Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHƯƠNG ÁN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ARGENTINA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA THƯƠNG MẠI
------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ
Tên: Nguyễn Thuỳ Mỹ
MSSV: 187TM23704
GVHD: Trương Công Bắc

TP. Hồ Chí Minh – năm 2021


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.4 Biểu đồ vịng đời sản phẩm cơng nghiệp - PLC .................. 10
Hình 2.4 Tình hình xuất khẩu sữa tại Argentina năm 2020 đến tháng
1/2021 ...................................................................................................................... 18
Bảng 2.5 Danh sách 10 công ty có doanh thu cao nhất Argentina ... 20
Hình 3.1.1 Logo Vinamilk ................................................................................ 22
Hình 3.1.2 Đa dạng bao bì sản phẩm Sữa Ơng Thọ ............................ 23
Hình 3.3.2 Logo Cơng ty Adecoagro ............................................................ 28
Hình 3.3.2 Thương hiệu Las Tres Ninas ..................................................... 28
Hình 3.3.2 Sữa Angelita ..................................................................................... 28

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ .......... 4
1.1


Tổng quan về kinh doanh quốc tế .................................................. 4

1.2

Môi trường kinh doanh quốc tế ....................................................... 5

2.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế là gì? ...................................... 5
2.1.2 Các loại mơi trường kinh doanh quốc tế .................................. 5
1.3

Các chiến lược kinh doanh quốc tế ................................................ 6

1.3.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế ......................... 6
1.3.2 Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế .................................. 7
1.3.3 Vai trò của xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
quốc tế ............................................................................................................... 9
1.4 Các phương án thâm nhập thị trường của các cơng ty đa
quốc gia ............................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI
ARGENTINA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA .......................................... 14
2.1

Mơi trường kinh tế .............................................................................. 14

2.2

Mơi trường văn hố ............................................................................ 16

2.3


Mơi trường chính trị - pháp luật .................................................. 16

2.4

Mơi trường tài chính ........................................................................... 17

2.5

Các đối thủ cạnh tranh ..................................................................... 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
ARGENTINA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK ............................................................................................................. 21
3.1.

Giới thiệu Công ty cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK ....... 21

3.1.1 Về công ty – VINAMILK ............................................................ 21
3.1.2 Chiến lược phát triển ...................................................................... 22
3.1.3 Sản phẩm của Vinamilk ................................................................. 23
3.2. Các chiến lược của công ty tại các thị trường trên thế giới
................................................................................................................................. 24
3.3.

Phương án thâm nhập thị trường Argentina ................................ 26

3.3.1 Phân tích sản phẩm – SWOT ........................................................... 26
3.3.2 Lựa chọn phương án thâm nhập thị trường ............................... 27
3.3.3 Chiến lược phát triển tại thị trường Argentina .......................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ
KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về kinh doanh quốc tế
Các hoạt động kinh doanh quốc tế xuất hiện cùng với quá trình giao lưu trao đổi,
mua bán hàng hoá giữa hai hay nhiều quốc gia. Những nền kinh tế lớn trên thế giới
không thể phát triển mạnh mẽ, lâu dài nếu khơng có hoạt động kinh doanh quốc tế. Giữa
các khu vực, các quốc gia và các tập đoàn lớn trong giai đoạn gần đây đã gia tăng mậu
dịch quốc tế; trong đó phải kể đến các liên kết quan trọng như: Hiệp ước mạu dịch tự
do Bắc Mĩ (NAFTA); Liên minh Châu Âu (EU); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN);… các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia. Dưới sự tác động mạnh mẽ
của các xu hướng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các cuộc Cách mạng khoa học
kĩ thuật - cơng nghệ, xu hướng tồn cầu hố, sự đa dạng trong hình thức kinh doanh
quốc tế đã trở thành nội dung quan trọng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng
thể hiện qua các nền kinh tế lớn có lợi thế về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lí, kinh
nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài,… các tập đoàn lớn đa quốc gia
và xuyên khu vực đã và đang đần nâng tầm vị thế và thị phần không chỉ trong khu vực
mà cịn trên tồn thế giới.
Kinh doanh quốc tế trở nên quan trọng đối với trong thời kì hiện đại và cần thiết.
Nếu không nằm trong một tổ chức kinh tế tồn cầu nào thì nền kinh tế của quốc gia đó
khó phát triển mạnh và đời sống nhân dân không thể nâng cao. Khi các hoạt động kinh
doanh quốc tế nhận được sự tham gia mạnh mẽ của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tạo
nên nhiều cơ hội cho tất cả các lĩnh vực ngành hàng, ngành nghề trong đó bao gồm:
hàng hố, dịch vụ, vốn, nguồn nhân lực, bên cạnh đó cịn có các phát minh sáng kiến
được áp dụng trên toàn thế giới được phân phối trên phạm vi rộng hơn. Từ đó điều này
đem lại cho người mua, người tiêu dùng đa dạng sự chọn trong việc chọn lựa sản phẩm,
dịch vụ theo nhu cầu phù hợp. Điều này cũng giúp cho giá thành cũng được bình ổn

trên mọi khu vực được phân phối, dù cho có sự cạnh tranh quốc tế, tuy nhiên điều đó
sẽ giúp thúc đẩy cho chủ thể kinh tế.
Do đó ta có thể rút ra được khái niệm về kinh doanh quốc tế, “Kinh doanh quốc
tế là toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm
mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau.” Hay cụ
thể hơn, kinh doanh quốc tế là tổng thể các hoạt động giao dịch, kinh doanh được tạo
ra và thực hiện giữa các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức giữa các quốc gia nhằm thỏa
mãn các mục tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đó. Hoạt động kinh doanh
quốc tế diễn ra giữa các chủ thể trên (gọi chung là doanh nghiệp) thuộc hai hay nhiều
quốc gia và trong môi trường kinh doanh rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Muốn kinh
doanh ở môi trường nước ngoài một cách hiệu quả trước hết doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muôn thâm nhập
4


hoạt động; tiếp đến là môi trường kinh doanh trong nước, tiềm lực và khả năng kinh
doanh của doanh nghiệp để từ đó quyết định áp dụng các hình thức kinh doanh cho phù
hợp với môi trường và quốc gia đã lựa chọn.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thâm nhập
vào thị trường của các quốc gia, chính vì điều này đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh
của các công ty nội địa trong chính quốc gia của mình. Các doanh nghiệp nội địa bắt
tay hợp tác cùng các doanh nghiệp nước ngoài trên nước sở tại khi chưa thể vươn ra
được thị trường quốc tế. Vì vậy, kinh doanh quốc tế cịn được hiểu là hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện các hoạt động giao dịch kinh
doanh với các doanh nghiệp nước ngồi.

1.2 Mơi trường kinh doanh quốc tế
2.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế là gì?
Mơi trường kinh doanh là sự tổng hợp và tác động lãn hau giữa các tác nhan kinh
tế - chính trị - văn hóa xã hội, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do khác nhau về điều kiện tự nhiên như địa
lý, lãnh thổ, khí hậu, kháu nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hố, trình độ nhận
thức, tập qn, lối sống, ngơn ngữ,v.v. Nên mỗi quốc gia có mơi trường kinh doanh khác
nhau.
Mơi trường kinh doanh bao gồm tổng thể các môi trường thành phần như mơi
trường luật phát, kinh tế, chính trị, văn hóa, tài chính tiền tệ , ... Chúng có tác động và
chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh
nghiệp phải tự điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động cho thích ứng
nhằm nắm bắt và ứng xử kịp thời trước các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong
các lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh đã lựa chọn.
Môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia ngày nay có đặc điểm chủ yếu sau:
- Mơi trường kinh doanh luôn vận động biến đổi theo hướng đa dạng và phức tạp.
- Mơi trường kinh doanh ln có sự tác động lẫn nhau của các môi trường thành
phần. Sự tác động lẫn nhau này làm cho môi trường kinh doanh càng phức tạp hơn.
- Môi trường kinh doanh ở bất cứ quốc gia nào cũng đều mang yếu tố quốc gia và
các yếu tố quốc tế.

2.1.2 Các loại môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các mơi trường thành
phần là những bộ phận không tách rời, tác động qua lại, ảnh hưởng đến hoạt động và
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mơi trường kinh doanh có thể được phân loại
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân loại thường gặp:
5


Thứ nhất, nếu đứng trên góc độ thực thể, xem xét trên mơi trường ở dạng “tĩnh”,
tức ít thay đổi hoặc thay đổi chậm thì MTKD được chia thành: mơi trường địa lý, chính
trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa.
Thứ hai, nếu trên góc độ chức năng hoạt động chức năng hoạt động, ln thay đổi
thì MTKD gồm mơi trường quản lý, tổ chức, công nghệ, nhân lực, v.v..

Thứ ba, nếu đứng trên góc độ điều kiện kinh doanh, gồm mơi trường tài chính, tiền
tệ, đầu tư.
Thứ tư, nếu đứng trên cấp độ của mơi trường kinh doanh thì MTKD có thể phân
thành mơi trường trong nước, mơi trường khu vực và môi trường quốc tế; môi trường
bên trong doanh nghiệp và mơi trường bên ngồi doanh nghiệp; mơi trường vi mơ, mơi
trường vĩ mơ.
Thứ năm, nếu đứng trên góc độ cạnh tranh,môi trường kinh doanh gồm môi trường
cạnh tranh khốc liệt và môi trường độc quyền ; môi trường cạnh tranh hồn hảo và khơng
hồn hảo, mơi trường cạnh tranh ở khu vực và mơi trường cạnh tranh tồn cầu.
Ngồi các yếu tố trên, các nhà quản lý cịn phải đối mặt với các yếu tố bên trong
như đầu vào sản xuất (vốn, nguyên liệu, và con người) và các hoạt động của tổ chức
(nhân sự, tài chính, sản xuất và marketing). Những yếu tố này được gọi là các yếu tố có
thể kiểm sốt được (controllable forces), các nhà kinh doanh cần phải quản lý điều hành
một cách có trật tự các yếu tố này để có thể thích ứng được những thay đổi của các yếu
tố trong mơi trường khơng kiểm sốt được. Ví dụ sự thay đổi chính trị - thị trường chung
ASEAN được hình thành - ảnh hưởng tới tồn bở các yếu tố có thế kiểm sốt được của
các cơng ty quốc tế đang hoạt động liên quan tới các quốc gia nằm trong khối ASEAN.
Các công ty phải xem xét lại các hoạt động kinh doanh của mình và có những điều chỉnh
cho phù hợp với luật mới khi thị trường chung chính thức đi vào hoạt động. Ví dụ, một
số cơng ty của Mỹ hay Nhật Bản có chi nhánh cơng ty đặt tại Singapore, một nơi có chi
phí lao động rất cao, có thể xem xét lại việc chuyển chi nhánh tới quốc gia khác có chi
phí lao động rẻ hơn nhiều như Philippin, Việt Nam... khi mà rào cản thương mại giữa
các quốc gia này được xóa bỏ.

1.3 Các chiến lược kinh doanh quốc tế
1.3.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính
sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược trong tổng thể
nhất định. Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh
chiến lược bao gồm quá trình đặt ra mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng

để đạt được mục tiêu đó.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là xác định mục tiêu, lĩnh vực hoạt động,
phân bổ các nguồn lực để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh
6


doanh là nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được
xây dựng khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, khi đang hoạt động (ngừng hoạt động
hoặc lĩnh vực hoạt động nào đó, bổ sung hoạt động mới...).
Chiến lược kinh doanh được xây dựng và thực hiện ở một đơn vị kinh doanh chiến
lược. Đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một doanh nghiệp hoặc tập đồn doanh
nghiệp mà nó có 7 đặc điểm cơ bản sau đây:
-

Kinh doanh độc lập;
Có nhiệm vụ rõ ràng;
Có các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh;
Điều hành quản lý các nguồn lực (vật chất, lao động…) nhất định;
Có bộ máy quản lý đủ quyền lực và có trách nhiệm;
Có thể đạt được lợi ích từ các kế hoạch chiến lược;
Có thể xây dựng kế hoạch một cách độc lập với cac đơn vị kinh doanh khác.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhắm giúp các doanh nghiệp các tập đoàn
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phân là một
điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bản chất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh
là “dự kiến tương lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lược được xây dựng chu đáo các
nhà quản lý có thể lập ra các kế hoạch cho các năm kế tiếp nhau. Trong q trình đó cần
có sự kiểm sốt chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh
luôn cần đến khả năng quản lý, điều hanh linh hoạt, sử dụng được các phương tiện vật
chất thích ứng với từng bước đi.

Một chiến lược kinh doanh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tuy vậy
chủ yếu tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:
• Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu?
• Doanh nghiệp muốn đi đến đâu?
• Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào?
Chiến lược kinh doanh cũng được xem xét như một q trình ra quyết định trong
đó các nhà quản lý, những người ra quyết định cần đánh giá thực trạng trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các mục tiêu và tìm kiếm các nguồn lực, các
biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược kinh doanh với nội dung
như vậy sẽ mang ý nghĩa bao quát và tổng thể hơn so với một kể hoạch kinh doanh. Kế
hoạch kinh doanh thường phản ánh một hệ thống các mục tiêu, các hoạt động cần phải
được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện các chiến lược kinh
doanh. Như vậy, để vươn đến được mục tiêu chiến lược một doanh nghiệp cần xây dựng
thực hiện nhiều kế hoạch kinh doanh.

1.3.2 Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế
1. Chiến lược kinh doanh dự kiến
7


Chiến lược kinh doanh dự kiến là sự kết hợp tổng thể của các mục đích, chính sách
và kế hoạch hành động vươn tới các mục tiêu đã định của một doanh nghiệp. Chiến lược
kinh doanh được xây dựng cho một giai đoạn nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác
định trong tương lai.
Chiến lược dự kiến được cấu thành bởi 3 bộ phận cơ bản đó là các mục tiêu, chính
sách và các kế hoạch hành động của một doanh nghiệp. Mục tiêu là một trạng thái mong
muốn mà doanh nghiệp xây dựng nên và cố gắng đạt tới. Trong một chiến lược kinh
doanh một doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một số mục tiêu nhất định, cónhững
mục tiêu mang tính tổng qt và có những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là những
mục tiêu bao trùm, nó phản ảnh một cách tập trung nhất những trạng thái mà doanh

nghiệp mong muốn đạt được bằng những cố gắng của mình. Mục tiêu chi tiết là những
mục tiêu cụ thể và thấp hơn mà doanh nghiệp phải đạt được để tiến tới các mục tiêu tổng
quát.
Các chính sách đó có thể được xem xét như là các chỉ dẫn về phương thức hành
động mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ để đạt được mục tiêu của mình. Thơng thường,
các chính sách có thể được hiểu như các nguyên tắc, các chỉ dẫn mà doanh nghiệp tạo
dựng nên tổ chức hoạt động nhằm vươn tới các mục tiêu đã định.
Để đạt được các mục tiêu, bên cạnh những chính sách hoạt động, doanh nghiệp
cần phải xây dựng các kế hoạch hoạt động theo một tổng thể thống nhất. Kế hoạch xây
dựng cho từng thời kỳ nhất định và phải chỉ rõ các mục tiêu cụ thể, các hoạt động cần
tiến hành, các nguồn cần khai thác. Nằm trong tổng thể của một chiến lược kinh doanh,
các kế hoạch hoạt động là tổng thể các quá trình, các biện pháp hoạt động nhằm đạt tới
các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát sẽ đạt được trên cơ sở mục tiêu cụ thể.
2. Chiến lược kinh doanh hiện thực
Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh
cho phù hợp với các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh xảy ra trên thực tế khi tổ chức
thực hiện. Như vậy có thể nói chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh
dự kiến được triển khai trên thực tế. Một chiến lược kinh doanh dự kiến co thể trở thành
một chiến lược kinh doanh hiện thực hoặc chiến lược kinh doanh không hiện thực. Một
chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh hiện thực nếu những
điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với
những điều kiện và hồn cảnh đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến.
Ngược lại nếu điều kiện của chiến lược kinh doanh dự kiến không thể xảy ra được trên
thực tế thì chiến lược kinh doanh dự kiến đó sẽ trở thành chiến lược kinh doanh khơng
thực hiện.
3. Các cấp độ của chiến lược kinh doanh

8



Chiến lược kinh doanh được phân chia theo 3 nhóm mức độ khác nhau là chiến
lược cấp kinh doanh, chiến lược kinh doanh cấp chức năng, chiến lược cấp doanh
nghiệp.
Chiến lược cấp kinh doanh là các chiến lược nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành,
cùng lợi sản phẩm và được thực hiện ở sự tương đồng về công nghệ, khách hàng... Loại
chiến lược này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải khai thác được thế mạnh của doanh
nghiệp mình, nắm bắt và khai thác được các cơ hội kinh doanh để duy trì và phát triển
vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh cấp chức năng là các chiến lược về các hoạt động chức
năng cụ thể của doanh nghiệp chẳng hạn chiến lược kinh doanh marketing, chiến lược
tài chính, chiến lược nhân sự... Các chiến lược chức năng có mối quan hệ mật thiết với
nhau và là cơ sở cho doanh nghiệp vươn tới các mục tiêu chung đã định.
Chiến lược cấp doanh nghiệp là những chiến lược chung được xây dựng cho một
đơn vị kinh doanh chiến lược. Mục tiêu của chiến lược cấp doanh nghiệp là tạo ra cơ sở
lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp trên các thị trường. Để xây dựng và thực hiến chiến
lược này doanh nghiệp cần phải kết hợp các chiến lược chức năng, đa dạng hóa hoạt
động, đa dạng hóa mối quan hệ nhằm tạo ra những lợi cho doanh nghiệp trong cạnh
tranh trên thị trường. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp thuộc về
trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp.
Bên cạnh 3 cấp độ chiến lược trên có quan điểm cho rằng cịn có chiến lược kinh
doanh cấp quốc tế. Chiến lược cấp quốc tế là những thách thức ở trên thị trường của các
quốc gia khác nhau. Chiến lược cấp quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với
hoạt động ở các mơi trường kinh doanh khác nhau, tối đa hóa những lợi ích của doanh
nghiệp để vươn tới thực hiện chiến lược toàn cầu (Global Strategy).

1.3.3 Vai trò của xây dựng và thực hiện chiến lược
kinh doanh quốc tế
Để kinh doanh trong môi trường quốc tế các doanh nghiệp cần phải tự điều chỉnh
các hoạt động của mình cho thích ứng, phải chấp nhận và đáp ứng những đòi hỏi của thị

trường bên ngồi, thơng qua các biện pháp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình
thức kinh doanh, điều chỉnh các hoạt động sao cho hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh
đó việc xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm giúp các dơnh nghiệp đạt được các
mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận là hết sức cần thiết. Chiến lược kinh
doanh đóng vai trị định hướng hoạt động chung cho doanh nghiệp và các thành viên
doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh chỉ ra được những lợi thế và bất lợi của doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu
hóa các mối đe dọa và các rủi ro trong hoạt động, khai thác lợi thế cạnh tranh để hoạt
động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác.
9



- Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh là khi các doanh nghiệp tận dụng sự đa dạng
hoá thị trường để giảm thiểu rủi ro vì biến động ở mỗi thị trường là khác nhau.
- Tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Dựa vào những mục tiêu trên mà từ đó các doanh nghiệp MNCs sẽ có những
phương án thâm nhập phù hợp cho từng sản phẩm đối với mỗi thị trường. Nhưng về cơ
bản, thâm nhập thị trường trong kinh doanh quốc tế hiện tại có những hình thức sau
đang được các doanh nghiệp đa quốc gia áp dụng:
1. Xuất khẩu (Exporting)
Xuất khẩu là phương pháp đơn giản nhất cho doanh nghiệp nội địa có thể mở rộng
thị trường. Doanh nghiệp chỉ việc sản xuất hàng hoá và chuyển giao cho doannh nghiệp
nước ngồi. Khi đó, sản phẩm của họ sẽ được thị trường ngoại tiêu thụ.
Với hình thức này giúp cho kinh tế quốc dân tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa
mãn nhu cầu nhập khẩu, tích luỹ phát triển sản xuất trong nước, kích thích sự tăng trưởng
kinh tế. Thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tiến sản xuất cạnh tranh, nâng cao chất
lượng mức sống của người dân,…
o Xuất khẩu trực tiếp:
Doanh nghiệp tự lo ban trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngồi, nên áp

dụng với hững doanh nghiệp có trình độ và quy mơ sản xuất lớn, có nhãn hiệu
hàng hố truyền thống từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này đem
lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng.
o Xuất khẩu gián tiếp:
Để bán được sản phẩm ra nước ngoài người sản xuất phải nhờ vào cá nhân hoặc
tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, xuất khẩu gián
tiếp thường được sử dụng với các cơ sở doanh nghiệp có quy mơ vừa hoặc nhỏ,
chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, chưa thông
thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
2. Sản xuất theo hợp đồng (Contract Manufacturing)
Là phương thức mà trong đó một cơng ty sẽ dàn xếp, ký kết hợp đồng với một
công ty khác ở địa phương để công ty này sản xuất sản phẩm theo đúng quy cách, thiết
kế của mình. Hay nói cách khác sản xuát theo hợp đồng là quá trình một công ty sản
xuất chế tạo ra sản phẩm dưới thương hiệu của một công ty khác.
Phương thức này được xem như một dạng của Outsourcing – là hình thức chuyển
một phần chức năng, nhiệm vụ của công ty ra gia cơng bên ngồi, những chức năng mà
chức năng mà trước đây cơng ty vẫn đảm nhiệm.
Mục đích quan trọng của hình thức sản xuất theo hợp đồng đó là nhằm tham nhập
vào thị trường mới. Một công ty đa quốc gia khi có tham vọng thâm nhập vào thị trường
11


tại một quốc gia nào thì họ sẽ tìm kiếm và lựa chọn ra những nhà sản xuất tại quốc gia
đó để tiến hành hợp tác.
Các cơng ty thuộc một số lĩnh vực như điện tử, quần áo, giày dép, thuốc và đồ chơi
thường hay áp dụng hình thức này.
Phương thức này được thực hiện bởi hai bên gồm: Công ty yêu cầu sản xuất (Hiring
Company) và Nhà sản xuất theo hợp đồng (CM – Contract Manufacturer).
3. Cấp phép (Licensing)

Cấp phép là một thoả thuậ trong đó người sở hữu các tài sản trí tuệ trao cho một
doanh nghiệp khác quyền sử dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm
đổi lấy tiền bản quyền hay các khoản phí bù khác.
4. Nhượng quyền (Franchising)
Nhượng quyền thương mại: là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ. Bên nhận quyền được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch
vụ theo cùng khuôn mẫu, kế hoạch và hệ thống tiếp thị được gắn thương hiệu, biểu
tượng… của bên nhượng quyền với điều kiện trả tiền nhượng quyền, các khaonr khác
theo hợp đồng. Thường xảy ra trong các ngành: thức ăn nhanh, khách sạn, dịch vụ, nhà
hàng, cửa hàng bán lẻ thực phẩm.
Tuy nhiên do có sự khác biệt về quan điểm và mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội
giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau.
5. Chìa khố trao tay (Turkey Project)
Chìa khoá trao tay (Turkey Project): được hiểu như là một loại dự án được ây dựng
bởi một nhà phát triển và bán hoặc chuyển giao cho một người mua ở trạng thái sẵn sàng
sử dụng.
6. Đầu tư trực tiếp (FDI) – Sở hữu toàn phần đầu tư (Wholly – Owned
Subsidiaries)
Đối với phương thức này, 100% vốn đàu từ trực tiếp từ nước ngoài, nhà đầu tư sẽ
sở hữu toàn bộ tài sản từ nước ngoài. Phương thức này tăng sự kiểm soát và sự linh hoạt
cho các nhà đầu tư nước ngồi, những nhà quản trị khơng vần phụ thuộc vào các nhân
tố địa phương khiến trì hỗn việc ra quyết định. Công ty mẹ nắm 100% quyền sở hữu
việc kinh doanh và có quyền kiểm sốt quả lý hồn toàn đối với các hoạt động của doanh
nghiệp.
7. Đầu tự trực tiếp (FDI) – Liên doanh (Joint Venture)
Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu,
quyền quản lý, điều hành hoạt động và được hưởng các quyền lợi về tài sản. Các công
12



ty đa quốc gia không chỉ thành lập liên doanh mà cịn kí kết các hiệp định nghiên cứu
thị trường, phát triển sản phẩm chung, trao đổi công nghệ,… để hỗ trợ nhau phát triển.

13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG
KINH DOANH TẠI ARGENTINA ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM SỮA
2.1 Mơi trường kinh tế
Cộng hịa Argentina trong lịch sử non trẻ của mình với tư cách là một quốc gia độc
lập, có lịch sử lâu đời trong ngành công nghiệp sữa, bắt đầu từ năm 1886, khi ông Erik
A. Adde nhập khẩu skimmer đầu tiên mang tên nhà phát minh, người Thụy Điển "De
Laval" . Kể từ đó, ngành cơng nghiệp đã trải qua những thời điểm khác nhau, nhưng nó
vẫn ln duy trì sự phát triển và ngày nay nó là một ngành cơng nghiệp có kỹ thuật cao
và phát triển trong các quy trình của nó, thậm chí vượt qua nhiều nước “phát triển”. Hơn
11.000 (mười một nghìn) triệu lít sữa được chế biến hàng năm trong khoảng 700 (bảy
trăm) ngành công nghiệp tham chiếu địa lý, để tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất và
phức tạp nhất theo quan điểm công nghệ.
Thanh trùng, tiệt trùng, sô cô la và sữa bột, pho mát cứng, nửa cứng, mềm và tan
chảy, kem, bơ, sữa chua, sữa chua, món tráng miệng và huyết thanh, là một số sản phẩm
được hàng triệu người ở Argentina và trên thế giới tiêu thụ , vì 22% sản lượng được sản
xuất trong nước được xuất khẩu sang hơn 100 (một trăm) quốc gia, thị trường xuất khẩu
chính là Brazil, chiếm 26% và các sản phẩm chính: sữa bột (50%), bột whey ( 15%),
tiếp theo là pho mát và bơ.
Hoạt động thương mại quốc tế này mang lại cho nước ta hơn 700 triệu đô la Mỹ
hàng năm, được định vị là hoạt động mang lại thu nhập thứ bảy cho Nhà nước. Nó đóng
góp 1,5% sản lượng sữa thế giới (với 99,9% sản lượng từ bò), và là nước xuất khẩu sữa
bột nguyên kem thứ 6 trên thế giới, sau Ấn Độ và Hoa Kỳ, và gần với các nước như Úc.

,Ý, Hà Lan, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, một số những nước khác.
Lãnh thổ quốc gia có đàn bò sữa trên 1,5 triệu con. Hơn 90% là gia súc Holstein
(Holando Argentino), phân tán trong hơn 10.000 đơn vị sản xuất, được đặc trưng bởi hệ
thống chăn nuôi rộng rãi, thân thiện với vật ni và mơi trường. Phía bắc của tỉnh Buenos
Aires, phía nam của Santa Fe và Entre Ríos và trung tâm và phía nam của Córdoba, là
nơi tập trung hơn 90% hoạt động này.
50-55% khối lượng sữa sản xuất trên toàn lãnh thổ quốc gia được chế biến bởi
khoảng 10 hoặc 12 công ty. Sữa nước chiếm 25% sản lượng thương mại, tiếp theo là
pho mát mềm và nửa cứng và sữa bột.
Ở nước này, mỗi người Argentina tiêu thụ khoảng 200 (hai trăm) lít sữa hàng năm,
điều này đánh dấu mức độ liên quan của sản phẩm động vật này và các sản phẩm phụ
của nó trong chế độ ăn uống của người dân chúng ta.
14


Việc khắc ghi, ủy quyền và kiểm tra các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sữa này là
trách nhiệm của SENASA, hoặc của các tổ chức mà Dịch vụ này đã ủy quyền, thông
qua một thỏa thuận.
Ở Argentina, hiện tại, các cơ sở thực hiện quá cảnh quốc tế, tức là họ xuất khẩu,
được ủy quyền và kiểm soát bởi SENASA, và những cơ sở thực hiện quá cảnh liên bang
(bán sản phẩm của họ trên toàn lãnh thổ quốc gia) cũng được SENASA ủy quyền, ngoại
trừ các tỉnh. nơi ông đã ủy quyền các chức năng được mơ tả ở trên. Córdoba, Santa Fe
và Buenos Aires, trong số những người khác, là những ví dụ về điều này. Các tỉnh này
lần lượt chiếm 37%, 32% và 25% tổng lượng sữa và các sản phẩm từ sữa được sản
xuất/sản xuất trong nước và cộng lại, chúng chiếm 94% sản lượng cả nước.
Công việc này nhằm mô tả và phân tích tình hình hiện tại liên quan đến hệ thống
kiểm sốt sản phẩm sữa ở Cộng hịa Argentina, và đặc biệt là ở tỉnh Buenos Aires.
Khung quy định hiện hành xác định năng lực của các cơ quan liên quan đến việc
thẩm định, đăng ký và kiểm tra các sản phẩm sữa trên toàn quốc và ở tỉnh Buenos Aires
sẽ được phân tích, cũng như thực tế của các cơ sở và mức độ kiểm soát của chúng bởi

những người có trách nhiệm. các cơ quan.
Các tiêu chuẩn được đánh giá ảnh hưởng đến toàn bộ thực tế quốc gia (ngoại trừ
thỏa thuận cụ thể), tuy nhiên, phân tích tiếp theo và các đường lối hành động được đề
xuất chỉ đề cập đến tỉnh Buenos Aires.
Về tình hình chăn ni bị sữa ở tỉnh Buenos Aires, các khía cạnh liên quan nhất
của báo cáo do Bộ Nông nghiệp (MAA) trước đây và Bộ Nông nghiệp hiện tại của tỉnh
Buenos Aires đưa ra, về các cơ sở sản xuất các sản phẩm sữa được ủy quyền và được
kiểm soát.
Nhu cầu về sữa kết thúc vào tháng 12 năm 2018 với mức giảm hai điểm phần trăm,
trong khi pho mát phục hồi hai phần trăm so với cùng kỳ năm 2017, và sang 2019 vẫn
nằm ở mức thấp. Ít ai có thể không đồng ý về thực tế đã trải qua một năm 2020 lịch sử,
một năm mà sự bất thường trong sản xuất , nhu cầu và thị trường là khn mẫu cho tất
cả các nhà sản xuất sữa tồn cầu.
Mặc dù Argentina điều kiện không quá khắc nghiệt đến mức phải thải bỏ ngun
liệu thơ, nhưng các tình huống dự phịng đã được khắc phục bằng một số khóa đào tạo
khi đối mặt với thất bại, thậm chí khắc phục được đà giảm giá ở các trang trại bò sữa ,
điều này cho thấy tính cấp thiết của việc thu hồi, khi khí hậu bắt đầu đi cùng và tiêu
dùng bên trong và bên ngoài thể hiện một số thích ứng.
Jorge Giraudo, Giám đốc của Đài quan sát Chuỗi Sữa (OCLA) , nói: “Năm 2020
kết thúc với lượng sữa nhiều hơn so với lượng sữa được cho là sẽ được sản xuất” , tương
tự như hành vi của các năm 2015, 2011 và 2012, với tổng mức mở rộng là 7,44%, với
đóng góp 1,012,3 triệu lít sữa trong tháng 12 (-1,8% so với tháng 11 và tăng 6,9 điểm
so với cùng kỳ năm ngoái).
15


Người tiêu dùng Argentina đã thay đổi thói quen chi tiêu bằng cách tiêu thụ nhiều
thức ăn ở nhà hơn thay vì ở nhà hàng và thường chuyển sang các sản phẩm sữa có giá
thấp hơn như sữa tiệt trùng khơng đường, pho mát kem, sữa chua đóng gói số lượng lớn,
các sản phẩm đóng gói riêng lẻ đã giảm doanh thu trong thời gian này.


2.2 Mơi trường văn hố
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Argentina ước tính là 45.402.485
người, tăng 415.102 người so với dân số 44.989.932 người năm trước. Năm 2020, tỷ
lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến
409.749 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 5.353 người (danso.org/argentina).
Tại Argentina, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi ÓMNIBUS KANTAR
trên 1000 người thông qua các cuộc phỏng vấn trực tuyến với nam giới và phụ nữ trên
18 tuổi vào năm 2020, 97% người Argentina nói rằng họ tiêu thụ sữa mỗi ngày, nhưng
phần lớn chỉ ăn từ một đến 2 khẩu phần. Điều đó có nghĩa là họ hành động dưới mức
khuyến nghị, trong đó đề nghị ăn ba khẩu phần mỗi ngày như một phần của chế độ ăn
uống lành mạnh. Bên cạnh đó, 14% người Argentina nói rằng họ tiêu thụ ba khẩu phần
theo khuyến nghị hoặc nhiều hơn mức trong mỗi ngày, bao gồm một ly sữa tươi được
xem là 1 khẩu phần.
Sữa được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết, cung cấp protein, vitamin
và khống chất chất lượng tốt. Một ly 200ml có khoảng 20% lượng canxi được khuyến
nghị hàng ngày, một khoáng chất cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể. Các
sản phẩm từ sữa, sữa nước dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng với sự đa dạng trong
chủng loại, số lượng định dạng và giá cả. Các sản phẩm từ sữa còn xuất hiện xuyên suốt
trong các bữa ăn của người Argentina như: bơ lạt, pho mát, sữa tươi,… Việc tiêu dùng
này được các chuyên gia tại Argentina khun dùng duy trì trong cả vịng đời của một
người vì dinh dưỡng đa dạng mà nó mang lại. Điều này là cơ hội cho ngành tiêu dùng
sữa phát triển.

2.3 Mơi trường chính trị - pháp luật
Trong Bộ luật Thực phẩm Argentina (Luật 18.284, 1971), quy định tại điều 533,
thực phẩm từ sữa được định nghĩa là những thực phẩm thu được từ gia súc hoặc động
vật có vú khác, các dẫn xuất hoặc sản phẩm phụ của chúng, đơn giản hoặc chế biến,
dành cho người. Như định nghĩa ưu tiên, thị trường được thống trị bởi sữa bò, nhưng
thực tế là điều này không đại diện cho sự thay thế duy nhất trong sữa động vật. Để thay

thế cho sữa bò, người ta quan sát thấy 2% tổng số sữa được bán trên thị trường trên toàn
thế giới tương ứng với sản phẩm thu được từ việc vắt sữa dê (Chacón Villalobos, 2005).
Trong số các quy định hiện hành, các quy định sau đã được phân tích và mơ tả:
Luật 18.284, Bộ luật Thực phẩm Argentina (CAA) và nghị định quản lý của nó; Nghị
định 2687/77 “Các tiêu chuẩn mà việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở sữa phải
16


tuân thủ”; 1994 Thỏa thuận giữa SENASA và tỉnh Buenos Aires; Nghị định 815/99
"Thiết lập Hệ thống Kiểm soát Thực phẩm Quốc gia để đảm bảo tuân thủ trung thực Bộ
luật Thực phẩm Argentina"; Đơn đặt hàng Dịch vụ liên quan đến việc ủy quyền và kiểm
tra các cơ sở chăn ni bị sữa, do Điều phối các Cơ sở Nuôi ong và Sữa của SENASA
ban hành (bao gồm số 23/2010: Chương trình Kiểm tra Các Cơ sở Ni ong và Sữa các
tỉnh có Thỏa thuận).
Số lượng các cơ sở đang hoạt động, các lưu vực sản xuất sữa và sự phân bố theo
địa lý của chúng, phân tầng theo quy mô, loại và khối lượng sản phẩm chế biến, lượng
sữa mà họ tiếp nhận và chế biến hàng ngày.
Tuy nhiên, trong năm 2020, mối quan hệ hợp tác Việt Nam cùng với khối Mercosur
được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là Argentina. Sau đại dịch COVID-19 việc thúc đẩy
thương mại giữa các khu vực sẽ giúp cho các nước nói chung Argentina nói riêng nhanh
chóng đẩy mạnh việc hồi phục kinh tế. Trong bối cảnh này, phòng Thương mại khối
Mercosur mong muốn được ưu tiên hợp tác với các đối tác có nền tảng phát triển ổn
định, bền vững, trong số đó là Việt Nam.

2.4 Mơi trường tài chính
Liên đồn Nơng thơn Argentina (CRA) đã đưa ra một tun bố vào cuối tháng
5/2021 thu hút sự chú ý đến tầm quan trọng của nhà sản xuất sữa. Phó chủ tịch CRA,
Gabriel De Raedemaeker, giải thích rằng việc hủy bỏ xuất khẩu thịt sẽ không làm giảm
giá thị trường nội địa như Fernández dự định, và cảnh báo rằng các xung đột khác như
xung đột giữa các nhà sản xuất sữa vẫn chưa bùng nổ hồn tồn, điều gì đó xảy ra. sẽ

xảy ra nếu chính phủ khơng linh hoạt trong các chính sách hiện hành của mình.
Tun bố của CRA nhấn mạnh rằng "Nhà sản xuất sữa Argentina nhận được mức
giá thấp nhất trên thế giới cho sữa của mình." Và "nó sản xuất nhiều hơn 30% lượng sữa
cần thiết để tạo ra tất cả các sản phẩm từ sữa được tiêu thụ trên bàn của Argentina."
Chưa hết, bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung đó, “giá sữa bán lẻ đã tăng khoảng
40% trong bốn tháng qua, cao hơn mức lương đã làm, chưa kể ngày càng có nhiều người
bị mất nguồn thu nhập, đặc biệt là những người có trẻ nhỏ cần sữa, "một người tiêu dùng
giận dữ trong một siêu thị ở Buenos Aires nói với MercoPress.
Tài liệu CRA viết tiếp: “Nhà sản xuất sữa Argentina, để bán sản phẩm của mình,
thiếu một hệ thống tiếp thị minh bạch và các quy tắc thương mại có thể phân xử. Ngoài
ra, anh ấy vừa được biết rằng một thỏa thuận đã được ký kết mà với tư cách là một thành
viên không thể thiếu của chuỗi, anh ấy thậm chí cịn khơng được mời ”.
Phân bổ xuất khẩu các mặt hàng lớn trong ngành sữa tính theo tổng giá trị tính
bằng đơ la Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020 như sau:
o 51,3% đối với sữa bột;
o 23,2% cho các loại phô mai trong các loại mì ống khác nhau của họ;
17


o 16,6% trong các sản phẩm còn lại (dulce de leche, bơ, dầu butyric, váng
sữa, v.v.);
o 8,9% từ các sản phẩm mật (lactose, casein, sữa chua, v.v.).
Biến động hàng tháng của xuất khẩu tháng 12 năm 2020 so với tháng 11 là -37,5% về
lượng và -32,6% về trị giá. Mặt khác, mức chênh lệch giữa các năm đối với tháng 12 là
-29,5% về khối lượng và -25,8% về đô la Mỹ. Tính theo số lít sữa tương đương, xuất
khẩu chiếm 25,3% tổng sản lượng vào năm 2020 (20,6% năm ngoái), hấp thụ thêm 677
triệu lít sữa cùng kỳ năm ngối. Cần lưu ý rằng trong giai đoạn này, có thêm 770 triệu
sản phẩm được sản xuất và 103 triệu lít tương đương với lượng dự trữ ban đầu lớn hơn,
trong đó hầu như tất cả lượng sữa lớn hơn được xuất khẩu hấp thụ vì lượng tiêu thụ vẫn
duy trì (tăng nhẹ trong tổng số và giảm trên mỗi đầu người điều chỉnh trong ngày) và cổ

phiếu giảm.
Đài quan sát chuỗi sữa (OCLA) do chuyên gia Jorge Giraudo chỉ đạo đã chỉ ra
bằng cách phản ánh: “Nếu chúng ta nhìn vào xuất khẩu trong hai năm qua, chúng ta thấy
rằng số lượng và khối lượng tăng trưởng rõ ràng vào cuối năm 2020 , một chu kỳ thông
thường trong ngành sữa, giảm đột ngột vào tháng 12, điều này đã tạo ra một bất ngờ lớn
trong ngành mà bây giờ chúng ta có thể biết nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm trọng
này và nó đã được bù đắp như thế nào vào tháng 1 năm 2021. Lời giải thích chính cho
tình trạng này là do là sự chậm trễ trong hoạt động với Brazil về cơ bản do việc điều
chỉnh lại giá cả và tỷ giá hối đoái, vốn đã được bình thường hóa vào tháng 1 năm 2021”.

Hình 2.4 Tình hình xuất khẩu sữa tại Argentina năm 2020 đến tháng 1/2021
(nguồn )
Chú thích:
- Miles de US$: nghìn đơ la Mỹ
18


- Toneladas: khối lượng (tấn)
- En toneladas 2020/2021: Sản lượng 2020

2.5 Các đối thủ cạnh tranh
Tại Cộng hòa Argentina, ước tính có khoảng 800 cơng ty sữa. Ghi nhận chính xác
nhất là cuộc khảo sát công nghiệp năm 2018 do Tổng cục Sữa quốc gia thực hiện, với
khoảng 670 ngành được khảo sát. Đây là khía cạnh đầu tiên của vũ trụ sữa quốc gia có
nhiều cơng ty chưa được đăng ký chính thức, đặc biệt là ở các khu vực ngoại ô Pampa.
Bảng xếp hạng TodoAgro về các công ty sữa này, dựa trên một nghiên cứu rất tốt
do Đài quan sát Chuỗi sữa Argentina thực hiện. Bảng xếp hạng xác nhận rằng vẫn có
hơn 40 cơng ty Argentina chế biến hơn 100.000 lít sữa mỗi ngày. Về thu nhập của các
cơng ty, ở Argentina trong kỳ phân tích doanh thu cơng nghiệp bình qn là 0,53 USD/lít
sữa. Ví dụ, giá trị này trong bảng xếp hạng 20 ngành công nghiệp sữa hàng đầu thế giới

là gần 1,00 đô la Mỹ / lít sữa (IFCN-2018). Uruguay năm 2019/2020: 0,53 đơ la Mỹ /
lít, có tính đến việc xuất khẩu chiếm 70% điểm đến thương mại của lít sữa chế biến (dữ
liệu từ INALE), trong khi ở Argentina, con số này chiếm 20%.
Danh sách 10 cơng ty có doanh thu cao nhất Argentina được ghi nhận vào năm 2020.
STT Tên cơng ty

Sản lượng
(lít/ngày)

Tên thương hiệu

1

Mastellone Hnos.

3.506.330

La Serenísima, Armonía

2

Saputo

3.418.411

La Paulina, Ricrem

3

Suc. de Alfredo Williner 1.348.087

SA

Ilolay, ilolay Kids

4

Punta del Agua

1.045.000

Punta del Agua

5

Nestlé Argentina

898.629

Nestlé, Nido, Cerelac, Nesquik,
entre otras

6

Noal SA

834.790

Noalsa

7


Verónica

744.541

Verónica

8

García Hnos. Agroind. – 712.384
Tregar

Tregar

9

Milkaut – Savencia
Argentina

Milkaut, Santa Rosa

701.849

19


10

Adecoagro


585.910

Las Tres Ninas, Apóstoles,
Angelita

Bảng 2.5 Danh sách 10 cơng ty có doanh thu cao nhất Argentina
(nguồn Bảng xếp hạng 50 công ty sữa tại Argentina được thực hiện dựa trên dữ liệu từ Đài quan sát
Chuỗi sữa (Xếp hạng 2020) đã chụp X quang chính xác dữ liệu của 25 cơng ty, hồn thành với 25 dữ
liệu khác được thu thập thông qua các câu hỏi từ các nhà báo của TodoAgro cho các doanh nhân sữa,
công nhân nhà máy, kỹ thuật viên sữa, các nhà báo gửi và người sản xuất.)

20


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN THÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG ARGENTINA CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
3.1. Giới thiệu Công ty cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK
3.1.1 Về công ty – VINAMILK
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company). Thành lập vào năm 1976, hiện nay Vinamilk đã trở
thành công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp Sữa Việt Nam, thuộc top 10 thương
hiệu mạnh tại thị trường Việt Nam. Ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn đang là
thương hiệu chiếm thị phần cao nhất ngành sữa Việt Nam với 54,5% (số liệu được ghi
nhận tháng 7/2021). Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, hiện nay sản phẩm của
Vinamilk đã có mặt trên nhiều thị trường lớn trên thế giới, như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba
lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
Vinamilk không ngừng nắm bắt cơ hội, không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư cơ
sở hạ tầng, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từng
thị trường lớn nhỏ. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuát sữa là Thống Nhất, Trường Thọ,

Dielac; Vinamilk đã mở rộng hệ thống phân phối với các nhà máy tại: Hà Nội, liên
doanh Bình Định, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An chuyên sản xuất và phân
phối phủ kín thị trường trong nước. Sau hơn 40 năm phát triển, Vinamilk có gần 200
nhà phân phối và 240.000 điểm bán trải dài khắp 63 tỉnh thành, 14 nhà máy, 2 xí nghiệp
sản xuất kho vạn, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia
(Angkormilk), 1 văn phòng đại diện tại Thái Lan. (số liệu được cập nhật vào tháng
9/2020, theo infbaosaigon và Báo cáo thường niên 2020 )
Tầm nhìn:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khoẻ
phục vụ cuộc sống con người.”
Sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chát lượng nhất
bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người
và xã hội”
Giá trị cốt lõi:
- Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng
đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng.
21


- Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.
- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức.
- Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách,
quy định của cơng ty.

Hình 3.1.1 Logo Vinamilk
(nguồn vinamilk.com.vn)


Với bộ nhận diện màu xanh trắng tươi sáng, Vinamilk muốn truyền tải sứ mệnh
mang lại cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất bằng chính sự trân trọng, tình u
thương và trách nhiệm của mình, đi cùng với đó là mong muốn “Vươn cao Việt Nam”,
“Mắt sáng dáng cao” đồng hành cùng trẻ em Việt Nam phát triển.

3.1.2 Chiến lược phát triển
Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động sản
xuất kinh doanh, luôn duy trì vị thế số 1 tại thị trường Sữa Việt Nam và trở thành 1 trong
10 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu. Trong đó có 3 trụ cột chính được thực thi,
bao gồm:
- Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh
doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk. Vinamilk khơng ngừng nghiên cứu và tìm
tịi phát triển đa dạng mẫu mã, hương vị mới cân chỉnh theo nhu cầu của từng nhóm
khách hàng mà sản phẩm muốn hướng đến. Việc các tân những sản phẩm đã có mặt
hàng chục năm đi theo thương hiệu Vinamilk trên thị trường cũng là cách họ giúp người
tiêu dùng tăng thêm nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi khi dùng sản phẩm.

22


Hình 3.1.2 Đa dạng bao bì sản phẩm Sữa Ơng Thọ
(nguồn vinamilkvietnam.com)
- Củng cố vị thế đứng đầu ngành Sữa Việt Nam
Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển dồi dào bằng
những sản phẩm phong phú hương vị. Cùng với đó là chiến lược bao phủ khu vực nơng
thơn với các dịng sản phẩm phổ thơng, nơi tiềm năng tăng trưởng cịn rất lớn. Chú trọng
phân khúc cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Mở rộng hệ
thống phân phối nội địa nhừm gia tăng thị phần trong nước để luôn giữ vững vị thế trên

thị trường Sữa Việt Nam.
- Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á
Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ
hợp tác mạh mẽ với các đối tcs theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết
hợp. Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia với mục
đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu
mới với chiến lược chuyển đổi mơ hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình
thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

3.1.3 Sản phẩm của Vinamilk
Vinamilk dẫn đầu trong những thương hiệu sữa chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam
với đa dạng dòng sản phẩm: 54,5% thị trường sữa trong nước; 40,6% thị trường sữa bột;
33,9% thị trường sữa chua uống; 84,5% thị trường sữa chua ăn; 79,7% thị phần sữa đặc.
Cho đến thời điểm này, công ty Sữa Vinamilk đã đáp ứng hơn 250 dịng sản phẩm
khơng giống nhau, với những ngành hàng chính đơn cử như sau:
23


o Sữa nước với các thương hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu…
o Sữa chua với những thương hiệu: SuSu, Probi, ProBeauty…
o Sữa bột trẻ em & người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum
Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường,
SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold
o Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ơng Thọ
o Kem & phơ mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc
kem, Nhóc Kem Oze, phơ mai Bị Đeo Nơ
o Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai
Icy, sữa đậu nành GoldSoy.
Sản phẩm chủ lực đang được Vinamilk xuất khẩu đến thị trường quốc tế: Sữa bột,
bột dinh dưỡng, sữa nước, sữa đặc, sữa đậu nành, nước giải khát. Các sản phẩm đã được

xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung
Đông, Châu Phi và các nước khác.

3.2. Các chiến lược của công ty tại các thị trường trên thế giới
Vinamilk bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm đầu tiên đến thị trường Trung Đông
vào thị trường Trung Đông, với thị trường chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy
lương thực của Liên Hợp Quốc. Đây được coi một dấu mốc quan trọng trong quá trình
phát triển, vươn ra thị trường thế giới đầu tiên của Vinamilk. Trải qua nhiều năm nỗ lực
tìm kiếm thị trường, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hiện sản phẩm của
Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với hàng loạt sản phẩm đa dạng,
như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, yogurt, nước trái cây,
kem… Các sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hàng loạt các quốc gia, như:
Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada,
Mỹ, Australia… Ngồi ra, cơng ty đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang
châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ.
Hiện nay Vinamilk đã nằm trong top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Trong 6
tháng đầu năm 2020, tuy nền kinh tế toàn cầu bị tác động bởi COVID-19 nhưng nhờ
hàng loạt hợp đồng xuất khẩu đã ký và đang triển khai, doanh thu xuất khẩu của
Vinamilk cán mốc 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ 2019,
đóng góp tích cực vào kết quả chung của công ty.
Thị trường Trung Đông được đánh giá là một trong những thị trường lớn nhiều
tiềm năng nhưng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Trung Đông là thị trường khắt
khe trong việc chọn lọc và đòi hỏi nhiều thứ từ cả nhà cung cấp, đó là uy tín và ln lấy
chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển. Ngay từ khi chiến lược
mở rộng thị trường ra nước ngồi Vinamilk đã lựa chọn Trung Đơng là thị trường mở
ra cơ hội cho Vinamilk ghi dấu ấn với thị trường tiêu dùng quốc tế. Quả như mong đợi,
thị trường này đã đóng góp phần lớn cho doanh thu xuất khẩu nói riêng cũng như doanh
24



thu của Vinamilk nói chung. Tính đến thời điểm hiện tại thị trường này đã đem lại tỷ
suất lợi nhuận gộp vượt trội vào khoảng 63% (chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu) từ
việc xuất khẩu các sản phẩm sữa bột – sản phẩm mang lại lợi nhuận gộp cao nhất trong
thị trường này. (số liệu ghi nhận năm 20219)
Vinamilk đã chinh phục người tiêu dùng Trung Đông bằng những sản phẩm chất
lượng hàng đầu và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí, yêu cầu về sản phẩm của thị trường
này. Vinamilk đã mang đến Trung Đơng những dịng sản phẩm trọng tâm như sữa bột,
bột dinh dưỡng, sữa đặc… Từ sự tín nhiệm của các đối tác vào sản phẩm, hiện nay cái
tên “Dielac” lô sữa bột đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông đã phổ biến
đến mức người dân dùng chung cái tên “Dielac” để gọi tên các sản phẩm sữa bột, bột
sinh dưỡng cho trẻ em nói chung. Với 15 năm thâm nhập, Trung Đơng đã trở thành một
thị trường có nhiều gắn bó với thương hiệu Vinamilk của Việt Nam. Trong những kế
hoạch tiếp theo, Vinamilk đã đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm tại thị trường
này, thông qua việc phối hợp với các nhà phân phối, tập trung vào các quốc gia mấu
chốt và nhiều tiềm năng như Iraq, Syria, Yemen.
Vinamilk thường xuyên tham gia vào các hoạt động hội chợ, trưng bày triển lãm
tại Trung Đông. Trong 3 năm liên tiếp, Vinamilk đều tham dự Hội chợ Gulfood được tổ
chức thường niên tại Trung tâm thương mại Thế giới Dubai với mục tiêu đẩy mạnh hơn
nữa hình ảnh, hoạt động của Vinamilk ở khu vực Trung Đông, cũng như kết nối được
với khách hàng ở các nước lân cận và châu Phi. Ngay ngày đầu tiên tham gia Hội chợ
này, Vinamilk đã ký kết được Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá
12,5 triệu USD. Đồng thời, Vinamilk tiếp tục tung thêm sản phẩm mới cho các ngành
hàng quen thuộc, phát triển thêm các kích cỡ ,bao bì mới đem lại cho người tiêu dùng
tại đây những sự lựa chọn đa dạng và hấp dẫn hơn… Điều này đã góp phần tạo nên sự
phát triển vượt bậc của Vinamilk tại khu vực này trong 5 năm gần đây với tốc độ tăng
trưởng doanh số trung bình từ 38% trong giai đoạn 2010 - 2015. Con số này là một minh
chứng khá rõ nét cho vị thế vững chắc của Vinamilk ở Trung Đông.
Đối với thị trường New Zealand, năm 2010, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp phép đầu tư ra nước ngoài, Vinamilk đã mua 19,3% cổ phần của Cơng ty Miraka
Limited tại New Zealand. Đây có thể nói là dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk

ở thị trường thế giới.
Mua lại cổ phần của một công ty tại thị trường sẽ tấn công là một trong những
chiến lược kinh doanh quốc tế kinh điển được Vinamilk áp dụng lúc bấy giờ. Bằng việc
mua lại 19,3% giá trị cổ phần của Công ty Miraka và sẽ nâng vốn đầu tư lên nếu tình
tình kinh doanh ổn định. Một trong những lý do Miraka được Vinamilk chọn lựa đó là
vì nhà máy chế biến sữa bột này đặt tại trung tâm đảo Băc – New Zealand – nơi có vùng
ngun liệu chất lượng cao nổi tiếng tồn thế giới.

25


×