Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận Điều kiện kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.48 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ
----------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI : Điều kiện kết hơn theo quy định Luật Hơn nhân
và gia đình 2014

Họ Và Tên : TRẦN THỊ ÁNH
Lớp : K14DCKT01
MSSV : 2002110009
Giảng Viên : T.S LƯU PHƯƠNG NHẬT THÙY

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 – năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


MỤC LỤC
A . MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
B . NỘI DUNG …………………………………………………………………3
I . Khái quát chung …………………………………………………………….3
1 . Khái niệm hôn nhân ………………………………………………………..3
2 . Khái niệm kết hôn ………………………………………………………….4
II . Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 ...5
1 . Tuổi kết hơn ………………………………………………………………...5
2 . Ý chí tự nguyện ……………………………………………………………..7
3 . Các bên kết hơn khơng thuộc trường hợp cấm kết hôn ………………...10


3.1 Cấm kết hôn giả tạo………………………………………………………...11
3.2 Cấm tảo hôn , cưỡng ép kết hôn , lừa dối kết hôn , cản trở kết hôn………..12
3.3 Cấm người đang có vợ , có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ , chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có vợ , có chồng………………………….14
3.4 Cấm kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng
máu về trực hệ ; giữa những người có họ trong phạm vị ba đời ; giữa cha , mẹ
nuôi với con nuôi ; giữa người đã từng là cha………………………………....17
4 . Không thừa nhận kết hôn cùng giới tinh ………………………………..19
III . Mở rộng ………………………………………………………………….19
1 . Thực trạng tuân thủ quy định về điều kiện hôn nhân theo luật hôn nhân
và gia đinh năm 2014 ở Việt Nam …………………………………………..19
2 . Một số kiến nghị , giải pháp cho thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 ………………………………………21
IV . Kết luận …………………………………………………………………..23
C . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………..24


A . MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn đề tài
Công dân có quyền mưu cầu hạnh phúc, và một trong những việc thể hiện
quyền mưu cầu hạnh phúc là hôn nhân. Từ thời cộng sản nguyên thủy, khi con
người mới tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết giữa đàn ơng và đàn bà
nhằm mục đích duy trì nòi giống. Cùng với sự phát triển của xã hội và khả năng
nhận thức của con người, sự liên kết đó được tác dộng và củng cố trở thành một
quan hệ xã hội. Được duy trì và phát triển bởi các quy ước chung của xã hội gọi
là vợ chồng, dần dần quan hệ vợ chồng được định hình, được các văn bản quy
phạm pháp luật gọi với nhiều tên gọi khác nhau và cuối cùng là hôn nhân.
Xuất phát từ vị trí, vai trị của gia đình, từ quan niệm gia đình là tế bào
của xã hội nên trong từng thời kỳ phát triển, Đảng và Nhà nước ta ln dành sự

quan tâm lớn tới vấn đề gia đình, đề ra những chủ trương thể chế hóa bằng pháp
luật, đường lối, chính sách của Đảng. Khi nhà nước quản lý và điều chỉnh quan
hệ hôn nhân, sự kiện khởi đầu của hôn nhân là kết hôn là một sự kiện pháp lý
quan trọng mà nhà nước rất quan tâm. Kết hơn ln dựa trên quan điểm bình
đẳng, tự nguyện. Tuy nhiên để làm phát sinh quan hệ hôn nhân thì phải đáp ứng
được điều kiện kết hơn do luật định. Điều kiện kết hôn được coi là yếu tố quan
trọng cần được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với biến động xã hội ngày nay.
Để hiểu thêm về vấn đề này em xin được lựa chọn phân tích về " Điều kiện kết
hơn theo luật Hơn nhân và gia đình năm 2014". Do hiểu biết cịn hạn chế nên
trong bài cịn thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ để cho bài
làm cũng như kiến thức của em thêm hoàn thiện.
2 . Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận kết hơn : nghiên cứu phân tích nội dung , ý
nghĩa của kết hôn và đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về kết
hôn , đồng thời phát hiện những bất cập , hạn chế của các quy định này , trên cơ
sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện việc áp dụng luật về vấn đề này
4


3 . Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về kết hôn theo pháp luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014 trên phạm vị khơng gian ở Việt Nam . Tuy nhiên có
mở rộng nghiên cứu về vấn đề này ở một số quốc gia khác để có sự so sánh và
đối chiếu với pháp luật Việt Nam , từ đó tiếp thu những điểm tiến bộ và phù hợp
với thực tiễn Việt Nam
4 . Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như duy vật
biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tử tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật . Cùng một số phương pháp như : phương pháp phân tích
học , phương pháp luật học , phương pháp trích dẫn , phướng pháp hêh thống.....

5 . Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài gồm 3 phần như sau :
Chương I : Khái quát chung
Chương II : Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình
2014
Chương III : Mở rộng ( Thực trạng , Giải pháp , Kiến nghị )

5


B . NỘI DUNG

I
1.

Khái quát chung
Khái niệm hôn nhân:
Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ nhằm để chung sống lâu dài, cùng

nhau xây dựng gia đình và được pháp luật thừa nhận. Quan hệ hơn nhân được
hình thành do sự kiện kết hôn và được biểu hiện là một quan hệ xã hội gắn liền
với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng.
Trong xã hội mà các quan hệ vợ chồng được coi là quan hệ pháp luật thì
sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một trạng thái pháp
lý. Trong đó quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng cùng tồn tại. Hôn nhân là một
trong những cơ sở hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Do vậy
pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh bằng Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014, quy định rõ về những điều kiện, các quyền và nghĩa vụ,…
Như vậy, đến đây, hôn nhân khơng cị chỉ đơn giản là mối liên kết giữa
nam và nữ nữa, mà nó cịn chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phải tuân theo

những thủ tục và quy định của pháp luật. Nói cách khác, hơn nhân là quan hệ
giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn tại cơ
quan đăng kí kết hơn nhằm chúng sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh
phúc, ấm no, tiến bộ.
Theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, hơn nhân có các
đặc điểm: tồn tại giữa những người khác giới, có tính chất 1 vợ một chồng, là sự
liên kết dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ xác lập mối quan hệ hôn
nhân nhằm chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phú. Trong đó, các bên
bình đẳng như nhau trước pháp luật và phải tuân thủ quy định của pháp luật.
6


2.

Khái niệm kết hơn:
Xét dưới góc độ xã hội học. Theo từ điển Hán Việt, kết hôn nghĩa là người

nam lấy vợ. Ở đây họ mặc định rằng người nữ khơng có vai vế, quyền lợi gì, và
mặc nhiên rằng người vợ chỉ có 1 người chồng, kết hơn là một vợ một chồng đối
với phía vợ, do đó kết hôn trong trường hợp này là người nam lấy vợ. Theo từ
điển tiếng Việt, kết hôn là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành
chồng. Trong từ điển tiếng Việt đã có tiến bộ hơn khi có sự cơng bằng và bình
đẳng hơn trong việc kết hơn đối với cả nam và nữ. Nói tóm lại, dưới góc độ xã
hội, kết hôn được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng.
Dưới góc độ pháp lí: kết hơn là một chế định pháp lí.
Chế định kết hơn là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh việc
xác lập quan hệ vợ chồng, bao gồm các quy phạm pháp luậy về điều kiện kết
hơn, đăng kí kết hơn và hình thức xử lí đối với những trường hợp vi phạm pháp
luật về kết hơn.
Kết hơn cịn được hiểu là một sự kiện pháp lí mà nó được tiến hành tại cơ

quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ.
khi hai bên tuân thủ những quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn và đăng
kí kết hơn.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có quy định về khái niệm
hôn nhân, tại khoản 5, Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình: “kết hơn là việc nam
và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều
kiện kết hôn và đăng kí kết hơn”.
Kết hơn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó được quy định là một quyền
cơ bản của con người ( theo khoản 1, Điều 36, Hiến pháp 2013), đồng thời
khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định kết hôn là một quyền
7


nhân thân. Nó là quyền tự nhiên cơ bản của con người được pháp luật ghi nhân
và bảo vệ. Kết hôn là cơ sở quan trọng để tạo dựng gia đình, góp phần duy trì và
thúc đẩy sự phát triển của xã hội lồi người. Đồng thời, kết hơn cịn là cơ sở
pháp lí để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hơn.
II- Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2014.
Điều kiện kết hơn là những u cầu, nguyên tắc, những điều kiện cần thiết
theo quy định của pháp luật mà khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nam nữ có
thể kết hơn với nhau một cách hợp pháp. Dựa trên cơ sở sự phát triển và không
ngừng thay đổi của xã hội, điều kiện kinh tế, sự phát triển về sinh học, yêu cầu
về điều kiện cuộc sống,…Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam đã đưa ra những
điều kiện cần thiết để phát sinh quan hệ pháp lý - kết hôn.
1.

Tuổi kết hôn

Theo quy định của Luật Hơn nhân Gia đình năm 2000, nam từ 20 trở lên,

nữ từ 18 trở lên là đủ tuổi kết hơn. Theo quy định này thì nam đã bước sang 20,
nữ đã bước sang 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.
Tuy nhiên, với quy định điều kiện kết hôn theo Luật Hơn nhân và Gia
đình 2014, độ tuổi kết hơn của nam và nữ sẽ được nâng lên và được tính theo
tuổi trịn, tức là bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở
lên mới được kết hôn.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hơn là căn cứ vào
sự phát triển tâm sinh lý của con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tế- xã hội
ở nước ta. Nam nữ kết hôn là xác lập quan hệ hơn nhân – cơ sở của gia đình. Gia
đình phải thực hiện các chức năng xã hội của nó. Một trong những chức năng đó
là chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nịi giống.Căn cứ vào sự phát
8


triển tâm lý của con người, khi nam nữ đạt tuổi trưởng thành sẽ có những suy
nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hơn của mình. Đó là một trong
những yếu tố đảm bảo cho quan hệ hôn nhân có thể tồn tại bền vững. Đồng thời,
khi đạt tuổi trưởng thành, nam nữ có thể tự mình lựa chọn và quyết định việc kết
hôn. Mặt khác, khi đạt độ tuổi trưởng thành, nam nữ đã có thể tham gia vào q
trình lao động và có thu nhập. Điều đó có nghĩa là sẽ bảo đảm cho họ có thể có
cuộc sống ổn định về kinh tế sau khi kết hôn. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng bảo đảm cho quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững. Như vậy, quy định
độ tuổi cho phép nam nữ kết hôn là tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đối với trường hợp nam nữ ly hôn
mà một trong hai hoặc cả hai chưa đủ 18 tuổi, nghĩa là chưa đủ năng lực hành vi
dân sự sẽ có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến các bên.
Tuổi kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 là tuổi
tối thiểu cho phép nam nữ kết hôn. Khi đến tuổi luật định, nam nữ kết hơn vào
tuổi nào là tùy hồn cảnh cơng tác, điều kiện sinh hoạt, sở thích của mỗi người.
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 khơng có quy định về tuổi kết hôn tối đa

dểcđảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện kết hơn.
Về cách tính tuổi kết hơn: Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật hơn nhân và gia
đình 2014 đã quy định về độ tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20, nữ từ đủ 18. Ví
dụ: Chị A sinh ngày 1/1/1990 thì đến ngày 1/1/2008 chị A tròn 18 tuổi, từ sau
ngày 1/1/2008 trở đi chị A có quyền kết hơn.
Các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hơn sẽ bị xử lý hành chính theo
như Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính
tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã; cụ thể là điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định Hành vi tảo hôn, tổ
chức tảo hôn :
9


“1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý
duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc dù
đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó."
Hoặc có thể bị xử lý hình sự theo điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy
định về tội tổ chức tảo hôn:
"Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến
tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm."
2.

Ý chí tự nguyện

Xuất phát từ quyền con người được cơng nhận trên tồn thế giới trong Bản

Tun ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948. Điểm b Điều 8
Luật hơn nhân và gia đình 2014 quy định “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện
quyết định”.
Khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Cá nhân có quyền kết hơn,
ly hơn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được
nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong
quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia
đình”.
Tự nguyện trong kết hơn là việc hai bên nam nữ tự mình quyết định việc
kết hơn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên
nam nữ không bị tác động bởi bên kia hay của bất kỳ người nào khác khiến họ
phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự mong muốn trở thành vợ chồng
10


xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là gắn bó với nhau, cùng
nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của các bên trong việc kết hôn là yếu tố
quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững.
Thứ nhất, để đảm bảo việc kết hơn hồn tồn tự nguyện, những người
muốn kết hơn phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn nộp tờ khai đăng
ký kết hôn. Trong trường hợp đặc biệt nếu một trong hai người không thể đến
nộp hồ sơ đăng ký kết hơn mà có lý do chính đáng thì có thể gửi cho ủy ban
nhân dân nơi đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu
rõ lý do vắng mặt, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. Vào ngày UBND
tiến hành đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì đơi nam nữ phải
có mặt để một lần nữa, hai người phải trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ
quan đăng ký kết hôn rằng đến lúc bấy giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn
với nhau.
Thứ hai, pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc đăng ký
kết hôn, đồng thời pháp luật cũng không cho phép những người kết hôn vắng

mặt tại lễ đăng ký kết hôn. Thông thường, lễ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
Nam với nhau tại Việt Nam được tiến hành tại ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy
nhiên, trong những trường hợp quá cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho hai bên
nam nữ hoặc của con cái họ, lễ đăng ký kết hơn có thể được tiến hành tại nhà ở,
cơ quan, đơn vị bộ đội, bệnh viện… nhưng dù ở đâu cũng phải có mặt cả hai
người kết hơn.
Thứ ba, pháp luật quy định việc kết hơn phải khơng có hành vi cưỡng ép
kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hơn tự nguyện, tiến bộ. Do đó,
những trường hợp kết hôn do cưỡng ép, bị lừa dối đều coi là kết hôn trái pháp
luật.
* Năng lực chủ thể của hai bên kết hôn

11


Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014, một trong
các điều kiện để nam nữ có thể kết hơn với nhau đó là cả hai bên nam nữ phải
không mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành,
người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên tịa
án ra quyết định tun bố người đó mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám
định có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, khi nam, nữ kết hôn, giữa họ
phát sinh quan hệ hơn nhân và gia đình, đồng thời họ phải thực hiện nghĩa vụ
đối với vợ, với chồng mình và đối với các con. Nhưng những người đang mắc
bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình thì khơng thể nhận thức và thực hiện được trách nhiệm làm vợ,
làm chồng, làm cha, làm mẹ. Do vậy, nếu họ kết hôn sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi
của vợ hoặc chồng và con cái họ. Hơn nữa, một trong những điều kiện kết hôn

quan trọng để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý là phải có sự tự nguyện
của các bên nam, nữ. Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì khơng thể
thể hiện được ý chí của họ một cách đúng đắn trong việc kết hôn, không thể
đánh giá được sự tự nguyện của họ. Đồng thời, căn cứ khoa học cho rằng, bệnh
tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, cần
phải có quy định cấm những người mắc bệnh này kết hôn để bảo đảm cho con
cái sinh ra được khỏe mạnh, bảo đảm cho nòi giống được phát triển tốt và bảo
đảm cho gia đình hạnh phúc.
Như vậy, khi toàn án ra quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực
hành vi dân sự thì người đó bị cấm kết hơn. Quyết định có hiệu lực pháp luật
của tòa án là cơ sở để cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn nếu
người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự xin đăng ký kết hôn. Luật
12


hơn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay quy định cấm người mất năng lực hành
vi dân sự kết hơn là xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa
nhằm bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi các nhân, người kết hôn phải được tự
mình lựa chọn quyết định. Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho vợ chồng,
con cái và các thành viên khác trong gia đình.
3.

Các bên kết hơn khơng thuộc trường hợp cấm kết hôn

Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật Hơn nhân gia đình 2014 quy định
“d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Khoản 2 Điều 5 Luật Hơn nhân gia đình 2014 quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như
vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con
dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
13


g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại,
mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vơ
tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hơn nhân và gia đình để mua bán người,
bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích
trục lợi.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, các bên kết hôn không
thuộc trường hợp cấm kết hôn. Cụ thể:
3.1 Cấm kết hôn giả tạo
Khoản 11 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “11. Kết
hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc
tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc
để đạt được mục đích khác mà khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình.”
Vậy kết hơn giả hay kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân

theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm trái quy định với pháp luật để tiến hành
kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hơn
trên cơ sở tình u. Thay vào đó, một cuộc hơn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá
nhân (về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh...) hoặc một số
nhóm mục đích khác chẳng hạn như hơn nhân chính trị. Trong nhiều trường hợp
nó được gọi là hơn nhân giả tạo. Kết hơn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt
thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hơn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không
đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ,
chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hơn sau khi
đã đạt mục đích. Những cuộc hôn nhân giả thường ký một hợp đồng hoặc thỏa

14


thuận ngầm để khai thác lỗ hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình
thức tinh vi khác nhau.
Như vậy, việc kết hơn giả vì những mục đích khác hơn là mục đích xây
dựng gia đình đã dần phá vỡ ý nghĩa cao đẹp của mái ấm gia đình, đồng thời đây
cũng là hành vi lách luật, gây ra rắc rối cho cơ quan quản lý về an sinh – xã hội
cũng như kinh tế, gây ra tổn hại đến lợi ích chung của tồn thể cộng đồng.
3.2 Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Khoản 8 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “8. Tảo
hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Theo đó, tảo hơn là trường hợp kết hơn trong đó vợ và chồng hoặc một
trong hai người là trẻ em hoặc người chưa đến tuổi kết hôn. Tập tục tảo hơn
trước đây có mặt ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng cao, nơi đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống với nhiều hủ tục lạc hậu. Việc tảo hôn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới
đời sống vợ chồng, sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Kết hôn qua sớm khi chưa có
nhận thức đầy đủ, chưa đến tuổi trưởng thành sẽ rất khó khăn trong lao động,

kiếm sống, phát triển kinh tế gia đình. Xây dựng gia đình khi chưa nhận thưc s
đầy đủ, khơng sựa vào tình u sẽ khiến vợ chồng có nhiều bất đồng không
đáng, đồng thời khi vợ chồng đã trưởng thành họ sẽ có sự nhìn nhận lại về cuộc
hơn nhân của mình nên rất dễ rạn nứt đổ vỡ. Đặc biệt kết hôn và sinh con khi cơ
thể chưa phát triển hoàn thiện sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến người
vợ và con của họ. Nhận thấy những nguy hiểm và hạn chế đó mà Nhà nước đã
nghiêm cấm tảo hôn để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc của gia đình.
Cấm người đại diện trong kết hơn, nghĩa là tồn bộ q trình từ đăng kí
cho đến tổ chức kết hôn đều phải do hai bên nam nữ tiến hành, khơng có trường
hợp cử người đại diện tiến hành thay.
15


Cấm các hành vi lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn. Cưỡng ép kết hôn,
cản trở kết hôn là hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của
họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hơn nhân tự nguyện, tiến bộ
bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ
đoạn khác. Trong đó:
Uy hiếp tinh thần là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về danh dự, tính mạng,
sức khỏe cho người khác khiến họ rơi vào trạng thái lo sợ, hoảng loạn nên phải
thực hiện hành vi trái với ý muốn của họ. Ví dụ: anh A uy hiếp chị B nếu khơng
cưới anh thì anh A sẽ giết cả nhà chị B, đồng thời, ngày nào anh cũng nhắn
khủng bố tinh thần, gửi những món quà man rợ có máu tới tặng chị, theo dõi
hành vi của cả gia đình chị và còn tới nhà đe dọa cả bố mẹ chị. Trong trạng thái
bị đe dọa tới khơng lối thốt chị B đành chấp nhận lấy anh A.
Hành hạ ngược đãi, được thể hiện qua các hành vi đối xử một cách tồi tệ,
khiến cho người khác đau đớn về tinh thần lẫn vật chất đến mức không chịu
được nên quyết định phải làm theo việc trái ý muốn của họ. Ví dụ: vì q u
chị C, mà khơng được chị C chấp nhận. D đã giam lỏng chị C trong một gian
phịng ở nhà mình. Ngày ngày bức ép chị C phải yêu mình, mắng chửi, xúc

phạm, xé quần áo, có hành vi cưỡng hiếp chị C, sau đó lại tiến hành đánh đâhp
dã man ép chị C đồng ý lấy mình. Sau ba tháng bị hành hạ dã man, chị C đành
chấp nhận lấy anh D.
Yêu sách về vật chất là những hành vi đòi hỏi về vật chất một cách quá
đáng. Ví dụ: E và G yêu nhau và muốn tính chuyện cưới xin, nhưng vì nhà E
q nghèo, nên gia đình G có ý khơng thuận. Khi E đến xin cưới G thì gia đình
nhà G đưa ra điều kiện thách cưới là 10 cây vàng, 2 con trâu, 5 con heo,… khiến
E bối rồi và không thể chuẩn bị được để từ chối ý muốn của E. hành động của
gia đình G được coi là hành động ngăn cản hôn nhân của G và E.

16


Về lừa dối kết hơn, đây là hành vi có ý của một bên làm cho bên kia hiểu
sai lệch dẫn đến đang kí kết hơn. Nếu khơng có hành vi này thì bên bị lừa dối đã
khơng đăng kí kết hơn. Ví dụ: A và B u nhau một thời gian. Vì thấy khơng
hợp nên A chủ động chi tay B. B níu kéo khơng thành nên đã giả vờ là mình có
thai với A và u cầu A chịu trách nhiệm với cái thai trong bụng. Vì trách nhiệm,
A đành đồng ý kết hôn với B.
Như vậy, hành vi tảo hôn vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi, các hành
vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn đều là các hành vi vi phạm
về ý chí tự nguyện của hai bên nam nữ khi xác lập quan hệ hôn nhân, do vậy các
hành vi đó đều bị pháp luật cấm. Nhà nước đã có quy định chặt chẽ về vấn đề
này, cụ thể là tại điều 181 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ,
cản trở người khác kết hơn hoặc duy trì quan hệ hơn nhân tự nguyện, tiến bộ
hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi,
uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

3.3 Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
đình. Hơn nhân theo ngun tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,…”
Trên nguyên tắc hiến định, Khoản 1 Điều 2 Luật Hơn nhân gia đình khẳng
định hơn nhân phải được xây dựng trên nguyên tắc một vợ một chồng. Hệ thống
pháp luật nước ta quy định khi kết hôn nam nữ phải tuân theo nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng. Những người được quyền kết hôn phải là những người
17


chưa có vợ có chồng hoặc đã có vợ/ chồng nhưng vợ/chồng chết hay vợ chồng
đã ly hơn. Vì vậy Điểm c Khoản 2 Điều 5 và Điểm d Khoản 1 Điều 8 quy định
cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ. Tuy nhiên đối với những trường hợp
nam nữ lấy nhau nhưng khơng đăng kí kết hơn và chung sống với nhau trong
quan hệ vợ chồng trên thực tế trước khi luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 có
hiệu lực thì vẫn được Nhà nước thừa nhận. Ngồi ra người đang có vợ, có chồng
cịn bao gồm cả những người đã sống chung với người khác như vợ chồng từ
trước ngày 3/1/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn.
Hiện nay vẫn còn tồn tại một số trường hợp một chồng hai vợ hoặc một
vợ hai chồng. Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ, có chồng ở
miền Nam nhưng khi tập kết ra Bắc lại lấy vợ, lấy chồng khác. Nhà nước đặc
biệt quan tâm tới vấn đề này và coi đây là hậu quả chiến tranh, những trường
hợp này theo nhà nước là cần được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các
đương sự, đặc biệt là đối với phụ nữ và con. Trên tinh thần đó Tịa án nhân dân
tối cao đã ra thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 hướng dẫn các tòa án địa

phương khi giải quyết các vụ việc liên quan. Do đó, tuy vi phạm ngun tắc hơn
nhân một vợ, một chồng nhưng không bị coi là kết hôn trái pháp luật.
Luật hơn nhân gia đình cấm người đang có vợ, có chồng kết hơn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác nhằm xóa bỏ chế độ đa thê dưới thời
phong kiến. Xuất phát từ bản chất của hơn nhân xã hội chủ nghĩa, chỉ có hơn
nhân một vợ một chồng mới bảo đảm sự bền vững và hạnh phúc gia đình, vợ
chồng mới thực sự thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình quy định cấm người đang có vợ, có
chồng chung sống như vợ chồng với người khác nhằm chống ảnh hưởng lối
18


sống của xã hội tư sản trong hôn nhân. Chung sống như vợ chồng là hành vi của
hai bên nam nữ tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau và coi nhau
là vợ chồng. Người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với
người khác sẽ ảnh hưởng tới quyền của người vợ, người chồng hợp pháp của họ,
đồng thời ảnh hưởng tới lối sống lành mạnh trong gia đình và xã hội, ảnh hưởng
tiêu cực tới việc xây dựng chế độ hơn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa.
Để đảm bảo cho nguyên tắc kết hôn một vợ, một chồng; Nhà nước ta đã có
nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, ví dụ như khi đăng kí kết hơn thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đăng ký kết hơn phải xác minh tình trạng hơn nhân của các
bên nam, nữ và chỉ tiến hành đăng kí kết hơn cho họ khi cả nam và nữ đều đang
khơng có vợ, có chồng. Bên cạnh đó cũng có các biện pháp xử lý đối với những
người có hành vi vi phạm như xử phạt hành chính
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với một trong các hành
vi sau:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồnggiữa những người có họ trong phạm
vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồnggiữa người đã từng là cha, mẹ nuôi

với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng" ( khoản 1, điều 48, Nghị định số
67/2015/ NĐ-CP sửa đổi nghị định 110/2013/NĐ-CP).
Hoặc có thể bị xử lý hình sự theo điều 182 Bộ luật Hình Sự 2015 quy định
tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung
19


sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tịa án hủy việc kết hơn hoặc buộc phải chấm dứt việc
chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì
quan hệ đó.”
3.4 Cấm kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng
dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa
cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng
Theo quy định của pháp luật, những người có họ trong phạm vi ba đời bị
cấm kết hơn với nhau. Cách tính như sau: Những người có cùng một gốc sinh ra
thì cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cơ, con cậu,

con dì là đời thứ ba. Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời bị cấm
kết hôn với nhau, cụ thể là: Cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, khác mẹ
hoặc cùng mẹ khác cha; cấm bác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hơn với cháu gái;
cấm cơ ruột, dì ruột kết hôn với cháu trai; cấm anh, chị, em con chú, con bác,
con cơ, con cậu, con dì kết hôn với nhau.
20


Dựa trên nghiên cứu sinh học, việc hôn nhân trong phạm vi ba đời sẽ gây
suy thối giống nịi, biến đổi nguồn gen tốt, xuất hiện nững nguồn gen kajn nguy
hiểm, gây biến dạng dị tật. Kết hôn trong phạm vi ba đời,, con sinh ra có thể bị
bại não, liệt, thiểu năng trí tuệ,… do vậy, Luật hơn nhân gia đình cấm những
người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau để đảm bảo cho con cái sinh ra
được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và xã
hội.
Pháp luật về hơn nhân và gia đình khơng chỉ cấm kết hơn giữa những
người có quan hệ huyết thống mà cịn cấm kết hơn giữa những người có quan
hệ cha, mẹ ni với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con tiêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng. Vì quan hệ giữa người với người ở Việt Nam vô
cùng phức tạp, đồng thời Việt Nam là một quốc gia có lích sử phong kiến với
các thuần phong mỹ tục từ xa xưa. Những quy định này nhằm làm ổn định, lành
mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với đạo đức xã hội, bảo đảm
thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo đảm các nguyên tắc của cuộc sống.
Điểm b khoản 2 điều 48 Nghị Định 67/2015/NĐ-CP quy định về việc kết
hôn cùng trực hệ như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000đồng đối với một trong các
hành vi sau:
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvới người có cùng dịng máu về trực
hệ.”

Bên cạnh đó, điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về tội loạn
luân :

21


“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dịng máu về trực hệ,
là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác
cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
4.

Không thừa nhận kết hôn cùng giới tính.

Luật hơn nhân gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hơn giữa những người cùng
giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính” tại khoản 2 Điều 8.
Kết hơn là mưu cầu hạnh phúc chính đáng của mỗi con người. thế giới
ngày càng phát triển thì khơng chỉ có hai phái nam nữ mà cịn có thế giới thứ ba
( người đồng tính). Xuất phát từ nhu cầu hạnh phúc, những người đồng giới
cũng có nhu cầu kết hơn, tìm kiếm cuộc sống hai người. Xã hội cũng đã có sự
thừa nhận mạnh mẽ đối với giới tính thứ ba này, nhiều quốc gia trên thế giới đã
chấp nhận hôn nhân đồng giới như ở Mỹ. Trước xu thế hội nhập, sự phát triển
của kinh tế, chính trị của đất nước. Các nhà làm luật đã thay đổi cách nhìn nhận
về kết hơn đồng giới. Thay vì cấm kết hơn như trước kia, thì Luật hơn nhân và
gia đình năm 2014 đã để ngỏ về vấn đề này, nhằm tạo ra sự hợp lí, nhân đạo và
tiến bộ. Như vậy những người đồng giới tính vẫn có thể kết hơn tuy nhiên sẽ
khơng được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một
bước tiến nhỏ trong việc nhìn nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính
của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.
III- Mở rộng

1.

Thực trạng tuân thủ quy định về điều kiên hôn nhân theo luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 ở Việt Nam.
Mặc dù đã có những quy định pháp luật về vấn đề kết hôn, hôn nhân, gia

đình. Tuy nhiên do chưa thể phổ biến sâu rộng, ý thức nhân dân còn hạn chế đặc
biệt là với người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó

22


khăn. Do vậy ở những nơi này, việc tuân thủ pháp luật vẫn chưa được triệt để,
nghiêm túc. Cịn tình trạng nhân dân không biết luật, tuân theo phong tục tập
quán ở địa phương. Cán bộ, các cơ quan có thẩm quyền chưa vào cuộc kịp thời,
cơng tác quản lí hơn nhân vfa gia đình cịn bng lỏng, chưa được nâng cao hoạt
động tuyên truyền pháp luật còn hạn chế. Nên …
Tình trạng tảo hơn vẫn khơng có dấu hiệu giảm mà xảy ra ở 63 tỉnh thành
trên cả nước. Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so
với các vùng khác trong cả nước. Trong độ tuổi từ 10 - 17 tuổi, cứ 10 em trai thì
có 01 em có vợ, 05 em gái có 01 em có chồng. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hơn cao là
Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, trong đó
tỉnh Lai Châu có tỷ lệ tảo hơn cao nhất là 18,6%. Hôn nhân cận huyết xảy ra chủ
yếu ở miền núi phía Bắc: Tại tỉnh Lai Châu, từ năm 2004 - 2011 có trên 200 đơi;
ở Lào Cai có 224 đơi; theo Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Cao
Bằng, hơn nhân cận huyết thống ở Cao Bằng diễn ra nhiều nhất đối với dân tộc
Dao 64% và Mông 61%. ở Nghệ An tỉ lệ các em nữ kết hôn ở tuổi 13 vô cùng
phổ biến. Tảo hôn vi phạm nghiêm trọng quy định về độ tuổi mà pháp luật về
hôn nhân và gia đình quy định.
Đặc biệt tục bắt vợ đã trở thành một thông lệ diễn ra trong đời sống các

dân tộc thiểu số nhất là đối với dân tộc H’Mông. Trong những năm gần đây, tục
bắt vợ đã có nhiều biến tướng, xuất hiện những kẻ lợi dụng việc này để bắt giữ
người trái pháp luật,… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống pháp luật, cuộc sống
của các bé gái,… Tục bắt vợ vi phạm vè quy định kết hôn tự nguyện của hai
bên, một số trường hợp nó cịn vi phạm về tuổi kết hôn và hôn nhân cận huyết
thống.
Hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, tập
trung nhiều ở các dân tộc thiểu số dãy Trường Sơn và Tây Nguyên. Nguyên
nhân là do hiểu biết cịn hạn chế, khơng được tư vấn về sức khỏe sinh sản, hôn
23


nhân và gia đình, sự phổ biến của pháp luật ở những vùng này còn hạn chế. Nên
người dân còn chưa nhận biết được rằng hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy
vô cùng nghiêm trọng về vấn đề nòi giống. ở một số tỉnh ở Tây Nguyên. Đặc
biệt là Đăklăk hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra khá phức tạp, các cặp đơi
cịn chưa đăng kí kết hôn, sống chung như vợ chồng, nhưng hầu hết những đứa
trẻ sinh ra đều bị bại não, teo não, dị tật bẩm sinh, mang các nguồn gen đột biến
nguy hiểm,… thậm chí có trường hợp các em nhỏ trong làng bị dị tật bại não do
cả làng sống chung và chỉ kết hôn trong làng với nhau, nguồn gen không được
mở rộng. Thêm vào đó là tục nối dây xảy ra phổ biến ở người Ê-Đê và Vân Kiều
. Hai tập tục trên ở phía dãy Trường Sơn và khu vực Tây Nguyên đã vi phạm
các quy định về hôn nhận cận huyết, sự tự nguyện trong hôn nhân, và quy định
về kết hôn một vợ một chồng.
Kết hôn giữa những người cùng giới cũng diễn ra nhiều hơn, do sự để ngỏ
của pháp luật về vấn đề này. Một số trường hợp xảy ra tranh chấp do các cuộc
hôn nhận khơng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Nhìn chung dù đã có những quy định cụ thể về các đièu kiện đăng kí kết
hơn, tuy nhiên tình trạng vi phạm những điều kiện này còn diễn ra rất phổ biến
và chưa có dấu hiệu giảm ở các địa phương trong cả nước.

2.

Một số kiến nghị, giải pháp cho thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Bài trừ nạn tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ cấp bách

vừa trước mắt, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Để thực hiện việc đấu tranh
bài trừ nạn tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống, địi hỏi mỗi cán bộ, Đảng viên,
từng tổ chức đoàn thể phải chủ động, năng động, sáng tạo trong cuộc đấu tranh
này, cụ thể là: Đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự gương mẫu trong đấu
tranh bài trừ nạn tảo hôn và HNCHT, phải coi là nhiệm vụ củađảng viên trong
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thờ ơ, vơ cảm với
24


các tệ nạn này là một trong những biểu hiện của suy thoái, nhất là đối với con,
em của cán bộ, đảng viên. Đối với cấp chính quyền cơ sở, ngoài những nhiệm
vụ tổ chức, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc
phịng thì nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành việc tuyên truyền, giáo dục pháp
luật về hôn nhân và gia đình cũng là một nhiệm vụ rất cơ bản, cấp bách và lâu
dài.
Cần giáo dục tuyên truyền sâu rộng những quy định của pháp luật về hôn
nhân đến các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có nhiều dân tộc thiểu
số. Muốn vậy trước hết người cán bộ địa phương cần tích cực thường xuyên
tuyên truyền, giảng giải cho bà con hiểu. Chỉ ra cái sai cái đúng, ngăn chặn
những hành vi lệch lạc trái với quy định kết hôn. Đồng thời tiến hành giáo dục
phổ cập, đưa những kiến thức cơ bản về điều kiện kết hôn đến sâu rộng, đặc biệt
là đối với lứa tuổi thanh niên. Không chỉ tuyên truyền giáo dục giới tính sức
khỏe sinh sản mà cịn phải giáo dục về quy định về việc kết hôn. Ngăn chặn
những tập tục vi phạm quy định như tục nối dây, bắt vợ,…

Các cơ quan có thẩm quyền cần làm nghiêm và rõ đối với các trường hợp
đăng kí kết hơn. Xử phạt nghiêm các trường hợp tảo hơn, xử lí kịp thời với các
trường hợp kết hôn trái pháp luật. không bao che, cho qua đối với những trường
hợp đăng kí kết hơn mà khơng đủ điều kiện. xử lí theo đúng các quy định đã có
trong các nghị định và Bộ luật hình sự.
Nhà trường cần hcung tay giúp sức bảo vệ các học sinh. Nhất là các bạn
nữ dân tộc thiểu số. Kết hợp giáo dục, động viên, tuyên truyền cho cả phụ huynh
và học sinh hiểu rõ và tường tận về quy định điều kiện kết hôn.
Lên án những hành vi lệch lạc, biến tướng về hôn nhân trong xã hội. đấu
tranh với những trường hợp kết hôn trái quy định, đi ngược lại với thuần phong
mỹ tục, truyền thống văn hóa của người dân.

25


×