TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO CHI TIẾT CHỦ ĐỀ
Hệ Thống Hỗ Trợ Ra Quyết Định (DSS) Và
Ứng Dụng Trong Việc Lập Kế Hoạch Và Xúc
Tiến Các Sản Phẩm Tương Lai Của Thế Giới
Di Động
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Thảo
Môn: Hệ thống thông tin quản lý
Lớp: 45K03.3
Nhóm: Nhóm Onl
Sinh viên thực hiện:
Đồn Quang Vinh
Nguyễn Thuyền Quyên
Nguyễn Quốc Thắng
Huỳnh Thị Sa
Mục Lục
Lời nói đầu .....................................................................................................................3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ .......................................................................................3
1. Khái niệm DSS ............................................................................................................3
2. Các thành phần của DSS ........................................................................................4
3. Các dạng hệ thống hỗ trợ ra quyết định ...........................................................4
4. Lợi ích của hệ thống hỗ trợ ra quyết định .......................................................5
PHẦN 2: MINH HỌA THỰC TẾ ......................................................................................6
I. Giới thiệu về Thế Giới Di Động .............................................................................6
1. Đối thủ cạnh tranh..................................................................................................6
2. Sản phẩm, dịch vụ .................................................................................................6
3. Vị thế, quy mô ........................................................................................................6
4. Tình hình doanh thu của thế giới di động......................................................7
II. Ứng dụng mơ hình “datapine“ - DSS vào chiến lược kinh doanh các
sản phẩm tương lai của thế giới di động ................................................................8
1. Tổng qt về DSS datapine .................................................................................8
2. Mơ hình DSS: input, output, xử lí dữ liệu ......................................................8
3. Đánh giá chiến lược kinh doanh mới khi có mơ hình ...............................15
4. Kết luận:...................................................................................................................16
2
Lời nói đầu
Trong lĩnh vực kinh doanh, quyết định chiến lược kinh doanh ln mang một
yếu tố sống cịn đối với mỗi doanh nghiệp. Mỗi quyết định khi nhà quản trị thực
hiện đều đem lại sự tác động nhất định đến sự phát triển của công ty bất kể là
lớn hay nhỏ. Mặt khác, sự phát triển và cải tiến không ngừng của công nghệ
thông tin cũng đem lại sự đổi mới trong kinh doanh. Trong đó, hệ thống hỗ trợ
ra quyết định (Decision Support System) là một phần mềm không thể thiếu
được ở các doanh nghiệp ngày nay. Để có thể đem lại cho mọi người một cái
nhìn cụ thể hơn về DSS thì nhóm sẽ phân tích đề tài “ Ứng dụng hệ thống hỗ trợ
ra quyết định trong việc lập kế hoạch và dự báo sản phẩm tương lai của Thế
Giới Di Động “.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Tại sao chúng ta cần DSS ?
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) cung cấp cho chúng ta các số liệu, báo cáo,
thống kê dựa trên dữ liệu thực của người dùng. Dựa vào đó nhà quản trị có thể
đưa ra những dự đốn, chiều hướng hành động, quyết định chính xác hơn từ đó
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự linh hoạt và thuận tiện của
phần mềm giúp cho người dùng có thể sử dụng và lưu trữ dữ liệu ở mọi không
gian và thời gian.
1. Khái niệm DSS
Vào thập niên 1970, Scott Morton đưa ra những khái niệm đầu tiên về hệ thống
hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System – DSS). Ông định nghĩa DSS
như là hệ thống máy tính có tính tương tác nhằm giúp những người sử dụng dữ
liệu và mơ hình để giải quyết các vấn đề phi cấu trúc.
3
2. Các thành phần của DSS
- Data management subsystem: gồm một cơ sở dữ liệu (database) chứa
các dữ liệu cần thiết của tình huống và được quản lý bởi một hệ quản trị
cơ sở dữ liệu (DBMS– database management system). Phần hệ này có thể
được kết nối với nhà kho dữ liệu (data warehouse) - là kho chứa dữ liệu
có liên đới đến vấn đề ra quyết định.
- Model management subsystem: còn được gọi là hệ quản trị cơ sở mơ
hình (MBMS – model base management system) là gói phần mềm gồm
các thành phần về thống kê, tài chính, khoa học quản lý hay các phương
pháp định lượng nhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích, các ngơn
ngữ mơ hình hóa. Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mơ
hình của tổ chức hay bên ngoài nào khác.
- User interface subsystem: giúp người sử dụng giao tiếp và ra lệnh cho
hệ thống.
3. Các dạng hệ thống hỗ trợ ra quyết định
a. Communication – driven DSS: Hệ thống DSS tập trung vào giao tiếp,
cộng tác cũng như phối hợp để hỗ trợ các dự án, nhiệm vụ mà yêu cầu
cao hơn 1 người thực hiện. Một ví dụ phổ biến nhất về DSS định hướng
truyền thơng chính là hệ thống họp trực tuyến và qua mạng Internet,
Google Docs,…
b. Model-driven DSS: Là một hệ thống phức tạp giúp phân tích quyết định
và các lựa chọn giữa nhiều tùy chọn khác nhau. DSS định hướng mơ hình
thường được sử dụng bởi các nhà quản trị cho nhiều mục đích tùy thuộc
vào cách thiết lập mơ hình, phân tích quyết định. Các DSS mơ hình
thường được triển khai dưới dạng ứng dụng phần mềm (software).
c. Knowledge-driven DSS: Thường được gọi là hệ thống tư vấn, hệ thống
gợi ý, chúng cung cấp kiến thức chuyên môn để giải quyết một vấn đề cụ
4
thể trên một lĩnh vực nhất định. Chúng được sử dụng cho các mục đích:
chẩn đốn, phân loại, lập kế hoạch và dự đốn mà khơng cần phụ thuộc
vào con người. Một số ví dụ thành cơng về hệ thống tư vấn hỗ trợ bảo
hiểm nhân thọ Meiji, …
d. Document-driven DSS: Hệ thống tích hợp các cơng nghệ lưu trữ và lưu
trữ để truy xuất và phân tích tài liệu. Cơng cụ tìm kiếm trên Internet là
một ví dụ điển hình vì nó được thiết kế để sàng lọc một lượng dữ liệu lớn
thơng qua các từ khóa.
e. Data-driven DSS: DSS hướng dữ liệu là một dạng hệ thống hỗ trợ ra
quyết định giúp công ty lưu trữ và phân tích các thơng tin nội bộ (và cả
bên ngồi). Một ví dụ về DSS hướng dữ liệu chính là hệ thống thơng tin
địa lí (GIS) – hệ thống sử dụng trực quan dữ liệu bằng địa lí thơng qua
việc sử dụng bản đồ
Nguồn tham khảo: ( />
4. Lợi ích của hệ thống hỗ trợ ra quyết định
- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định cải thiện tốc độ hiệu quả và chất lượng của
các hoạt động ra quyết định vì DSS có thể thu nhập và phân tích dữ liệu
thực một cách chính xác.
- Khắc phục và tăng cường khả năng tìm kiếm, lưu trữ, xử lý, trao đổi
thơng tin trong và ngoài tổ chức
- Cải thiện vấn đề giao tiếp, trao đổi cung cấp thơng tin kịp thời giữa các
phịng ban
- Tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
5
PHẦN 2: MINH HỌA THỰC TẾ
I. Giới thiệu về Thế Giới Di Động
Công ty TNHH Thế Giới Di Động (www.thegioididong.com) là nhà bán lẻ số 1
tại Việt Nam được thành lập vào tháng 03/2004. Là một trong những chuỗi bán
lẻ của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (MWG). Các lĩnh vực hoạt động
chính của cơng ty gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị di động (điện thoại di
động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện), thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực
liên quan đến thương mại điện tử. Hiện tại cơng ty đã có chi nhánh trải khắp 63
thành với hơn 1000 điểm bán. Công ty đã xây dựng được một phong cách tư
vấn bán hàng đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trang
web (www.thegioididong.com) hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di
động và một kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Đến thời điểm
hiện tại Thegioididong.com đã nhận được nhiều giải thưởng do người tiêu dùng
cũng như các đối tác bình chọn trong nhiều năm liền.
1. Đối thủ cạnh tranh
- FPT Shop, Viễn Thông A, Nguyễn Kim, Viettelstore, các cửa hàng tư
nhân nhỏ lẻ, các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada,...
2. Sản phẩm, dịch vụ
- Sản phẩm: thiết bị di động điện thoại, laptop, máy tính PC, đồng hồ, máy
in, sim điện thoại và các phụ kiện điện tử khác.
- Dịch vụ: bảo hành, sửa chữa, các dịch vụ thanh toán (điện nước, cước,...)
3. Vị thế, quy mô
- Tháng 3/2004: Ra quyết định thành lập công ty. Sau 3 tháng thành lập
công ty ra mắt website www.thegioimobi.com và 3 cửa hàng nhỏ.
6
-
Tháng 10/2004, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu
tiên tại Tp.HCM với tên gọi www.thegioididong.com
-
Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn thegioididong.com mở rộng ở
TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội.
- Năm 2007, công ty đổi thành Công ty Cổ phần Thế giới di động để có thể
mở rộng quy mơ lĩnh vực kinh doanh. Cuối năm 2010 thành lập Điện
máy xanh, năm 2015 thành lập Bách hóa xanh
- Tính đến cuối tháng 8/2021, cơng ty đã có 949 cửa hàng TGDD và 1768
Điện máy xanh trên cả nước, 1928 cửa hàng Bách Hóa Xanh.
- Hiện nay, số lượng điện thoại bán ra trung bình tại thegioididong.com
khoảng 300.000 máy/tháng chiếm khoảng 15% thị phần điện thoại chính
hãng cả nước. Trung bình một tháng bán ra hơn 10.000 laptop trở thành
nhà bán lẻ bán ra số lượng laptop lớn nhất cả nước.
4. Tình hình doanh thu của thế giới di động
Nhìn chung qua các năm thì doanh thu của Thế Giới Di Động tăng tương đối.
Cụ thể, năm 2017 đạt doanh thu thuần 66.340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là
2.207 tỷ đồng. Năm 2018 đạt doanh thu thuần 86.516 tỷ đồng và lợi nhuận sau
thuế là 2.880 tỷ đồng. Năm 2019 đạt doanh thu thuần 102.174 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế là 3.836 tỷ đồng. Năm 2020, Thế giới di động ghi nhận mức
doanh thu đạt 108.546 tỷ đồng (tăng trưởng 6%) và tăng trưởng 2% lợi nhuận
sau thuế so với 2019, đạt 3.920 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, năm 2020 là năm khó
khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch tồn cầu. Và để có được kết quả trên thì ngồi
nỗ lực tối ưu chi phí, việc cải thiện biên lợi nhuận gộp có đóng góp vơ cùng
quan trọng. Biên lợi nhuận gộp của hầu hết các ngành hàng chính được cải thiện
nhờ Thế giới di động đã chủ động đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bao gồm cả
nhãn hàng riêng, sản phẩm nhập khẩu trực tiếp và sản phẩm độc quyền phân
phối với nhiều thương hiệu và phân khúc giá khác nhau. Cùng với đó, tập trung
7
đẩy mạnh doanh số các sản phẩm có biên lợi nhuận tốt và cải thiện các điều
khoản thương mại với nhà cung cấp do lợi thế quy mô doanh thu ngày càng lớn.
II. Ứng dụng mơ hình “datapine“ - DSS vào chiến lược kinh
doanh các sản phẩm tương lai của thế giới di động
1. Tổng quát về DSS datapine
- Datapine được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phân tích dữ liệu, hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định thông qua
những đột phá về công nghệ. Sau vài năm phát triển để hồn thiện ứng
dụng hơn, cơng ty Datapine đã thu hút được hàng nghìn đơn vị sử dụng
phân bố trên hơn 25 quốc gia với trụ sở chính tại Berlin, Đức.
- Datapine là nền tảng tích hợp cả dashboard (bảng điện tử) và Business
Intelligence (kinh doanh thông minh) tập trung vào việc tự phục vụ
nhưng đồng thời cũng cung cấp những tính năng như phân tích nâng cao,
báo cáo tự động, cảnh báo thông minh,... dựa trên AI và Machine
Learning. Chỉ với vài thao tác chuột đơn giản, Datapine sẽ tích hợp hàng
tá nguồn dữ liệu như cơ sở dữ liệu, tệp, phân tích marketing, dữ liệu
CRM và ERP. Nhờ giao diện trực quan, người dùng ở mọi cấp độ có thể
sử dụng và hiểu được dữ liệu phức tạp nhờ sự trợ giúp của AI. Cốt lõi của
sản phẩm chính là các tương tác, sự linh hoạt của các bảng điện tử kinh
doanh, giúp chia sẻ thông tin chi tiết trong tổ chức hiệu quả.
- Datapine cho phép các nhà quản lí khám phá, phân tích và báo cáo dữ
liệu trên một nền tảng trung tâm và trao quyền cho các doanh nghiệp,
định hướng KPI để tăng trưởng thị phần nhiều hơn nữa trong tương lai.
2. Mơ hình DSS: input, output, xử lí dữ liệu
- Khái qt mơ hình DSS của datapine
8
Intput ( Nguồn dữ liệu đầu vào ) :
- Để có thể sử dụng hệ thống DSS của datapine, trước tiên chúng ta cần
phải liên kết dữ liệu sẵn có trong máy với hệ thống. Bất kể dữ liệu ở
nguồn nào, ta có thể kết nối với nó trong vòng vài phút
9
( Một số nguồn dữ liệu tiêu biểu )
Quá trình nhập dữ liệu và thao tác dữ liệu:
( Dữ liệu có sẵn từ google sheet)
10
(Tải dữ liệu google sheet lên datapine)
Tiến trình xử lí dữ liệu :
- Với sự hỗ trợ của các công cụ BI, datapine cho phép người dùng sử dụng
các “name tag“ để trực quan hóa các phân tích dễ dàng. Có hơn 25 biểu
đồ khác nhau phù hợp cho việc lựa chọn của mỗi nhà ngồi quản lí.
Ngồi ra, datapine còn cung câp hơn 80 bảng dashboard mẫu phù hợp cho
nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
11
- Một ưu điểm nổi bật của datapine đó chính là mã nguồn mở. Người dùng
có thể coi rõ quy trình thực hiện của hệ thống được viết bằng SQL code
và đồng thời có thể sử dụng hộp SQL để tạo ra các chương trình khác
theo mục đích của họ.
(Các công cụ BI phục vụ)
(Kho dữ liệu: Mã nguồn mở SQL code)
12
(Kho mơ hình: Bảng dashboard mẫu và dữ liệu mẫu)
Output (nguồn dữ liệu đầu ra):
13
- Kết quả cuối cùng của q trình chính là một bảng dashboard chứa
đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
(Mơ hình DSS của nhóm)
- Trong doanh nghiệp, những thành viên khác nhau có những ý tưởng
khác nhau về cách mọi thứ đang diễn ra. Điều này có thể tránh được
bằng cách truyền thơng hiệu quả. Thay vì chia sẻ thơng tin chi tiết
trong các cuộc meeting, sử dụng phần mềm báo cáo trực tuyến của
datapine sẽ giúp người quản lí tiết kiệm thời gian hơn khi bạn có thể
tồn quyền giám sát quyền truy cập và đảm bảo rằng mỗi phịng ban
chỉ có thể thấy dữ liệu mà họ được phép xem.
14
(Tổng quan một bản báo cáo tiêu chuẩn trên nền tảng datapine)
3. Đánh giá chiến lược kinh doanh mới khi có mơ hình
- Việc hoạt động và ra quyết định đã trở nên hiệu quả hơn cho Thế giới di
động khi bắt đầu sử dụng hệ thống DSS của datapine phục vụ cho việc ra
quyết định và dự báo sản phẩm cũng như lợi nhuận trong tương lai, đặc
biệt là trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay. Việc tương tác và làm việc
qua những nền tảng như datapine vừa giúp giảm chi phí quản lí, các chi
15
phí khác,...vừa giúp cải thiện năng suất làm việc của
nhân viên khi họ “work from home“.
- Áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh sẽ giúp họ
đạt được lợi thế kinh doanh sớm hơn và có thể tạo ra
những ưu điểm mà những đối thủ cạnh tranh khác khó có
thể chiếm lấy thị phần được.
4. Kết luận:
- Thơng qua bài luận của nhóm, chúng ta có thể hình
dung được DSS là một hệ thống giúp cho các nhà quản lí,
các doanh nghiệp và tập đồn lớn, …. có thể đưa ra những
quyết định tối ưu nhất, đạt được hiệu quả về mặt chi phí
và hiệu suất thực hiện
thơng qua những dạng hệ thống hỗ trợ như BI,
Dashboard, các mô hình tham khảo,…Chính vì vậy, các
doanh nghiệp, tập đồn đa quốc gia và quốc nội cũng như
thế giới di động nếu muốn cải thiện tình hình kinh doanh
của mình theo hướng tích cực, có lợi hơn thì DSS là một
trong những cơng cụ có thể giúp họ đạt được điều này dễ
dàng nhất.
16