Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận định giá tài sản (định giá DVP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.29 KB, 14 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Họ và tên: Đồng Thị Vân Giang
Khóa/Lớp: (tín chỉ)CQ57/11.04LT2
STT: 37
Ngày thi: 11/12/2021

Mã Sinh viên: 1973402011289
(Niên chế) CQ57/11.09
ID phòng thi: 582 058 1209
Giờ thi: 13h30

BÀI THI MƠN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 1
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: MH 19.11/2021
Thời gian hoàn thành: 03 ngày

Tên tiểu luận môn học: Thẩm định giá Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang
niêm yết trên thị trường với mã chứng khoán là DVP.

Tháng 12 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản tiểu luận này do tôi độc lập nghiên cứu.
Người cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giang
ĐỒNG THỊ VÂN GIANG



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1
1
1
1
1

B. NỘI DUNG
2
I. Các khái niệm cơ bản.
2
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định giá trị doanh nghiệp
2
III. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
3
a. Phương pháp giá trị tài sản thuần
3
b. Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai
3
c. Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại)
5
d. Phương pháp định giá dựa vào vào hệ số PER (hay hệ số P/E)
6

IV. Vận dụng: Thẩm định giá Cơng ty cổ phần Cảng Đình Vũ
6
1. Tổng quan về công ty:
6
2. Thẩm định giá Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ: 7
a, Theo phương pháp định giá dựa vào vào hệ số PER
7
b, Theo phương pháp giá trị tài sản thuần (cách 1)
9
c, Theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
9
V. Đánh giá:
10


1

A. LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua
bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn
ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu
cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu tài trợ cho sự tăng
trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn
tại trong môi trường tự do cạnh tranh. Để thực hiện các giao dịch đó, địi hỏi
phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh
nghiệp, trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là
căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch

mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.
Nhận biết được tầm quan trọng của thẩm định giá doanh nghiệp, để hiểu
rõ hơn về việc lựa chọn, vận dụng các phương pháp, tơi xin tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài: “Thẩm định giá Cơng ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết
trên thị trường với mã chứng khốn là DVP”.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Thẩm định giá Cơng ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị
trường với mã chứng khoán là DVP bằng các phương pháp đã học về thẩm
định giá doanh nghiệp.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị trường với mã
chứng khoán là DVP
4.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Xác định được giá trị của Cơng ty cổ phần Cảng Đình Vũ bằng các
phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp.
- Thông qua việc lựa chọn và nhìn nhận rõ các phương pháp thẩm định sẽ
giúp cho thẩm định giá về 1 doanh nghiệp chính xác, đúng đắn hơn.


2

B.

NỘI DUNG


I. Các khái niệm cơ bản.
➢ Thẩm định giá:
- Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của quyền sở hữu tài sản cụ
thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ.
- Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù
hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của
Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
=> Thẩm định giá là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích
mà tài sản có thể mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định.
➢ Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có
trụ sở giao dịch cố định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập
mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh
doanh.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định giá trị doanh nghiệp:
Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng thu nhập mà doanh nghiệp mang
lại cho nhà đầu tư. Nhưng doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ
lớn của thu nhập ở mức độ nào lại phụ thuộc vào tất cả các yếu tố như: vốn
liếng, tài sản, kỹ thuật, vị trí,… và khả năng thích ứng của nó với các yếu tố tác
động đến giá trị doanh nghiệp bao gồm:
➢ Mơi trường bên ngồi:
- Mơi trường kinh doanh tổng qt:
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường khoa học - công nghệ
+ Mơi trường văn hóa - xã hội
+ Mơi trường chính trị

- Mơi trường đặc thù:
+ Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng
+ Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp


3

+ Các cơ quan Nhà nước
+ Quan hệ với đối thủ cạnh tranh
➢ Môi trường bên trong:
- Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp
- Trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động
- Năng lực quản trị kinh doanh
III. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp:
a. Phương pháp giá trị tài sản thuần:
➢Cơ sở lý luận: Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hóa
thơng thường. Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành
trên cơ sở một lượng tài sản có thực của doanh nghiệp. Tài sản của doanh
nghiệp được hình thành từ 2 nguồn vốn: chủ sở hữu và vay nợ.
=> Giá trị của doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) được tính bằng tổng giá trị
của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau
khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.


Công thức tổng quát: 𝑉0 = 𝑉𝑇 − 𝑉𝑁

Trong đó:
+ 𝑉0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp
+ 𝑉𝑇: Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD
+ 𝑉𝑁: Tổng giá trị các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả

➢ Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: dễ tính tốn, giá trị doanh nghiệp được đảm bảo bằng một
lượng tài sản có thực.
- Nhược điểm: thường được lập vào cuối niên độ kế toán do đó khơng
đảm bảo tính thị trường mà ta tiếp cận; phụ thuộc vào cách xác định nguyên
giá, tỷ lệ khấu hao, phương pháp khấu hao; giá trị tài sản lưu động phụ thuộc
vào phương pháp hạch toán.
b. Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai:
➢Cơ sở lý luận: Xuất phát trực tiếp từ quan niệm cho rằng giá trị doanh
nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang
lại trong tương lai.


4
𝑛



Cơng thức tổng qt:

𝑉0 = ∑

𝐹𝑡
𝑡

𝑡=1 (1+𝑖)

Trong đó:
+ 𝑉0: Giá trị doanh nghiệp
+ 𝐹𝑡: Thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t

+ i: Tỷ suất hiện tại hóa ( tỷ suất chiết khấu )
+ n: Thời gian nhận được thu nhập ( tính theo năm )
● Phương pháp định giá chứng khoán
➢Cơ sở lý luận: Giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) bằng tổng giá
trị các loại cổ phiếu mà doanh nghiệp đã phát hành. Theo M.I.Gordon: “Giá trị
của một doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh
nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai”
𝑛

➢Công thức tổng quát:

𝑃𝑉0 = ∑

𝑑𝑡
𝑡

𝑡=1 (1+𝑖)

+

𝑃𝑛
𝑛

(1+𝑖)

Trong đó:
+ 𝑃𝑉0: Giá trị hiện hành của một cổ phiếu
+ 𝑑𝑡 : Thu nhập từ cổ tức của một cổ phiếu ở năm t
+ 𝑃𝑛: Giá trị cổ phiếu tại năm n
+ i : Tỷ suất hiện tại hóa

+ n : Số năm nhận được thu nhập
➢Ưu điểm: Là phương pháp đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập
dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán, phù hợp với
quan điểm nhìn nhận và đánh giá về giá trị của doanh nghiệp của các nhà đầu
tư thiểu số, thích hợp với những doanh nghiệp có chứng khốn giao dịch trên
thị trường, xác định giá trị tài sản thuần gặp nhiều khó khăn.
➢Nhược điểm: Chính sách phân chia lợi tức cổ phần phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố : Nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả nợ, khả năng tích lũy vốn khấu hao,..
Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
➢Cơ sở lý luận: Giá trị của một doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của
các khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu
trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.



5
𝑛

➢ Cơng thức tổng qt:

𝑉0 = ∑

𝑃𝑟𝑡
𝑡

𝑡=1 (1+𝑖)

Trong đó:
+ 𝑉𝑜 : Giá trị doanh nghiệp
+ 𝑃𝑟𝑡: Lợi nhuận thuần năm thứ t

+ i : Tỷ suất hiện tại hóa
● Phương pháp hiện tại hóa dịng tiền thuần (DCF)
➢Cơ sở lý luận: Đối với nhà đầu tư đa số, giá trị doanh nghiệp được đo
bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai.
𝑛

➢Công thức tổng quát:

𝑉0 = ∑

𝐶𝐹𝑡

+

𝑡

𝑡=1 (1+𝑖)

𝑉𝑛
𝑛

(1+𝑖)

Trong đó:
+ 𝑉0 : Giá trị doanh nghiệp
+ 𝐶𝐹𝑡: Thu nhập thuần năm thứ t (dòng tiền vào năm t – dòng tiền ra
năm t )
+ 𝑉𝑛: Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kỳ đầu t (năm thứ n)
+ i : Tỷ suất hiện tại hóa
c. Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại)

➢Cơ sở lý luận: Giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình
và tài sản vơ hình.
➢ Cơng thức tổng qt: 𝑉0 = ANC + GW
Trong đó:
+ 𝑉0: : Giá trị doanh nghiệp
+ ANC: Giá trị tài sản thuần
𝑛

+ GW: Giá trị tài sản vơ hình: GW= ∑

𝐵𝑡−𝑟.𝐴𝑡
𝑡

𝑡=1 (1+𝑖)

Với: + 𝐵𝑡: Lợi nhuận năm t (t=1,n)
+ 𝐴𝑡: Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh năm t
+ r: Tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh


6

+ r. 𝐴𝑡: Lợi nhuận bình thường của tài sản năm t
+ 𝐵𝑡 − 𝑟. 𝐴𝑡: Siêu lợi nhuận ở năm t
➢Ưu điểm: Tạo cơ sở để phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh
doanh và rủi ro lãi suất tới giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp
trên cơ sở tính đến cả lợi ích của người mua và người bán.
➢Hạn chế: Dựa trên lập luận về siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở để dự báo
thời hạn và thiếu căn cứ xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai. Đòi
hỏi phải đánh giá cả tài sản hiện tại và thu nhập trong tương lai, không tránh

khỏi những hạn chế của những phương pháp đó.
d. Phương pháp định giá dựa vào vào hệ số PER (hay hệ số P/E)
➢Cơ sở lý luận: Chỉ được áp dụng khi có thị trường chứng khốn phát
triển, có nhiều doanh nghiệp tương đương đang được niêm yết và giao dịch
trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu sẽ bằng lợi nhuận dự
kiến đạt được nhân với chỉ số P/E.
➢Công thức tổng quát:

P/E =

𝑃𝑠
𝐸𝑃𝑆

Trong đó:
+ 𝑃𝑠: Giá mua bán cổ phần trên thị trường
+ EPS: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần (Lợi nhuận dự kiến/ Số lượng
cổ phần đang lưu hành)
➢Ưu điểm: Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời, dựa trên
cơ sở giá trị thị trường bằng cách so sánh trực tiếp.
➢Nhược điểm: Mang nặng tính kinh nghiệm, không đưa ra được những cơ
sở khác để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro
tác động tới doanh nghiệp.
IV. Vận dụng: Thẩm định giá Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ
1.

Tổng quan về cơng ty:
- Cơng ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) được thành
lập năm 2002 theo quyết định của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng Hải Việt
Nam. Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 100 tỷ đồng, do các cổ đông sáng



7

lập gồm: Cảng Hải Phòng chiếm 51% cùng một số pháp nhân khác và cán bộ
công nhân viên Cảng Hải phòng.
- Hoạt động chủ yếu của DVP là khai thác cảng biển và xếp dỡ hàng hóa;
kinh doanh vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; mua bán và cho thuê các
loại máy, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành khai thác cảng.
➔ + Nhóm ngành: Vận hành cảng biển
+ Vốn điều lệ: 400,000,000,000 đồng
+ Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 40,000,000 cp
+ Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 40,000,000 cp
- Mục tiêu phát triển: Phát huy tiềm năng lợi thế, đầu tư trang thiết bị hiện
đại, chú trọng công tác đào tạo con người, cải tiến thường xuyên nâng cao chất
lượng dịch vụ, định hướng phát triển trở thành cảng container chuyên nghiệp,
tiên tiến, hiện đại có uy tín trong khu vực và quốc tế.
- Triển vọng của công ty: Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3,260
km, nằm ở vị trí đắc địa trên trục đường vận tải biển quốc tế để trung chuyển
hàng hóa giữa châu Á và các châu lục khác. Với các điều kiện tự nhiên thuận
lợi, Việt Nam là nước có tiềm năng, thế mạnh phát triển về ngành công nghiệp
cảng biển.
- Rủi ro công ty: Cơ sở hạ tầng cịn hạn chế, hệ thống đường giao thơng
ách tắc kéo dài ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải đường bộ. Cạnh tranh
trong ngành gay gắt dẫn đến tình trạng một số cảng hạ giá cước để thu hút
khách.
2.

Thẩm định giá Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ:
a. Theo phương pháp định giá dựa vào vào hệ số PER (hay hệ số P/E)


Trên thực tế, khơng có thị trường chứng khốn nào thỏa mãn cả 5 điều kiện
để tạo nên một thị trường chứng khốn hồn hảo
=> Giá cả chứng khốn nói chung bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Hơn nữa,
thu nhập mà nhà đầu tư mong đợi khơng chỉ có lợi tức cổ phần mà còn ở chênh
lệch giá mua bán, thu nhập từ quyền ưu tiên mua,...Vì vậy, để xác định giá trị
doanh nghiệp cần phải kết hợp với nhiều tỷ số khác ở những doanh nghiệp có
chứng khốn giao dịch trên thị trường và có điều kiện sản xuất kinh doanh
tương tự.


8

Trong trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ
(DVP), tơi xin kết hợp với tỷ số ở những công ty dưới bảng sau:
Các tỷ số để so
sánh

GMD

TMS

SCS

HAH

VSC

Trung
bình


Doanh thu thuần

2,605,666

3,418,341

692,853

1,191,667

1,688,865

Lợi nhuận thuần

496,178

346,700

501,340

169,752

331,352

Khấu hao lũy kế

2,370,274

541,733


487,348

723,699

1,346,989

Khấu hao

275,462

68,444

44,479

147,509

202,653

CF

771,640

415,144

545,819

317,261

534,005


Khối lượng CP
đang lưu hành

301,377,957

93,645,232

50,745,700

48,782,751

55,122,798

- Doanh thu/ cổ
phần

8,646

36,503

13,653

24,428

30,638

- LN thuần/ cổ
phần

1,646


3,702

9,879

3,480

6,011

- CF/ cổ phần

2,560

4,433

10,756

6,504

9,688

Giá cổ phần trên
thị trường

48,800

83,800

145,600


69,700

43,100

- Giá cổ phần/
doanh thu (%)

564

230

1,066

285

141

457

- PER

26.10

7.53

13.94

6.17

12.67


13.28

- Giá cổ
phần/CF

19.06

18.90

13.54

10.72

4.45

13

(Theo số liệu ngày 13/12/2021)
Trong đó:
- GMD: Cơng ty cổ phần Gemadept
- TMS: Cơng ty Cổ phần Transimex
- SCS: Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gịn
- HAH: Cơng ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
- VSC: Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam
|Bảng excel chi tiết: DVG- DGTS.xlsx |
Trong những năm gần đây, DVP có: doanh thu thuần trung bình đạt 572,267
(triệu đồng), lợi nhuận thuần đạt 302,267 (triệu đồng) và khấu hao tài sản cố
định trích lập hàng năm khoảng 67,679 (triệu đồng).



9

=> Ước tính giá trị của Cơng ty cổ phần Cảng Đình Vũ:
Ước tính theo doanh thu

572,267 x 457% = 2,615,260.19 (triệu đồng)

Ước tính theo PER

302,267 x 13.28 = 4,014,105.76 (triệu đồng)

Ước tính theo CF

(67,679 + 302,267) x 13 = 4,809,298 (triệu đồng)

Giá trị trung bình của DVP

3,812,887.983 (triệu đồng)

b. Theo phương pháp giá trị tài sản thuần (cách 1):
Ta có bảng cân đối kế tốn (tóm tắt) của DVP 4 năm gần đây như sau:
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng cộng tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng nguồn vốn


2017
703,589
393,901
1,097,490
119,716
977,774
1,097,490

2018
706,323
461,49
1,167,812
101,798
1,066,015
1,167,812

2019
857,627
420,995
1,278,622
107,476
1,171,146
1,278,622

2020
1,037,283
358,852
1,396,135
112,808
1,283,327

1,396,135

=> Giá trị doanh nghiệp (năm 2020) = Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở
hữu doanh nghiệp ( 𝑉0 = 𝑉𝑇 − 𝑉𝑁)
= 1,396,135 - 112,808 = 1,283,327 (triệu đồng)
c. Theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần:
Trích báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của Công ty cổ
phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP):
Kết quả kinh doanh
2017
2018
2019
2020
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

626,664
316,926


638,725
321,584

559,892
274,562

518,185
268,769

309,738
62,922
1,88

317,14
68,272
888

285,331
49,643
66

249,416
91,941
337

55,215

68,147

65,608


50,708

315,564
835
316,399

316,377
660
317,037

300,11
2,163
302,273

290,313
34
290,347


10

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp

287,439

287,741

247,631


237,680

- Giả định rằng các thị trường tài chính trên thế giới hoạt động ổn định, Nhà
nước có thể kiểm sốt được các yếu tố đầu cơ, chi phí cơ hội trung bình của
vốn trên thị trường là

1
𝑃𝐸𝑅

=

1
7.88

= 12. 7%.

=> Ước tính lợi nhuận thuần thu được:
287,439 + 287,741 + 247,631 + 237,680
4

=> Ước tính giá trị doanh nghiệp:

= 265, 122. 75 (triệu đồng)

265,122.75
12.7%

= 2,087,580.709 (triệu đồng)


V. Đánh giá:
Có thể thấy rằng, giá trị của DVP sẽ có khả năng cao tăng trưởng trong
tương lai; bởi lẽ, nhu cầu về hàng hóa, container qua cảng biển ngày càng tăng
cao bất chấp dịch bệnh và giãn cách. Trong năm 2021, mức tăng trưởng được
duy trì ở mức tốt bất chấp tình hình giãn cách có tác động mạnh tới các cảng
biển ở khu vực phía Nam. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tổng sản lượng hàng
hóa thơng qua cảng biển 9 tháng đầu năm đạt 535.7 triệu tấn, tăng 3% so với
cùng kỳ 2020. Tổng khối lượng container qua cảng biển cả nước vẫn duy trì
mức tăng trưởng ở mức 2 con số, với giá trị ước đạt 18.6 triệu TEU, tăng 15%
so với cùng kỳ.
➢ Rủi ro/ hạn chế:
- Hiện tại, doanh nghiệp đã đạt cơng suất tối đa và chưa có ý định nâng
cơng suất. Thêm vào đó, các cảng mới đi vào hoạt động như cảng Mipec,
Vinalines Đình Vũ khiến mức độ cạnh tranh gia tăng
- Cảng Hải Phòng (PHP) nắm giữ trên 50% DVP => Công ty mẹ chi phối
hoạt động của DVP, trong khi đó PHP vẫn nặng tính Nhà nước (Bản thân PHP
lại bị chi phối bởi Vinalines).
➢Giải pháp:
- Thay vì mở rộng dịch vụ cảng, DVP tập trung khai thác dịch vụ sau cảng
nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và tránh áp lực cạnh tranh.
- Bình ổn lại giá cước.


Trên đây là toàn bộ ý kiến của em về đề tài “Thẩm định giá Cơng ty cổ phần
Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị trường với mã chứng khốn là DVP”.
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu và lập luận, em chưa có đủ kiến thức
chuyên sâu nên bài luận sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong có
thể nhận được ý kiến đóng góp của các thầy/cô. Em xin chân thành cảm ơn
thầy cô !
★ Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Định giá tài sản _ 2018 (Học viện Tài chính)
2. Website: />3. Website: />4. Một số trang web và bài viết khác.



×