Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

GIẢI PHÁP tái cơ cấu NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HỒNG dân, TỈNH bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.95 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

NGUYỄN NHÂN ĐỨC
MSHV : 17001089

GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8340410

Bình Dƣơng, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

NGUYỄN NHÂN ĐỨC
MSHV : 17001089

GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8340410
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƢỚC

Bình Dƣơng, năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này “"GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU" là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc
công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có những nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà khơng đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày 11 tháng 4 năm 2019

Nguyễn Nhân Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Ban Giám hiệu trƣởng Đại học Bình Dƣơng, Khoa Đào tạo Sau Đại học,
Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho ngƣời nghiên cứu
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Tấn Phƣớc, là thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Chân thành cám ơn các Thầy Cô Trƣờng Đại học Bình Dƣơng đã hỗ trợ và
góp ý trong q trình nghiên cứu phân tích luận văn, để tơi có thể hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Chân thành cám ơn Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, Phịng Nơng nghiệp

và Phát triển nơng thơn, Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Chi Cục Thống kê huyện
Hồng Dân … đã hỗ trợ và góp ý trong q trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Vì những nguyên nhân khách quan và thời gian thực hiện không nhiều nên
bài viết khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của
q thầy cơ và tồn thể các bạn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Nhân Đức

ii


TĨM TẮT
Nghiên cứu “Giải pháp tái cơ cấu ngành nơng nghiệp theo hướng phát triển
bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện tại huyện
Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
c tiêu nghiên cứu đề tài à trên cơ s đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu th i gian qua, chỉ ra những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm tái
cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu theo hướng phát triển
bền vững. Nguồn số iệu được sử d ng trong đề tài bao gồm các báo cáo của ngành
nông nghiệp, các tài iệu tham khảo, các nghiên cứu iên quan đến nông nghiệp.
ác giả u n văn sử d ng t ng hợp các phương pháp th ch hợp với nghiên cứu
u n, trong đó chủ yếu à phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp
logic kết hợp với ịch sử, phương pháp phân t ch và t ng hợp, phương pháp thống
kê, t ng kết thực ti n, so sánh để àm r thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp
huyện Hồng Dân.
hân t ch thực ti n


huyện Hồng Dân giai đoạn 2010-2017 cho thấy, huyện

đã có nhiều quyết sách nhằm th c đ y tái CCNN và đã đạt được những thành quả
đáng kh ch ệ. Bước đ u tạo
hướng

p được m t số điều kiện c n thiết cho tái CCNN theo

BV; cơ cấu các chuyên ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng

t ch cực; đã hình thành m t số vùng nơng nghiệp chun mơn hóa. Nh đó, đã đạt
được những m c tiêu về

- H và mơi trư ng. uy nhiên, q trình tái CCNN

huyện Hồng Dân c n có những hạn chế, bất c p. ốc đ tái CCNN di n ra c n
ch m, chưa thực sự phản ánh ợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng của c u
trong tương ai; tái cơ cấu v n chủ yếu nhằm vào khai thác tài nguyên và mức sử
d ng v t tư đ u vào cao, hàm ượng đ i mới công nghệ thấp, nông nghiệp huyện
Hồng Dân đối m t với nhiều khó khăn ngày càng tr m trọng. Nguyên nhân có
nhiều, nhưng chủ yếu à do

thức sản xuất c n mang t nh sản xuất nh , thiếu sức

vươn ên của ngư i àm nông nghiệp; bất c p trong t chức và cơ chế phối hợp các
ực ượng trong tái CCNN, năng ực quản

iii

của các cấp ch nh quyền địa phương



chưa đáp ứng yêu c u đ t ra; công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công
nghệ c n ch m, chưa tạo bước đ t phá trong sản xuất nơng nghiệp.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra nhóm giải pháp trong q trình tái cơ cấu ngành
nơng nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh
Bạc Liêu 1 Nâng cao chất ượng quy hoạch, hoàn thiện ch nh sách đất đai và đ u
tư; 2 hồn thiện cơ s hạ t ng nơng nghiệp, nông thôn; 3 phát triển công nghiệp
và dịch v h trợ th c đ y tái CCNN theo hướng

BV; 4 phát triển các hình thức

t chức kinh tế th ch hợp; 5 tăng cư ng iên kết, phối hợp các ực ượng trong tái
CCNN; 6 phát huy t nh năng đ ng, sáng tạo của ngư i àm nông nghiệp, phải tạo
những điều kiện c n thiết về khoa học, cơng nghệ và quản

bảo đảm th c đ y q

trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... ix

DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ....................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................4
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ KHOA HỌC ............................................................5
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................5
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................6
1.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững .........10
1.2.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................10
1.2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................10
1.2.1.2 Nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững
..........................................................................................................................15
1.2.1.3. Những nhân tố ảnh đến tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát triển
bền vững ...........................................................................................................19

v


1.2.2. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững
của một số nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................24
1.2.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nƣớc
..........................................................................................................................24
1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................30

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................31
1.3.1.Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ....................................................................31
1.3.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................33
1.4.Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................36
CHƢƠNG 2.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................37
2.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hồng Dân giai
đoạn 2010 - 2017 .......................................................................................................37
2.1.1. Những kết quả đạt đƣợc ..............................................................................37
2.1.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ..................................................47
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát
triển bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân ...........................................................51
CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG DÂN,
TỈNH BẠC LIÊU ....................................................................................................53
3.1. Đ y mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng phát triển bền
vững; nâng cao hiệu quả cơng tác quy hoạch ...........................................................53
3.2. Hồn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn .............................................54
3.3. Phát triển bền vững công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ thúc đ y tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững ...........................................................55
3.4. Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế thích hợp và tăng cƣờng liên kết sản
xuất ............................................................................................................................57
3.5. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ngƣời làm nông nghiệp, nâng cao chất
lƣợng đội ng cán bộ và đ y mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ........59

vi


3.6. Nâng cao hiệu lực cải cách hành chính của bộ máy chính quyền các cấp bảo
đảm thúc đ y tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững..........61
3.7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát huy vai trị của Đảng và Nhà nƣớc trong

q trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ....................................................................62
KẾT LUẬNP ............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

CCNN

Cơ cấu ngành nông nghiệp

2

GAP

Good Agricultural Practise (Phƣơng pháp canh tác
nông nghiệp an tồn)

3


KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

4

KT-XH

Kinh tế - xã hội

5

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

NN, NT

Nông nghiệp, nông thôn

7

PTBV

Phát triển bền vững

8


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế huyện Hồng Dân giai đoạn 2010 – 2016 ..........................34
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lƣợng lúa huyện Hồng Dân giai
đoạn 2010 – 2017 ......................................................................................................39
Bảng 2.2. Diện tích nuôi trồng và sản lƣợng thủy sản huyện Hồng Dân giai đoạn
2010 - 2017 ...............................................................................................................41

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu ............................................32
Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản lƣợng ba chuyên ngành nông nghiệp ở huyện Hồng Dân
năm 2010 và năm 2017 .............................................................................................38
Hình 2.2. Tổng đàn gia súc, gia cầm ở huyện Hồng Dân năm 2010 và năm 2017...40

x


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Phát triển nơng
nghiệp ln giữ một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của

nƣớc ta. Để thúc đ y sản xuất nông nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững,
việc xác định và hồn thiện một cơ cấu sản xuất nơng nghiệp hợp lý, ph hợp với
xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế khơng chỉ là u cầu có tính khách quan,
mà cịn là một trong những nội dung chủ yếu của q trình cơng nghiệp, hiện đại
hóa đất nƣớc. Đó là q trình biến đổi về chất, tồn diện và là q trình tái cơ cấu
nơng nghiệp theo hƣớng tiến bộ, phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực, trong
đó phát triển một nền nơng nghiệp và thị trƣờng hàng hoá đa dạng trên cơ sở một
nền nơng nghiệp gắn bó với cơng nghiệp, phát triển ngành nghề mới, một hệ thống
dịch vụ có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu phát triển trên địa bàn nơng thơn. Để phát
triển thị trƣờng nơng thơn, có nhiều hệ thống các giải pháp khác nhau, cả ở tầm vi
mô và quản lý nhà nƣớc.
Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với đầu tƣ cho phát triển công
nghệ và xúc tiến thƣơng mại trên thị trƣờng nông thơn; bố trí, sắp xếp lại các
chun ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối
ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền
vững hơn cho toàn ngành; thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên ngành nhằm
tạo ra các nơng sản ph m có chất lƣợng và giá trị cao, ph hợp với nhu cầu của thị
trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc, nâng cao thu nhập cho nơng
dân và đảm bảo tính bền vững. Đặc biệt, cần có các chính sách đúng đắn của nhà
nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và sự năng động sáng tạo của các tổ chức kinh
tế với tinh thần, ý thức xây dựng và phát triển của ngƣời dân nơng thơn, c ng nhƣ
đội ng trí thức vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng
thơn trong lộ trình phát triển của địa phƣơng.

1


Hồng Dân là một huyện v ng sâu của tỉnh Bạc Liêu thuộc Bán đảo Cà Mau,
có những tiềm năng to lớn về đất đai, nguồn lợi tự nhiên, đồng thời cịn là mảnh đất
có truyền thống u nƣớc và cách mạng. Những năm qua, c ng với cả nƣớc trong

giai đoạn phát triển kinh tế thị trƣờng, hội nhập mạnh m vào các quan hệ kinh tế
quốc tế, thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, huyện Hồng Dân
đã có những quyết sách nhằm thúc đ y phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển triển bền vững, coi đó là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu. Đặc biệt, từ năm 2013, thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, m a vụ, phát triển sản xuất theo hƣớng bền vững, gắn với tiêu
thụ các sản ph m có lợi thế; liên doanh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản ph m
nông nghiệp; đ y mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ
(KH&CN); đồng thời triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất,
cải cách hành chính, cải thiện mơi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý.
Kết quả ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian qua phát triển tƣơng đối ổn
định, năng suất cây trồng hàng năm đều tăng, chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm
ngày một nâng cao; cơ bản đảm bảo lƣơng thực tại chổ; tạo việc làm, tăng thu
nhập cho ngƣời dân, góp phần giảm ngh o, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bƣớc đầu đã hình thành v ng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản
ph m nhƣ: lúa chất lƣợng cao, gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân, sản ph m tôm sú, tôm
càng xanh đạt tiêu chu n Việt GAP,...; chăn nuôi phát triển theo hƣớng tập trung
trang trại, gia trại,...
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, song song đó tồn tại hạn chế, tốc độ tái cơ
cấu nơng nghiệp cịn chậm, chƣa phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện;
SXNN vẫn chƣa có sự bứt phá, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp; sản xuất
chƣa thật gắn bó với thị trƣờng; năng suất và chất lƣợng nơng sản cịn thấp, sức
cạnh tranh yếu; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chƣa mạnh; hình
thức tăng trƣởng mới chỉ tạo ra khối lƣợng nhiều nhƣng chất lƣợng, giá trị thấp;
hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chƣa cao; việc ứng dụng những kỹ thuật, công

2



nghệ sản xuất nông nghiệp để phát triển theo hƣớng bền vững, bảo vệ môi trƣờng,
tái tạo tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lƣợng sạch, giảm khí thải nhà kính vẫn
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Với định hƣớng phát triển theo Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về đ y nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008
Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Nên việc
xác định việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là địn b y thúc đ y trong q trình
sản xuất, đề ra mục tiêu tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, thế mạnh của từng
v ng để đ y mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng tăng
trƣởng nơng nghiệp bền vững vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói
chung và huyện Hồng Dân nói riêng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hồng Dân lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015-2020) xác
định: phải chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hƣớng hiện đại, hiệu quả; đổi mới quy hoạch, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng qui mơ lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực, đạt đến hiệu quả cao, đem lại
thu nhập cao hơn cho nơng dân; phải hiện đại hố nơng nghiệp, phát triển nông
nghiệp công nghệ cao theo hƣớng phát triển bền vững.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về
lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực ti n và phải có những tổng kết đánh giá trên cơ
sở khoa học thực trạng tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiện
nay, học viên lựa chọn đề tài:
n p

n

n

n


p
n

p
n

n
n

n

n n n n
n

n

p

o
để

nghiên cứu làm Đề án tốt nghiệp thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu thời gian qua, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên

3



nhân từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm tái cơ cấu ngành nông
nghiệp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu theo hƣớng phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực ti n về tái cơ cấu ngành nơng nghiệp.
Từ đó rút ra những vấn đề có tính phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững huyện Hồng Dân.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thành cơng trong chuyển dịch CCKTNN theo hƣớng
PTBV của một số nƣớc, rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng
phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu từ năm 2010 đến
nay, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đ y mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hƣớng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển
bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu ba nhóm
ngành: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
- Khách thể nghiên cứu:
Tác giả s tập trung khảo sát một số đối tƣợng sakmu đây:
+ Cơ quan chức năng địa phƣơng có th m quyền quản lý và phát triển ngành
nông nghiệp.
+ Những hộ dân sống trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
+ Phỏng vấn những chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan đến phát triển
ngành nông nghiệp.

4



3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng
phát triển bền vững đƣợc xem x t, phân tích gắn với phát triển bền vững cả về kinh
tế, xã hội và môi trƣờng trên địa bàn.
- Phạm vi về không gian: tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Hồng Dân giai đoạn
2010-2017; đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp trong thời gian tới.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ KHOA HỌC
- Hệ thống hoá, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hƣớng PTBV trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam
dƣới góc độ kinh tế chính trị học.
- Làm rõ thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng PTBV ở
huyện Hồng Dân giai đoạn 2010-2017, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp thúc đ y tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hƣớng PTBV ở huyện Hồng Dân trong thời gian tới.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 3 chƣơng.

5


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do tầm quan trọng của ngành nông nghiệp đối với đời sống xã hội nói chung

và với sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói riêng nên việc tìm con đƣờng phát
triển ngành kinh tế nơng nghiệp đã trở thành một chủ đề quan trọng không chỉ có sự
tham gia của các nhà nghiên cứu mà cịn có cả các nhà hoạch định chính sách đi sâu
nghiên cứu. Dƣới đây là các cơng trình chủ yếu đã cơng bố ở trong và ngồi nƣớc
có liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng bền vững:
Công trình nghiên cứu của Gertrud Buchenrieder và các cộng sự (2012)
“Conceptual framework for analysing structural change in agriculture and rural
livelihoods” (Khung lí thuyết phân tích sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và sinh kế ở
nông thôn) đã xây dựng khung khái niệm cho phân tích các thay đổi cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn ở các nƣớc thành viên mới gia nhập EU. Từ đó, cung cấp phƣơng
pháp điều tra để xác định quá khứ chuyển dịch CCKTNN và quá trình chuyển dịch
cơ cấu nơng nghiệp trọng điểm trong tƣơng lai cho một v ng nông thôn sinh sống
tại các nƣớc thành viên mới giai đoạn 2007-2010. Nghiên cứu của E. Wesley và F.
Peterson (1986) “Agricultural structure and economic adjustment” (Cơ cấu nông
nghiệp và sự điều chỉnh nền kinh tế) đã đánh giá những yếu tố góp phần làm thay
đổi CCKTNN tại Mỹ và mô tả kinh nghiệm của châu Âu trong chuyển dịch cơ
CCKTNN cho rằng phƣơng pháp này không phải là rất hứa hẹn đối với Mỹ, nơi
không có chính sách cơ cấu cụ thể tồn tại. Từ đó cho rằng nƣớc Mỹ nên tập trung
vào các phƣơng pháp để giảm bớt chi phí điều chỉnh chứ khơng phải là về những nỗ
lực để ngăn chặn biến đổi cơ cấu. Nghiên cứu của Julian M.Alston (2014)
“Agriculture in the Global Economy” (Nơng nghiệp trong nền kinh tế tồn cầu) cho
thấy các nƣớc có thu nhập cao nhƣ Mỹ thì có sự suy giảm sản lƣợng nơng nghiệp

6


trong khi các nƣớc thu nhập trung bình nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia
lại có sự gia tăng. Các tác giả đã cố gắng trong phân tích các mơ hình tăng trƣởng
nơng nghiệp từ yếu tố đầu vào ở các nƣớc, trong đó đề nghị phải chuyển dịch cơ
cấu ngành nông nghiệp mới đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng gia tăng cho những

ngƣời ngh o. Nghiên cứu của Max Spoor (2004) “Agricultural Restructuring and
Trends in Rural Inequalities in Central Asia: A Socio-Statistical Survey” (Tái cấu
trúc nông nghiệp và xu hƣớng bất bình đẳng nơng thơn ở khu vực trung tâm châu
Á: khảo sát thống kê xã hội học) đã phân tích phát triển các cấu trúc nơng nghiệp và
xã hội dân sự ở các nƣớc chuyển đổi, x t trƣờng hợp của Trung Á về tái cơ cấu
nông nghiệp và xu hƣớng bất bình đẳng nơng thơn. Trong đó, xác định chuyển dịch
CCKTNN có liên quan đến sự bất bình đẳng và vai trị của xã hội dân sự ở các nƣớc
này. Một nghiên cứu khác của Zhang Hongzhou (2012) “China's Economic
Restructuring Ro e of Agricu ture” (Tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc: Vai trị
của nơng nghiệp) cho thấy Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành công trong KTNN
trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, những rủi ro cơ cấu kinh tế đã tăng lên đáng kể
mà họ đang phải đối mặt, mà nguyên nhân gốc r hàng đầu là suy thối mơi trƣờng
trong phát triển ngành kinh tế này. Từ đó đề nghị để PTBV, cần phát huy tiềm năng
nông nghiệp, phải cải cách nhằm thúc đ y chun mơn hóa trong khu vực sản xuất
này theo lợi thế sánh của các v ng khác nhau….
Ở Việt Nam, cơng trình khoa học của Lƣơng Minh Cừ và cộng sự
(2012)“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trư ng kinh tế thành phố Hồ Ch
inh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020” đã giới thiệu khái quát
những vấn đề cơ bản về lý luận và thực ti n về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mơ hình
tăng trƣởng kinh tế Việt Nam hiện nay; nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và mơ hình
tăng trƣởng kinh tế nơng nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hƣớng cạnh tranh,
hiện trạng và giải pháp nhằm chuyển đổi khu vực kinh tế nông nghiệp gắn với tái
cấu trúc doanh nghiệp...Nguy n Trọng Uyên (2007) đã nghiên cứu đề tài “Cơ s
khoa học và giải pháp chủ yếu th c đ y chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, đã làm rõ cơ sở lý luận và thực ti n về chuyển

7


dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp v ng đồng bằng sơng Cửu Long trong thời gian

qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đ y cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của v ng chuyển dịch nhanh hơn theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong thời gian tới. Nghiên cứu của Trần Tuấn Anh (2007)“ hương hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh rà Vinh đến năm 2015” nêu rõ lý luận cơ bản về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính đến kinh nghiệm của một số nƣớc và thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh để xác định phƣơng hƣớng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh đến năm 2015. Với phƣơng án chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đến năm 2015 là: khu vực II tăng 18,3% từ năm 2006 đến năm 2006,
tƣơng ứng tăng khu vực III là 7,8% và s giảm khu vực I là 10,5%. Một nghiên cứu
khác của Nguy n Thị Mỹ Hạnh (2007) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
tỉnh hánh H a”, đã hệ thống hóa đƣợc một số cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá
thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đ y quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp tỉnh Khánh Hịa. Với phƣơng pháp thống kê mơ tả, so sánh và
chuyên gia để đƣa ra cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng
của các nhân tố tác động, các kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội do quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang lại.
Các cơng trình và bài viết đã cơng bố ở trong và ngồi nƣớc nêu trên đã giải
quyết đƣợc nhiều vấn đề về lý luận và thực ti n chuyển dịch CCKTNN theo hƣớng
PTBV. Đó là đã hƣớng vào luận giải vấn đề chuyển dịch CCKTNN và vai trò của
việc chuyển dịch CCKTNN về mặt lý luận tiếp cận từ xu hƣớng tất yếu của quá
trình phát triển, gắn với KTTT, phát huy lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, thổ
nhƣỡng để chuyên mơn hóa sản xuất, mở rộng khả năng sản xuất, tăng NSLĐ, thúc
đ y tăng trƣởng KTNN. Một số tác giả quan tâm phân tích và đề xuất quan điểm,
định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn tái cơ cấu với đa dạng hóa trong lĩnh
vực nơng nghiệp đáp ứng những nhu cầu thị trƣờng về hàng nông sản. Có cơng
trình, nhất là ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay, đã thu thập dữ liệu ở cấp
quốc gia, cấp v ng và cấp tỉnh để phân tích, đánh giá thực ti n và tìm giải pháp thúc

8



đ y tái cơ cấu nông nghiệp, đặt tái cơ cấu ngành nơng nghiệp trong tái cơ cấu tồn
bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên mới chủ yếu đƣợc trình bày dƣới
các góc độ của của chuyên ngành KTNN, kinh tế phát triển, khoa học quản lý và địa
lý kinh tế, vẫn còn "khoảng trống" trong một số vấn đề về chuyển dịch CCKTNN
theo hƣớng PTBV tiếp cận dƣới góc độ Kinh tế chính trị học nhƣ: q trình chuyển
dịch CCKTNN hiện nay đã có nhiều biến đổi, nhất là đã bộc lộ nhiều bất cập trƣớc
nhu cầu ngày càng tăng cao về hàng nông sản của xã hội; an ninh lƣơng thực, thực
ph m là vấn đề nan giải. Việc nghiên cứu chuyển dịch CCKTNN đã đƣợc khá nhiều
cơng trình nghiên cứu và cơng bố, nhƣng chỉ giới hạn trong tƣ duy c : tăng trƣởng
dựa vào tăng đầu tƣ vốn, phát triển theo chiều rộng mà chƣa thực sự phát triển theo
chiều sâu, chƣa coi trọng chuyển dịch CCKTNN gắn với hội nhập sâu rộng vào các
định chế quốc tế và chƣa coi trọng đúng mức tính bền vững trong q trình chuyển
dịch. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang trở thành địi hỏi
cấp bách. Bởi vậy, cần có nhận thức mới trong vấn đề này làm cơ sở cho nhiệm vụ
điều chỉnh CCKT các ngành nói chung, ngành nơng nghiệp nói riêng đáp ứng yêu
cầu PTBV của cả nƣớc c ng nhƣ của mỗi huyện, mỗi tỉnh.
Riêng đối với huyện Hồng Dân để góp phần vào lấp đầy "khoảng trống" nêu
trên và thúc đ y tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện theo hƣớng PTBV trong thời
gian tới, tác giả luận văn s tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Điểm mới trong nhận thức lý luận về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hƣớng PTBV đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới
về kinh tế, KH&CN trên thế giới.
- Những thuận lợi và khó khăn của huyện Hồng Dân trong q trình tái cơ
cấu ngành nơng nghiệp theo hƣớng PTBV.
- Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng PTBV ở huyện Hồng
Dân giai đoạn 2013-2017 và tác động của nó đến phát triển KT-XH của huyện.

9



- Giải pháp thúc đ y tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng PTBV ở
huyện Hồng Dân trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền
vững
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.1.1. Một số khái niệm
- Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, là một trong ba bộ
phận cấu thành cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế quốc dân, có quan hệ chặt ch , tác
động hỗ trợ qua lại với hai ngành công nghiệp và dịch vụ (B i Tất Thắng, 2006).
Nông nghiệp là ngành sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng
thực, thực ph m và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành
sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nơng sản;
theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (B i Tất Thắng, 2006).
- Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lƣợng và giá trị giữa
các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp
phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lƣợng, quy mô sử dụng đất của các chuyên
ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp (Nguy n Trần Quế, 2004).
Cơ cấu nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề
rừng, nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Bản thân nhiều ngành trong nông nghiệp lại là
những hệ thống nhỏ mà trong nhiều hệ thống nhỏ đó lại có những yếu tố, những
thuộc tính giống nhau tạo thành hệ thống nhỏ hơn. Sản xuất nông nghiệp phát triển
không ngừng, cơ cấu các ngành trong nông nghiệp c ng vận động, biến đổi khơng
ngừng mở rộng. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong cơ
cấu ngành nơng nghiệp cịn có thêm các ngành nhƣ: ngành chế biến lƣơng thực,


10


thực ph m, dịch vụ nơng nghiệp…mang tính chun mơn hóa rõ rệt và tiếp tục có
những phát sinh thêm những ngành mới nữa (công nghệ sinh học, tin học nơng
nghiệp). Thiếu những ngành này khơng thể có ngành nơng nghiệp hồn chỉnh đƣợc.
Cơ cấu ngành nơng nghiệp cịn đƣợc xem x t trong cấu trúc v ng. Do điều kiện đặc
th về thổ nhƣỡng, khi hậu, tập quán canh tác và nhu cầu mà mỗi v ng lãnh thổ có
thể tập trung vào sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi nhất định trong khi các
v ng khác khơng thể sản xuất đƣợc hoặc có sản xuất nhƣng năng suất, chất lƣợng
và hiệu quả thấp. Tính đa dạng về điều kiện tự nhiên, KT-XH là những yếu tố thúc
đ y chun mơn hóa SXNN theo v ng sinh thái, từ đó xuất hiện nhu cầu liên kết
sản xuất các v ng sản xuất khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trƣờng, làm hình thành CCKT v ng nông nghiệp (Nguy n Trọng Uyên, 2007).
Tuy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về CCNN, nhƣng có thể hiểu tổng
qt: Cơ cấu ngành nơng nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thành ngành nông
nghiệp, các bộ phận này đƣợc xác định trong mối quan hệ tỷ lệ về chất lƣợng và số
lƣợng giữa các yếu tố cấu thành tổng thể ngành nông nghiệp. CCNN c ng đƣợc
xem x t cả về chất lƣợng và số lƣợng, cả về quy mô sản xuất và lực lƣợng lao động
làm việc trong các bộ phận cấu thành CCNN. Nó có thể đƣợc xem x t trên cấp độ
tổng thể nền kinh tế quốc gia hoặc xem x t ở cấp độ v ng lãnh thổ, cấp tỉnh, cấp
huyện. Tỷ lệ của mỗi bộ phận là sự phản ánh vị thế của nó tham gia vào ngành nơng
nghiệp trong mối quan hệ với các bộ phận khác (Nguy n Trọng Uyên, 2007).
- hái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là q trình thay đổi (tăng hoặc
giảm) về quy mơ, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp
theo hƣớng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trƣờng đồng thời phát huy đƣợc lợi
thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn
định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trƣờng và hội nhập
(Nguy n Trần Quế, 2004).


11


Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa
các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nƣớc,
trên các v ng kinh tế-sinh thái; thay đổi về số lƣợng, loại hình quy mơ các chủ thể
tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các v ng sinh
thái; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác nhƣ:
công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm ra. Quá trình
làm thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành trong nông nghiệp nhƣ trên gọi
là chuyển dịch CCNN. Chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp là một q trình
khách quan làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lƣợng các mối quan hệ
kinh tế giữa các ngành, các v ng, các thành phần kinh tế…trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp theo một chiều hƣớng nhất định, ở một giai đoạn phát triển nhất định
nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trƣởng và phát
triển KT-XH (Nguy n Trần Quế, 2004).
Chuyển dịch CCNN là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, tỷ lệ
giá trị và tỷ lệ lao động tham gia các chuyên ngành, tiểu ngành trong hoạt động
SXNN. Có hai xu hƣớng chuyển dịch CCNN trái chiều nhau, đó là: chuyển dịch
theo hƣớng hợp lý, tiến bộ và xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng bất hợp lý, lạc hậu.
Trong những năm gần đây, để thúc đ y quá trình dịch CCNN theo hƣớng hợp lý,
tiến bộ, một số nƣớc trong đó có Việt Nam đã tiến hành “tái cơ cấu nông nghiệp”
(Ở Việt Nam, thuật ngữ Tái cơ cấu nông nghiệp đƣợc ghi trong Đề án “Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn đề xuất và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013).
- hát triển bền vững
Quan niệm về phát triển bền vững dần đƣợc hình thành từ thực ti n đời sống

xã hội và có tính tất yếu. Tƣ duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình
sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trƣờng

12


và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Phát
triển bền vững là một phƣơng thức phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tốt
mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trƣờng với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay nói cách
khác: đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trƣờng ở các
thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời (Đỗ Kim Chung
và Kim Thị Dung, 2013).
- ái cơ cấu ngành nông nghiệp
Theo Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (CCNN) theo hƣớng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” thì tái cơ cấu ngành nơng nghiệp
đƣợc hiểu là: “Q trình tiếp tục phát triển nơng nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại
các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử
dụng tối ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao
hơn, bền vững hơn cho tồn ngành, là q trình phát triển gắn với thay đổi quy mô
sản xuất của các chuyên ngành nhằm tạo ra các nơng sản ph m có chất lƣợng và giá
trị cao, ph hợp với nhu cầu của thị trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong nƣớc, nâng cao thu nhập cho nơng dân và đảm bảo tính bền vững”
- ái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, q trình tái cơ cấu ngành nơng nghiệp
của một số nƣớc đã đạt đƣợc những thành quả rất quan trọng đáp nhu cầu hàng
nơng sản gia tăng nhanh chóng, nhƣng q trình này c ng vấp phải những kết quả
khơng mong muốn về KT-XH và mơi trƣờng. Đó là tình trạng sản xuất cung vƣợt

quá cầu khi ngƣời nông dân đƣợc m a hoặc khi họ đổ xô vào cung ứng một loại
nơng sản nào đó làm nảy sinh những thiệt hại về kinh tế. Đó là tình trạng đói ngh o,
bệnh tật di n ra ở nông thôn và tình trạng ơ nhi m mơi trƣờng sinh thái do khai thác
tài ngun nơng nghiệp khơng đƣợc kiểm sốt…Tổ chức Lƣơng thực và nông

13


×