Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trường trung học phổ thông Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.68 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Như Hiền1, Nguyễn Văn Hịa2, Giang Chí Hải3
1
Trường THPT Dương Văn Thì
2
Trường đại học Cần Thơ
3
Trường đại học Sư phạm TDTT Tp. Hồ Chí Minh
TĨM TẮT
Đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trường THPT Thủ
Đức TP. Hồ Chí Minh qua các nội dung: Thực trạng về chương trình mơn học thể dục cho học
sinh Trường THPT Thủ Đức TP.HCM; thực trạng về nội dung, phương pháp tổ chức q trình
giảng dạy mơn học thể dục; lực lượng – đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, dụng cụ học tập và
các điều kiện đảm bảo; thực trạng thể lực của học sinh nam – nữ Trường THPT Thủ Đức.
Từ khóa: thực trạng, công tác giáo dục thể chất, THPT, Thủ Đức.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng
không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: "Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, để cho mỗi công dân,
nhất là thế hệ trẻ có điều kiện "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
năm 2016 xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Hồn thiện
các chuẩn mực giá trị văn hố và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để
phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách
nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật….”.


Hiện nay, chương trình GDTC cho học sinh phổ thơng các cấp đã được phổ
cập, tuy nhiên vẫn chưa tạo ra một chế độ vận động thân thể tích cực, thường xuyên
và có hệ thống, dẫn đến hiệu quả GDTC chưa đạt như mong muốn. Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã tiến hành các khảo sát công tác GDTC trong các trường học trên phạm vi
toàn quốc, kết quả cho thấy chất lượng giờ tập thể dục còn thấp, đặc biệt thiếu tác
dụng rèn luyện cơ thể cho học sinh; nhiều trường học cịn dạy mang tính hình thức,
lượng vận động q thấp, dễ gây nhàm chán cho học sinh.
Trung học phổ thông (THPT) là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, các
học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy chăm lo sức khỏe thơng
qua hoạt động GDTC nội khóa và ngoại khóa có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
của học sinh. Chương trình giáo dục phổ thơng mới đã được Bộ GD&ĐT ban hành,
trong đó đổi mới dạy và học bộ mơn thể chất theo hướng mở, tăng tính tự chọn cho
người học ở 2 bậc trung học cơ sở và trung học phổ thơng. Theo lộ trình thực hiện của
Bộ GD&ĐT, chương trình sẽ bắt đầu áp dụng ở khối lớp 6 từ năm học 2021 - 2022
và khối 10 từ năm học 2022 - 2023. Nhằm đón đầu thay đổi, bắt đầu từ học kỳ 2 năm
học 2018-2019, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã
1177


triển khai thí điểm các lớp thể dục tự chọn trong dạy và học môn giáo dục thể chất ở
trường phổ thơng. Xuất phát từ mục đích nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu: “Đánh giá thực
trạng công tác giáo dục thể chất trường THPT Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Thực trạng về chương trình mơn học thể dục cho học sinh Trường THPT Thủ
Đức TP.HCM
- Thực trạng về nội dung, phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy môn học
thể dục
- Lực lượng – đội ngũ giáo viên
- Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập và các điều kiện đảm bảo

- Thực trạng thể lực của học sinh lớp 10 Trường THPT Thủ Đức
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong nghiên cứu
khoa học giáo dục và thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp
toán học thống kê.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Thực trạng về chương trình mơn học thể dục cho học sinh Trường THPT
Thủ Đức TP.HCM

Trong hoạt động GDTC, nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng
dạy là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này. Nội dung
phong phú sẽ dẫn học sinh, lôi cuốn các em tham gia hoạt động một cách hứng khởi.
Đồng thời phải đảm bảo cả thời gian tập luyện thì mới phát triển được thể chất cho học
sinh. Đó là cái đích cần đến của cơng tác GDTC trong trường học. Vì vậy nhà trường
cần phải có những giải pháp để trong từng giờ học thể dục có tác dụng thiết thực đến
phát triển thể chất của học sinh. Điều này có thể thực hiện khi nội dung giảng dạy được
sắp xếp một cách khoa học và hợp lý với thời gian căn cứ theo chương trình chuẩn mà
Bộ GDĐT đã quy định.
Thực hiện theo chương trình mơn học thể dục và các hướng dẫn thực hiện
chương trình GDTC của Bộ GDĐT, cơng tác GDTC và thể thao trong nhà trường bao
gồm hoạt động nội khoá (giờ học thể dục, với thời gian 2 tiết/1 tuần trong các trường
phổ thông, mỗi tiết 45 phút) và Trường THPT Thủ Đức, TP. HCM chưa thực hiện
hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá trước khi thực hiện đề tài, chúng tơi thực hiện
chương trình ngoại khóa mơn bóng chuyền với thời gian 2 tiết/1 tuần (1 tiết 45 phút)
vào buổi chiều thứ 7 hàng tuần (sau khi học sinh học xong 3 tiết buổi chiều thứ 7, bắt

đầu lúc 15 giờ 30 phút và kết thúc lúc 17 giờ). Chỉ số đánh giá chất lượng công tác
GDTC trong nhà trường là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo độ tuổi và giới tính (theo
Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) được nhà trường tiến hành kiểm tra đánh giá hàng năm. Hoạt
động thể thao trong nhà trường là nguồn cung cấp năng khiếu thể thao trẻ chủ yếu cho
các đội tuyển của trường, của tỉnh và ngành tham dự Hội khoẻ Phù Đổng và các giải
thi đấu khác.
1178


Phân phối chương trình giảng dạy mơn GDTC cho học sinh Trường THPT Thủ
Đức TP.HCM được thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1: Bảng phân phối chương trình giảng dạy mơn thể dục cho học sinh Trường THPT Thủ
Đức TP.HCM
KHỐI 10
TT
Nội dung giảng dạy
1
Lý thuyết
2
Thể dục
3
Chạy ngắn
4
Chạy bền
5
Nhảy cao
6
Đá cầu
7

Cầu lông
8
Các môn tự chọn
9
Kiểm tra
Tổng
KHỐI 11
TT
Nội dung giảng dạy
1
Lý thuyết
2
Thể dục
3
Chạy tiếp sức
4
Chạy bền
5
Nhảy xa kiểu “Ưỡn thân”
6
Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
7
Đá cầu
8
Cầu lông
9
Các môn tự chọn
10
Kiểm tra
Tổng

KHỐI 12
TT
Nội dung giảng dạy
1
Lý thuyết
2
Thể dục
3
Chạy tiếp sức
4
Chạy bền
5
Nhảy xa kiểu “Ưỡn thân”
6
Đá cầu
7
Cầu lông
8
Các môn tự chọn
9
Kiểm tra
Tổng

Số giờ

Tỷ lệ %
2.86
10.00
8.57
8.57

11.43
8.57
10.00
28.57
11.43
100.00

Số giờ

Tỷ lệ %
2.86
10.00
7.14
7.14
8.57
8.57
7.14
8.57
28.57
11.43
100.00

Số giờ

Tỷ lệ %
2.86
10.00
8.57
8.57
11.43

8.57
10.00
28.57
11.43
100.00

2
7
6
6
8
6
7
20
8
70

2
7
5
5
6
6
5
6
20
8
70

2

7
6
6
8
6
7
20
8
70

1179


Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy:
Trường THPT Thủ Đức TP.HCM đã tiến hành giảng dạy thể dục theo đúng
chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cũng qua bảng phân phối
chương trình giảng dạy cho thấy: Học sinh ở 3 khối lớp có tổng số giờ học TDTT là
70 tiết học trong 1 năm, có 35 tuần, học kì 1 có 18 tuần và học kỳ 2 có 17 tuần, mỗi
tuần 2 tiết, trong đó sự phân chia thời gian cho từng nội dung cụ thể như sau:
- Số giờ học lý thuyết chỉ có 2 tiết chiếm 2.86% tổng số giờ học mơn thể dục.
Thời lượng q ít khơng đủ để giáo viên truyền đạt và học sinh tiếp thu hết những kiến
thức chung cũng như các kỹ thuật thể thao. Sự phân bố chương trình sẽ gây hạn chế chất
lượng trong tiết học vì vậy cần tăng thêm số giờ lý thuyết.
- Số giờ học thể dục của cả ba khối là 7 tiết (bằng 10.00%). Nội dung môn thể
thao này ở bậc phổ thông chủ yếu là bài tập thể dục nhịp điệu (nam, nữ). Mặt khác do
thời lượng cho phép quá ngắn chỉ có từ 7 đến 8 tiết (45 phút/1tiết) không thể đảm bảo
đủ thời gian cho các em tiếp xúc, làm quen nhiều với nội dung cũng như các động tác
khác. Bởi thể dục là môn thể thao đa dạng về hình thức, phức tạp về kĩ thuật và điều
quan trọng là phải có sự tập luyện liên tục trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Cho
nên trang bị những kiến thức thể dục nhịp điệu trong chương trình học, hướng dẫn cho

các em thực hiện động tác thể dục nhịp điệu nam, nữ cũng là một sự hợp lý trong phân
phối nội dung giảng dạy của mỗi nhà trường.
Tuy nhiên qua quan sát và trao đổi với các giáo viên thể dục tại Trường THPT
Thủ Đức TP.HCM cho thấy: Giờ học thể dục được tiến hành dưới những nội dung là
những trò chơi vận động, hoặc cho học sinh tập luyện thêm các nội dung khác thuộc
chương trình học chính, bắt buộc.
- Các nội dung chạy, nhảy đều là nội dung môn thể thao điền kinh. Các nội
dung này chiếm tỉ lệ lớn (trên 50.00%) trong tổng thời lượng dành cho môn học. Song
chúng đã quá quen thuộc với học sinh. Vì ngay từ cấp học trung học cơ sở, các em đã
được học tập và năm nào cũng học chính những nội dung đó. Bởi vì thế đối với các
em nội dung tập luyện môn điền kinh quá đơn điệu, nhàm chán, không gây hứng thú
học tập cho học sinh và sự tập trung chú ý trong giờ học. Do đó kết quả học tập của
các em chưa tốt, thành tích hầu như dậm chân tại chỗ sau từng năm.
- Số giờ học các nội dung tự chọn là 20 tiết (chiếm tỷ lệ 28.57%) trong 2 học
kỳ. Tỷ lệ này không nhỏ, nhưng thực tế học sinh ít khi được tập các mơn u thích vì
những giờ này do dụng cụ tập luyện khơng đảm bảo, sân tập hơng có và học bù các
nội dung khác chưa tập, vì trời mưa, bão…. Các dụng cụ, sân tập ít, thậm chí khơng
có nên lượng học sinh tập chẳng là bao, số còn lại ngồi xem hoặc tụ tập trò chuyện...
Qua quan sát thực tế các giờ học tự chọn cho thấy, các giáo viên thể dục không tổ
chức giảng dạy lý thuyết về kỹ thuật động tác hay luật chơi cho cả lớp mà để các em
tụ tập, tự chơi với nhau. Ai biết chơi thì tham gia, ai khơng biết, chưa biết thì ngồi
ngồi xem, cổ vũ... Phương pháp giảng dạy này khơng hợp lý, khơng mang lại hiệu
quả vì nó khơng giúp các em không hiểu biết về các môn thể thao mới, khơng làm cho
các em có cảm tình hứng thú đối với hoạt động TDTT, cho nên phong trào tập luyện
nội - ngoại khố của các học sinh rất ít trong giờ GDTC của nhà trường. Vì vậy nhà
trường cần chỉ đạo các giáo viên thể dục cải tiến ngay trong phương pháp giảng dạy
để nhằm sôi nổi phong trào tập luyện của học sinh.

1180



Từ những kết quả nêu trên, đề tài đi đến một số nhận định sau: Nguyên nhân
hạn chế sự phát triển tới chất lượng công tác GDTC là thời gian học nội khoá với hai
tiết thể dục trong một tuần (70 tiết/năm) là ít chưa đủ để học sinh hoạt động TDTT
mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, điều kiện vật chất, trang thiết bị của nhà trường dành
cho môn học này cịn nhiều hạn chế nên chất lượng mơn học không cao.
Mặt khác, các khối học khác nhau song đều áp dụng một nội dung chương trình
bắt buộc: tổng số 70 giờ học thể dục, lý thuyết 2 giờ, thực hành 60 giờ, kiểm tra 8 giờ.
Chính điều đó đã tạo ra sự đơn điệu, nhàm chán đối với học sinh, giáo viên không tạo
được hứng thú tập luyện nên kết quả tập luyện thấp.
Phân tích trên cũng khẳng định thêm một điều: Nội dung chương trình thể dục
ở Trường THPT Thủ Đức TP. HCM phân bố chưa hợp lý và nội dung cịn nghèo nàn,
đơn điệu, khơng đáp ứng được nhu cầu, sở thích của học sinh. Đây là một trong những
điểm hạn chế trong công tác GDTC, ở hầu hết các trường phổ thơng trung học nói
chung. Yêu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế này bằng việc
cải tiến, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy hướng dạy hướng dẫn học sinh tham
gia vào nhiều loại hình hoạt động TDTT... bằng các buổi học ngoại khóa với nhiều
mơn học cho học sinh được lựa chọn mơn thể thao ưa thích của mình để thể giúp các
em rèn luyện thể lực, có những giây phút giải lao thoải mái và bớt mệt mỏi do trong
q trình học các mơn học khác... qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học
TDTT đưa cơng tác GDTC đến chỗ thành cơng.
- Ngồi việc thực hiện đúng chương trình giờ học thể dục chính khoá, Trường
THPT Thủ Đức TP.HCM cần phải cải tiến, thay đổi phương pháp giảng dạy, xây dựng
các lớp TDTT ngoại khóa để qua đó tạo cho học sinh ý thức ham thích tập luyện. Từ
đó mở rộng nội dung và ý thức tập ngoại khoá tăng thời gian hoạt động thể thao của
học sinh, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng thể chất trong nhà trường.
2.2

Thực trạng về nội dung, phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy môn
học thể dục

* Về nội dung:

Trường THPT Thủ Đức TP. HCM đã thực hiện nghiêm túc chương trình môn
học thể dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung chương trình gồm hai
phần lý thuyết và thực hành:
- Phần lý thuyết: Đã có giáo trình bài giảng do tổ mơn học thể dục biên soạn
theo chương trình và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đáp ứng yêu cầu của
chương trình quy định và quá trình học tập của học sinh. Quá trình giảng dạy lý thuyết
đã giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trị tác dụng của công tác GDTC
trong nhà trường, trong tự rèn luyện sức khoẻ cũng như cung cấp được những hiểu biết
về kỹ thuật động tác và nguyên tắc tập luyện rèn luyện thân thể và thi đấu thể thao.
- Phần thực hành: Việc giảng dạy kỹ thuật động tác được tiến hành trong các
giờ lên lớp nội khoá theo thời khố biểu của nhà trường. Nội dung chương trình gồm
một số môn thể thao chạy ngắn, chạy cự ly trung bình, nhảy cao, thể dục nhịp điệu,
đá cầu, cầu lơng các mơn tự chọn gồm: bóng chuyền, bóng rổ, đẩy tạ…. Thời gian
hồn thành chương trình trong khố học là 70 tiết được chia làm 2 học kỳ. Trong từng
học phần có kiểm tra đánh giá từng nội dung theo quy cách và quy phạm do tổ bộ môn
quy định.
1181


Nhà trường đã quy định: Tất cả các học sinh sau khi hoàn thành 06 học kỳ (của
3 năm học) theo chương trình giáo dục thể chất phải tiến hành kiểm tra, kết quả sẽ là
điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT.
* Về phương pháp tổ chức quá trình giáo dục:
Bắt đầu từ năm học 2019 - 2020 (khi thực hiện đề tài) các giáo viên thể dục đã tiến
hành tổ chức quá trình GDTC cho học sinh theo hai hình thức nội khố và ngoại khố.
- Giờ nội khoá: Là những buổi tập theo kế hoạch thời khoá biểu của nhà trường,
theo quỹ thời gian, chương trình quy định, có quy cách kiểm tra đánh giá cho điểm.
Giờ nội khoá đã tiến hành giảng dạy kỹ thuật các mơn thể thao trong chương trình

mơn học, và được tiến hành trong giờ học mơn thể dục. Q trình giảng dạy chưa cải
tiến được phương pháp tổ chức buổi tập, chưa thay đổi nhiều nội dung, bài tập sinh
động, chưa hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tập luyện theo các tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể.
- Giờ ngoại khoá: Đây là năm thứ 3 thực hiện chương trình ngoại khóa tại
Trường THPT Thủ Đức TP.HCM, theo nhu cầu thực tế và điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường chúng tôi lần đầu đưa thể dục aerobic vào chương trình ngoại khố cho
học sinh của khối lớp 10.
2.3

Lực lượng – đội ngũ giáo viên

Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, đội ngũ giáo viên có vai trị hết sức quan
trọng, là yếu tố chủ đạo. Trong những năm qua nhà trường thường xuyên chú ý đến
việc bồi dưỡng, giáo dục và chăm lo cho đội ngũ giáo viên nói chung trong đó có đội
ngũ giáo viên GDTC cả về số lượng và chất lượng thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Thực trạng giảng viên môn GDTC tại Trường THPT Thủ Đức TP. HCM
STT
1
2
3

Năm học
2017- 2018
2018-2019
2019-2020

Số lượng
GV
Học sinh ĐH

Cơ hữu Thỉnh giảng
6
1
2220
6
6
1
2198
6
6
1
2229
6

Tỉ lệ HS/GV
317HS/GV
314HS/GV
372HS/GV

Giáo viên thể dục tham gia cơng tác giảng dạy tại trường đều có tinh thần trách
nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề. Tuy nhiên, với xu thế ngày càng phát triển của nhà
trường, có thể thấy rằng lực lượng giáo viên mơn GDTC tại trường cịn mỏng, tỉ lệ
học sinh/1 giáo viên của trường là cao hơn so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (250 học sinh/ 1 giáo viên). Do vậy việc nâng cao chất lượng GDTC tại trường
cịn tương đối khó khăn.
2.4

Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập và các điều kiện đảm bảo

Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập là nhu cầu thiết yếu nhằm đảm bảo chất lượng

giảng dạy trong mơn học GDTC, nó ln ln là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp
đến hiệu quả, chất lượng đào tạo. Những trang thiết bị đúng và đủ chuẩn, nếu được
đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho giáo viên phát huy hết năng lực chun mơn
của mình trong q trình lên lớp.
1182


Trong những năm vừa qua, nhà trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất,
các trang thiết bị - dụng cụ học tập GDTC, TDTT cho giáo viên và học sinh sử dụng,
song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực. Sau đây là bảng thống kê (tính đến
cuối năm 2019) tồn bộ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy
GDTC tại Trường THPT Thủ Đức đang được sử dụng trong mỗi năm học được thể
hiện qua bảng 3.
Bảng 3: Thống kê toàn bộ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy GDTC ở
Trường THPT Thủ Đức TP.HCM
TT
1
2
3
4
5
6

Sân bãi –
Trang thiết bị
Bộ bàn cờ vua
Bóng chuyền
Bóng rổ
Đệm nhảy cao
Nhà tập đa năng

Đường chạy 100m

Số
lượng
20
40
40
2
1
2

Chất liệu
Nhựa
Nhựa
Nhựa
Da + Cao su
Xi măng cốt thép
Xi măng

Chất lượng –
hiệu quả sử dụng
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tuy đã được trang bị cơ sở vật chất - trang thiết bị như vậy nhưng vẫn không
đáp ứng đủ cho một số lượng học sinh lớn. Nếu tính một ca học ở một số môn học của

các lớp không chuyên GDTC trong cùng một thời điểm. Ngoài ra, một số sân tập
chung trên một địa điểm nên khi có một số lớp học một hơm nào đó trên sân thì đồng
nghĩa với việc mơn kia khơng thể học được.
Do điều kiện cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo, cho nên việc tổ chức giảng
dạy các môn thể thao tự chọn cũng cịn gặp nhiều khó khăn, chỉ có thể tổ chức giảng
dạy một số mơn ít hoặc khơng sử dụng dụng cụ. Như vậy, ta có thể thấy, có khả năng
nhà trường khơng theo kịp số lượng phát triển của học sinh theo từng năm học.
2.5

Thực trạng thể lực của học sinh lớp 10 Trường THPT Thủ Đức

Qua kiểm tra thể lực của học sinh Trường THPT Thủ Đức TP.HCM đề tài thu
được kết quả thực trạng thể lực của nam và nữ như sau:
* Thực trạng thể lực của học nữ sinh Trường THPT Thủ Đức:
Bảng 4: Thực trạng thể lực của nữ học sinh Trường THPT Thủ Đức (N = 230)

TT
1
2
3
4

TEST
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

157.38
6.21

12.62
828.25

δ
10.80
0.31
0.79
77.13

Cv%
6.86%
5.04%
6.23%
9.31%

Min
130
5
12
690

Max
175
7
15
990

Qua bảng 4 cho thấy:
- Kết quả thực trạng Bật xa tại chỗ (cm): có giá trị trung bình X = 157.38±10.80,
có hệ số biến thiên Cv% = 6.86%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối đồng đều.


1183


- Kết quả thực trạng Chạy 30m XPC (s): có giá trị trung bình X = 6.21±0.31, có
hệ số biến thiên Cv% = 5.04%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối đồng đều.
- Kết quả thực trạng Chạy con thoi 4x10m (s): có giá trị trung bình X =
12.62±0.79, có hệ số biến thiên Cv% = 6.23%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối
đồng đều.
- Kết quả thực trạng Chạy tùy sức 5 phút (m): có giá trị trung bình X =
828.25±77.13, có hệ số biến thiên Cv% = 9.31%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối
đồng đều.
Tóm lại: Qua bảng 4 cho thấy có 4/4 test (Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC
(s), Chạy con thoi 4x10m (s), Chạy tùy sức 5 phút (m)) của nữ học sinh có hệ số biến
thiên Cv%<10%, điều đó cho thấy tập hợp mẫu nghiên cứu tương đối đồng đều, có
thể tiến hành theo các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
* Thực trạng thể lực của nam học sinh Trường THPT Thủ Đức:
Bảng 5: Thực trạng thể lực của nam học sinh Trường THPT Thủ Đức (N = 243)
TT
1
2
3
4

TEST
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)


208.50
5.48
12.35
954.38

δ
13.92
0.30
0.60
71.86

Cv%
6.68%
5.42%
4.87%
7.53%

Min
185
5
11
820

Max
230
6
13
1095

Qua bảng 5 cho thấy:

- Kết quả thực trạng Bật xa tại chỗ (cm): có giá trị trung bình X = 208.50±13.92,
có hệ số biến thiên Cv% = 6.86%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối đồng đều.
- Kết quả thực trạng Chạy 30m XPC (s): có giá trị trung bình X = 5.48±0.30, có
hệ số biến thiên Cv% = 5.42%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối đồng đều.
- Kết quả thực trạng Chạy con thoi 4x10m (s): có giá trị trung bình X =
12.35±0.60, có hệ số biến thiên Cv% = 4.87%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối
đồng đều.
- Kết quả thực trạng Chạy tùy sức 5 phút (m): có giá trị trung bình X =
954.38±71.86, có hệ số biến thiên Cv% = 7.53%≤ 10% chứng tỏ tập hợp mẫu tương đối
đồng đều.
Tóm lại: Qua bảng 3.4 cho thấy có 4/4 test (Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m
XPC (s), Chạy con thoi 4x10m (s), Chạy tùy sức 5 phút (m)) của nam học sinh có hệ
số biến thiên Cv%<10%, điều đó cho thấy tập hợp mẫu nghiên cứu tương đối đồng
đều, có thể tiến hành theo các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
* So sánh về phân loại từng chỉ tiêu theo Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Đối với nữ học sinh:
Đánh giá so sánh phân loại thể lực theo từng chỉ tiêu cho nữ học sinh tại thời
điểm ban đầu được cụ thể ở bảng 3.6 như sau:

1184


Bảng 6: So sánh xếp loại thực trạng thể lực của nữ học sinh
TT

Test

1


Bật xa tại chỗ (cm)

2

Chạy 30m XPC (s)

3

Chạy con thoi 4x10m (s)

4

Chạy tùy sức 5 phút (m)

Đánh giá xếp loại thể lực chung

Xếp loại
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt

Đạt
Chưa đạt

%
20.0
60.0
20.0
22.5
77.5
0.0
37.5
42.5
20.0
17.5
42.5
40.0
5
37.5
57.5

- Đối với nam học sinh lớp 10:
Đánh giá so sánh phân loại thể lực theo từng chỉ tiêu cho nam học sinh tại thời
điểm ban đầu được cụ thể ở bảng 7 như sau:
Bảng 7: So sánh xếp loại thực trạng thể lực của nam học sinh
TT

3.

Test


1

Bật xa tại chỗ (cm)

2

Chạy 30m XPC (s)

3

Chạy con thoi 4x10m (s)

4

Chạy tùy sức 5 phút (m)

Xếp loại
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt


%
27.5
57.5
15.0
5
90
5
30
40
30
12.5
47.5
40.0

KẾT LUẬN

Thực trạng về chương trình mơn Thể dục của trường THPT Thủ Đức TP. HCM
đã thực hiện đúng theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực trạng về nội dung, phương pháp tổ chức giảng dạy môn Thể dục: Các giáo
viên của Trường THPT Thủ Đức TP. HCM đã thực hiện nghiêm túc các nội dung,
chương trình mơn Thể dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với phần lý thuyết
1185


và thực hành. Tuy nhiên chưa có giáo viên nào mạnh dạn tổ chức các lớp học ngoại
khóa các mơn thể thao cho học sinh của trường.
Quá trình nghiên cứu thực trạng về việc tập luyện thể thao ngoại khóa của học
sinh tại Trường THPT Thủ Đức TP. HCM cho thấy nhu cầu tập luyện các môn thể thao
để nâng cao sức khỏe cho học sinh là cần thiết bổ ích và giải tỏa những căng thẳng
sau những giờ học.

Thực trạng về các yếu tố điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC:
- Về cơ sở vật chất: Dụng cụ và sân bãi của Trường THPT Thủ Đức TP.HCM
còn thiếu thốn nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể thao của các em học sinh.
- Về đội ngũ giáo viên: Số lượng 06: Bao gồm cả chuyên trách và kiêm nhiệm
về cơ bản đã đảm bảo số lượng. Trình độ: Đại học 6. Theo chuẩn của Bộ GDĐT quy
định giáo viên dạy cấp THPT phải đạt trình độ đại học trở lên. Như vậy, giáo viên đã
đủ chuẩn về chất lượng nhưng về số lượng vẫn còn thiếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ GD&ĐT: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008, V/V Ban hành quy
định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

2.

Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

3.

Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

4.

Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể
thao – NXB TDTT Hà Nội.

5.

Nguyễn Văn Thái (2006), Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất của nam sinh viên Đại
học Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ.


6.

Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB
TDTT Hà Nội.

7.

Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

1186



×