Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vấn đề sửa lỗi cho sinh viên trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.23 KB, 5 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NGOẠI NGỮ
THÁNG 6, 2011 TP.HCM

trang 135-139

Vấn Đề Sửa Lỗi Cho Sinh Viên Trong Quá Trình
Giảng Dạy Ngoại Ngữ

ThS. Hồ Thị Phượng
Tổ Ngoại ngữ, trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Việc sửa lỗi là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong phương pháp giảng dạy.
Vấn đề là sửa lỗi như thế nào, cần thiết sửa những gì, và khi nào giáo viên cần sửa lỗi cho
sinh viên. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có những phương cách phù hợp và uyển
chuyển cho việc sửa lỗi để cho sinh viên có thể học được từ chính lỗi của mình.

Abstract
Correcting mistakes is one of the most important aspects in language teaching method.
The problem is that how to correct, what needed to correct, and when teachers should
correct their students’ mistakes. To get efficiency in the work, teachers must have suitable
and flexible procedures for error correcting so that students themselves can learn from
their mistakes.

1. Giới thiệu
Sửa lỗi sai là một hoạt động quan trọng trong q trình dạy học nói chung và dạy
ngoại ngữ nói riêng. Trong q trình học ngoại ngữ, mắc lỗi là điều khơng thể tránh
khỏi. Vì thế việc giảng dạy không thể tách rời việc sửa lỗi cho sinh viên, thực tế,
học sinh học rất nhiều từ những lỗi sai..Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào

135




ThS. Hồ Thị Phượng

Sửa Lỗi Cho Sinh Viên Trong Giảng Dạy Ngoại Ngữ

để việc sửa lỗi phát huy được hiệu quả, không tác động tiêu cực đến tâm lý học
sinh.
2. Việc sửa lỗi là cần thiết
Việc chỉ ra lỗi sai của người học là rất cần thiết trong các môn học khác cũng như
môn tiếng Anh. Nhưng nhiều giáo viên ngoại ngữ hay lo ngại rằng sửa lỗi sẽ khiến
học sinh trở nên rụt rè, mất tự tin và trở nên thụ động trong giờ học ngoại ngữ. Hiện
tượng này không phải là hiếm khi xảy ra nên vấn đề đặt ra đối với giáo viên là phải
làm thế nào để cho việc sửa lỗi vừa giúp sinh viên sửa được lỗi của mình, vừa động
viên họ tích cực và mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ trong giờ học. Muốn làm tốt được
điều này, một mặt giáo viên phải có kiến thức tốt để nhận diện đúng lỗi sai của
người hoc, mặt khác phải nắm vững những nguyên tắc giáo học pháp cơ bản để
trong từng tình huống cụ thể mà có những thủ thuật phù hợp.
3. Những lỗi mà sinh viên thường mắc phải
Trong q trình dạy mơn tiếng Anh, giáo viên thường gặp những lỗi sau đây của
sinh viên:
-

Lỗi ngữ pháp (grammatical mistakes): lỗi chia động từ, lỗi về thì, thể của
động từ, lỗi giới từ, đại từ v.v…;

-

Lỗi từ vựng (vocabulary mistakes): việc kết hợp từ (collocations), cách
sử dụng cụm từ cố định (idiomatic phrases);


-

Lỗi phát âm (pronunciation mistakes): lỗi phát âm cơ bản
(pronunciation), trọng âm (stress), ngữ điệu (intonation)

-

Lỗi văn viết (written mistakes): bao gồm lỗi ngữ pháp, chính tả, lựa
chọn từ vựng v.v…

Trong trường hợp sinh viên đang thực hành những chủ điểm ngữ pháp, từ vựng v.v
…vừa được giới thiệu thì việc sửa lỗi các lỗi ngữ pháp, từ vựng, lỗi phát âm … một
cách trực tiếp, ngay tại chỗ là điều cần thiết và có tác dụng giáo dục tốt. Mối quan
136


ThS. Hồ Thị Phượng

Sửa Lỗi Cho Sinh Viên Trong Giảng Dạy Ngoại Ngữ

tâm nhiều hơn là trong các hoạt động thực hành nói, viết của sinh viên ta sẽ sửa lỗi
như thế nào để có được tác động tốt nhất. Do đó, ta sẽ bàn bạc nhiều hơn trong các
trường hợp này.
4. Sửa lỗi trong hoạt động nói
Trong khi sinh viên trình bày ý kiến của mình tại các cuộc thảo luận nhóm hoăc
trước tập thể, họ thường mắc nhiều lỗi. Giáo viên có nên chỉ ra lỗi sai ngay trong
lúc các em diễn đạt? Thông thường, với những lỗi mắc phải trong hoạt động nói thì
có hai quan điểm:
(1) “chữa lỗi thường xuyên và triệt để” (Correct often and thoroughly),

(2) “cứ để học viên mắc lỗi” (Let students make mistakes).
Theo quan điểm 1, việc chữa lỗi trong hoạt động nói nên liên tục và triệt để, tức là
lỗi ở đâu chữa ở đó. Điều này có lợi ở chỗ sinh viên có thể thấy và sửa sai ngay.
Tuy nhiên, việc sửa lỗi như thế có thể sẽ cắt ngang hoạt động nói của sinh viên, làm
họ bị gián đoạn ý tưởng, khiến họ mất hứng thú và không muốn tham gia ở những
lần sau nữa. Quan điểm thứ hai cho rằng hãy cứ để sinh viên mắc lỗi. Phát triển kỹ
năng nói chính là giúp cho người học giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi họ có thể
truyền tải được nội dung, ý tưởng để người khác hiểu được thì lỗi không đáng quan
tâm. Nhưng nếu lỗi không được sửa thì người học sẽ khơng thấy được cái sai của
mình và sẽ tiếp tục thực hành ngôn ngữ không đúng. Ngồi ra, cũng có quan điểm
cho rằng cứ để cho những người mới học (beginners) mắc lỗi và chỉ chữa lỗi đối
với những người học ở trình độ cao hơn (advanced learners).
Tuy nhiên, phương pháp mới mà nhiều giáo viên ngày nay áp dụng là (3) “sửa lỗi
có chọn lựa” (selective correction). Với phương pháp này, giáo viên chỉ quyết định
sửa một số lỗi nhất định tùy theo mục đích của bài học hoặc là bài tập cụ thể của
buổi thực hành hơm đó. Để đạt thực hiện được mục tiêu chính là phát triển kỹ năng
nói cho sinh viên, ta phải chấp nhận những lỗi sai, miễn là họ diễn đạt được ý của
mình. Ví dụ trong trường hợp bài tập thực hành nói là nhằm củng cố kiến thức về
137


ThS. Hồ Thị Phượng

Sửa Lỗi Cho Sinh Viên Trong Giảng Dạy Ngoại Ngữ

thì hiện tại tiếp diễn (Present continous) thì ta chỉ chú ý vào những lỗi có liên quan.
Những lỗi khác như lỗi về giới từ, khả năng kết hợp từ, phát âm … không cần phải
sửa ngay, cùng một lúc mà sửa quá nhiều lỗi sẽ vừa làm cho người học khơng tập
trung được vào lỗi chính, vừa tạo ra rào cản tâm lý bất lợi.
Ví dụ:

Sinh viên: I can’t help him right now. I very busy. I do my homework.
Giáo viên: Right now, what are you doing?
(gợi ý để sinh viên nhận ra lỗi sai)
Sinh viên: Ah, I’m doing my homework.
Thực ra trong phát biểu của sinh viên cịn có một lỗi khác là “I very busy”, nhưng
nếu đó là bài tập thực hành ngữ pháp thì giáo viên nên ngắt lời và gợi ý để sinh
viên sửa lỗi (như ví dụ trên), sau đó tiếp tục sửa lỗi thứ hai. Trong trường hợp hai
sinh viên đang hội thoại với nhau, giáo viên không nên ngắt lời họ. Việc sửa lỗi có
thể tiến hành sau cuộc hội thoại và những lỗi khơng cơ bản có thể được “hoãn” lại.
Cần chú ý là việc chữa lỗi phải được tiến hành sau khi sinh viên phát biểu xong.
Nếu không sẽ có thể đưa đến những tác hại về mặt tâm lý như đã đề cập ở trên.
Ngoài ra, vào cuối giờ, nêu có thể, giáo viên sẽ tổng kết lại các lỗi cơ bản, phân
tích để tất cả mọi người đều có thể học hỏi.
5. Sửa lỗi trong hoạt động viết
Sửa lỗi viết cho sinh viên là một việc tốn nhiều thời gian, cơng sức. Do đó ta phải
chọn phương pháp tối ưu cho từng trường hợp. Giáo viên có thể lựa chọn thực hiện
một trong các cách sau: (1) sửa từng lỗi sai (single mistakes), (2) chỉ sửa những lỗi
chính (major mistakes), (3) gạch chân lỗi sai, phân loại lỗi sai và để học sinh tự
sửa, sau đó giáo viên sẽ kiểm tra lại. Với cách thứ nhất giáo viên có thể giúp học
viên nhận ra hết tất cả các lỗi mà mình mắc phải. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ
phản tác dụng trong trường hợp học viên mắc quá nhiều lỗi. Với cách thứ hai, giáo
viên có thể giúp học sinh tập trung hơn vào một số lỗi quan trọng liên quan đến nội
dung bài học . Với phương pháp sửa lỗi thứ (3), giáo viên có thể gạch chân các lỗi
138


ThS. Hồ Thị Phượng

Sửa Lỗi Cho Sinh Viên Trong Giảng Dạy Ngoại Ngữ


sau đó đưa ra gợi ý để sinh viên tự sửa. Giáo viên cũng có thể tổ chức cho sinh viên
chữa bài cho nhau thong qua việc tổ chức cho cả lớp chấm chéo, có yêu cầu người
chấm ghi tên bên dưới để họ có trách nhiệm với cơng việc của mình. Qua cách làm
này sinh viên có thể học hỏi được nhiều điều từ lỗi của bạn mình.
6. Kết luận
Tóm lại, việc sửa lỗi cho sinh viên là một hoạt động song song với hoạt động giới
thiệu tri thức mới. Hoạt động này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều nếu giáo
viên có phương pháp tốt, hợp lý để biến việc sửa lỗi thành cơ hội để học sinh có thể
giao tiếp, trao đổi, cùng rút kinh nghiệm. Người dạy cũng cần chú ý đưa ra những
nhận xét tích cực, khen ngợi để động viên người học. Đặc biệt, giáo viên phải luôn
kiềm chế, không bao giờ nên tỏ thái độ tiêu cực hoặc chê bai mỗi khi sinh viên mắc
những lỗi sai. Có như thế thì ta mới khuyến khích được sinh viên mạnh dạn tham
gia vào các hoạt động giao tiếp trong lớp, góp phần tạo nên một lớp học có hiệu
quả.
Tác giả
ThS. Hồ Thị Phượng chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh của Đại học KHXH&NV
TP.HCM; là giảng viên chính trường Đại học Sư phạm TP.HCM; đã biên soạn 2 giáo trình
tiếng Anh chun ngành Tốn và Hóa; phụ trách giảng dạy tiếng Anh chun ngành Tốn,
Lý, Hóa. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu: TESOL, và Ngôn ngữ học so sánh.
Email:

Tài liệu tham khảo
1. Correcting mistakes, <knittingHelp.comForum>, 21 June 2006.
2. ErrorCorrection/TeachingEnglish/BritishCouncil/BBC <teflpedia.com>,
15 June 2009.
3. How to correct mistakes/Busy Teacher<busyteacher.org/3723-how-tocorrect-mistakes.html>

139




×