xác hồn tồn. Vì khi đó doanh nghiệp sẽ bị thiếu một
số cán bộ điều tra làm về những khâu liên quan trực tiếp đến quá trình xác định các
hình thức trả lương như: xác định định mức lao động, quản lý thời gian làm việc
của nhân viên,... thì kết quả xây dựng sẽ khơng đảm bảo tính khách quan.
- Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ làm về công tác lao động tiền lương
đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, có trình độ chun mơn chuyờn sõu về lĩnh
vực lao động tền lương, số lượng lao đơng hợp lý thì chắc chắn công tác tiền lương
của doanh nghiệp sẽ phát huy được tối đa lợi thế của mình. Đảm bảo được tính
cơng bằng, tạo động lực lao động cho người lao động, đồng thời giúp ổn định tình
hình sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.5.

Quan điểm trả lương của chủ doanh nghiệp

Việc lựa chọn các chế độ trả lương nào cho doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc
vào quan điểm trả lương của chủ doanh nghiệp:
12


- Nếu chủ doanh nghiệp muốn gắn việc trả lương cho người lao động với kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ áp dụng các chế
độ trả lương có tính chất khuyến khích, thúc đẩy người lao động tích cực lao động
sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Vì khi đó nếu người lao động muốn
tiền lương của mình được cao thì họ phải cố gắng lao động, sản xuất để thúc đẩy
tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Ngược lại, nếu chủ doanh nghiệp không muốn trả lương cho nhân viên gắn
với hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ trả lương

đơn giản, cơng thức tính trả có độ ổn định cao. Tuy nhiên nếu áp dụng chế độ trả
lương này thì doanh ngiệp sẽ khơng tận dụng được sức mạnh của tiền lương đối
với hiệu quả sản xuất kinh doanh.

13


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CƠNG
TY TNHH AN PHƯỚC
I. Giới thiệu tổng quan về cơng ty
1. Khái quát công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH may thêu giày An Phước.
- Tên giao dịch: AN PHUOC CO.,LTD.
- Trụ sở: 100/11-12 An Dương Vương, Phường 09, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
- An Phước là một trong những công ty may mặc hàng đầu Việt Nam, chuyên
sản xuất và phân phối sản phẩm thời trang nam nữ cao cấp tại Việt Nam với
hệ thống cửa hàng thương hiệu An Phước - Pierre Cardin và hệ thống cửa
hàng thời trang lót thương hiệu Bonjour – Anamai. Khơng những tại thị
trường nội địa, An Phước còn mở rộng hợp tác, cung cấp sản phẩm cho thị
trường Nhật Bản, Châu Âu và phát triển thương hiệu thời trang nam Weis tại
thị trường Cộng Hòa Liên Bang Đức
- Thành lập cơ sở May An Phước năm 1992, với số lượng 50 công nhân, 40
máy may công nghiệp, chuyên may gia cơng cho các cơng ty xuất khẩu. Sau
khi có luật công ty ra đời, ngày 26/04/1993. An Phước tăng vốn, tăng thiết bị
sản xuất lên 300 máy với công nhân là 400 người và xin được XNK trực
tiếp, đổi tên thành Công ty May Thêu Giày XNK An Phước (TNHH) cho tới
nay. Chuyên làm hàng gia công xuất khẩu cho NISSHO IWAI, ITOCHU,
MINOYA - đây là các công ty hàng đầu của Nhật. Đến năm 1995, Công ty
ký hợp đồng gia công Giày thể thao cho công ty Hope Victor, FILA (Đài
loan), xuất khẩu 100% sang thị trường EU cho đến nay.

- Từ kinh nghiệm quản lý chất lượng, thị trường và qui trình sản xuất may,
giày xuất khẩu, Cơng ty An Phước quyết định đưa ra thị trường sản phẩm
mang thương hiệu An Phước, logo, nhãn hiệu và phát triển hệ thống cửa
hàng trên cả nước (trên 70 cửa hàng).
- Năm 1997, Công ty mua bản quyền Pierre Cardin gồm : Chemise, Vest,
Quần tây, Đồ lót nam. An Phước hợp đồng khai thác thương hiệu và được
đứng cùng một cửa hiệu có tên Pierre Cardin chứ khơng chỉ là người may
thuê.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương của công ty
2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
− Ngành nghề chính: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
− Các lĩnh vực kinh doanh khác:
 Sản xuất sợi, dệt vải, sản xuất hàng dệt khác và hoàn thiện sản phẩm dệt.
 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.
14


 Bán bn đồ dùng cho gia đình (mua bán đồng hồ, hàng kim khí điện máy,
mỹ phẩm, nước hoa, giày dép, sản phẩm bằng da và giả da, vớ, khăn
choàng…).
 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng
chuyên doanh.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
− Năm 2017, May An Phước đạt 1.406 tỉ đồng doanh thu thuần và 48 tỉ đồng
lợi nhuận sau thuế, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ở mức 3.4%.
− Năm 2018, May An Phước đạt 1.614 tỉ đồng doanh thu thuần và 59 tỉ đồng
lợi nhuận sau thuế, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ở mức 3.7%.
− Năm 2019, May An Phước đạt 1.834 tỉ đồng doanh thu thuần và 74 tỉ đồng
lợi nhuận sau thuế, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ở mức 4%.
2.3. Quy mô hoạt động

− Tổng diện tích nhà xưởng trên 50000 m2.
− Hệ thống nhà máy: 5000 cán bộ công nhân viên.
− Hệ thống cửa hàng: 500 nhân viên tư vấn bán hàng phục vụ tại 120 cửa hàng
trên toàn quốc.
2.4. Quan điểm trả lương của chủ doanh nghiệp
Trả lương phải được thực hiện công khai, đảm bảo tính cơng bằng trong trả
lương. Lãnh đạo cơng ty luôn muốn gắn việc trả lương cho người lao động với kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy công ty đã áp dụng các chế độ
trả lương có tính chất khuyến khích, thúc đẩy người lao động tích cực lao động sản
xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nếu người lao động muốn tiền lương
của mình được cao thì họ phải cố gắng lao động, sản xuất để thúc đẩy tăng năng
suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Việc trả lương cho công nhân viên trong Công ty được trả vào ngày 25 hàng
tháng.
 Ưu điểm trả lương cơng khai:
- Tính minh bạch, công bằng cao
- Mọi người dễ dàng so sánh đối chiếu lương với nhau
- Dễ tạo ra tính cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động
- Dễ phát hiện những sai sót của nhà quản lý, cán bộ chuyên trách trong việc
tính lương cho người lao động.
 Nhược điểm trả lương công khai:
- Phát sinh nhiều thắc mắc khiếu nại về mức lương, tăng gánh nặng cho nhà
quản lý.
15


- Một số nhân sự điều này tạo tâm lý khơng thoải mái và có những phản ứng
tiêu cực của người lao động về mức lương công khai họ được nhận.
- Dễ tạo ra tính cào bằng trong trả lương


16


II. THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠNG TY
1. Hình thức trả lương theo thời gian
Theo hình thức trả lương theo thời gian này, tiền lương của NLĐ được tính
dựa trên mức lương phù hợp với cấp bậc đã được xác định cho công việc và thời
gian làm việc thực tế.
Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm
các vị trí cơng việc khó xác định được định mức một cách chặt chẽ và chính xác
(cán bộ quản lý, chun mơn,…). Theo cách trả lương này thì mức lương tháng
thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi NLĐ nghỉ không hưởng lương, với
hình thức trả lương này NLĐ khơng hề băn khoăn về mức thu nhập của mình trong
mỗi tháng nếu họ vẫn đi làm đủ ngày cơng.
Do đó để hình thức trả lương theo thời gian đạt hiệu quả cao, Công ty may
An Phước đã xây dựng được hệ thống chức danh cơng việc với việc phân tích cơng
việc một cách cẩn thận và khoa học để xác định giá trị của từng công việc, mức độ
phức tạp của cơng việc và những u cầu địi hỏi của cơng việc đối với người lao
động
Hiện nay, Công ty may An Phước đang thực hiện trả lương cho Ban giám
đốc và đội ngũ cán bộ lao động gián tiếp tại các phịng ban của Cơng ty theo hình
thức trả lương thời gian. Các xí nghiệp của Cơng ty đều là các đơn vị hạch toán
độc lập nên các đơn vị này được quyền lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với
đơn vị mình và chịu trách nhiệm báo cáo Tổng cơng ty thường xun.
Cơng thức tính tiền lương tại Cơng ty như sau:
L = L1 + L2 + Llt + Lnghỉ
Trong đó:
+ L: Tiền lương tháng của người lao động.
+ L1: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp
+ L2: Tiền lương năng suất

+ Llt: Tiền lương làm thêm giờ
+ Lnghỉ : Tiền lương cho những ngày nghỉ theo luật định
Cách tính cụ thể các thành phần
Đối với Lương cơ bản và các khoản phụ cấp (L1)
L1 =
Trong đó:
- Hcb: Hệ số lương quy định theo thang bảng lương công ty;
- PC: Phụ cấp
- TLmin: tiền lương tối thiểu do công ty quy định. TLmin = 1 500 000 đồng
17


- Ntt: Ngày công làm việc thực tế.
- Ncđ: Ngày công theo chế độ (Ncđ = 26 ngày).
Hệ thống thang bảng lương tại Công ty may An Phước
S
T Chức danh cơng việc
T
1

2

3

4

5

Bậc lương
2


3

4

5

6

7

8

9

10

4.2
6

4.
5

4.
9

5.1

5.4


5.7

6.0

6.3

6.5

- Nhân viên
khối
văn
4.
phịng,
văn
2
phịng kho vật


4.4

4.
6

4.
8

5.0

5.3


5.6

5.9

6.2

6.8

Nhóm
3

Tổ
trưởng,
4.
trưởng nhóm,
5
Phó phịng

4.7

4.
9

5.
3

5.6

5.9


6.1

6.3

6.6

7.2

Nhóm
4

Trưởng phịng,
5.
Quản lý, Phó
0
Giám đốc

5.3

5.
6

5.
8

6.1

6.3
5


6.5

6.9

7.3

7,9

Nhóm
5

Chủ tịch Hội
7.
đồng quản trị/
8
Giám đốc

8.4

8.
9

9.
3

10.
7

11.
4


12.
6

13.
8

14.
5

15.
8

Nhóm
1

Nhóm
2

1

- Nhân viên vệ
sinh, lái xe

4.
- Nhân viên 1
bảo
dưỡng
máy móc


Đối với Tiền lương năng suất (L2)
L2 = L1 x Hđc
- Hđc : Hệ số điều chỉnh, được xác định thông qua kết quả bình xét thi đua hàng
tháng của từng nhân viên. Cơng ty quy định mức điều chỉnh này như sau:
+ Hạng A: Hđc = 0,3.
+ Hạng B: Hđc = 0,15.
+ Hạng C: Hđc = 0.1.
Để trả lương hiệu quả gắn tiền lương với hiệu quả làm việc, công ty cũng đã
tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc để xếp hạng thành
tích cho từng nhân viên làm cơ sở trả lương hiệu quả (lương năng suất) cho cán bộ,
nhân viên công ty.
18


Đặc biệt, để gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý với kết quả hoạt động kinh
doanh cuối cùng của doanh nghiệp, Công ty An Phước đã áp dụng phổ biến hình
thức trả lương thời gian kết hợp với thưởng hiệu năng công tác trên .
Đối với Tiền lương làm thêm giờ (Llt)
TLlt = MLngày x Nlt x tỉ lệ được hưởng khi làm thêm giờ
Trong đó:
- Nlt: Số ngày làm thêm giờ.
- Tỉ lệ làm thêm giờ quy định như sau:
Nếu làm thêm vào ngày thường: được hưởng 150% mức lương của ngày làm
việc bình thường.
Nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần: được hưởng 200% mức lương của
ngày làm việc bình thường.
Nếu làm thêm vào ngày lễ: được hưởng 300% mức lương của ngày làm việc
bình thường.
Đối với Tiền lương cho những ngày nghỉ theo luật định (Lnghỉ)
Lnghỉ = MLngày x Nnghỉ

Lnghỉ: Tiền lương cho những ngày nghỉ theo quy định.
MLngày: Mức lương ngày (kể cả phụ cấp nếu có)
Nnghỉ: Số ngày nghỉ.
Tiền lương theo thời gian của một số người lao động trong Công ty An Phước
tháng 3/2021
S Vị trí
T
T

Bậc HS
lương

Phụ cấp Ngày
(ăn trưa cơng
+ xăng thực
tế
xe+
điện
thoại)
(nghìn
đồng)

1

Giám
đốc
cơng ty

7/10 12.6


1 000

25

19

Tiền
lương
thời
gian

Hệ MLngày ML Tổng
số
ngày lương
x
điều
x
(nghìn
chỉn Nnghỉ
đồng)
Nlt
h
(nghìn
x
đồng) Hđc
tỉ lệ

19 135 0.3 -

-


24 875


2

Trưởng
phịng
kinh
doanh

4/10 5.8

700

26

9 400

0.15 -

-

10 810

3

Nhân
2/10 3.1
viên kế

tốn

500

26

5 150

0.15 -

-

6 772

2. Trả lương khoán theo sản phẩm:
Hình thức trả lương khốn theo sản phẩm được dùng để trả cho những công nhân
làm việc ở những công đoạn tương đối độc lập và tính riêng được sản phẩm cho
từng người như dệt, may, cắt… Đơn giá sản phẩm có thể tính theo đơn vị cơng việc
cần hồn thành hoặc có thể tính theo khối lượng công việc. Tiền lương sẽ được trả
theo số lượng sản phẩm mà người cơng nhân hồn thành ghi ở phiếu sản phẩm cá
nhân, tập thể. Phương pháp tính lương của hình thức này như sau:
Cơng ty căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của mỗi phân
xưởng để tính tốn quỹ lương về phân xưởng.
L1 = ĐG x Q1.
Trong đó:
L1: là tổng tiền lương của phân xưởng.
Q1: Số lượng thực tế phân xưởng làm được nhập kho.
ĐG: Đơn giá lương tính theo sản phẩm cuối cùng của phân xưởng.
Đơn giá lương tính theo sản phẩm cuối cùng của phân xưởng mà Cơng ty trả
có tính đến cả chất lượng sản phẩm hồn thành.

- Đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn loại 1 bằng 100%.
- Đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn loại 2 bằng 50% loại 1
- Đối với sản phẩm đạt loại 3, 4 khơng trả.
Sau khi phân xưởng có tổng quỹ lương thì tiến hành tính tốn tiền lương,
cho từng cơng nhân trong phân xưởng dựa trên đơn giá khoán cho các sản phẩm ở
từng công đoạn và số lượng sản phẩm mà người cơng nhân hồn thành ghi ở phiếu
sản phẩm cá nhân.
Chẳng hạn cách tính toán lương ở phân xưởng sản xuất áo sơ mi như sau:
Tại phân xưởng sản xuất áo sơ mi. Để có được một sản phẩm áo sơ mi hồn
chỉnh thì phải trải qua các cơng đoạn sau: Quấn nẹp, can vai, măng xéc, tra tay, can
sườn, quấn gấu, tra cổ, đóng cúc, gấp là, đóng gói.
20


 Phương pháp tính đơn giá tiền lương của một áo sơ mi như sau:
ĐGsm = ĐGqn + ĐGcv + ĐGmx + ĐGtt + ĐGcs + ĐGqg + ĐGtc + ĐGđc + ĐGgl +
ĐG đg
Trong đó:
ĐGsm: đơn giá hồn thành một chiếc áo sơ mi
ĐGqn: đơn giá cho công nhân làm công đoạn quấn nẹp
ĐGcv: đơn giá cho công nhân làm công đoạn can vai
ĐGmx: đơn giá cho công nhân làm công đoạn măng xéc
ĐGtt: đơn giá cho công nhân làm công đoạn tra tay
ĐGcs: đơn giá cho công nhân làm công đoạn can sườn
ĐGqg: đơn giá cho công nhân làm công đoạn quấn gấu
ĐGtc: đơn giá cho công nhân làm công đoạn tra cổ
ĐGđc: đơn giá cho công nhân làm cơng đoạn đóng cúc
ĐGgl: đơn giá cho cơng nhân làm công đoạn gấp là
ĐGđg: đơn giá cho công nhân làm cơng đoạn gấp là đóng gói
 Phương pháp tính đơn giá tiền lương ở từng công đoạn:

Về cơ bản các công đoạn làm một chiếc áo sơ mi đều có cách tính đơn giá như
nhau. Phịng kỹ thuật kết hợp với phòng tổ chức xây dựng mức sản lượng bằng
phương pháp thống kê kinh nghiệm, kết hợp với phương pháp chụp ảnh bấm giờ
để thực hiện bước tính lương này.

 Tính đơn giá tiền lương ở các cơng đoạn làm một chiếc áo sơ mi:
ĐG = Lcbcvi +Pci
i
Q0i
Trong đó:
ĐGi: Đơn giá tiền lương ở công đoạn i.
TLcbcvi: Tiền lương cấp bậc công việc ở công đoạn i.
Pci: Tiền phụ cấp lương ở công đoạn i.
Qoi: Mức sản lượng của cơng nhân ở cơng đoạn i.
 Tính đơn giá tiền lương của công nhân phục vụ và lao động quản lý:
21


Phịng tổ chức căn cứ vào số lượng cơng nhân phục vụ và lao động quản lý ở phân
xưởng và mức tiền lương của mỗi người để xác định đơn giá tiền lương của họ
trong mỗi sản phẩm được sản xuất ra bởi cơng nhân chính. Thường được xác định
như sau:
ĐGpv = 14% ĐGi
ĐGql = 2,8% ĐGi


Tính tổng số tiền lương mà phân xưởng sản xuất áo sơ mi được lĩnh:

L1 = ĐGKd x Q1.
Trong đó:

L1: Tổng số tiền lương mà phân xưởng sản xuất áo sơ mi được lĩnh.
Q1: Số lượng áo sơ mi mà phân xưởng thực tế làm được nhập kho.
ĐGsm: Đơn giá tiền lương của một áo sơ mi mà Công ty trả.
 Phân xưởng xác định đơn giá khoán cho từng loại sản phẩm ở các
cơng đoạn:
ĐGsmi

= TLcbcv
Qospi

Trong đó:
ĐGsmi: đơn gián khốn cho sản phẩm i.
Q0spi: định mức sản lượng cho sản phẩm i.

Ví dụ: Bảng đơn giá khốn cho cơng nhân ở cơng đoạn quấn nẹp như sau:
Tên SP ĐG
loại 1

ĐG
loại 2

ĐG bd ĐG bd HS
loại 1
loại 2
công
nhân

HS bd

HS

đêm
(ca 3)

ASD00 29.912
2218

9.97

6.248

2.08

1

1

1

ASD00 31
2216

11.66

6.213

2.071

1.1

1


1.2

ASD00 50
2213

19

7.14

3.5

1

1

1

22


ASD00 110
2215

55

15

5


1

1

1

ASDN
02238

31.108

10.369

4.873

1.624

1

0.9

1

ASDN
02241

29.56

9.853


4.646

1.549

1

0.9

1.2

ASDN
02235

25.56

9.853

4.646

1.549

1.1

0.9

1.2

PSD00
1276


27.101

9.033

3.489

1.163

1

1

1

PSD00
1005

25

8.4

4.2

1.4

1

0.9

1


 Tính lương cho cơng nhân chính:
l1 = ĐGK x q1 + Pc
Trong đó:
l1: Tiền lương của 1 cơng nhân.
ĐGK: đơn gián khoán sản phẩm.
q1: Số lượng sản phẩm mà cơng nhân đó thực tế hồn thành.
Pc: tiền phụ cấp lương của cơng nhân chính.
Cơng nhân phục vụ bao gồm có cơng nhân bảo dưỡng, cơng nhân vận chuyển,….
 Đối với cơng nhân bảo dưỡng thì được tính lương như sau:
+ Tính đơn giá tiền lương khốn cho mỗi cơng nhân bảo dưỡng
ĐGbd

= L0
M x Q0

Trong đó:
ĐGbd: Đơn giá tiền lương của công nhân bảo dưỡng.
L0: Lương cấp bậc công việc.
M: Định mức phục vụ của công nhân bảo dưỡng.
Q0: Định mức sản lượng của 1 CN chính.
23


Ở đây M và Q0 đều do phòng kỹ thuật xây dựng, M được xác định bằng
phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp chụp ảnh bấm giờ.
+ Tính tiền lương thực tế:
Lbd = ĐGbd x Q1 + Pc
Trong đó:
L1: Tiền lương thực tế của cơng nhân bảo dưỡng.

ĐG: Đơn giá tiền lương bảo dưỡng.
Q1: Mức hoàn thành thực tế của cơng nhân chính.
Pc: Tiền phụ cấp lương của công nhân bảo dưỡng.

 Đối với công nhân vận chuyển thì lương được tính như sau:
+ Phân xưởng dựa vào định mức lao động của phòng kỹ thuật cho nhóm
cơng nhân vận chuyển để tính đơn giá tiền lương cho nhóm cơng nhân này.
+ Tính tổng tiền lương của nhóm cơng nhân vận chuyển:
Đơn giá tiền lương của nhóm cnvc x sản lượng thực tế nhóm vận chuyển
được.
+ Nhóm tiến hành chia lương cho cá nhân bằng phương pháp bình bầu A, B,
C (dựa vào số ngày cơng, tính trách nhiệm trong cơng việc…).
 Đối với lao động quản lý ở phân xưởng được trả lương theo cấp bậc công
nhân và thời gian trực tiếp làm việc. Nhưng số tiền này dùng để trả cho lao
động quản lý là lấy từ 2,8% ĐG do Công ty trả cho phân xưởng khi phân
xưởng hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
Sau khi tính tốn tiền lương cho tồn bộ cơng nhân trong phân xưởng, nếu số tiền
trả lương đó lớn hơn tổng quản lý của phân xưởng thì phân xưởng tiến hành điều
chỉnh tiền lương của công nhân bằng cách bằng cách nhân với hệ số nhỏ hơn 1 (tuỳ
theo mức độ thâm hụt).
Nếu số tiền phải trả lương nhỏ lương nhỏ hơn tổng lương thì phân xưởng cũng tiến
hành điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số lớn hơn 1 để cân đối giữa tiền lương trả
công nhân và Tổng quỹ lương.
Nhận xét: Ta thấy chế độ trả lương khốn sản phẩm này thúc đẩy cơng nhân khơng
những phấn đấu hồn thành cơng việc nhanh chóng mà cịn phấn đấu vượt mức sản
lượng giúp cơng ty hồn thành tốt kế hoạch sản xuất của công ty giao cho. Bên
cạnh đó trả lương khốn sản phẩm với việc xác định đơn giá phức tạp, dễ phát sinh
hiện tượng làm ẩu, làm tắt... Hình thức trả lương này địi hỏi phải có kế hoạch sản
xuất ổn định, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu, công cụ, phương tiện sản
xuất.

24


×