Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác CHI TRẢ CHẾ độ bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội THỊ xã dĩ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.48 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BÙI HỮU THỌ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ DĨ
AN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – 60 34 01 02

Bình Dương – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BÙI HỮU THỌ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ DĨ
AN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ KỲ

Bình Dương – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Bình Dương, ngày … tháng … năm 2015
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CẢM ƠN

Ban Giám hiệu trường Đại học Bình Dương, Phân hiệu Đào tạo Sau Đại học,
Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đ ỡ, tạo mọi điều kiện cho người nghiên cứu
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An .
TS. Trần Thị Kỳ đã tận tình cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Các chuyên gia (đóng góp cho luận văn).
Các Anh/chị Học viên ngành Quản trị kinh doanh khóa 5 và gia đình đã đ ộng
viên, giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những thơng tin, tài liệu có liên quan trong
q trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!

ii


TĨM TẮT LUẬN VĂN


BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, từ khi được hình thành
chính sách BHXH đã góp ph ần to lớn vào việc ổn định cuộc sống cho người lao
động và gia đình của họ, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ASXH.
Việc chi trả chế độ BHXH là hết sức cần thiết, vì việc chi trả chế độ BHXH
giúp cải thiện đời sống của NLĐ và gia đình h ọ khi NLĐ gặp biến cố trong lao động
như: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Những
biến cố này có thể làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của NLĐ. Vì th ế, họ cần
những khoản trợ cấp kịp thời nhằm ổn định cuộc sống.
Thông qua luận văn, tác giả muốn đánh giá thực trạng chi trả chế độ BHXH tại
BHXH thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương. Luận văn sẽ thống kê những chế độ được chi
trả thường xuyên, những chế độ có số lượng đối tượng thụ hưởng cao nhằm tìm ra
những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác chi trả chế độ, tìm ra những nguyên nhân
của những tồn tại và hạn chế này nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế. Song
song đó, luận văn cũng tìm ra những mặt tích cực trong cơng tác chi trả chế độ
BHXH tại BHXH thị xã Dĩ An để phát huy tối đa các mặt tích cực này.
Sau khi tìm ra những tồn tại, hạn chế cũng như các m ặt tích cực trong công tác
chi trả chế độ BHXH. Tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác chi trả chế độ BHXH, cũng như đưa ra một số kiến nghị với các cơ
quan cấp trên nhằm giúp cho công tác chi trả chế độ BHXH tại BHXH thị xã Dĩ An
được tốt hơn, giúp cho NLĐ cảm thấy yên tâm và hài lòng khi liên hệ với BHXH
thị xã Dĩ An để nộp hồ sơ cũng như nh ận các khoản trợ cấp khi cần thiết.

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt


Tên đầy đủ

ASXH:

An sinh xã hội

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHXH huyện:

Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố

BHYT:

Bảo hiểm y tế

ĐLCT:

Đại lý chi trả

KHTC:

Kế hoạch tài chính

MTP:

Mai táng phí


NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

ODTS:

Ốm đau, thai sản

TC1L:

Trợ cấp một lần

TCTN:

Trợ cấp thất nghiệp

TNHS:

Tiếp nhận hồ sơ

TNLĐ- BNN:


Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

FDI:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

DN:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

HCSN:

Đơn vị hành chính sự nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

TÊN

TRANG

Bảng 1.1: Phân biệt BHXH với bảo hiểm thương mạ i .............................................15
Sơ đồ 1.1 Quy trình chi trả Bảo hiểm xã hội ............................................................21
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH thị xã Dĩ An ......................................32

Bảng 2.1 tình hình tham gia BHXH..........................................................................33
Bảng 2.2 Nguồn kinh phí chi trã BHXH trong giai đoạn năm 2010 - 2014 .............38
Bảng 2.3 Tình hình biến động số lượng đơn vị tham gia BHXH giai đoạn ............39
Bảng 2.4 Tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn năm....................40
Biểu đồ 2.1 Sự biến động số lượng các đối tượng hưởng các chế độ.......................41
Bảng 2.5 Cơ cấu chi trả BHXH theo số người hưởng chế độ ..................................42
Bảng 2.6 Cơ cấu chi trả BHXH theo số tiền chi trả chế độ ......................................44
Biểu đồ 2.2 Sự biến động số tiền chi trả các chế độ BHXH bắt buộc ......................45
Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa nguồn kinh phí và chi trả BHXH .................................46
Biểu đồ 2.3 Mối quan hệ giữa nguồn kinh phí và chi trả BHXH .............................46

v


MỤC LỤC
TRANG BÌA

TRANG

TRANG PHỤ
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
LÝ LỊCH KHOA HỌC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .........................................................v
MỤC LỤC.................................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................3

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC...............3
1.1 Tổng quan về Bảo hiểm xã hội..............................................................................3
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội...............................................3
1.1.1.1 Bảo hiểm xã hội trên thế giới .........................................................................3
1.1.1.2 Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam .........................................................................6
1.1.2 Khái niệm và bản chất của Bảo hiểm xã hội ......................................................8

vi


1.1.2.1 Khái niệm và phân loại Bảo hiểm xã hội ........................................................8
1.1.2.2 Bản chất và chức năng của Bảo hiểm xã hội.................................................12
1.2 Lý luận về chi Bảo hiểm xã hội...........................................................................13
1.2.1 Khái niệm về chi Bảo hiểm xã hội ..................................................................13
1.2.2 Đặc điểm chi bảo hiểm xã hội .........................................................................13
1.2.3 Nội dung chi Bảo hiểm xã hội.........................................................................16
1.2.3.1 Phân loại chi Bảo hiểm xã hội ......................................................................16
1.2.4 Nguồn hình thành quỹ chi trả Bảo hiểm xã hội ...............................................19
1.2.5 Quy trình chi trả Bảo hiểm xã hội ....................................................................20
1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi tr ả Bảo hiểm xã hội .................................22
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi trả Bảo hiểm xã hội ......................................22
1.2.7.1 Quy định của Nhà nước về mức độ chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội ..23
1.2.7.2 Nguồn nhân lực chi trả .................................................................................24
1.2.7.3 Tình hình ứng dụng cơng nghệ trong chi trả Bảo hiểm xã hội .....................24
1.2.7.4 Tính nhất quán, đồng bộ, cụ thể, dễ hiểu của các văn bản pháp luật ...........25
1.2.7.5 Nhận thức và ý thức của các đối tượng nộp và được chi trả BHXH ............25
1.2.7.6 Kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý về chi trả Bảo hiểm xã hội..............26
1.2.8 Ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ........................26
1.2.8.1 Đối với người lao động .................................................................................26
1.2.8.2 Đối với Người sử dụng lao động...................................................................26


vii


1.2.8.3 Đối với Nhà nước ..........................................................................................27
1.3 Bài học kinh nghiệm tổ chức chi trả Bảo hiểm xã hội ........................................28
1.3.1 Tình hình chi trả bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon Tum .......................................28
1.3.2 Tình hình chi trả bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng ....................................28
1.3.3 Tình hình chi trả bảo hiểm xã hội của tỉnh Gia Lai .........................................28
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An ......................................................................28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................29
CHƯƠNG 2..............................................................................................................30
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI
ĐOẠN 2010 -2014....................................................................................................30
2.1 Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .........................30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................30
2.1.2 Chức năng của Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ....................31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An.................31
2.1.4 Kết quả hoạt động thu, chi của Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An,Bình Dương ...33
2.2 Thực trạng chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương giai đo ạn 2010-2014 .....................................................................34
2.2.1 Quy định chi trả Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An ...............34
2.2.2 Thực hiện quy trình tổ chức chi trả Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .......................................................................................35

viii



2.2.3 Tình hình chi trả Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An, t ỉnh
Bình Dương giai đoạn 2010-2014.............................................................................36
2.2.3.1 Tình hình biến động nguồn kinh phí dùng để chi trả Bảo hiểm xã hội tại
Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An....................................................................................36
2.2.3.2 Tình hình biến động số lượng đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội tại Bảo
hiểm xã hội thị xã Dĩ An giai đoạn 2010 - 2014.......................................................38
2.2.3.3 Tình hình chi trả Bảo hiểm xã hội theo chế độ tại BHXH thị xã Dĩ An .......40
2.2.3.4 Mối quan hệ giữa nguồn kinh phí và chi trả BHXH tại BHXH tx Dĩ An ...46
2.3 Đánh giá công tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giai đo ạn từ năm 2010 đến 2014.............................47
2.3.1 Những mặt đạt được.........................................................................................47
2.3.2 Những mặt tồn tại.............................................................................................49
2.3.2.1 Tồn tại thuộc về chính sách, chế độ ..............................................................49
2.3.2.2 Tồn tại thuộc thực hiện chi trả các chế độ BHXH ........................................50
2.3.3 Nguyên nhân ...................................................................................................52
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan.................................................................................52
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ..............................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................61
CHƯƠNG 3..............................................................................................................62
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC CHI TRẢ
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG Đ ẾN NĂM 2020 ................................................................62

ix


3.1 Môi trường kinh tế, xã hội tại thị xã Dĩ An, t ỉnh Bình Dương ...........................62
3.2 Định hướng cơng tác chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội thị xã
Dĩ An, t ỉnh Bình Dương ............................................................................................62
3.2.1 Định hướng công tác chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Bình Dương ..62

3.2.2 Định hướng công tác chi trả trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thị xã Dĩ An ....64
3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội tại thị xã Dĩ An 66
3.3.1 Giải pháp nghiệp vụ .........................................................................................66
3.3.1.1 Về nguồn kinh phí chi trả..............................................................................66
3.3.1.2 Về cơng tác chi trả.........................................................................................67
3.3.1.3 Cơng tác tun truyền chính sách Bảo hiểm xã hội ......................................68
3.3.2 Giải pháp hỗ trợ................................................................................................69
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................69
3.3.2.2 Trang bị công nghệ hiện đại..........................................................................71
3.4 Một số kiến nghị..................................................................................................72
3.4.1 Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam..................................................................72
3.4.2 Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương ......................................................75
TĨM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................79

x


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, từ khi được hình thành
chính sách BHXH đã góp ph ần to lớn vào việc ổn định cuộc sống cho người lao
động và gia đình của họ, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ASXH.
Sớm nhận ra sự cần thiết của BHXH, vào những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng
và Nhà nước ta đã ban h ành và tổ chức thực hiện chính sách BHXH cho người lao
động. Đến ngày 29 tháng 06 năm 2006 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam đã thơng qua Luật BHXH để chính sách pháp luật về
BHXH đi vào cuộc sống. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên chính sách
BHXH ngày càng được thực hiện tốt và hiệu quả hơn, BHXH ngày càng thể hiện

được vai trị của mình hơn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức
thực hiện không tránh khỏi những phát sinh, bất cập, trong đó có cơng tác chi trả
các chế độ BHXH bắt buộc. Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp

hồn thiện cơng tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ
An tỉnh Bình Dương đ ến năm 2020”. Với mong muốn tìm ra những mặt tốt và
những vấn đề cịn hạn chế trong cơng tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại thị
xã Dĩ An nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp giúp nâng cao chất lượng
trong công tác chi trả các chế BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Dĩ An.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Làm rõ vai trị của cơng tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH thị

xã Dĩ An.
-

Đánh giá thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH

thị xã Dĩ An giai đoạn 2010-2014.
-

Đề xuất, giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác chi trả các chế độ

BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Dĩ An đến năm 2020.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến BHXH, đến

công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thị xã Dĩ An.
-

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề về chi trả chế độ BHXH tại

BHXH thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014. Số liệu phân tích trong
luận văn tập trung trong giai đoạn 2010 – 2014. Thông qua phân tích sẽ chỉ ra
những điều tồn tại, hạn chế trong công tác chi trả các chế độ tại BHXH thị xã Dĩ
An. Sau đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hồn thiện cơng tác chi trả các chế độ
BHXH đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu dùng: phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân để làm rõ
những vấn đề về thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thị xã Dĩ An.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết luận… kết cấu
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chương 2: Thực trạng công tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An, t ỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2014
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ
Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2020

2


CHƯƠNG 1


LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẮT BUỘC

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm xã hội
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội
1.1.1.1 Bảo hiểm xã hội trên thế giới [11]
BHXH ra đời là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài giữa gi ai cấp công
nhân làm thuê với giới chủ tư bản. Kết quả này đã được các nước trên thế giới ghi
nhận và đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống BHXH phù hợp. Qua nhiều
năm nghiên cứu về BHXH, giáo sư Henri Kliller thuộc trường đại học Sol ray của
Bỉ đã kh ẳng định rằng nguồn gốc của BHXH xuất phát từ những vấn đề kinh tế,
chính trị xã hội sau đây:
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời và
ngày càng lớn mạnh. Xã hội tư bản chủ nghĩa là hiện thân của quan hệ tư hữu về tư
liệu sản xuất và sản xuất hàng hóa đã ra đời. Kinh tế hàng hóa đã buộc các chủ tư
bản phải thuê mướn lao động. Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu th
mướn ngày càng tăng lên và đội ngũ những người gia nhập đội qn làm th ngày
càng đơng. Vì vậy gi ai cấp công nhân cũng đã ra đời từ cuộc cách mạng cơng
nghiệp.
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thêu mướn nhân công trở nên phổ
biến. Giai cấp công nhân là giai cấp công nhân làm thuê cho giới chủ và được giới
chủ. Lúc đầu giới chủ cam kết trả tiề n lương, tiền cơng. Người lao động bị bóc lột
tàn bạo và bị đối xử không công bằng. Giờ làm việc của họ thường bị kéo dài và
cường độ lao động rất cao nhưng tiền công được trả rất thấp. Hiện tượng ốm đau, tai
3


nạn lao động xảy ra phổ biến. Và với tiền cơng được trả đó họ khơng thể đảm bảo
cuộc sống của mình cũng như gia đình mình. Thêm vào đó, nhà nước cũng như giới

chủ không hề quan tâm hay giúp đỡ họ. Đứng trước tình hình đó giai cấp công nhân
đã liên kết lại với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; lập ra các quỹ cứu trợ người
ốm, người bị tai nạn; lập các tổ chức tương tế và vận động mọi người tham gia; đấu
tranh tự phát với giới chủ như: đòi tăng lương giảm giờ làm; thành lập các tổ chức
cơng đồn và sau này là đấu tranh có tổ chức nhưng bị giới chủ đàn áp thậm tệ. Giai
cấp cơng nhân khơng địi được quyền lợi mà còn bị tổn thất nặng nề. Mâu thuẫn
giữa giới chủ và thợ ngày càng trầm trọng và sâu sắc. Các cuộc đấu tran h của giai
cấp công nhân diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống
kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hòa mâu thuẫn.
Sự can thiệp này một mặt làm tăng được va i trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả
giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng đối với
người làm thuê. Nh ận thức được lợi ích của việc này nên cả giới chủ và thợ đều
tham gia. Ngồi nguồn đóng góp của giới chủ, thợ để hình thà nh quỹ cịn có sự
tham gia đóng góp bổ sung từ ngân sách Nhà n ước khi cần thiết. Nguồn quỹ này
nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ khi không may gặp phải những biến cố bất lợi.
Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của NLĐ được dàn
trải, cuộc sống của NLĐ và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ
cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn r a bình thường,
tránh được những xáo trộn khơng cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung
được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn
của quỹ ngày càng đảm bảo. Đó chính là nguồn gốc sự ra đời của BHXH.
BHXH ra đời và lan rộng rất nhanh. Quá trình phát triển của BHXH trải qua
các mốc sau:
-

Năm 1838 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời lần

đầu tiên ở nước Phổ (Cộng hòa liên bang Đức).
-


Năm 1850 và năm 1861 các quỹ ốm đau được thành lập ở Đức, Bỉ .

4


-

Năm 1883, nước Đức ban hành đạo luật đầu tiên về BHXH.

-

Năm 1894 và 1896 nước Bỉ và Hà Lan đã được ban hành Bộ luật đấu tiên về

các tổ chức tương tế.
-

Ở Mỹ, đạo luật đầu tiên về An sinh xã hội( trong đó BHXH là hạt nhân)

được ban hành vào năm 1935. Trong đạo luật này có quy định về chế độ bảo hiểm
tuổi già, tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
-

Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II (1940-1945) có 3 sự kiện lớn đánh dấu

quá trình ra đời và phát triển BHXH, đó là:
o Tổ chức lao động quốc tế đã tổ chức thảo luận một số vấn đề liên
quan đến BHXH như: tàn tật và sinh đẻ liên quan đến lao động nữ. Vấn đề tử tuất
của các binh sỹ trong chiến tranh.
o Luật BHXH ở Mỹ đã được thơng qua.
o Kế hoạch Beveridge (1942) đã được Chính phủ Bỉ thông qua để chuẩn

bị thành lập hệ thống BHXH ở Bỉ.
-

Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng liên hiệp quốc Tuyên ngơn nhân quyền và

trong đó có đoạn: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền
về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”.
-

Ngày 25/6/1952, hội nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã

thông qua công ước số 102 (công ước về an sinh xã hội). Nội dung công ước được
tập hợp từ các chế độ và các vấn đề an sinh xã hội đã có và thực hiện ở một số nước
trên thế giới trước đó. Sau cơng ước số 102 đến nay hầu hết các nước ở Châu á,
Châu Phi và Châu Mỹ la tinh đều xây dựng cho mình một hệ thống BHXH phù hợp
với điều kiện kinh tế -xã hội; phù hợp với tương quan lực lượng giữa giới chủ và
giới thợ và phù hợp với thể chế chính trị trong mỗi thời kỳ ở từng nước.Cũng sau
công ước 102, một loạt các công ước quốc tế khác nhằm bổ sung, hoàn thiện và cụ
thể hóa các vấn đề liên quan đến BHXH, như:

5


-

Công ước số 111 ra đời năm 1985, đề cập đến vấn đề việc làm và thất

nghiệp, chống phân biệt đối xử giữa những người lao động có mầu da, tôn giáo và
chủng tộc khác nhau.
-


Công ước số 128 ra đời ngày 7/6/1967 nói về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền

tuất.
-

Công ước số 156 ra đời năm 1981 đã khuyến cáo các vấn đề về người lao

động và trách nhiệm gia đình.
-

Cơng ước số 158 ra đời năm 1982 nhằm mục đích chống lại việc giới chủ

cho người lao động thơi việc mà khơng có lý do chính đáng.
Có thể nói, những cơng ước quốc tế trên là cơ sở để BHXH các nước khơng
ngừng hồn thiện mình trong những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể.
1.1.1.2

Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

1.1.1.2.1 Trước khi có Luật Bảo hiểm xã hội [11]
-

Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật BHXH. Bởi vì đất nước bị

thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vơ cùng cực khổ, nghèo đói. Tuy
nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những khi
gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc. Cũng có
một số nhà thờ tổ chức ni trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai).
-


Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12

năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân
dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người
già.
-

Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số

29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.
-

Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định

thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công
nhân viên chức.
6


Đặc điểm của chính sách pháp luật BHXH ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh
kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện BHXH rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời
kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH. Đồng
thời những quy định về BHXH của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát
triển BHXH sau này.
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về
BHXH được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961
có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là công nhân viên chức Nhà
nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các
cơ quan đơn vị đóng góp. Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam,

BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy.
BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần được sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển
đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi
bổ sung.
BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà
nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của
Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ
trợ cấp. Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã
hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo
hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1.1.1.2.2 Từ khi có Luật Bảo hiểm xã hội [4]
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI ngày
29/06/2006 đã thơng qua Luật BHXH đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong sự
phát triển của BHXH tại Việt Nam, và Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.

7


Để cụ thể hóa Luật BHXH, Chính phủ đã ban hành Ngh ị định số 152/2006/NĐ-CP
ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
Quyết định số 41/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/03/2007 về
quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam…
1.1.2 Khái niệm và bản chất của Bảo hiểm xã hội
1.1.2.1

Khái niệm và phân loại Bảo hiểm xã hội


1.1.2.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm xã hội
-

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nền sản xuất ngày càng mở rộng, việc

thuê mướn nhân công ngày càng phổ biến và nhiều hơn dẫn đến phát sinh thêm
nhiều mối quan hệ người chủ - người làm thuê. Lúc đầu, khi được thuê để làm việc
thì người làm th chỉ có nhu cầu đơn giản là được đáp ứng về mức lương để họ có
thể trang trải cuộc sống, nhưng khi nền kinh tế phát triển hơn, nhu cầu của con
người ngày càng tăng lên, họ khơng chỉ có nhu cầu đơn giản là đáp ứng được cuộc
sống mà cịn có nhu cầu khám chữa bệnh, nghĩ dưỡng sau khi sinh, được hưởng trợ
cấp khi đã hết tuổi lao động hay được hưởng trợ cấp khi chẳn may bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp…. Nhưng những nhu cầu cần thiết đó khơng phải lúc nào
cũng được chủ sử dụng lao động đáp ứng, điều này làm phát sinh mâu thuẩn giữa
người chủ và người làm thuê và khi giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và
người lao động (NLĐ) không thể thỏa thuận để giải quyết được những mâu thuẩn
này thì lúc đó cần phải có sự can thiệp của Nhà nước và giải quyết những mâu
thuẩn này bằng cách buộc NSDLĐ và NLĐ phải đóng góp một khoản tiền nhất định
hàng tháng vào một quỹ tập trung do Nhà nước điều hành và quản lý nhằm đảm bảo
cuộc sống cho NLĐ khi có rủi ro xảy ra. Nhờ sự can thiệp này mà đời sống của
NLĐ và gia đình của họ được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn và ổn định.
-

Có rất nhiều quan niệm về Bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo Tổ chức Lao

động quốc tế (ILO): BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thơng qua các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội
8



do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất
nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp
cho các gia đình đơng con [10]. Theo như khái niệm này, đối tượng được sự bảo vệ
của xã hội là NLĐ và gia đình của họ, khơng phải là tồn xã hội đều được bảo vệ
như nhau và biện pháp công cộng được sử dụng là lập quỹ chung, quỹ do sự đóng
góp của NLĐ và NSDLĐ và sử dụng nguồn quỹ này để chống lại những khó khăn
về kinh tế xã hội cho NLĐ khi họ bị tai nạn, ốm đâu, thai sản…
-

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì các nước có thể lựa chọn những

chế độ bảo hiểm sau đây để áp dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của
nước mình [9]:

-

o

Chăm sóc y tế;

o

Trợ cấp ốm đau;

o

Trợ cấp thất nghiệp;

o


Trợ cấp tuổi già;

o

Trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

o

Trợ cấp gia đình;

o

Trợ cấp thai sản;

o

Trợ cấp tàn tật;

o

Trợ cấp tiền tuất.

Theo nghĩa rộng BHXH có thể được hiểu: BHXH là sự đảm bảo bằng các

quy định hoặc các thỏa thuận về việc chia sẽ rủi ro của NLĐ cho xã h ội thông qua
BHXH trên cơ sở các khoản đóng góp của NLĐ, khơng nhằm mục đích kinh
doanh… Trên thực tế, BHXH ra đời ln mang tính xã hội, luôn quan tâm đến
những nhu cầu cần thiết nhất của những đối tượng được xem là quan trọng nhất của


9


xã hội là NLĐ, BHXH luôn quan tâm đến những rủi ro liên quan đến thu nhập của
NLĐ. Từ đó người ta đã đưa khái niệm về BHXH: BHXH là hình thức bảo hiểm
thu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho người lao
động và một số thành viên gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai
nạn nghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp… trên cơ sở đóng quỹ của
người tham gia, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.
-

Theo nghĩa h ẹp, BHXH chỉ bao gồm trường hợp bảo hiểm thu nhập của

NLĐ. Vì vậy, Bảo hiểm y tế (BHYT),Bảo hiểm thất nghiệp thường được tách riêng
với tên gọi riêng mặc dù đó cũng là hình th ức bảo hiểm mang tính xã hội và phi lợi
nhuận. Luật BHXH của nước ta củng dựa trên nghĩa hẹp này.
-

Theo Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ

nghĩa Vi ệt Nam khóa XI, hỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 có
hiệu luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 (Luật số 71/2006/QH11) [4] và Luật
BHXH sửa đổi, bổ sung đã đư ợc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 có hiệu luật từ
ngày 01 tháng 01 năm 2016 (Luật số 58/2014/QH13) thì Bảo hiểm xã hội được định
nghĩa như sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tại nạn lao
động, bệnh nghệ nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ BHXH.


10


1.1.2.1.2 Phân loại Bảo hiểm xã hội
BHXH tiếp cận theo nhiều gốc độ khác nhau, có thể phân loại BHXH theo các
tiêu chí:
-

Phân loại theo loại hình BHXH của người tham gia BHXH.
Theo cách phân loại này BHXH được chia ra thành BHXH bắt buộc và BHXH

tự nguyện. BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và
NSDLĐ phải tham gia, hình thức BHXH này nhằm ràng buộc trách nhiệm của
NSDLĐ với NLĐ nhằm đảm bảo cuộc sống cho NLĐ, anh sinh xã hội (ASXH).
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia
được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà
nước có chính sách hổ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí
và tử tuất. Hình thức BHXH này dựa trên sự tự nguyện của cộng đồng, người cảm
thấy có nguy cơ gặp rủi ro và có nhu cầu chia sẽ rủi ro đó.
-

Phận loại theo thời gian chi trả chế độ BHXH.
Theo cách phân loại này ta có thể chia BHXH ra thành BHXH ngắn hạn và

BHXH dài hạn. BHXH ngắn hạn thường dùng để chi trả các chế độ BHXH có thời
gian ngắn, hình thức chi trả này thường chi trả cho những đối tượng còn đang làm
việc hoặc còn trong đ ộ tuổi lao động.
BHXH dài hạn, chi trả các chế độ BHXH dài hạn. Đối tượng chi trả của
BHXH dài hạn chủ yếu là NLĐ khơng cịn làm việc, nghĩ việc hưởng chế độ BHXH
sau một thời gian dài đóng góp…. Hình th ức BHXH này thường khó xác định rõ

được thời hạn hưởng chế độ.
Ngồi ra, cịn có thể phân loại theo các trường hợp được hưởng BHXH như
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, tử tuất…
Hoặc có thể căn cứ vào tần suất chi trả BHXH, có thể chia BHXH ra thành BHXH

11


một lần và BHXH thường xuyên. Hoặc có thể phân loại BHXH theo đối tượng
hưởng trợ cấp ra thành BHXH cho thân nhân NLĐ và cho NLĐ…
1.1.2.2

Bản chất và chức năng của Bảo hiểm xã hội

1.1.2.2.1 Bản chất của Bảo hiểm xã hội
BHXH là một trong những chính sách kinh tế xã hội cơ bản của mỗi quốc gia,
nó thể hiện trình đ ộ văn minh, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Bản
chất của BHXH được thể hiện qua nhiều phương diện như xã hội, kinh tế, chính trị,
pháp lý… BHXH ra đời là sự tất yếu khách quan, BHXH ra đời với phương chăm
chia sẽ rủi ro ảnh hưởng đến người lao động với sự đóng góp vào một quỹ chung
nằm dưới sự điều hành của Nhà nước, sự chia sẽ giữa lúc khỏe mạnh với lúc ốm
đau, giữa lúc trẻ khỏe với lúc già yếu, giữa lúc có việc làm, có thu nhập với những
lúc thất nghiệp.
BHXH là q trình tính tốn, cân đối các yếu tố kinh tế như thu nhập, khả
năng đóng góp, mức hưởng có thể… Đối với NLĐ và gia đình họ ln được đảm
bảo trước những rủi ro dựa trên mức đóng góp của họ vào quỹ BHXH.
BHXH được Nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật để đảm bảo những quyền lợi
của NLĐ, BHXH là một chính sách xã hội rất quan trọng, là một chính sách nhằm
đảo bảo ASXH, góp phần ổn định chính trị, xã hội.
1.1.2.2.2 Chức năng của Bảo hiểm xã hội

 Chức năng phân phối:
-

Chức năng này thể hiện qua việc hình thành quỹ BHXH, các thành viên tham

gia đóng góp một phần thu nhập của mình thu được qua phân phối lần đầu hoặc
phân phối lại thu nhập để đóng góp vào quỹ BHXH; NSNN hình thành thơng qua
thu thuế, phí, lệ phí….bổ sung một phần để hình thành Quỹ BHXH. Ngồi ra
NSDLĐ đóng góp một phần đáng kể theo quy định của Nhà nước. Quỹ BHXH

12


được hình thành dùng để phân phối cho người tham gia BHXH theo chế độ quy
định.
 Chức năng giám đốc
Việc hình thành và phân phối quỹ BHXH được kiểm tra, kiểm soát bằng đồng
tiền nhằm quản lý chặt chẽ quỹ BHXH và phân phối hợp lý cho các đối tượng tham
gia.
1.2

Lý luận về chi B ảo hiểm xã hội

1.2.1 Khái niệm về chi B ảo hiểm xã hội [3]
Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế
độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và gia đình họ khi bị
giảm mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hết tuổi lao động hay chết. Đó
là q trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào quỹ BHXH.
Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng nhất định.
1.2.2 Đặc điểm chi bảo hiểm xã hội

BHXH là hoạt động phân phối lại thu nhập của chính bản thân NLĐ, sự đền
bù này để bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động; nhằm góp
phần bảo đảm an tồn kinh tế cho NLĐ và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm
an tồn xã hội.
-

NLĐ khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH, tuy nhiên

quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng
BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng ph ải có trách nhiệm đóng BHXH cho
NLĐ mà mình th mướn.
-

Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà

nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH.

13


×