Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN: Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.56 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


A.

MỞ ĐẦU

Mỗi con người trên thế giới này ai sinh ra và lớn lên cũng phải trải qua
sinh, lão, bệnh, tử thì mới có thể được trải nghiệm được trọn vẹn một cuộc đời.
Nếu thiếu đi một thứ thì cuộc sống chưa được trọn vẹn và cũng chưa nếm được
hương vị đầy đủ của cuộc sống. Trong cuộc sống đó, không bao giờ chúng ta có
thể tồn tại một cách độc lập và không có sự gắn kết với một ai cả hay nói cách
khác là chúng ta không sống một mình. Lúc nhỏ chúng ta sống với cha mẹ, ông
bà, chúng ta có bạn bè chơi chung chúng ta gắn kết với bạn bè. Những mối quan
hệ mà chúng ta thiết lập luôn tỉ lệ thuận với thời gian, thời gian trôi qua càng
nhiều thì các mối quan hệ đó được xác lập ngày càng nhiều. Và sự gắn kết giữa
chúng ta và các chủ thể khác trong mối quan hệ đó tùy theo những mối quan hệ
đó là gì mà chúng mang một tính chất khác nhau. Nhưng có một điều đặc biệt
rằng đa số chúng ta khi đến độ tuổi trưởng thành sẽ xác lập một mối quan hệ có
tính chất đặc biệt được gọi là hôn nhân.
Khi quan hệ hôn nhân được xác lập sẽ làm nảy sinh rất nhiều điều ý nghĩa,
bởi vì hôn nhân chính là nền tảng của việc hình thành nên gia đình. Mà bản chất
cấu tạo của xã hội chính là gia đình, gia đình là một xã hội thu nhỏ và gia đình
chính là tế bào để hình thành nên xã hội. Gia đình được hình thành nên từ nền
tảng hôn nhân và hôn nhân phát sinh sau khi có mội sự kiện được gọi là “kết
hôn”. Kết hôn là việc thường tình của nam nữ khi đến độ tuổi nhất định từ thời
xa xưa đến giờ. Minh chứng là ngay từ xa xưa ông bà ta đã có câu tục ngữ: “trai
lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”. Và ngày nay, kết hôn được xem là quyền thiêng
liêng của mỗi cá nhân và được quy định tại điều 36 Hiến pháp năm 2013. Nhưng


quan niệm kết hôn mỗi thời kỳ lại mỗi khác. Trước khi có sự xuất hiện của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000, nam nữ chỉ cần chung sống như vợ chồng thì đã
được công nhận là vợ chồng và mối quan hệ giữa họ được gọi là “hôn nhân thực
tế”. Trong thời kỳ này nam nữ chỉ cần tổ chức lễ cưới theo phong tục hoặc theo
nghi thức tôn giáo thì họ được xem như là đã kết hôn. Nhưng từ khi có sự xuất
hiện của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và sau đó là Luật hôn nhân và gia
2


đình năm 2014 thì việc kết hôn của nam nữ phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì mới được nhà nước công nhận và bảo vệ. Nhưng để
được đăng ký kết hôn thì người đăng ký đó phải đảm bảo được những điều kiện
nhất định mà pháp luật đã quy định. Để việc đăng ký kết hôn là hợp pháp thì
người đăng ký kết hôn phải đảm bảo những điều kiện nhất định đã được luật
định. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ và hiểu rõ về những điều kiện này.
Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014” để là đề tài nghiên cứu cho tiểu luận kết thúc môn học
của mình, để giúp mọi người hiểu rõ hơn và nắm bắt được những quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn. Trong quá trình nghiên cứu khó tránh mắc phải
sai sót, kính mong thầy cô và các bạn góp ý để tôi có thể sửa chữa và hoàn chỉnh
đề tài. Xin chân thành cảm ơn!

3


B.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Dưới góc độ khoa học pháp lý thì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng


sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn tại cơ quan đăng ký kết
hôn nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Nói một cách ngắn gọn thì hôn nhân được hiểu là sự liên kết giữa nam và nữ
trong quan hệ vợ chồng. Sự liên kết này không phải chỉ là việc riêng tư giữa hai
cá thể mà nó còn là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Do đó mà hôn nhân
trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Theo sự giải thích từ ngữ của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” 1. Nếu hiểu một cách dầy
đủ thì kết hôn là sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên nam nữ tuân
thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
II. ĐIỀU

KIỆN KẾT HÔN

Điều kiện kết hôn trước hết được hiểu là những điều kiện đã được luật
định, khi đảm bảo được những điều kiện đó thì nam nữ mới được đăng ký kết
hôn và việc kết hôn của nam và nữ mới được nhà nước công nhận và bảo vệ.
Điều kiện kết hôn được pháp luật quy tại điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 và được quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1.

Tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn có thể được hiểu là một độ tuổi mà khi một người đạt đến độ
tuổi đó thì được phép lấy vợ/chồng và nếu đạt đọ tuổi đó thì mới được đăng ký
kết hôn, lúc đó hôn nhân mới được thừa nhận là hợp pháp. Độ tuổi kết hôn ở
mỗi nước được quy định khác nhau và ngay cả bản thân nước ta mỗi thời kỳ hác

nhau cũng có quy định khác nhau về tuổi kết hôn. Nhưng nhìn chung thì phần
1 Điều

3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
4


lớn các quốc gia đều quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi, tuy nhiên
nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn tối thiểu sớm hơn nếu có sự đồng ý của
cha/mẹ hoặc luật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ).
Ở Việt Nam mỗi thời kỳ khác nhau quy định về độ tuổi kết hôn khác
nhau. Trong thời kỳ phong kiến, độ tuổi kết hôn trong các triều đại khác nhau
được quy định khác nhau. Ví dụ nhưBộ luật Gia Long quy định độ tuổi kết hôn
tối thiểu của nam là 16 tuổi, nữ 14 tuổi. Dưới thời Pháp thuộc thì tuổi kết hôn tối
thiểu đã được tăng lên đối với nam là 18 tuổi, nữ là 15 tuổi (Bộ dân luật Bắc Kỳ
1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936). Từ khi Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ra đời thì cả ba đạo luật về hôn nhân và gia đình là: Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959,Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều quy định độkết hôn tối thiểu đối với nam là
20 tuổi và đối với nữ là 18 tuổi.Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm2014, độ
tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và của nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên,
điều này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8.
Ở đây chúng ta thấy có sự khác nhau về tuổi kết hôn giữa Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Và sự khác nhau
này cũng dẫn đến thời điểm được đang ký kết hôn của nam và nữ theo sự điều
chỉnh của hai bộ luật này là khác nhau. Ví dụ một người nữ sinh ngày
01/01/1996, nếu chiếu theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 thì đến ngày 02/01/2013 người đó sẽ có quyền kết hôn.
Nhưng cũng người đó nếu chiếu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đến ngày 01/01/2014 người đó mới có

quyền đăng ký kết hôn.
Sở dĩ pháp luật có quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ
đều xuất phát từ các nghiên cứu khoa học.Mục đích chính của việc quy định độ
tuổi kết hôn tối thiểu ở đây là để đảm bảo sức khỏe cho nam và nữ, đồng thời
bảo đảm cho họ có đủ khả năng nhận thức để thực hiện trách nhiệm làm cha,
làm mẹ, làm vợ, làm chồng của mình, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình được
5


ấm no, hạnh phúc, bền vững. Ngoài ra việc quy định độ tuổi tối thiểu trong việc
kết hôn còn nhằm đảm bảo cho con cái của vợ chồng sinh ra được khỏe mạnh và
phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh đó việc quy định độ tuổi kết hôn
tối thiểu của nữ giới là từ đủ 18 tuổi để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp
của người vợ sau khi kết hôn (quyền yêu cầu ly hôn, quyền tự quyết định các
vấn đề liên quan đến bản thân,…).
Pháp luật nước ta có quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu nhưng lại luật
không có quy định độ tuổi tối đa trong việc kết hôn và cũng như không quy định
về độ tuổi chênh lệch giữa vợ và chồng khi kết hôn.
Tuổi kết hôn được quy định dựa trên những căn cứ về phát triển tâm sinh
lý, về khả năng nhận thức, khả năng lao động và duy trì cuộc sống, điều kiện
kinh tế, xã hội. Theo đó mỗi quốc gia thường dựa trên sự phát triển tâm sinh lý
của công dân nước mình cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà đưa ra
quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn. Vì có sự khác nhau về các điều kiện trên
giữa các quốc gia mà có sự khác nhau về độ tuổi kết hôn tối thiểu giữa các quốc
gia đó. Ví du như ở Trung Quốc thì độ tuổi kết hôn là nam 22 tuổi, nữ 20 tuổi;
Thụy Sĩ nam là 17 tuổi, nữ là 16 tuổi; Indonexia: nữ là 16 tuổi, nam là19 tuổi…
Như vậy việc quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn là rất quan trọng
và có ý nghĩa to lớn trong việc xác lập quan hệ hôn nhân.
2.


Sự tự nguyện của hai bên kết hôn

Bởi vì kết hôn sẽ tạo ra mối liên kết lâu dài giữ một người nam và một
người nữ nhằm xây dựng gia đình, sinh và nuôi dạy con cái, nên để đảm bảo lợi
ích của vợ chồng, của con cái, đảm bảo cho hôn nhân được tồn tại lâu dài, bền
vững thì rất cần sự hoàn toàn tự nguyện giữa các bên khi kết hôn. Theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc
kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Việc tự nguyện ở đây được thể
hiện ở chỗ họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống nhằm
thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người. Đông thời đó nam nữ tự quyết đối
6


với việc kết hôn của mình một cách chủ quantheo như ý muốn của họ và họ
không chịu bất kỳ sự ép buộc nào từ phía còn lại hay bên ngoài.
Tự nguyện cũng chính là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế đọ
hôn nhân nước ta. Tự nguyện có thể hiểu là tự mình làm việc gì đó theo ý chí
của bản thân mà không bị ép buộc, ràng buộc hay đe dọa. Trong cuộc sống hôn
nhân để đảm bảo cho cuộc sống được hạnh phúc bền lâu thì một trong những
điều kiện căn bản là việc kết hôn phải do ý chí tự nguyện của hai bên.
Đồng thời để đảm bảo sự tự nguyện trong kết hôn pháp luật đã có quy
định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm
“cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”.
Theo việc giải thích từ ngữ tại điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 thì “Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược
đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với
ý muốn của họ”.Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể do một bên kết hôn buộc bên
còn lại phải kết hôn với mình, cũng có thể là do bên thứ ba mà một trong hai bên
bị lệ thuộc buộc hai bên nam nữ phải kết hoon trái với nguyện vọng của họ. Để
một hành vi được coi là cưỡng ép kết hôn thì hành vi đó phải có tính chất quyết

liệt và làm cho người bị cưỡng ép không có sự lựa chọn nào khác phải kết hôn
trái với ý muốn của họ. Do đó nếu một người bị đe dọa nhưng không có căn cứ
để sự đe dọa đó xả ra hoặc một người do bị dụ dỗ mà đã đồng ý kết hôn thì
không được coi là cưỡng ép kết hôn.
Lừa dối kết hôn là một trong hai người đã có hành vi để che đậy sự thật về
nhân cách hoặc lý lịch tư pháp đặc biệt xấu, làm cho người kia lầm tưởng và kết
hôn với mình. Chỉ khi người kết hôn có hành động hoặc lời nói để che giấu sự
thật về nhân cách hoặc lý lịch tư pháp đặc biệt xấu thì mới được xem là lừa dối
để kết hôn. Các trường hợp người kết hôn nói sai sự thật về vị trí công tác, về
thu nhập của bản thân, về tài sản của gia đình mình,… thì vẫn không bị coi là
lừa dối kết hôn.
7


Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Ở đây hành vi cản trở là hành vi của
một bên thứ ba nhằm mục đích không cho nam nữ được thực hiện nguyện vọng
kết hôn của mình.
Bên cạnh đó pháp luật cũng đòi hỏi việc kết hôn phải do chính người kết hôn
quyết định trên cơ sở mong muốn kết hôn của họ. Chính vì thế mà pháp luật
cũng không cho phép cử người đại diện trong kết hôn. Vì lý do trên mà những
người bị mất năng lực hành vi dân sự thìkhông được kết hôn, do không xác định
được sự tự nguyện của họ nên.
Chính vì vậy mà pháp luật đòi hỏi việc kết hôn phải xuất phát từ sự tự
nguyện của hai bên kết hôn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm
đảm bảo hạnh phúc, sự tồn tại lâu dài của gia đình và để bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các bên khi kết hôn.
3.


Người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 thì người kết hôn phải là người “không bị mất năng lực hành vi dân sự”.
Điều kiện để coi một người bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định
tại khoản 1 điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người
này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y
tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự”.
8


Như vậy nếu một người mà bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác
làm mất đi khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì khi bị tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hữu
quan thì người đó không đủ điều kiện để kết hôn.
Sở dĩ pháp luật quy định người mất năng lực hành vi dân sự thì không
được phép kết hôn xuất phát từ tính nhân đạo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ chồng, của con cái và của các thành viên khác trong gia đình. Bởi
vì sau khi kết hôn thì họ phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một người
vợ, người chồng đối với người còn lại và trách nhiệm, nghĩa vụ của người cha,
người mẹ đối với các con của mình. Vì thế nếu một người mất năng lực hành vi
dân sự mà được phép kết hôn thì sau khi kết hôn họ không thể hoàn thành trách

nhiệm và nghĩa vụ của mình phát sinh do việc kết hôn. Nếu cho họ được phép
kết hôn thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của vợ hoặc chồng họ
và của con cái họ. Mặt khác nếu một người mất năng lực hành vi dân sự mà kết
hôn thì việc kết hôn của họ không thể nào mà xác định được là họ có tự nguyện
kết hôn hay không. Bởi vì họ không có khả năng nhận thức, không có khả năng
là chủ hành vi của mình thì sự thể hiện mong muốn tự nguyện kết hôn của họ
cũng là bất khả thi. Chính vì thế mà người mất năng lực hành vi dân sự không
thể kết hôn.
Nhưng trong thực tế vẫn tồn tại nhiều trường hợp người mất năng lực
hành vi dân sự nhưng vẫn chưa bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân
sự do chưa có yêu cầu tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự từ những bên
có liên quan. Như vậy khi có người tự nguyện kết hôn với này này thì phải giả
quyết việc này như thế nào? Xét về mặt lý luận thì không thể chấp nhận yêu cầu
đăng ký kết hôn trong trường hợp này.Vì người mất năng lực hành vi dân sự
không thể thể hiện ý chí của mình đối với sự tự nguyện kết hôn nên họ không đủ
điều kiện để được kết hôn.

9


Những đạo luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và 2000 đều cấm
người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Nhưng Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 thì không cấm họ kết hôn mà chỉ xem là họ không có đủ điều kiện để
được kết hôn nhằm tránh gây tâm lý nặng nề cho những người thân của người bị
mất năng lực hành vi dân sự.
4.

Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn

Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 và khoản 2 điều 5 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2014 thì có 4 trường hợp cấm kết hôn.
a.

Kết hôn giả tạo

Theo sự giải thích từ ngữ tại khoản 1 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 thì: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh,
cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của
Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng
gia đình”.
Mục đích chính của hai bên nam nữ khi kết hôn và xác lập quan hệ hôn
nhân chính là cùng nhau xây dựng gia đình, thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa vợ
và chồng. Và sau khi kết hôn thì vợ chồng sẽ thực hiện các chức năng của gia
đình như chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng khinh tế. Nhưng
mục đích chính của việc kết hôn giả tạo lại hướng đến việc lợi dụng kết hôn để
xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, để
hưởng các chế độ ưu đãi từ nhà nước hoặc nhằm các mục đích khác không phải
là mục đích xây dựng gia đình. Chính vì thế mà pháp luật nghiêm cấm việc kết
hôn giả tạo để duy trì tính chất tốt đẹp của hôn nhân, để tránh việc hôn nhân
biến thành phương tiện hưởng lợi của một bộ phận người. Việc kết hôn giả tạo
không những phá hủy đi tính chất tốt đẹp của hôn nhân mà còn gây ảnh hưởng
tiêu cực đến các vấn đề kinh tế - xã hội của các quốc gia. Vì những lý do trên mà
Luật Hôn nhân và gia đình nước ta cấm kết hôn giả tạo.

10


Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng có quy định cấm kết hôn giả
tạo tại khoản 2 điều 4 của luật này. Nhưng tại điều 9 định về điều kiện kết hôn
và điều 10 quy định về các trường hợp cấm kết hôn thì lại không có quy định

việc kết hôn giả tạo thuộc trường hợp cấm kết hôn. Để giải quyết thiếu sót trên
thì trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định kết hôn giả tạo là
một trong những trường hợp cấm kết hôn tại được quy dịnh tại điều 8 của luật
này.
Như vậy khi tiến hành đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ đăng ký kết
hôn mà cơ quan đăng ký kết hôn có cơ sở để cho rằng việc kết hôn đó là giả tạo
nhằm mục đích khác ngoài mục đích xây dựng gia đình thì có quyền từ chối
đăng ký kết hôn cho họ. Và theo quy định tại điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 thì đối với những trường hợp đã đăng ký kết hôn mà có cơ sở cho
rằng việc kết hôn trên là giả tạo, thì theo yêu cầu của những người có quyền tòa
án sẽ hủy việc kết hôn trái pháp luật trên.
b.

Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn

Hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân
gia đình của Việt Nam và được ghi nhận tại khoản 1 điều 2 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014. Để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc này cần phải có quy
định cụ thể nhằm xóa bỏ chế độ đa thê đã tồn tại trước đó. Kể từ khi ra đời Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã công nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng và quy định về cấm kết hôn đối với những người đang có vợ hoặc có
chồng.
Người đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là những người đã kết hôn với
một người khác theo đúng quy định của pháp luật mà quan hệ của họ chưa chấm
dứt do một bên chết hoặc một bên do tòa án tuyên bố là đã chết hoặc do ly hôn.
Đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày

11



3/1/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được xác
định là người đang có vợ hoặc có chồng2.
Đối với những người đã kết hôn mà việc kết hôn của họ vi phạm điều kiện
kết hôn thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật và họ không phải là vợ chồng
trước pháp luật. Như vậy đối với những người kết hôn trái pháp luật họ không
được xem là đang có vợ hoặc có chồng và vì thế họ không thuộc trường hợp
cấm kết hôn. Nhưng chỉ khi có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn trái pháp
luật của họ có hiệu lực thì họ mới có quyền đăng ký kết hôn với người khác.
Theo đó cơ quan đăng ký kết hôn có quyền từ chối đăng ký kết hôn cho họ khi
chưa có quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của tòa án.
Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trong thời điểm từ
ngày 3/1/1987 đến nay mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công
nhận họ là vợ chồng và đương nhiên họ không thuộc trường hợp cấm kết hôn và
họ có quyền đăng ký với người khác mà không bị cơ quan đăng ký kết hôn từ
chối. Nhưng trên thực tế khi đăng ký kết hôn cho họ cán bộ hộ tịch gặp phải sự
ngăn cản hoặc đe dọa từ phía người đã hoặc đang chung sống như vợ chồng với
người có yêu cầu đăng ký kết hôn. Vì vậy, theo quy định của pháp luật thì để có
thể đăng ký kết hôn thì người đang chung sống như vợ chồng với người khác có
quyền yêu cầu tòa án xem xét và tuyên bố không công nhận hai bên chung sống
là vợ chồng. Theo đó ta thấy quyết định của tòa án chính là cơ sở pháp lý để một
trong hai bên chung sống như vợ chồng có quyền được kết hôn với người khác.
Mặc dù chế độ hôn nhân của Việt Nam là hôn nhân một vợ một chồng
nhưng trên thực tế nước ta vẫn còn tồn tại một chồng hai vợ hoặc một vợ hai
chồng. Ở đây chính là trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc chồng
ở miền Nam, tập kết ra Bắc (năm 1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Theo hướng
dẫn của Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao về
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có
2Xem

điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ/QH10, ngày 9/6/2000, của quốc hội khóa X

về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
12


vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng khác thì đây là
trường hợp đặc biệt và quyền và lợi ích của tất cả các bên đều được pháp luật
bảo vệ.
Trong thực tế, hiện nay vẫn có nhiều trường hợp người đang có vợ hoặc
chồng chung sống như vợ chồng với người khác một cách công khai hoặc lén lút
và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của một gia đình, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình có quy định cấm
người đang có vợ hoặc có chồng sống chung với người khác như vợ chồng
nhưng lại thiếu cơ chế giám xác và xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Vì thế
cần có các biện pháp để xử lý các trường hợp trên.
c.

Cấm những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ trong
phạm vi ba đời kết hôn với nhau
Quy định trên xuất phát từ kết quả nghiên cứu khoa học về huyết học và
khảo sát thực tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho con của vợ chồng được sinh ra
khỏe mạnh không mắc phải các bệnh tật và dị dạng do quan hệ tính giao cận
huyết gây ra. Và nguyên tắc trên cũng xuất phát từ việc đảm bảo phong tục, tập
quán và thuần phong mỹ tục.
Theo sự giải thích từ ngữ tại khoản 17 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 thì “Những người cùng dòng máuvề trực hệ là những người có quan
hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”. Như vậy
theo quy định của pháp luật thì những trường hợp cấm kết hôn ở đây bao gồm:
cha, mẹ với con; ông bà với cháu nội, cháu ngoại; cụ với các chắt nội, chắt
ngoại,…
Và theo sự giải thích từ ngữ tại khoản 18 điều 3 Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014 thì“Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người
cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ,
cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con
bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”. Theo đó các trường hợp cấm két hôn
ở đây bao gồm: anh chị em ruột với nhau; bác ruột, cậu ruột, chú ruột với cháu
13


gái; cô ruột, dì ruột với cháu trai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con dì,
con cậu với nhau.
d.

Cấm người là cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi hoặc người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với
con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồngkết hôn với nhau
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định đây là trường hợp cấm kết
hôn nhằm mục đích ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngăn chặn hiện
tượng lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc mà có thể xảy ra hành vi cưỡng ép kết
hôn.Quy định này nhằm đảm bảo vấn đề đạo đức và thuần phong mỹ tục trong
quan hệ hôn nhân và gia đình.
Những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi là những người trước
đây đã tồn tại quan hệ nuôi con nuôi hợp pháp nhưng việc nuôi con nuôi của họ
đã được tòa án ra quyết định chấm dứt.
Những người đã từng là cha chồng với condâu, mẹ vợ với con rể, cha
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng là những người đã
từng tồn tại quan hệ cha - con, mẹ - con, trên cơ sở của quan hệ hôn nhân nhưng
nay quan hệ hôn nhân đó đã chấm dứt.
5.

Hai người kết hôn phải không cùng giới tính


Đối với vấn đề này chúng ta có thể thấy được rằng nhằm bắt kịp với thực
trạng của xã hội hiện tại thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định
khác với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề giới tính của hai người
kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã không còn quy định “cấm” hai
người có cùng giới tính kết hôn mà thay vào đó là việc nhà nước “không thừa
nhận” hôn nhân giữa những người có cùng giới tính.
Quy định không cấm kết hôn giữa những người đồng giới này xuất phát
từ quan điểm: kết hôn là quyền tự do cơ bản của công dân, là một trong các
quyền cơ bản của con người, công dân có quyền lựa chọn kiểu hôn nhân phù
hợp với mình pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền đó. Việc Nhà nước không
14


thừa nhận hôn nhân giữa những người đông giới xuất phát từ chức năng duy trì
nòi giống của hôn nhân và xuất phát từ việc nếu công nhận hôn nhân đồng giới
cũng có nghĩa nhà nước đã trao quyền cho họ, việc đó buộc nhà nước phải có
những chính sách để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như có
những sự điều chỉnh trong những quy định của pháp luật nước mình cho phù
hợp với việc coong nhận và việc này sẽ gây ra một sự xáo trộn rất lớn. Chính vì
các lý do trên mà nước ta không cấm cũng như không công nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính.
Vì vậy, khi hai người cùng giới tính yêu cầu đăng ký kết hôn thì cơ quan
đăng ký kết hôn sẽ từ chối đăng ký. Trong trường hợp hai người cùng giới
chung sống như vợ chồng nhưng sau đó chấm dứt việc chung sống, nếu có tranh
chấp về tài sản thì giải quyết như đối với các trường hợp nam nữ chung sống
như vợ chồng.
Trên thế giới hiện nay có một số quốc gia đã thừa nhận việc kết hôn đồng
giới như Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Bỉ, Thụy Sỹ, Canada,… Hiện nay các nước
có xu hướng thừa nhận hon nhân đồng giới có xu hướng ngày càng tăng.


15


C.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên về điều kiện kết hôn chúng ta có thể thấy được

rằng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự điều chỉnh và hoàn thiện các
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cho phù hợp với thực tiễn nước ta so
với những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy để việc
kết hôn trong thời điểm này không trái với các quy định của pháp luật thì hai
bên khi đăng ký kết hôn phải đảm bảo được đầy đủ các điều kiện kết hôn được
quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mong rằng những phân
tích trên về điều kiện kết hôn phần nào giúp mọi người hiểu rõ về nó và vận
dụng vào thực tế và tránh được việc kết hôn trái pháp luật.

16


1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, NXB

2.
3.

Chính trị quốc gia – Sự thật.

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.

D.

4.

Nghị quyết số 35/2000/NQ/QH10, ngày 9/6/2000, của quốc hội khóa X về việc
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

17



×