Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.81 KB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

MƠN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Đề tài:

KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO TIẾP PHI NGƠN NGỮ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GVHD
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
TP. HCM, ngày… tháng… năm 2021
Giảng viên hướng dẫn


MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sông hằng ngày cũng như trong học tập và làm việc, chúng ta

gặp gỡ nhiều người và tạo nên rất nhiều mối quan hệ. Tất cả chúng ta đều cần phải
có kỹ năng giao tiếp. Khi nói đến giao tiếp, nhiều người cho rằng lời nói là cơng
cụ, phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên điều này
thật khơng hẳn đúng. Việc giao tiếp có thể xảy ra ngay cả khi khơng có ngơn từ
nào được phát ra. Trong tình huống cụ thể, mỗi biểu hiện, cử chỉ đều mang một ý
nghĩa nhất định. Đó là phi ngôn ngữ. Phi ngôn ngữ là tất cả những gì mà chúng ta
thể hiện ra bên ngồi trong q trình giao tiếp với người khác. Tất cả những thao
tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ, sự biểu lộ trên
khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, giọng điệu,
điệu bộ cơ thể…

Ta có thể thấy, khi ngơn ngữ cịn chưa được hình thành, phi ngơn ngữ là yếu
tố duy nhất trong giao tiếp. Cho đến bây giờ, phi ngơn ngữ vẫn chưa mất đi tính
quan trọng của nó. Để việc truyền tải thơng tin có sức tác động mạnh mẽ, bạn nên
dùng hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp không đơn thuần là một kỹ năng mà
thực chất là một nghệ thuật, và bạn là một nghệ sĩ, một diễn viên, một người viết
kịch bản đồng thời là một đạo diễn tạo nên sự thành cơng của chính mình trước
cơng chúng. Vì vậy, vai trị của giao tiếp phi ngơn ngữ rất quan trọng trong quá
trình giao tiếp, để giao tiếp ứng xử thuyết phục cần rèn luyện các kỹ năng giao
tiếp phi ngôn ngữ thường xuyên.
Việc vận dụng thành thạo và khéo léo các kỹ năng, đồng thời biết biến
những hiểu biết của mình thành lợi thế trong cuộc giao tiếp sẽ góp phần rất quan
trọng để đạt được mục đích giao tiếp của bản thân. Vậy nên, thông qua bài tiểu
luận Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, nhóm muốn đem
đến một góc nhìn chi tiết hơn về các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
4


-

Mục đích
Tìm hiểu về các phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ.
Hình thành kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ và áp

-

dụng kỹ năng đó để đạt được mục đích giao tiếp.
Phương pháp tiến hành
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp so sánh
Phương pháp liệt kê


1.2.

1.3.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

GIAO TIẾP
1.1.1. Khái niệm

Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người. Trong q
trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt
được mục đích giao tiếp.
1.1.2.

Vai trò

Trong đời sống xã hội: Giao tiếp là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Xã hội là một tập hợp người có sự kết nối ảnh hưởng qua lại với
nhau. Chúng ta hãy thử hình dung coi xã hội sẽ như thế nào nếu như mọi người tồn
tại trong số đó khơng hề có sự kết nối với nhau, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà
khơng biết, bỏ lơ, khơng có mối liên hệ gì với những người xung quanh? Đấy
khơng phải là một môi trường mà tập hợp những cá nhân đơn lẻ. Sự kết nối khắn
khít giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát
triển.

Trong đời sống cá nhân: vai trò giao tiếp được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
+

Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân tăng trưởng bình

+

thường.
Về bản chất, chúng ta là tổng hịa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao
tiếp mà mỗi con người có khả năng tham gia vào các sự kết nối xã hội,
gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã

+

hội và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình.
Trong giao tiếp nhiều phẩm chất của chúng ta, đặc biệt là các tính chất

đạo đức được tạo ra và tăng trưởng.
1.1.3. Tầm quan trọng
Giao tiếp thõa mãn nhiều nhu cầu khác của con người. Những mong muốn
của con người như: nhu cầu nội dung, nhu cầu được đồng ý, nhu cầu được chú ý,
6


mong muốn được hòa nhập vào những group xã hội nhất định…chỉ được thỏa mãn
trong giao tiếp. Con người sẽ cảm nhận thấy ra sao nếu như tự giam mình dù chỉ
một ngày trong phịng khơng gặp gỡ tiếp cận với ai, không liên hệ với ai qua điện
thoại, không đọc, khơng xem tivi?
Theo các nhà tâm lí học, trong cuộc đời của mỗi chúng ta, nhu cầu giao tiếp
hiện diện từ cực kì sớm. Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu

được thương yêu, mong muốn được không gây hại, khoảng 2 – 3 tháng tuổi đứa trẻ
đã biết “trò chuyện” với người lớn. Những không đủ hụt trong tiếp cận tới người
lớn ở giai đoạn ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lí, nhân cách của
con người sau này.
Giao tiếp là chìa khóa gắn kết quan hệ: Trong gia đình hay ra ngồi xã hội,
mỗi cá nhân đều cần tự trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ cần kỹ năng
giao tiếp để thấu hiểu con cái, chia sẻ, đồng cảm với thế hệ trẻ. Con cái cần kỹ
năng giao tiếp để truyền đạt mong muốn của mình với cha mẹ. Bạn bè, đồng
nghiệp cần giao tiếp tốt để hiểu nhau, hỗ trợ nhau tốt hơn,…
Kỹ năng giao tiếp tốt là cầu nối của thành công: xã hội ngày càng tiên tiến
phát triển, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết mới
chỉ là điều kiện cần. Để có thể thăng tiến dễ dàng, gặt hái thành công bạn cần nhiều
thứ khác. Và kỹ năng giao tiếp thật thông minh khéo léo là một trong những điều
kiện đủ. Không phải tự nhiên mà người ta nâng giao tiếp lên tầng nghệ thuật.
Phân loại
Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp: giao tiếp nhằm thông báo những thông
1.1.4.

-

tin mới, giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị và giao tiếp nhằm
-

động viên, kích thích hành động.
Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp: giao tiếp liên nhân cách (giữa 2 – 3
người với nhau), giao tiếp xã hội (giữa một người với một nhóm người) và giao
tiếp nhóm.

7



-

Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại: giao tiếp trực tiếp và

-

giao tiếp gián tiếp
Dựa vào hình thức của giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp khơng chính

-

thức
Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp

-

ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng.
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngơn

ngữ và giao tiếp tín hiệu.
1.2.
GIAO TIẾP PHI NGƠNG NGỮ (GTPNN)
1.2.1. Khái niệm
Giao tiếp phi ngôn ngữ giữa con người là sự giao tiếp bằng cách gửi và nhận
những tín hiệu phi ngơn ngữ. Nó bao gồm việc sử dụng những tín hiệu trực quan
như ngơn ngữ cơ thể (cử chỉ), khoảng cách (khơng gian giao tiếp), tính chất vật lý
của giọng nói (hoạt ngơn) và tiếp xúc (xúc giác). Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao
tiếp bằng sự vận động của cơ thể, cử chỉ, tư thế, nét mặt, âm giọng, thông qua trang
phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc.

Ý nghĩa của phi ngôn ngữ thường khơng nhất qn, nó khác nhau tùy theo
nền văn hóa khác nhau, những biểu hiện của phi ngơn ngữ còn chịu sự chi phối của
các tác động khác, do vậy sự nhận định ý nghĩa biểu hiện của nó thường là sự thiếu
chính xác, kém rành mạch hơn so với giao tiếp ngôn ngữ.
1.2.2.

Đặc điểm, chức năng

ĐẶC ĐIỂM
-

Luôn tồn tại: khi ta giao tiếp với một đám đông, dù ta nói hay khơng nói thì phi
ngơn từ vẫn ln thể hiện và được người khác ghi nhận. Ví dụ: nét mặt, dáng

-

đứng, trang phục, di chuyển…
Có giá trị thơng tin cao: hai người khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ gặp nhau họ
vẫn có thể hiểu nhau qua hành vi, cử chỉ. Trẻ con chưa biết nói, chưa biết đọc,
chưa biết viết vẫn có thể cảm nhận được những gì người khác nói thơng qua phi
ngơn từ. Phi ngơn từ giúp thay thế, bổ trợ hoặc nhấn mạnh thông điệp muốn
8


truyền tải. Ví dụ: Khi muốn một người lại gần, ta chỉ cần vẫy tay, khơng nhất
-

thiết phải nói “lại đây”.
Mang tính quan hệ: qua hành vi cử chỉ khi giao tiếp/ thuyết trình thể hiện sự


-

gần gũi, thân thiện giữa người nói và người nghe.
Khó hiểu: cùng một cử chỉ nhưng được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau.

-

Điều này gây nên sự lầm lẫn trong giao tiếp hoặc thuyết trình.
Chịu ảnh hưởng của văn hố: Phi ngơn từ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa.
Một số hành vi, cử chỉ phù hợp với địa phương này nhưng lại khơng phù hợp
địa phương khác. Ví dụ: Hành động giơ ngón tay cái lên cao, với Châu Âu, với
Bắc Mỹ được coi là nhất, là khen ngợi, đồng ý nhưng với Úc thì bị coi là chửi
tục.

CHỨC NĂNG:
Ngồi chức năng chung của giao tiếp (thông báo, nhận thức, điều chỉnh) giao tiếp
phi ngơn ngữ cịn có hai chức năng đặc thù khác đó là :
-

Chức năng biểu hiện trạng thái xúc cảm tại thời điểm nhất định của chủ thể giao
tiếp. Các tư thế, tác phong, hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của các cá nhân
trong khi giao tiếp, biểu hiện các tâm tư, sắc thái cảm xúc khác nhau, trạng thái
cảm xúc này lan truyền sang đối tượng giao tiếp làm ảnh hưởng tức thời đến

-

quá trình giao tiếp.
Chức năng biểu hiện các đặc trưng của cá nhân. Thông qua các tư thế, tác
phong, cử chỉ, điệu bộ, trang phục… của người giao tiếp, chủ thể giao tiếp có
thể nhận biết được đối tượng giao tiếp của mình là ai, tính cách như thế nào,


-

nghề nghiệp, trình độ văn hóa địa vị… của họ ra sao.
1.2.3. Ảnh hưởng của GTPNN
Trong quan hệ gia đình: GTPNN mang trong mình rất nhiều thơng điệp về các
mối quan hệ con người. Một đứa trẻ có thể nhìn cử chỉ của mẹ và có thể biết
được người đang nói chuyện là bạn mẹ hay là người lạ. Cũng như vậy, trong
một gia đình có thể nhìn ánh mắt, nét mặt của vợ và chồng để nhận biết được
gia đình đó có đang hạnh phúc hay không?

9


-

Trong quan hệ đồng nghiệp, bạn bè: Ttrong công việc khơng nên dùng lời nói
hay từ ngữ q cầu kỳ. Nếu người dễ tính sẽ dễ dàng bỏ qua, nhưng ai hay xét
nét thì lại rất dễ nổi quạu Biết cách "chỉnh" với giọng nói của mình. Những
người giàu kinh nghiệm bao giờ cũng biết cách nói thật chậm rãi và trầm lắng.

-

Đừng cười khúc khích hoặc cười phá lên.
Trong quan hệ cấp trên, cấp dưới: nói chuyện với cấp trên bạn nên làm rõ các
điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng nghe, khi ghép những nhận xét
của cấp trên. Cịn nếu bạn nói chuyện với cấp dưới, ln ln giải thích chi tiết
các vấn đề và đừng quên hỏi các nhân viên cấp dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc

-


phản hồi như thế nào về vấn đề đó.
1.2.4. Hệ thống tín hiệu
Ngơn ngữ cơ thể:
Sự biểu cảm: nét mặt, nụ cười, ánh mắt…
+ Nét mặt (vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm…
+

khoảng 2000 nét mặt).
Nụ cười: có bao nhiêu nụ cười thì bao nhiêu cá tính cười mỉm, cười
nhếch mép, cười thoải mái, cười giịn tan, cười tươi tắn, cười đơn hậu,

+

cười giằn, cười chua chát…
Ánh mắt: nhìn lạnh lùng, nhìn thẳng, nhìn soi mói, nhìn lắm lét, nhìn trìu

+

mến, nhìn đắm đuối…
Hình dáng con mắt: mắt sâu, mắt trịn, mắt lá dăm, mắt lim dim, mắt luôn

-

mở lớn…
Những minh họa: điệu bộ, cử chỉ đi kèm và bổ túc cho lời nói, những biểu

-

tượng: những động tác đã được “từ điển hóa” một cách chính xác.

Ngoại hình – đặc điểm cơ thể: là những đặc điểm tự nhiên như tạng người,

-

nước da, mùi…
+ Tạng người: cao/thấp, mập/gầy.
+ Khn mặt trịn, vuông, dài, trái xoan.
+ Sắc da: trắng/đen, ngăm ngăm, xanh xao, tai tái…
Sự đi đứng: dáng đi thế đứng nói lên phong cách của người giao tiếp, thế ngồi

-

thể hiện được đức tính và bản chất của người giao tiếp.
Giọng nói: là nhịp điệu âm thanh, ngữ điệu được sử dụng khi nói để thể hiện
tâm trạng, suy nghĩ của người nói đồng thời tạo tâm lý thoải mái và hứng thú
cho người nghe.
10


-

Khoảng cách: là chỉ báo chung trong giao tiếp, nó thể hiện được mối quan hệ
trong giao tiếp như thế nào. Có 4 khoảng cách: khoảng cách xã giao (từ 3,5 đến
7,5m), khoảng cách xã hội (từ 1 đến 3,5m), khoảng cách cá nhân (0,5 đến 1m),

-

khoảng cách thân mật (0,5 đến 1m).
Thời gian: có sự sắp xếp thời gian và luôn đúng hẹn, đúng giờ biểu hiện một tác


-

phong nghiêm túc và lịch sự.
Môi trường: giao tiếp hiệu quả cịn dựa vào bầu khơng khí, nhiệt độ, ánh sáng

-

và âm thanh thích hợp
Đồ vật: những phụ kiện đi kèm trong quá trình giao tiếp thể hiện phong cách
của người giao tiếp. Những trang sức, quà tặng, giỏ xách, đồng hồ…đều mang

-

những thơng điệp xác định. Hình thức tặng q, bưu ảnh, đồ lưu niệm.
Ngồi ra cịn có những hành vi giao tiếp đặc biệt: bắt tay, ôm hôn, vỗ vai, xoa
đầu, khoác tay…Các hành vi khác: hành vi hung hăng, hành vi quyết đoán,
hành vi yếu đuối…

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN
NGỮ (PTGTPNN)
2.1.

PHÂN LOẠI
2.1.1. Nét mặt
Trong giao tiếp, nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Nét mặt có

thể biểu hiện 6 cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và căm ghét. Vì
vậy nét mặt trở thành ngơn ngữ không lời thể hiện trong giao tiếp giữ các đối
tượng giao tiếp với nhau. Nhăn trán, nhướng mày, cau mày.... là dấu hiệu thể hiện
thái độ của con người trong các tỉnh huống cụ thể. Biểu cảm trên khuôn mặt bộc lộ

thế giới nội tâm của một người.
Khuôn mặt là nơi diễn đạt cảm xúc; nó thể hiện cả hình thức cũng như mức
độ cảm xúc của bạn. Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc như vui mừng, buồn bã,
ngạc nhiên, sợ hãi, kinh hoàng, tức giận, yêu ghét… Ngồi tính biểu cảm, nét mặt
cũng là bộ phận biểu lộ tính cách, cá tính của con người. Ngược lại khi buồn bực,
11


trong lịng buồn bực thì các cơ trên mặt của bạn bị trùng xuống cho dù bạn cố tình
dấu đi tâm trạng đó nhưng ngơn ngữ khơng lời trên khn mặt bạn cho thấy tất cả.
Ví dụ: Đến thăm ai, lưu trú nhà ai, nhờ ai giúp đỡ việc gì, có thể quan sát kỹ
gương mặt họ để đốn họ tốt với ta đến mức nào. Có điều phải thận trọng một chút
là có những gương mặt xấu mà tốt bụng và có những gương mặt “đóng kịch”. Hễ
mặt nạ thì sớm muộn ai mang nó cũng sẽ bị lột hay tự cởi, cịn tốt bụng thì thời
gian sẽ chứng minh.
2.1.2.

Nụ cười

Nụ cười được xem là một thứ trang sức trong giao tiếp và cũng là phương
tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị. Trong giao tiếp, nụ cười là phương tiện
phi ngơn ngữ biểu lộ tình cảm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
Mỗi loại nụ cười thể hiện một cá tính nhất định: Nụ cười hồn nhiên, đôn
hậu; nụ cười chua chát, miễn cưỡng; nụ cười hiểm độc, nanh ác; nụ cười đồng
cảm, thân thiện; nụ cười chế diễu,… Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một
nghệ thuật cần được rèn luyện thường xun để có thể biểu cảm thơng qua các kiểu
cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt. Tác dụng
của nụ cười: Cải thiện giao tiếp; Mâu thuẫn dễ được giải quyết; Giúp chúng ta lạc
quan hơn; Giảm gánh nặng căng thẳng; Tạo ra năng lượng; Phá vỡ sự mệt mỏi,
nhàm chán; Đồn kết mọi người.

Những ai biết mỉm cười đều có thiên hướng biết cách quản lý, bán hàng hiệu
quả, tạo ra hạnh phúc và nuôi dạy con cái nên người. Người Trung Quốc có câu
nổi tiếng: “Nếu khơng có nụ cười tươi tắn thì đừng có mở hiệu bn”. Nụ cười là
sứ giả thiện chí của bạn truyền đi những thơng điệp khơng lời hơn hẳn bất kì câu
nói nào. Nụ cười làm bừng sáng cả cuộc đời nếu ai nhìn thấy nó và khơng ngẫu
nhiên một nhà thơ viết: “Khi cười gương mặt chúng ta nở hoa”.
Ví dụ: Trong một cuộc phỏng vấn: bạn không nên đùa cợt với người tuyển
dụng nhưng những câu bạn nói phải có tính sơi nổi và có sự tương tác. Nếu bạn
12


bày tỏ mong ước làm việc ở cơng ty đó nhưng lại khơng thể hiện bất cứ sự nhiệt
tình nào trong câu nói thì chắc chắn những gì bạn nói sẽ khơng thuyết phục. Vì vậy
hãy giữ một chất giọng hào hứng và một nụ cười vừa phải suốt buổi phỏng vấn, sẽ
giúp bạn tạo được thiện cảm trong mắt người đối diện. Bên cạnh đó, nụ cười cịn
giúp bản thân tự tin hơn.
2.1.3.

Ánh mắt

Đơi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của
con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua
ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Trong khi trị chuyện, thỉnh thoảng hãy giao
tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe. Ánh mắt hỗ trợ ngơn ngữ nói:
Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết
phục hơn. Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hồn cảnh người ta khơng
cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thơng
qua ánh mắt. u cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn
chuyển tải điều cần nói, đồng thời khơng nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi
mói, chằm chằm…

Giao tiếp bằng mắt tạo ra những khoảnh khắc mà bạn có thể nhận thấy cảm
xúc của người khác. Nó liên kết trạng thái cảm xúc của hai người và tạo ra sự đồng
cảm, gắn kết thân mật. Đó là lý do vì sao việc nói chuyện trực tiếp cho bạn cảm
xúc chân thực, hiểu ý người nói và dễ thơng cảm hơn việc chỉ chat qua mạng.
Ví dụ: Tại một tiệm sách người khách hàng bước vào trong khi để người bạn
đứng ngoài với chiếc xe máy nổ máy giữa trời nắng gắt. Người khách cứ nhìn láo
liến rồi cầm đại một vài cuốn sách lên lật lật, hình như khơng định trước mua gì.
Chủ cửa hàng bắt đầu nghi ngờ và chăm chú nhìn anh ta. Sau cùng khách hàng
bâng quơ rồi bỏ đi. Rõ ràng người khách hàng chỉ bằng biểu hiện “cái nhìn” khơng
được đàng hồng cho lắm nên đã gieo vào lịng người chủ một cái nhìn khơng tốt.
Tại sao người khách hàng khơng dám nhìn thẳng vào chủ và hỏi thứ mình cần mua
13


mà phải nhìn láo liên như vậy? Qua đó ta thấy trong giao tiếp ánh mắt nhìn rất
quan trong, người ta có thể nhận xét mình qua cái nhìn đó.
2.1.4.

Cử chỉ, hành động

Ở phần trên ta đã biết lượng thông tin thu nhận được qua đôi mắt là 83% và
qua tai là 11% , lượng giây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần dây thần kinh
từ tai lên não. Vì vậy thính giả dễ thuyết phục và chăm chú hơn tới bài nói của ta
khi có hình ảnh và nhiều dẫn chứng cụ thể. Do đó muốn thu hút được chú ý của
thính giả, chuyển động cơ thể của ta phải càng linh hoạt năng động.
Trong giao tiếp các cử chỉ chân tay, đầu, thân thể luôn có nghĩa nhất định.
Các cử chỉ này thể hiện ý nguyện trong các hoàn cảnh cụ thể như: đồng ý, phản
đối, đáng tiếc, tức giận… Các cử chỉ khác như mũi, tai, lông mày, miệng… cũng là
phương tiện biểu lộ các trạng thái tâm lý, tình cảm để truyền thơng điệp trong quá
trình giao tiếp. Các cử chỉ bổ trợ cho nội dung giao tiếp và thể hiện tính cách của

mỗi cá nhân, người ta có thể dùng các cử chỉ để điều khiển hãy nói chậm lại hay
đừng nói nữa. Có thể dùng cử chỉ để biểu lộ thái độ hay cảm xúc như kìm nén hành
động khi giận dữ, thể hiện sự ngạc nhiên vui mừng, cảnh giác chưa tin tưởng mìn
hoặc có bí mật muốn che giấu.
Ví dụ: Trên đường đi hôm ấy, một cụ bà bị ngã xe do va chạm với một anh
chạy xe máy. Vậy mà anh ấy lại chạy đi luôn trong khi người dân hai bên đường
tới đỡ bà cụ ngồi dậy. Anh thanh niên đó thật là một người thiếu trách nhiệm, tách
ra khỏi cộng đồng người đang sống trong một thời đại văn minh lịch sự. Thật là
một cử chỉ đáng chê trách!
2.1.5.

Tư thế

Là một phương tiện thể hiện tác phong trong giao tiếp. Tư thế thể hiện mối
quan hệ đối với vai trị, vị trí, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp. Tư thế có vai
trị biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng
thẳng. Ví dụ: Tư thế thoải mái, ngồi nói chuyện đầu hơi ngả về phía sau là tư thế
14


của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu, tựa hồ đang lắng nghe là tư thế
của cấp dưới. Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có kết quả khi bạn và người
nghe đối mặt với nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn
nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ.
Khi ngồi hai chân dang rộng, dĩ nhiên phụ nữ không quá rộng, những người
như vậy rất hào phóng. Nếu hai đùi hai chân khép chặt vào nhau, hai tau đặt lên
đầu gối một cách quy cũ, những người như vậy tương đối ôn hòa . Nếu hai chân
vắt chéo khi ngồi người như vậy tương đối chín chắn.
Cịn tư thế đứng? Một số người đứng rất thẳng, chứng tỏ anh ta tự ti làm
việc xông xáo; một người khi đứng đặt trông tâm lên một chân, chứng tỏ anh ta

sống coa trách nhiệm, những ai khoanh tay trước ngực khi đứng, ý thức để phịng
khá cao.
Ví dụ: Tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngả về phía sau là tư thế của bề trên,
của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cuối đầu về phía trước, tựa hồ như lắng nghe là tư
thế của cấp dưới.
2.1.6.

Diện mạo

Bao gồm sắt mặt, nét mặt, đặc điểm của khn mặt, râu tóc, trang phục,
trang sức…là phương tiện có thể gây ấn tượng mạnh, đặc biệt là lần giao tiếp đầu
tiên. Đối tượng giao tiếp cao ráo, khỏe mạnh, khn mặt hài hịa, nét mặt tươi sáng
ưa nhin bao giờ cũng gây ấn tượng tốt hơn người gầy bé khn mặt khơng cân đối,
nét mặt khó đăm đăm. Diện mạo sáng sủa là một lợi thế trong giao tiếp. Người có
diện mạo sáng sủa thường dễ dàng thu hút được thiện cảm của những người xung
quanh.
Cách ăn mặc, đồ trang sức… của một người cũng thể hiện cá tính, cấp độ và
trình độ văn hóa, nghề nghiệp và đẳng cấp của người đó. Thơng qua cách ăn mặc,
trạng thái tình cảm hoặc tâm lý của đối tượng cũng có thể được nhận biết.

15


Ví dụ: Khi bước xuống xe, một người với bộ vest, cà vạt, vali cặp sách, trên
tay đeo đồng hồ và nhẫn đắc tiền thì ta biết người đó có thể là giám đốc hoặc là
người có chức vụ cao trong cơng ty. Ngược lại một người ăn mặc bình thường, tóc
tai và chỉ đeo vỏn vẹn chiếc đồng hồ rẻ tiền thì ta sẽ nhận ra người đó có thể là tài
xế của người mặc vest kia.
2.1.7.


Các hành vi giao tiếp đặc biệt
Gồm các động tác ôm hôn, bắt tay, vỗ vai, xoa đầu, cọ mũi (ở một số khu

vực nhất định), nâng ly trong bàn tiệc, gõ cửa… cũng là những phương tiên giao
tiếp phi ngôn ngữ. Những hành vi giao tiếp này chỉ được sử dụng trong một số
trường hợp với những hoàn cảnh cụ thể và với các ngun tắc phù hợp với trình độ
văn hóa của mỗi vùng, miền, quốc gia nhất định.
Ví dụ: Người Pháp có thói quen bắt tay hoặc hơn nhau ở bất cứ nơi đâu.
Hành động này đối với họ là sự chào hỏi, yêu thương hay tạm biệt. Trong kinh
doanh việc đụng chạm thể hiện sự vượt trội nên thường người có địa vị cao hơn sẽ
đụng chạm vào người có địa vị thấp hơn. Người quản lý vỗ vào vai lưng của một
công nhân mới tuyển dụng nhưng anh ta khơng có quyền làm vậy với người chủ
của mình. Một cái vỗ nhẹ vài vai khiến người bạn của bạn đang gặp khó khăn sẽ
mau phấn chấn tinh thần hơn nhiều. Hay một cái nựng vào má của một đứa trẻ sẽ
khiến nó cảm thấy vui mừng
2.1.8.

Khơng gian

Khơng gian giao tiếp biểu lộ mối quan hệ, trạng thái tình cảm, văn hóa và thái độ
ứng xử của các bên trong khi giao tiếp. Không gian giao tiếp bao gồm:
Khoảng cách giao tiếp: thể hiện mối quan hệ giữa các bên giao tiếp. Khoảng
cách giao tiếp được chia thành các vùng giao tiếp xung quanh các bên giao tiếp.
Khoảng cách giữ hai người giao tiếp có thể phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể .
chẳng hạn khi nói chuyện với người yêu, người thân mà khoảng cách quá xa thì tạo
nên khoảng cách . Bạn sẽ nhận ra ngay dấu hiệu khơng thỗi mái khi đang xâm
16


phạm đến khoảng không gian người khác như là: đu đưa, móc chân ngốy tay,

quấn lấy , nhìn chằm chằm…
Cách bố trí, bài trí khơng gian giao tiếp: Được thể hiện thơng qua cách trang
trí nơi làm việc, nơi diễn ra giao tiếp. Ở các cấp độ giao tiếp khác nhau, cách bố trí
màu sắc, đồ vật… phải khác nhau cho phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Vật dụng giao tiếp gồm những đồ vật đặc trưng cho quá trình giao tiếp như
quà tặng, tranh ảnh, bưu thiếp, hoa, đồ lưu niệm… Tất cả các kỹ vật giao tiếp ln
có ý nghĩa trong việc thiết lập các mối quan hệ, tình cảm, thái độ giữa những người
giao tiếp với nhau.
Nhận danh thiếp cũng là một nghệ thuật. Khi đối tac kinh doanh nhã ý đưa
danh thiếp cho bạn, bạn phải tỏ vẻ vui vẻ đón nhận thật lịng. Đưa hia tay lên nhận
thiếp , cầm xem thật cẩn thận rồi mới cho vào túi áo hoăc là cặp. Khi xem có thể
hỏi cho rõ trên danh thiếp thể hiện sự quan tâm của mình với đối tác. Nếu bạn
khơng xm qua danh thiếp của họ, nhất là gấp đôi hoặc làm nhăn nhúng, thì hành
động đó được biểu thị là coi thường đối tác.
Ví dụ: Trong quan hệ xã giao, hai người đứng cách xa nhau vừa đủ một tầm
tay bắt. Khoảng cách đó mang lại một khơng gian vừa đủ cho mỗi người đứng
thoải mái, khi vung tay không chạm phải nhau. Cịn khi đứng nói ở nơi cơng cộng,
tuỳ thuộc vào đám đơng mà ta chọn cho mình khoảng cách phù hợp. Đám đông
càng lớn, ta càng phải đứng cách xa để có thể bao quát hết cả hội trường. Một
nguyên tắc chung nhất là ta phải đứng ở trung tâm của hội trường, nơi mà tất cả
mọi người đều có thể nhìn thấy bạn, đồng thời là nơi ta có thể gần gũi nhất với
thính giả; Khi bước vào nhà một người nào đó, nhà cửa thống mát sạch sẽ, bày trí
ngăn nắp ta sẽ có cảm giác thoải mái và giao tiếp trở nên thuận lợi, thân mật hơn.
2.2.

CHỦ ĐỘNG – BỊ ĐỘNG TRONG GTPNN
2.2.1. Sự truyền đạt không lời một cách chủ động

17



Một trong những nguyên tắc vàng của giao tiếp là tính chủ động. Nhất là trong
kinh doanh, trong học tập, việc nắm thế chủ động rất có lợi. Làm sao để việc
thương lượng trở nên có lợi cho mình và đồng thời đẩy thế bị động về phía đối
phương. Việc bạn cần làm là chủ động trong mọi thứ có thể như cơng việc, trao
đổi, sách lược, lời nói và cử chỉ, khơng gian… Vì đơi khi lời nói của bạn có thể bị
phản bội bởi chính những cử chỉ của bạn. Làm sao vận dụng khéo léo giữa cử chỉ
và lời nói để mang lại lợi ích cao nhất cho cuộc đàm phán thì đó mới chính là nghệ
thuật giao tiếp phi ngôn ngữ. Hãy tạo sự chủ động trong lời nói và cử chỉ để chiếm
ưu thế cho bản thân và mang lại sự thân mật.
2.2.2.

Sự truyền đạt không lời một cách bị động

Thật ra nhiều nhà thương lượng không biết họ đang giao tiếp không lời. Giao tiếp
không lời là vô ý thể hiện sự phản ứng của thân thể không định hướng trước nên
chúng ta thường tiết lộ những thông tin đáng tin cậy và trung thực hơn so với việc
trao đổi bằng lời và ngay cả so với trao đổi không lời nhưng thực hiện nó một cách
chủ động.
2.2.3.

Nên chủ động thay vì bị động

Ví dụ: Khi đối tác lớn tiếng trong khi đàm phán, bắt tay không thân thiện nhằm tỏ
ra quyền uy, bạn đừng nên để mất thế, hãy linh hoạt biển hiện sự nhiệt tình và
muốn hợp tác qua chính những dấu hiệu phi ngơn ngữ cụ thể. Đó khơng chỉ là cách
tế nhị nhất để lấy lại ưu thế mà còn là cách đưa bạn đến một cuộc đàm phán thành
công nhanh nhất. Tuỳ từng tình huống bạn có thể chuyển từ bị động sang chủ động
trong giao tiếp phi ngôn ngữ để lật ngược tình thế, điều đó khơng khó chút nào nếu
bạn hiểu và vận dụng một cách khéo léo giao tiếp phi ngôn ngữ.

2.3.

SỰ PHỐI HỢP GIỮA GTNN VÀ GTPNN
2.3.1. Hiệu quả
Sử dụng tín hiệu phi ngơn ngữ để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa

hơn. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một thơng điệp.
18


Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng các tín hiệu
phi ngơn ngữ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách làm này đặc biệt
phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước đám đơng.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng
buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém
hấp dẫn nếu như khơng có giao tiếp bằng cử chỉ. Bạn mở đầu câu chuyện của mình
bằng một cử chỉ hài hước thì chắc chắn khơng khí hội trường sẽ thay đổi và cơ hội
thành công sẽ tăng cao.
Khi khơng thể diễn đạt được bằng lời nói, chúng ta nên sử dụng điệu bộ. Điệu
bộ phản ánh chính xác cảm giác, thái độ và ý định của con người. Cảm xúc là con
đường dẫn cho ngôn ngữ cơ thể. Cảm xúc có thể thay đổi. Nếu thấy vui vẻ người ta
sẽ cười thật nhiều. Nếu chúng ta có thể điều khiển được nụ cười của mình thì sẽ
cảm thấy tốt hơn. Nếu thấy mệt mỏi hay tinh thần không được hưng phấn thì nên
ngồi xuống. Nếu đã ngồi xuống mà vẫn cảm thấy mệt mỏi thì bạn hãy thử đứng lên
ngồi xuống vài lần sẽ thấy trong người lấy lại năng lượng.
Góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp. Nếu chúng ta phát triển “phi ngơn
ngữ” của mình thì chúng ta có thể khiến cho những ý nghĩ có thể thực hiện một
cách hiệu quả hơn. Chúng ta có thể tạo mối quan hệ với những người khác một
cách dễ dàng. Khi sử dụng sức mạnh trong cùng một lúc và với sự thận trọng trong
từng cử chỉ kỹ năng giao tiếp của chúng ta sẽ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.

2.3.2.

Hạn chế

Người sử dụng cần phải thực sự hiểu rõ bản chất của việc áp dụng này một
cách nhuần nhuyễn để tránh việc người được giao tiếp hiểu sai vấn đề cần giao
tiếp. Chúng ta có thể sử dụng tín hiệu để cho giao tiếp đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên
nên biết rằng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngơn ngữ đều góp phần truyền tải một
thông điệp và nếu giao tiếp ngôn ngữ và phi ngơn ngữ khơng có sự thống nhất với
nhau thì việc người nghe tiếp nhận một cách lệch lạc là điều hiển nhiên. Chính vì
19


vậy địi hỏi người giao tiếp cần phải có cái nhìn tổng qt về vấn đề trước khi giao
tiếp.
Địi hỏi người áp dụng phải linh hoạt trong nhiều trường hợp, hồn cảnh khác
nhau, khơng thể cứng nhăc. Khi đang giao tiếp với nhiều người cần phải chú ý đến
bối cảnh và tình huống của cuộc đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi phải cư xử
trang trọng nhưng trong vài tình huống thì cách cư xử đó được xem là lạc lõng. Vì
thể phải ln chú ý xem các hành động phi ngơn ngữ có phù hợp với bối cảnh hay
khơng. Điều này địi hỏi người giao tiếp phải tinh tế trong cách nhìn nhận và cách
xử lý.
Giao tiếp là một nghệ thuật nên sự phối hợp là nghệ thuật riêng của mỗi
người. Không thể bắt chước, nhập khẩu một cách máy móc, khn mẫu được. Địi
hỏi mỗi người muốn tạo được dấu ấn riêng cho mình phải tự tìm tòi và sáng tạo.
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Lưu ý những hành động mâu thuẫn, khơng nhất qn: khi giao tiếp ngồi
những lời nói mà đối phương truyền đạt bạn cần để ý đến cử chỉ thái độ của họ.
Đôi khi trong giao tiếp ngôn từ và hành động phi giao tiếp có sự khơng nhất qn.
Ví dụ: khi bạn hỏi một ai đó nhưng họ trả lời miễn cưỡng mắt nhìn xuống đất hoặc

nhìn sang hướng khác mặt cúi gằm đó có thể là câu trả lời khơng chính xác cũng
có thể đó là câu hỏi làm cho họ cảm thấy khó xử.
Đặt câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ: Trong giao tiếp sẽ có những lúc bạn
khơng hiểu được suy nghĩ của đối phương, có thể cử chỉ điệu bộ khơng nhất qn
khiến bạn khó hiểu được ám hiệu phi ngơn ngữ của một ai đó vậy thì đừng ngại đặt
câu hỏi như :có phải điều anh/chị muốn nói có nghĩa là?, vậy điều anh muốn nói
là?...
Cẩn thận vì các cử chỉ phi ngơn ngữ có thể bị hiểu sai: Hành động phi ngôn
từ là cách thể hiện thái độ, suy nghĩ nhưng đơi khi có thể do một vài yếu tố nào đó
nó cũng có thể khiến đối phương hiểu sai nghĩa mà bản thân muốn truyền đạt.
20


Chúng ta nên quan sát thật kỹ để nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của
một người nói lên nhiều điều hơn là một hành động riêng lẻ của họ. Ví dụ khi bạn
được đối phương hỏi điều gì đó nhưng vì khơng được khỏe nên cách trả lời khơng
được nhiệt tình, âm lượng giọng nói nhỏ dễ khiến đối phương có thể nghĩ mình thờ
ơ, khơng quan tâm. Vì vậy, để tránh hiểu sai tín hiệu phi ngôn ngữ chúng ta nên
quan sát thật kỹ để nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói
lên nhiều điều hơn là một hành động riêng rẽ của họ.
Ngữ cảnh giao tiếp cũng ảnh hưởng tới hành động phi ngôn ngữ: Bối cảnh
giao tiếp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hành động phi ngôn ngữ khi giao tiếp. Bạn
cần cân nhắc xem những cử chỉ và những hành động cơ thể của mình có thích hợp
với bối cảnh hay khơng. Ví dụ trong những cuộc vui của bạn bè thân thiết không
cần những cử chỉ quá trang trọng điều này sẽ khiến bạn bị lạc lõng.
Cử chỉ sẽ giúp giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn: Giao tiếp bằng phi
ngơn ngữ có chứng năng góp phần truyền tải thơng điệp vì vậy cải thiện kỹ năng
giao tiếp bằng cách sử dụng những tín hiệu phi ngơn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh
và hỗ trợ cho lời nói của mình là một cách rất hiệu quả trong giao tiếp đặc biệt là
khi đi phỏng vấn, thuyết trình hoặc nói trước đám đơng.

Rèn luyện thường xun: Bạn hồn tồn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp
không lời một cách hiệu quả và hiểu đúng cử chỉ của những người khác bằng cách
để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ
khác nhau với mọi người. Đây là cách nâng cao hiệu quả giao tiếp của bạn một
cách đáng kể. Mỗi người có một ngôn ngữ cơ thể riêng, chỉ cần bạn chú ý và nắm
bắt được những dấu hiệu phi ngôn ngữ chắc chắn bạn sẽ hiểu được đối tượng giao
tiếp. Tóm lại giao tiếp phi ngơn ngữ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong quá
trình giao tiếp, vì vậy để giao tiếp với người nghe hiệu quả và thuyết phục cần rèn
luyện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể thường xuyên.

21


Âm lượng giọng nói: Một trong những cách để nhận biết được tâm trạng của
người khác chính là âm lượng giọng nói. Tùy thuộc vào cách nói và điều chỉnh âm
lượng bạn sẽ thể hiện cảm xúc của mình hoặc hiểu được cảm xúc của đối phương.
Ví dụ: khi bạn hào hứng kể về một câu chuyện với âm lượng lớn cùng giọng điệu
sôi nổi, điều ấy sẽ thể hiện tâm trạng bạn đang rất tốt ngược lại nếu ai đó nói
chuyện một cách chậm rãi, nhỏ nhẹ kèm nét mặt u sầu bạn cũng có thể hiểu rằng
họ đang có chuyện buồn.
Giao tiếp bằng mắt là một phương thức hữu hiệu: Người ta vẫn thường nói,
đơi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Điều ấy có nghĩa đơi khi ánh mắt cịn mạnh mẽ hơn
cả lời nói. Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng, nó thể hiện sự chăm chú, sự tơn trọng
của mình với người khác mà khơng ngơn ngữ nào thay thế được. Trong giao tiếp
nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối
rối khi bắt gặp ánh mắt người đối thoại quá nhiều. Một số chuyên gia về giao tiếp
khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.
Quan sát nhóm cử chỉ: Một cử chỉ đơn lẻ có thể mang nhiều ý nghĩa nhưng
cũng có thể chẳng có nghĩa gì. Để hiểu và đánh giá được ý nghĩa truyền đạt từ đối
phương tránh bị hiểu sai ý bạn cần nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn mạnh

một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu
thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý của người khác. Ví dụ để biết thái độ, bạn cần
chú ý đển tổng thể tín hiệu ánh mắt, nét mặt và điệu bộ không thể căn cứ theo một
dấu hiệu và kết luận vội vàng.
Chú ý tới các cử chỉ khác của cơ thể ngoài ngơn ngữ: Có rất nhiều cách để
con người truyền đạt bằng ngôn ngữ cơ thể như: điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, chuyển
động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngồi ngơn từ, đây là một trong những
cách truyền tải thông tin quan trọng đến người đối diện. Đôi khi sự từ chối hay
đồng ý chỉ là một cử động nhỏ của cơ thể vì vậy khi giao tiếp bạn cần chú ý đến
những dấu hiệu này để nắm bắt thông tin một cách tốt nhất.Để ý kỹ những hành

22


động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp
của mình.

23


PHẦN III: KẾT LUẬN
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ khơng phải lúc nào cũng hồn tồn đồng
nghĩa với lời nói, cũng vì thế mà chúng ta thường hay sơ ý bỏ qua những chi tiết
nhỏ nhặt đến các biểu hiện phi ngơn ngữ.
Như Martin Luther đã từng nói “Đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy
nghe những gì bàn tay anh ta nói”. Thật sự nếu chúng ta tinh ý, chúng ta cũng có
thể dễ dàng nhận ra nội dung cuộc trị chuyện chỉ thơng qua những chi tiết phi
ngơn ngữ. Có thể nói, giao tiếp phi ngơn ngữ nêu rõ những hàm ý sâu xa, ẩn giấu
trong cuộc trị chuyện mà người nói khơng muốn hoặc khơng thể nói cho chúng ta
biết. Các hành động hoặc biểu hiện đó được gửi đi như một cách có chủ đích để

diễn giải nội dung, thơng điệp mà người nói muốn truyền đi đến chúng ta.
Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp thì chúng ta sẽ nhận ra ngay là
khơng chỉ có thể giao tiếp bằng lời nói mà cịn có thể giao tiếp bằng ngơn ngữ của
cơ thể. Giao tiếp là một cách để hợp tác và phát triển. Kỹ năng giao tiếp tốt đồng
nghĩa với việc mở rộng quan hệ xã hội cũng như giúp đỡ nhau trong cuộc sống lẫn
sự nghiệp. Ngôn ngữ phi giao tiếp là cực ỳ quan trong vì nó phản ánh thực tế
những gì bên trong mỗi chúng ta.
Vì thế, học hỏi và trau dồi kỹ năng giao tiếp là sự lựa chọn khơn khéo để
phát triển, hồn thiện con người chúng ta.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn, Quang. (2006). Giao tiếp phi ngôn ngư. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học

lần thứ 26 - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Wikipedia, Giao tiếp, ,
truy cập ngày 01/09/2021.
3. Wikipedia, Giao tiếp phi ngôn ngữ,
/>%E1%BB%AF, truy cập ngày 01/09/2021


×