Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

HỆ THỐNG QUẢN lý TÍCH hợp ISO 90012008; ISO 140012004 và OHSAS180012007 mô HÌNH ỨNG DỤNG tại CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN bón dầu KHÍ cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

PHẠM THỊ NHẪN

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ISO 9001:2008; ISO
14001:2004 VÀ OHSAS18001:2007 MƠ HÌNH ỨNG DỤNG
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN PHÂN BĨN DẦU KHÍ CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60 34 01 02

Bình Dương - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

PHẠM THỊ NHẪN

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ISO 9001:2008; ISO
14001:2004; VÀ OHSAS18001:2007 MƠ HÌNH ỨNG DỤNG
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN PHÂN BĨN DẦU KHÍ CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC THỊNH

Bình Dương - Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2008;
ISO 14001:2004 và OHSAS18001:2007 mơ hình ứng dụng tại Cơng ty Cổ phần
Phân bón Dầu khí Cà Mau” là do tơi tự thực hiện. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày tháng năm
Tác giả

Phạm Thị Nhẫn

i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Bình Dương, Khoa
Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Qúy Thầy, Cô Trường Đại học Bình Dương đã truyền
đạt những kiến thức vơ cùng q báu trong thời gian tôi học tập tại trường.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS – Nguyễn Phúc Thịnh, Người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn này.

Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
và các anh, chị đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi nghiên cứu trong
q trình học tập và thực hiện đề tài luậ n văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn các anh/chị học viên ngành Quản trị kinh doanh khóa 6 và
gia đình đã động viên, giúp đỡ và đồng thời cung cấp cho tôi những thông tin,
những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các loại hàng hóa ln phải chịu sự cạnh
tranh khốc liệt ở 02 khía cạnh: hàng hóa nội địa và ngoại nhập. Việt Nam đã tham
gia vào các sân chơi lớn như: WTO; TPP; đặc biệt là tiến trình hội nhập Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC), đây sẽ là sức ép toàn diện đối với Việt Nam về hội nhập và
cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển vững mạnh, bên cạnh việc đổi mới
công nghệ, xây dựng và phát triển tốt nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng sản
phẩm còn phải đảm bảo tốt môi trường xung quanh. Các yếu tố này được thực hiện
và đánh giá theo các hệ thống chung trên tồn thế giới nhằm tạo tính cạnh tranh
cơng bằng cho các doanh nghiệp tại mỗi quốc gia.
Nhận thức được vấn đề đó, tác giả đã thực hiện đề tài “Hệ thống quản lý tích
hợp ISO 9001:2008; ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 mơ hình ứng dụng tại
Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau”. Với mong muốn làm giảm bớt sự
rườm rà về hệ thốn g tài liệu, tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí để áp dụng hệ
thống quản lý CL - ATSKNN - MT tại công ty nhằm nâng cao năng lực quản lý của
lãnh đạo và hướng đến thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng ngày càng cao.
Luận văn được trình bày với bố cục 3 chương như sau:

Chương 1:: Tác giả trình bày cơ sở lý luận về hệ thống quản lý tích hợp theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và OHSAS 18001:2007.
Chương2: Tác giả xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Cơng Ty Cổ
Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau.
Chương 3: Tác giả giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và
OHSAS18001:2007 tạ i Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau.
Cuối cùng là phần kết luận và các phụ lục kèm theo.

iii


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ
QUYẾT ĐỊNH
LÝ LỊCH KHOA HỌC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..............................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .........................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát .........................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................3

2.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4
3.2 Không gian nghiên cứu ..................................................................................4
3.3 Thời gian nghiên cứu .....................................................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................4
4.1 Thu thập thông tin.................................................................................................5
4.1.1 Về nguồn dữ liệu thứ cấp...............................................................................5
4.1.2 Về nguồn dữ liệu sơ cấp ................................................................................5
4.2 Lịch trình nghiên cứu ...........................................................................................8
4.3 Phân tích kết quả...................................................................................................8
4.4 Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu................................................................9

iv


5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................10
6. GIỚI HẠN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI.............11
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ...............................................................................................11
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008; ISO 14001:2004 VÀ OHSAS
18001:2007 ...............................................................................................................13
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO
9001:2008; ISO 14001:2004 VÀ OHSAS18001:2007.............................................13
1.1.1 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ..............................................13
1.1.2 Tổ chức ISO là gì .........................................................................................13
1.1.3 ISO 9001:2008 là gì? ...................................................................................14
1.1.4 ISO 14001:2004 là gì? .................................................................................14
1.1.5 OHSAS 18001 là gì?....................................................................................15
1.2 NHẬN THỨC SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

TÍCH HỢP THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008; ISO 14001:2004 VÀ
OHSAS18001:2007...................................................................................................16
1.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng..17
1.2.2 Một hệ thống tích hợp sẽ dễ dàng quản lý và kiểm soát hơn .....................17
1.2.3 Giảm rất đáng kể thời gian và chi phí cho các đợt đánh giá.......................18
1.2.4 Toàn tổ chức sẽ hoạt động trong một hệ thống thống nhất .........................18
1.3 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ...........................................19
1.4 CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ISO
9001:2008; ISO 14001:2004 VÀ OHSAS18001:2007.............................................20
1.4.1 Yêu cầu chung..............................................................................................20
1.4.2 Điều kiện để tích hợp các HTQL .................................................................21
1.4.3 Lợi ích khi xây dựng hệ thống tích hợp:......................................................22
1.4.4 Khó khăn khi xây dựng hệ thống tích hợp...................................................23
1.4.5 Năm nguyên tắc cơ bản trong khi tích hợp các hệ thống quản lý tại doanh
nghiệp:..........................................................................................................24

v


TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................26
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
ISO 9001:2008; ISO 14001:2004 VÀ OHSAS 18001:2007 TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN PHÂN BĨN DẦU KHÍ CÀ MAU..............................................................27
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BĨN DẦU
KHÍ CÀ MAU (PVCFC) ..........................................................................................27
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển ...............................................................27
2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty (Phụ lục 1):....................................................28
2.1.3 Công nghệ Nhà máy Đạm Cà Mau: .............................................................31
2.2 KẾT QUẢ, THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC ...........................................................32
2.2.1 Sản phẩm, ưu điểm: .....................................................................................32

2.2.2 Về quản lý, vận hành nhà máy.....................................................................33
2.2.3 Về sản xuất, kinh doanh...............................................................................33
2.2.4 Quản trị chất lượng và an tồn, sức khỏe mơi trường. ................................35
2.2.5 Các kết quả được ghi nhận...........................................................................35
2.3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001:2008; ISO 14001:2004 VÀ
OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ CÀ MAU (PVCFC) .36
2.3.1 Giới thiệu khái quát HTQL của PVCFC theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007. ...................................................36
2.3.2 Sự cần thiết khi áp dụng HTQL tích hợp Chất lượng- An tồn sức khỏe
nghề nghiệp- Môi trường (QHSE) tại PVCFC ............................................37
2.3.3 Sự tương ứng giữa các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001
(phụ lục 1) ....................................................................................................38
2.4 XÂY DỰNG MƠ HÌNH HTQL TÍCH HỢP QHSE TẠI PVCFC ....................38
2.4.1 Hoạch định hệ thống quản lý ( PLAN) (điều khoản 4.1).............................38
2.4.2 Thực hiện tạo sản phẩm (DO)......................................................................41
2.4.3 Kiểm soát – điều hành (4.4.6) ......................................................................44
2.4.4 Giám sát và đo lường (CHECK) (7.6/4.5.1) ................................................50

vi


2.4.5 Các hoạt động cải tiến hệ thống quản lý CL – AT – SKNN – MT (8.5)
(ACTION) ....................................................................................................51
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................53
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SAU KHI ÁP
DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN PHÂN
BĨN ..........................................................................................................................54
DẦU KHÍ CÀ MAU ................................................................................................54
3.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP..............................................................................................54

3.1.1 Nguồn nhân lực triển khai hoạt động tích hợp.............................................54
3.1.2 Kinh phí thực hiện: ......................................................................................58
3.1.3 Cơ sở vật chất:..............................................................................................59
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................60
3.2.1 Đánh giá về sự nhận biết HTQLCL - ATSKNN - MT đang thực hiện tại
PVCFC. ........................................................................................................60
3.2.2 Đánh giá sự hiểu biết mục tiêu của HTQL CL - ATSKNN - MT đang áp
dụng tại PVCFC. ..........................................................................................61
3.2.3 Đánh giá về mức độ chuyển biến sau khi áp dụng HTQL tích hợp QHSE tại
PVCFC. ........................................................................................................62
3.2.4 Đánh giá về lợi ích sau khi áp dụng HTQL tích hợp QHSE tại cơng ty......64
3.2.5 Đánh giá các yếu tố quyết định đến sự thành công sau khi áp dụng HTQL
tích hợp QHSE tại cơng ty ...........................................................................68
3.2.6 Đánh giá sự hạn chế tồn tại khi áp dụng HTQL tích hợp QHSE tại công ty71
3.2.7 Đánh giá về mức độ hài lịng sau khi áp dụng HTQL tích hợp QHSE tại
cơng ty..........................................................................................................75
Tóm tắt chương 3 : ..................................................................................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

AT - SKNN- MT


An toàn - Sức khỏe nghề nghiệp - Môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

ISO

International Organization for Standardization

KPH

Không phù hợp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OHSAS

Occupational Health and Safety Assessment
Series

PCCC


Phịng cháy chữa cháy

PVCFC

Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

PVN

Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

QHSE

Quality – Health and Safety - Enviroment

QLCL

Quản lý chất lượng

TCVN

Tiêu chuẩnViệt Nam

TGĐ

Tổng Giám Đốc

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thống kê nguồn nhân lực theo trình độ...................................................55
Bảng 3.2: Thống kê nguồn nhân lực theo độ tuổi ....................................................56
Bảng 3.3: Thống kê nguồn nhân lực theo giới tính..................................................57
Bảng 3.4: Kinh phí thực hiện hệ thống ....................................................................59
Bảng 3.5: Số lượng nhân viên biết về HTQL CL - ATSKNN - MT ........................60
đang áp dụng tại công ty ...........................................................................................60
Bảng 3.6 Số lượng nhân viên hiểu về mục tiêu của HTQL CL - ATSKNN - MT
đang áp dụng tại công ty ...........................................................................................61
Bảng 3.7: Ý kiến của nhân viên về mức độ chuyển biến sau khi áp dụng HTQL tích
hợp QHSE tại PVCFC...............................................................................................62
Bảng 4.8: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha - nhân tố về lợi ích sau khi áp dụng
HTQL tích hợp QHSE tại công ty.............................................................................64
Bảng 3.9: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha - nhân tố các yếu tố quyết định đến sự
thành cơng sau khi áp dụng HTQL tích hợp QHSE tại công Ty. .............................68
Bảng 3.10: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha - nhân tố sự hạn chế tồn tại khi áp dụng
HTQL tích hợp QHSE tích hợp QHSE tại công ty ...................................................71
Bảng 3.11: Hệ số tin cậy cronbach’s alpha - nhân tố đánh giá về mức độ hài lòng
sau khi áp dụng HTQL tích hợp QHSE. ...................................................................75

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mức độ nhân viên biết về HTQL CL - ATSKNN - MT đang áp
dụng tại công ty. ........................................................................................................60
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mức độ nhân viên hiểu về mục tiêu của HTQL CL - ATSKNN MT đang áp dụng tại công ty. ...................................................................................61
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ ý kiến của nhân viên về mức độ chuyển biến sau khi áp dụng
HTQL tích hợp QHSE tại cơng ty.............................................................................63

ix



Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mức độ nhân viên đánh giá về lợi ích khi áp dụng HTQL tích hợp
CL - ATSKNN - MT tại công ty...............................................................................65
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ đánh giá các yếu tố quyết định đến sự thành cơng sau khi áp
dụng HTQL tích hợp tại cơng ty ...............................................................................69
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ mức độ nhân viên đánh giá về hạn chế tồn tại khi áp dụng HTQL
tích hợp CL - ATSKNN - MT áp dụng tại công ty...................................................72
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ mức độ nhân viên hài lịng khi áp dụng HTQL tích hợp CL ATSKNN - MT tại công ty. ......................................................................................77

x


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Biểu đồ về sản lượng sản xuất hàng năm của Cơng ty .............................33
Hình 2.2: Biểu đồ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................34
Hình 2.3: Biểu đồ về doanh thu và lợi nhuận qua các năm của Cơng ty ..................34
Hình 2.4: Cấu trúc hệ thống tài liệu tại PVCFC .......................................................43

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn phát
triển bền vững, ổn định thì cần phải có những chiến lược đúng đắn để thực hiện
được những mục tiêu đề ra. Do đó, Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
(PVCFC) ln ln ý thức đượ c tầm quan trọng của sản phẩm trong thị trường hội
nhập, ngày càng cải tiến hoàn thiện hệ thống quản lý đáp ứng được lòng tin của
khách hàng.

Sản phẩm ngành phân bón ln là bạn đồng hành cùng nhà nông phát triển sản
xuất tạo ra những cánh đồng bội thu mang lại sự ấm no hạnh phúc cho bà con nông
dân. PVCFC với sứ mệnh sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất và các sản
phẩm phục vụ nông nghiệp đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt nhất, đem lại lợi ích cho
Chủ sở hữu, khách hàng, đối tác và người lao động. Đ ể thực hiện tốt sứ mệnh đó
PVCFC ngày càng phát triển, cải tiến ra những sản phẩm thân thiện với môi trường
đảm bảo lợi ích cho xã hội và trách nhiệm với CBCNV của cơng ty ln hài hịa lợi
ích và ổn định. PVCFC với những thách thức, cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường và ý thức trách nhiệm với xã hội nên ngay từ ngày đầu mới thành lập , Công
ty đã từng bước xây dựng được 3 hệ thống ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001,
nhằm từng bước nâng cao được vị thế của công ty trong bối cảnh kinh tế thị trường
hiện nay, là nền tảng cơ bản để tạo tiền đề cho họ dễ dàng hội nhập, phát triển và
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Hệ thống quản lý chất lượng an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của nó đối với
việc quản lý cũng như nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Nó đã trở thành hành
trang khơng thể thiếu cho bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào trên bước đường
hội nhập. Việc áp dụng mỗi hệ thống quản lý chất lượng riêng lẻ chỉ là một phần
trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp, ví dụ về chất lượng ISO 9001, về môi
1


trường ISO 14001, về an toàn sức khỏe ng hề nghiệp OHSAS 18001, về trách nhiệm
xã hội SA8000, về quản lý rủi ro ISO 31000… sẽ làm mất thời gian, tốn kém nhiều
và khơng hiệu quả. Bằng cách tích hợp các hệ thống quản lý, danh nghiệp có thể
hạn chế sự trùng lập, sắp xếp lại các mục tiêu và giảm thiểu chi phí. Do đó việc xây
dựng và áp dụng thành cơng hệ thống tích hợp ISO sẽ đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
hoạt động của doanh nghiệp.
Việc áp dụng hệ thống quản lý này vào các doanh nghiệp, các tổ chức đã tạo
được cách làm việc khoa học, loại bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian

và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của cán
bộ cơng nhân viên nâng lên rõ rệt. Chính nhờ những lợi ích đó mà đây được xem
như một trong những giải pháp hay nhất, cần thiết nhất để nâng cao năng lực bộ
máy quản lý
Mặt khác do Công ty mới thành lập nên vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình
triển khai áp dụng hệ thống quản lý ISO như: hệ thống tài liệu có một số yêu cầu
chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế công vi ệc. Công tác theo dõi đo lường – cải
tiến hệ thống chưa được triển khai triết để…Chính vì vậy tác giả mong muốn tìm
hiểu nhằm đưa ra những biện pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả áp dụng hệ
thống. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2008;
ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 mơ hình ứng dụng tại Cơng ty Cổ phần
Phân bón Dầu khí Cà Mau ”. Với đề tài này, luận văn được hoàn thiện với các mục
tiêu như:
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ứng dụng thành cơng hệ thống quản lý tích hợp giữa hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 19001:2008, với hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề
nghiệp OHSAS 18001:2007 tại Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau , nhằm
kiểm soát chất lượng sản phẩm, ngăn ngừa tai nạn lao động, giảm thiểu ô nhiễm

2


môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí
nguồn nhân lực và thời gian cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơng ty.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 với ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 .
- Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO

14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí
Cà Mau.
- Khảo sát đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống
quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn IS O 9001:2008 với ISO 14001:2004; và
OHSAS18001:2007 tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau.
2.3.Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao phải Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 với ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Cơng ty Cổ
phần Phân bón Dầu khí Cà Mau .
- Hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO
14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí
Cà Mau có vai trị như thế nào đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của
công ty.
- Hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
với ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Cơng ty Cổ phần Phân bón
Dầu khí Cà Mau như thế nào.

3


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 bao gồm chính sách
chất lượng - mơi trường - an toàn sức khỏe nghề nghệp , mục tiêu chất lượng - mơi
trường - an tồn sức khỏe nghề nghệp, quá trình hoạt động, quản lý nguồn lực, các
hoạt động về sản xuất và cung cấp dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu, theo dõi, đo
lường, phân tích, cải tiến hệ thống…. tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà
Mau trong q trình sản xuất và kinh doanh của công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong hoạt động quản lý tích hợp theo

tiêu chuẩn ISO tại Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau từ năm 2013 đến
năm 2015 và định hướng của Công ty đến năm 2020.
3.2.Không gian nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu này được thu thập xây dựng tại Cơng ty Cổ phần Phân
bón Dầu khí Cà Mau .
3.3.Thời gian nghiên cứu
Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO
14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Cơng Ty Cổ phần Phân Bón Dầu khí Cà
Mau Cà Mau từ năm 2013-2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần cơ sở lý luận, tác giả tham khảo các tài liệu liên quan như: Giáo trình
Quản lý Chất lượng, Các tiêu chuẩn về chất lượng ISO 9001:2008 với ISO
14001:2004; và OHSAS18001:2007 … để từ đó chọn lọc và hệ thống hóa kiế n thức
để làm cơ sở lý luận.
Phương pháp luận dựa vào khung mơ hình chung PDCA của deming là: Lập
kế hoạch (plan); Thực hiện (do); Kiểm tra (check); Hành động (act).

4


Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
gồm phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh trên cơ sở định lượng và định tính
để nhận xét, đánh giá, nghiên cứu giải pháp ứng dụng thành cơng mơ hình hệ thống
quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và
OHSAS18001:2007 tại Cơng ty Cổ Phần Phân bón Dầu Khí Cà Mau.
Đồng thời phương pháp thảo luận nhóm cũng được sử dụng để tập hợp các
thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá
của tác giả.
Hình thức thảo luận là thảo luận tập trung và thảo luận khơng chính thức.
4.1. Thu thập thông tin

4.1.1 Về nguồn dữ liệu thứ cấp
Tác giả tìm kiếm các số liệu về kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty, các
số liệu được thu thập từ công ty, các báo cáo thường niên, bản công bố thông tin, từ
cơ quan thống kê. Các báo cáo đánh giá nội bộ hàng năm, báo cáo đánh giá của
DNV và báo cáo về việc triển khai hệ thống quản lý (HTQL) hàng năm , các quy
định nội bộ, quy trình nội bộ...sau đó phân loại. Sau khi phân loại tôi đã xác định
các vấn đề liên quan c ần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh đánh dấu tồn bộ
các thơng tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin tơi đã
trích dẫn trực tiếp, một phần tơi tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận
văn.
4.1.2 Về nguồn dữ liệu sơ cấp
Thực hiện quan sát thực tế
Tôi là người làm việc tại nhà máy nên tôi có điều kiện vừa làm việc vừa quan
sát, tìm hiểu về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy để từ đó có
những đánh giá, nhận xét và đưa ra các ý tưởng giải pháp thực hiện.

5


Thực hiện thảo luận
Cách thức thực hiện chung
- Tác giả gửi thư bằng mail nội bộ mời hội thảo cùng với tài liệu nội dung hội
thảo và các câu hỏi cần quan tâm cho các đối tượng đã chọn mẫu trước một tuần.
- Tổ chức họp nhóm, tác g iả trình bày lại các vấn đề đã có trong tài liệu (được
gửi trước) về quá trình thực hiện hệ thống quản lý tích hợp tại cơng ty để mọi người
cùng thảo luận đánh giá những điểm đã đạt được, những điểm chưa phù hợp và từ
đó tác giả đưa ra các đề xuất của mình về hệ thống quản lý trong những năm tới để
mọi người tiếp tục thảo luận và đóng góp thêm các ý kiến.
- Thực hiện khảo sát điều tra 300 đối tượng công nhân viên hiện là thành viên
của ban đánh giá nội bộ, phòng kiểm sốt nội bộ, nhân viên khối phịng ban của

Cơng ty và một số thành viên của công ty trực thuộc dầu khí bao bì Bạc Liêu. Phiếu
khảo sát gồm 7 câu hỏi để đánh giá về mức độ thực hiện theo các điều khoản của hệ
thống tích hợp ISO dựa trên cơ sở hướng dẫn tự xem xét đánh giá của tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN) ISO 9004:2011 (quản lý tổ chức để thành công bền vững Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng), kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp xử lý
bằng phần mềm Microsoft excel và spss
Đối tượng hội thảo
- Đối tượng cấp quản lý, tác giả tiến hành chọn mẫu bằng cách lựa chọn các
đối tượng là các tổ trưởng, c a trưởng, đội trưởng, phó phịng /ban, trưởng phịng
/ban trong xí nghiệp và các trưởng phịng /ban trong Cơng ty Đạm Cà Mau, nhằm
nhận được thơng tin nhiều chiều dựa vào vị trí, trình độ, kinh nghiệm... của họ.
- Đối tượng là nhân viên, được chọn mẫu là 20% số lượng nhân viên từ các
phòng /ban trong Xí nghiệp, nhằm mục đích thu nhận được thông tin từ đối tượng là
người lao động trực tiếp.

6


Nội dung hội thảo
- Nội dung hội thảo được xây dựng nhằm mục đích thu thập thơng tin liên
quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu về hệ thống quản lý hiện
tại của công ty, như: sự hài lịng về hệ thống quản lý, lợi ích sau khi áp dụng hệ
thống quản lý, những yếu tố quyết định đến sự thành công của hệ thống quản lý,
những hạn chế tồn tại sau khi áp dụng hệ thống quản lý.
- Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
quản lý như là: về chính sách mục tiêu, về hệ thống tài liệu, v ề khắc phục phòng
ngừa, về tuân thủ hệ thống, về đánh giá nội bộ, và cải tiến liên tục hệ thống…
Địa điểm thảo luận
- Đối với các cấp quản lý tôi mời mọi người đi ăn cơm trưa và tổ chức hội thảo
tại quán cơm để tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái cho mọi ngư ời thảo luận tự nhiên,
và xin gặp trực tiếp một số cấp quản lý.Từ đó tơi có thể phỏng vấn sâu.

- Đối với nhân viên tơi chia thành hai nhóm và mời mọi người đến quán cà
phê để trao đổi, thảo luận theo hình thức chia sẻ thân tình. Cịn một số khơng gặp
được thì liên hệ qua mail nội bộ.
Thời gian thảo luận
- Đối với các cấp quản lý tôi tổ chức thảo luận khi mời mọi người đi ăn cơm
trưa và uống nước sau khi ăn trưa nên thời gian thảo luận được thực hiện từ 11h15
đến 13h30.
- Đối với nhân viên tơi chia thành hai nhóm được tổ chức tại quán cà phê sau
khi ăn trưa, được thực hiện từ 12h15 đến 14h.
Cách lập và sử dụng câu hỏi thảo luận
- Đối với các cấp quản lý tôi lập và sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi gây tranh
luận để mọi người có thể thảo luận kỹ và rõ từng vấn đề.

7


- Đối với nhân viên tơi chia thành hai nhóm, tôi chỉ lập và sử dụng câu hỏi mở
để mọi người trình bà y kỹ các vấn để được và những người khác có thể bổ sung
thêm các ý kiến (không cần thiết phải tranh luận ở đối tượng này ).
Lưu ý: Có bảng mẫu câu hỏi được lập thành “ Phiếu khảo sát” gửi cho tất cả
các đối tượng được chọn mẫu trước 01 tuần khi buổi thảo luận diễn ra, (trong phụ
lục 3).
4.2.Lịch trình nghiên cứu
- Tác giả tiến hành thu thập thông tin, tài liệu để nghiên cứu phần lý thuyết
nhằm hiểu biết phần kiến thức liên quan, thực hiện trong vòng 08 tuần.
- Quan sát tổ chức dựa vào những hiểu biết có được trong thời gian làm việc
tại nhà máy, sau đó xây dựng tài liệu hội thảo trong vòng 03 tuần.
- Gửi tài liệu cho các đối tượng đã được chọn mẫu trước thời gian hội thảo 01
tuần.
- Tổ chức hội thảo 01 buổi cho các đối tượng cấp quản lý, các đối tượng là

nhân viên 02 buổi; Thời gian tổ chức hội thảo được thự c hiện trong vòng 01 tuần.
- Sau khi có kết quả từ các buổi hội thảo, tác giả tổng hợp thơng tin vào bảng
mẫu, tiến hành phân tích thơng tin trong 03 tuần.
- Tổng hợp, hồn thiện đề tài 04 tuần.
- Tổng thời gian thực hiện đề tài kể từ khi nghiên cứu đ ến khi hoàn thiện được
thực hiện trong vịng 05 tháng.
4.3.Phân tích kết quả
- Thống kê phân tích và đánh giá dựa trên kết quả khảo sát, tác giả sử dụng
phương pháp tự xem xét đánh giá theo hướng dẫn của TCVN ISO 9004:2011 phụ
lục A (Công cụ tự đánh giá). Phương pháp tự xem xét đánh giá trong TCVN ISO
9004:2011 là xem xét đánh giá mức độ nhuần nhuyễn của HTQLCL đối với mỗi
điều khoản của ISO 9004 trong phạm vi từ 1 (mức cơ bản) đến 5 (thực hành tốt

8


nhất). Để thực hiện tiến hành điều tra khảo sát thực tế, tá c giả chọn cách tiếp cận
thông tin với dạng câu hỏi sử dụng thang đo định danh, thang đo likert từ 1 đến 5
(xem phụ lục). Tổng số phiếu khảo sát là 300 phiếu, số phiếu thu về là 268, trong đó
có 256 phiếu trả lời hợp lệ. Các phiếu khảo sát được điều tra, l àm sạch và xử lý trên
phần mềm excel, spss.
4.4.Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu
Nghiên cứu của tôi được xây dựng dựa trên mức độ đảm bảo cao về tính xác
thực và độ tin cậy của thơng tin. Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa vào các
dẫn chứng như sau:
- Thứ nhất, mơ hình nghiên cứu đã được phân tích dựa trên các lý thuyết đã
được chứng minh trên thực tế và đã được công nhận trong các nghiên cứu trước đó.
- Thứ hai, phương pháp nghiên cứu đã được xây dựng phù hợp với câu hỏi
nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của tơi, cụ thể việc lựa chọn phương pháp định
tính đã cho phép tơi tiếp xúc và phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với người lao động

thay vì gửi bảng hỏ i để họ lựa chọn phương án, từ đó tơi đã thu thập được nhiều
thông tin và hiểu sâu hơn các quan điểm của người được hỏi.
- Nội dung thảo luận được đưa ra dựa trên các nghiên cứu trước đó cũng như
đánh giá của các chuyên gia, thầy giáo hướng dẫn cũng như một nhóm nhỏ người
được hỏi, vấn đề này được tính đến để điều chỉnh và thay đổi câu hỏi phù hợp hơn
với mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng mời thảo luận đã được lựa chọn kỹ càng với những người sẵn
sàng trả lời câu hỏi, hiểu thực trạng của nhà máy như CBNV làm việc lâu tại nhà
máy, cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao của nhà máy và của Công ty Đạm Cà Mau.
Cụ thể đối tượng được lựa chọn là một số lãnh đạo trong Cơng ty, Trưởng phịng
Đào tạo Cơng ty, Trưởng/phó các Phịng/ban/bộ phận trong nhà máy. Đối với đối
tượng là nhân viên, tơi lựa chọn 20% nhân viên tại các phịng/ban/bộ phận của Xí
nghiệp nhằm thu thập thơng tin hiểu biết về Xí nghiệp cập nhật nhất.

9


- Lịch trình thảo luận nhóm được chuẩn bị kỹ càng đã tạo nên khơng khí thân
thiện và thoải mái, giúp người tham gia hội thảo dễ dàng đưa ra các ý kiến và thảo
luận sôi nổi. Tôi đã gửi trước nội dung thảo luận kèm theo bảng câu hỏi cho tất cả
những người được mời để họ có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị các câu trả lời,
một số trường thậm chí đã viết ra câu trả l ời để gửi lại cho tôi trước khi buổi hội
thảo được tổ chức thực hiện chính thức.
- Việc phân tích kết quả cũng góp phần nâng cao tính xác thực của kết quả
nghiên cứu, bởi vì ngồi việc phân tích một cách khách quan, giữ nguyên và tôn
trọng các câu trả lời của người được hỏi trong buổi thảo luận, sau khi tổng hợp và
phân tích kết thảo luận của từng nhóm, tơi đã gửi lại kết quả cho từng người trong
các nhóm để họ kiểm tra và xác nhận sự phân tích của tơi trùng hợp với ý kiến của
họ.
- Các đề xuất được đưa ra dựa vào hai nguồn kết quả khách quan từ nguồn dữ

liệu sơ cấp là kết quả hội thảo nhóm, từ nguồn dữ liệu thứ cấp như nghiên cứu, phân
tích tổng hợp tài liệu và từ quan sát và đánh giá của bản thân tơi trong q trình làm
việc tại nhà máy, cũng chính là đ ối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Với những phân tích ở trên, kết quả nghiên cứu của đề tài hồn tồn mang
tính khách quan và có độ tin cậy cao. Toàn bộ kết quả nghiên cứu được phân tích cụ
thể trong Chương 2.
5.ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu nà y có thể giúp cho Ban Giám đốc Cơng ty Cơng ty Cổ
phần Phân bón Dầu khí Cà Mau nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý, tạo được
hệ thống thực hành sản xuất tốt để:
- Tạo mơi trường làm việc an tồn cho tồn thể cán bộ công nhân viên
(CBCNV) của công ty.
- Giảm thiểu các rủi ro hay trách nhiệm về môi trường, sử dụng tối đa có hiệu
quả tài nguyên, giảm các chất thải, xây dựng ý thức về môi trường cho nhân

10


viên, hiểu rõ các tác động môi trường đến các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành của khách
hàng và quốc tế có liên quan trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Tạo hình ảnh hợp tác tốt,thân thiện, hài hịa lợi ích đối với khách hàng .
- Chất lượng và dịch vụ tốt nhất được cu ng cấp tới khách hàng.
6. GIỚI HẠN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài “Hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và
OHSAS18001:2007 mơ hình ứng dụng tại Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu
khí Cà Mau”. Cho nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu nhấn mạnh
trong phạm vi là Cơng ty Cổ Phần Phân bón Dầu khí Cà Mau.

- Việc ứng dụng thành cơng mơ hình hệ thống quản lý tích hợp này tại Cơng ty
Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau , sẽ định hướng nghiên cứu có thể mở
rộng mơ hình nghiên cứu này cho những công ty hoạt động trong cùng lĩnh
vực ngành nghề.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
Chương 1: Tác giả trình bày cơ sở lý luận về hệ thống quản lý tích hợp theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO 14001:2004; và OHSAS
18001:2007.
Chương 2: Tác giả xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu
chuẩn

ISO

9001:2008

với

ISO

14001:2004;



OHSAS18001:2007 tại Cơng Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà
Mau;

11



Chương 3: Tác giả đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với
ISO 14001:2004; và OHSAS18001:2007 tại Cơng ty Cổ phần
Phân bón Dầu khí Cà Mau;
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

12


×