I. ĐẶT VẤN ĐỀ
GD Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi
nhanh chóng và phức tạp. Dưới tác động mạnh mẽ của các xu thế thế giới thì
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế về GD đã trở thành xu thế tất yếu. Với xu thế
phát triển của GD trong khu vực và thế giới hiện nay là chú trọng tới việc phát
triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào việc
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo ra năng lực học tập suốt đời. Để
đáp ứng xu thế này, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo: “ Phát
triển GD là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, tồn diện nền GD Việt Nam
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa , dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý GD, phát triển đội ngũ GV và cán
bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi
trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng
lập nghiệp”. Quan điểm trên đã nói rõ “ Phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản
lí GD” là khâu then chốt và là điều kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến
lược GD trong thời kì mới. Đúng vậy, khơng thể có quy mơ GD tốt nếu khơng
có đội ngũ nhà giáo có chất lượng. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD
tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện đảm bảo chất lượng
giáo dục khác. Để phát triển được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí thì “
Chương trình Bồi dưỡng nâng hạng giáo viên” là một trong những giải pháp
hữu hiệu. Chương trình nhằm cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng
nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực
nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Qua quá trình tham gia tập huấn “ Lớp Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III”, được học tập và nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo giảng dạy của trường Đại học Thủ đô
Hà Nội, tôi đã tiếp thu và nắm bắt được nhiều kiến thức bổ ích giúp nâng cao
kiến thức và phát triển các kĩ năng nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp
vụ của bản thân.
II. KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức: Chương trình gồm có 10 chuyên đề:
-Chuyên đề 1: Lý luận về Nhà nước và hành chính nhà nước.
-Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển GD&ĐT
-Chuyên đề 3: Quản lý GD và chính sách phát triển GD trong cơ chế thị trường
định hướng XHCN.
-Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường tiểu học
-Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch
giáo dục ở trường tiểu học.
-Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III
-Chuyên đề 7: Dạy học phát triển năng lực của người học
-Chuyên đề 8: Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng
trường tiểu học.
-Chuyên đề 9:Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV trong
trường tiểu học.
-Chuyên đề 10:Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao
chất lượng giáo dục và phát triển trường tiểu học
2.Nội dung chính của các chuyên đề đã học:
Chuyên đề 1
LÍ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
*Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, là trung tâm của hệ thống chính trị, cơng
cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội.
*Quản lý nhà nước: Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã
hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cach sử dụng quyền lực nhà
nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của
cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo
một định hướng thống nhất của nhà nước.
*Hành chính nhà nước: Là hoạt động chấp hành và điều hành trong việc quản
lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm giúp cho hệ thống đó
hồn thành mục tiêu của mình.
*Các ngun tắc hành chính nhà nước cơ bản: Có 6 nguyên tắc:
+Nguyên tắc Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước.
+ Nguyên tắc pháp trị
+ Nguyên tắc phục vụ
+Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả
+ Nguyên tắc hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát chặt
chẽ của công dân và xã hội.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ ( VD: Tổ chức họp, chưng cầu ý kiến,
thống nhất rồi mới ban hành )
*Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước:
+ Chức năng nội bộ: Ví dụ: chức năng lập kế hoạch; chức năng tổ chức
bộ máy hành chính; chức năng nhân sự; chức năng lãnh đạo; điều hành; chức
năng phối hợp; chức năng quản lý ngân sách; chức năng kiểm soát.v.v.
+ Chức năng bên ngồi: Ví dụ: lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực, ban hành và đề xuất các quy định pháp luật quản lý ngành,...
*Chính sách cơng là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải
quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ
chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng.
*Qui trình hoạch định chính sách cơng:
Lý do hoạch định chính sách.
Xây dựng dự thảo các phương án chính sách.
Lựa chọn phương án dự thảo tốt nhất.
Hoàn thiện phương án lựa chọn.
Thẩm định phương án chính sách.
Quyết định ban hành chính sách.
Cơng bố chính sách cơng.
*Các bước tổ chức thực hiện chính sách cơng
Để tổ chức điều hành có hiệu quả cơng tác thực thi chính sách, trước tiên
cần tuân thủ các bước tổ chức thực thi cơ bản sau đây:
+Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách.
+Phổ biến, tuyên truyền chính sách cơng
+Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách cơng
+Duy trì chính sách cơng
+Điều chỉnh chính sách
+Theo dõi kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách cơng
+Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.
*Đánh giá chính sách cơng là quá trình xem xét các sản phẩm đầu ra và kết
dự kiến với các sản phẩm đầu ra và kết quả thực tế trong qua trình tổ chức thực
hiện chính sách cơng.
*Quản lý nhà nước theo ngành được hiểu là sự tác động của Nhà nước đến
hoạt động của từng ngành, nhằm định hướng hoạt động của ngành đến mục tiêu
đã định.
*Quản lý theo lãnh thổ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là quản lý theo địa
phương. Quản lý theo địa phương nằm trong nội dung phân cấp quản lý Nhà
nước thuộc về Chính phủ. Theo quy định của pháp luật, quản lý theo địa
phương được thực hiện ở 3 cấp:
Tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương);
Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
Xã (phường, thị trấn).
*Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ
+ Thống nhất mục tiêu
+ Tuân thủ quy định pháp luật.
+ Hợp tác tồn diện, chia sẻ thơng tin.
+ Phân định trách nhiệm
+ Bảo đảm hiệu quả công việc
Với những kiến thức đã tiếp thu được về Nhà nước và hành chính nhà
nước mà tôi đã tiếp thu được ở chuyên đề 1 này, bản thân tôi sẽ vận dụng trong
công tác quản lí tại cơ quan mình đang cơng tác.
Với cương vị là giáo viên giảng dạy kiêm tổ trưởng tổ chuyên môn, tôi
sẽ vận dụng những kiến thức học được để quản lí HS và quản lý giáo viên
trong tổ chuyên môn được tốt hơn.
Sau khi học chuyên đề 1 tôi có đề xuất sau: Để phát triển GD, cần
nâng cao năng lực đội ngũ GV, để có đội ngũ GV đảm bảo chất lượng cần có
chính sách thu hút nhân tài từ khâu đầu vào của các trường Sư phạm. Vì vậy
nên chăng cần cải tiến chính sách tiền lương cho GV nhằm thu hút người giỏi,
có năng lực lựa chọn thi vào ngành Sư phạm. Bên cạnh đó cũng cần cải tiến
chính sách tính lương hưu cho giáo viên để đảm bảo mức sống cho GV sau khi
nghỉ hưu.
Chuyên đề 2
CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GD VÀ ĐÀO TẠO
*Xu thế phát triển GD trong bối cảnh toàn cầu hóa:
Bối cảnh thế giới dẫn đến xu thế tồn cầu hóa, tác động đến CNTT và
truyền thơng đồng thời cũng tác động đến nền kinh tế tri thức.
Bối cảnh trong nước tác động đến sự phân hóa XH, tác động đến vấn đề
hội nhập và thương mại hóa GD, tâm lí trọng bằng cấp, nguồn nhân lực chưa
đáp ứng.
Tất cả những sự tác động trên đã đặt ra cho GD Việt Nam những yêu cầu
phải đổi mới để nâng cao hơn nữa chất lượng GD, giúp thế hệ trẻ Việt Nam có
đủ năng lực và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới
cũng như đáp ứng những yêu cầu về nguồn lực lao động của đất nước trong
giai đoạn lịch sử mới.
*Xu thế phát triển của GDtrong khu vực và thế giới.
- GD chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng
lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo ra
năng lực học tập suốt đời.
- OECD xác định Khung NL cốt lõi của HS PT gồm 3 nhóm năng lực,
trong mỗi nhóm lại có một số NL chủ chốt được nhìn nhận theo cách tiếp cận
tổng thể và tích hợp.
- GD PT các nước được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn cơ bản và giai
đoạn sau cơ bản.
- Xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu tích cực hóa hoạt
động học tập và phát triển năng lực người học .
- Xu thế đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập phù
hợp yêu cầu phát triển năng lực người học.
- Quan niệm đa dạng hóa theo hướng mở về nguồn tài liệu dạy học cung
cấp thông tin cho việc dạy của GV và học của HS.
* Đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển GD và GDPT trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Quan điểm chỉ đạo: Theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số
29 NQ/TƯ. Những nội dung cơ bản về quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng:
(1)- GD và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
(2)- Đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở GD - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân
người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
(3)- Phát triển GD và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý
luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội.
(4)- Phát triển GD và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã
hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật
khách quan. Chuyển phát triển GD và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang
chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
(5)- Đổi mới hệ thống GD theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các
bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại
hóa GD và đào tạo.
(6)- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD và đào tạo.
Phát triển hài hịa, hỗ trợ giữa GD cơng lập và ngồi cơng lập, giữa các vùng,
miền. Ưu tiên đầu tư phát triển GD và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó
khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối
tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD và đào tạo.
(7)- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD và đào tạo,
đồng thời GD và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển
đất nước.
+ Chiến lược phát triển GDĐT và phát triển GDPT giai đoạn 2011 – 2020.
Tư tưởng xuyên suốt từ quan điểm đến mục tiêu và các giải pháp Chiến
lược phát triển GD 2011-2020 là ưu tiên nâng cao chất lượng GD, người học là
tâm điểm của Chiến lược, hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
của người học; đảm bảo công bằng trong tiếp cận GD, tạo cơ hội học tập suốt
đời cho mỗi người dân, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập; phát triển
GD đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+Giải pháp để đạt được mục tiêu chiến lược:
(1)
Đổi mới quản lí GD;
(2)
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD;
(3)
Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và chuyển giao
công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội;
(4)
Tăng cường các nguồn đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính cho GD;
(5)
Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội;
(6)
Tăng cường hỗ trợ phát triển GD đối với các vùng khó khan, dân tọc
thiểu số và đối tượng chính sách xã hội;
(7)
Phát triển khoa học GD;
(8)
Mở rộng và nâng cao hiểu quả hợp tác quốc tế về GD;
Trong số 8 giải pháp Chiến lược, Giải pháp 1 về “Đổi mới quản lí GD”
được chọn làm giải pháp đột phá vì lí luận và thực tiễn cho thấy vai trị của
quản lí GD quyết định sự vận hành của hệ thống GD theo đúng quy luật và
mục tiêu đã định
Giải pháp 2 về “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD” là giải
pháp then chốt và là điều kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược GD
trong thời kì mới. Khơng thể có quy mơ GD và chất lượng GD tốt nếu khơng
có đội ngũ nhà giáo có chất lượng. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD
tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện đảm bảo chất lượng
giáo duc khác.
*Chính sách và giải pháp phát triển GDPT
+ Đổi mới nhận thức về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế
+ Hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục sau cơ bản định hướng nghề
nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thơng
+ Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và
đánh giá GD.
+ Chính sách và giải pháp phát triển đội ngũ GV PT và GV THCS;
+ Chính sách đảm bảo chất lượng;
+ Chính sách đầu tư;
+ Chính sách tạo cơ hội bình đẳng và chính sách phát triển GD các vùng
miền.
Với những kiến thức đã tiếp thu được từ chun đề 2, tơi nhận thấy mình
cần bồi dưỡng kĩ năng vận dụng những kiến thức trên vào thực tế công tác giáo
dục và giảng dạy trong nhà trường tôi đang công tác. Tôi cần bám sát quan
điểm chỉ đạo , đường lối, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta về cơng tác giáo
dục để tích cực bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng nhằm nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ và năng lực nghề nghiệp cho bản thân: tích cực tham gia các lớp tập
huấn, chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
dạy học, đánh giá giáo dục,... và tích cực áp dụng vào thực tế giảng dạy góp
phần đạt được mục tiêu chiến lược về GD của Đảng và Nhà nước ta. Với
cương vị là tổ trưởng tổ chuyên môn, tơi cũng sẽ tích cực giúp đỡ đồng nghiệp
đổi mới nhận thức và tiếp cận với sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà...
Chuyên đề 3
QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
*QLNN về GD là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các hoạt động giáo dục đào tạo do các cơ quan quản lý giáo
dục(QLGD) của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp GD,
duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu GD của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD
của quốc gia.
*Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục:
+ Bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN
về giáo dục.
+ Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực
tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được
giao.
+ Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm
về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan,
đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan QLGD các
cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao ( Điều 3 Nghị định
115/2010/NĐ-CP)
*Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển giáo dục;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GD; ban hành
điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở
giáo dục khác;
+ Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và
phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng
chỉ:
+ Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng GD và kiểm định chất lượng GD;
+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
+ Tổ chức bộ máy QLGD;
+ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ QLGD;
+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD;
+Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực GD;
+ Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về GD.
+ Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều cơng lao đối với
sự nghiệp GD;
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.
* Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo : Do bối cảnh chung tác
động đến cơng tác quản lí nhà nước về GD ( Tồn cầu hóa, kinh tế tri thức,
Cơng nghệ thơng tin và truyền thông) nên quan điểm của Đảng trong Nghị
quyết 29/NQ/TƯ, đã nói rõ: Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT là:
+ Đổi mới về tư duy, nhận thức về hoạt động giáo dục
+Đổi mới về mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục (chương trình, giáo
trình, sách giáo khoa ...).
+ Đổi mới về công tác đào tạo, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ nhà giáo.
+ Đổi mới về huy động nguồn lực để phát triển giáo dục.
+ Xây dựng môi trường giáo dục đồng thuận, lành mạnh và an tồn.
+ Đổi mới về cơng tác quản lý giáo dục (QLGD) và hoàn thiện cơ cấu về cơ
cấu HTGD .
*Quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường là: Phân công phân
cấp một cách hợp lý, giao quyền tự chủ và trách nghiệm xã hội cao hơn cho
nhà trường. Nhà nước chuyển từ kiểm soát chỉ đạo chặt chẽ sang giám sát bằng
pháp luật và các tiêu chuẩn tiêu chí chất lượng.
*Chính sách phát triển giáo dục
+ Chính sách phổ cập giáo dục;
+ Chính sách tạo bình đẳng về cơ hội cho các đối tượng hưởng thụ giáo dục và
các vùng miền;
+Chính sách chất lượng
+Chính sách xã hội hóa và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào q
trình giáo dục;
+ Chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục.
Với các kiến thức đã tiếp thu được ở chuyên đề 3, tôi nhận thấy vấn đề
đổi mới căn bản và toàn diện GD là vấn đề cấp bách nhằm hội nhập quốc tế và
tồn cầu hóa. Vì vậy cần giúp cán bộ GV trong toàn ngành nhận thức rõ điều
này để xác định tinh thần học tập bồi dưỡng, đổi mới nội dung, phương pháp ...
cho phù hợp với mục tiêu chiến lược đã đề ra. Bản thân tôi đã tự ý thức được
điều đó và sẽ tích cực lan tỏa, giúp đỡ đồng nghiệp cùng nhận thức rõ điều này.
Từ đó cùng nhau tích cực bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ , nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho bản thân nhằm nâng cao chất lường giáo dục đúng hướng.
Tại trường học nơi tôi công tác là một trường miền núi, HS chủ yếu là
người Mường, khả năng nhận thức còn hạn chế. Tuy đã được đầu tư khá nhiều
về cơ sở vật chất nhưng sự hiện đại trong công tác giảng dạy vẫn chưa được
bằng với các trường ở nội thành. Vì vậy chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận
được sự đầu tư về CNTT( màn hình điện tử, đèn chiếu,...) phổ đều các lớp để
GV và HS có đủ điều kiện dạy - học tốt nhất.
Chuyên đề 4
GIÁO VIÊN VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG TRONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC
*Sự cần thiết của hoạt động TVHĐ:
Trong xã hội ngày nay, , những tác động nhiều mạt trong đời sống xã
hội, gia đình và nhà trường tạo nên những sức ép tâm lý khơng nhỏ đối với các
em HS dẫn đến tình trạng chán học, rỗi nhiễu tâm lý – trầm cảm hoặc có những
hành vi lệch chuẩn,... Vì vậy, HS cần được tư vấn về cách nhìn đúng đắn, thái
độ tích cực đối với cuộc sống. Nếu không các em sẽ mất phương hướng, sẽ khó
vượt qua được chính mình trong cuộc sống và trong công việc tương lai.
GVCNL là người phù hợp nhất trong công tác tư vấn học đường cho các em
HS.
*Một số đặc điểm tâm lí cơ bản của HS tiểu học: Tự bẩm sinh các em đã
mang tâm lí tìm sự gần gũi, u thương từ người khác phái; các em tin tưởng
người lớn tuyệt đối; các em ấp ủ nhiều giấc mơ; Rất đa cảm, dễ xúc động; rất
hiếu động; có thể trung tín đến cùng.
*Nội dung tư vấn học đường:
-Tư vấn học đường cho những HS gặp khó khăn trong học tập.
- Tham vấn học đường cho những HS có vấn đề về cảm xúc và hành vi
*Phương pháp tư vấn học đường: Tham vấn cá nhân; tham vấn nhóm
*Các kĩ năng tư vấn học đường: Lắng nghe tích cực; Kĩ năng hỏi; Kĩ năng
phản hồi; Kĩ năng thấu cảm; Kĩ năng dẫn dắt, giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào những đặc điểm tâm lí của HS tiểu học và những kiến thức
về công tác tư vấn học đường mà GV lựa chọn cách cư xử, giao tiếp, giáo dục
HS cho phù hợp, giúp HS phát triển đúng hướng.
Chuyên đề 5
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾ
HOẠCH GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
*Cần phân biệt rõ các khái niệm:
-Dạy học là dạy các môn học trên lớp.
-Giáo dục là HĐGDNGLL, hoạt động này độc lập với các môn học(VD: HĐ
liên quan đến các chủ điẻm, chào cờ, múa hát tập thể)
-HĐ ngoại khóa là HĐ có liên quan đến mơn học(VD: Học Đạo đức bài: Nhớ
ơn thương binh liệt sĩ. Tiết 1 cho HS học trên lớp. Tiết 2 cho HS đến chăm sóc
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ)
-HĐ chính khóa chính là HĐ nội khóa( dạy các mơn học)
*Lập kế hoạch hoạt động:
+ Các căn cứ của việc lập kế hoạch HĐ:
- Trình độ, năng lực của HS
- Chương trình mơn học
- Mục tiêu, nội dung bài học
- Điều kiện thực hiện( Thời gian, phương tiện, khả năng của GV.
Sau khi nắm bắt được các vấn đề trên, GV mới tiến hành soạn GA
+Thế nào là một GA tốt? Một GA tốt cần đảm bảo 5 tiêu chí:
-Mục tiêu thể hiện được phát triển năng lực gì cho HS
-Nội dung phù hợp với mục tiêu của bài, gắn liền với thực tiễn, phù hợp
với khả năng của HS.
-Phương pháp dạy học phát triển được tư duy, năng lực cho HS( HS tự
học, GV chỉ hỗ trợ khi có vướng mắc)
-Hình thức tổ chức tạo điều kiện cho HS tương tác với bạn, với thực tiễn
cuộc sống...
-Đánh giá được năng lực và sự tiến bộ của HS
( Để phát triển được năng lực cho HS cần chú ý dạy HS tư duy chứ không dạy
kiến thức kĩ năng; Đánh giá năng lực HS cần chú trọng đánh giá quá trình tư
duy hơn là đánh giá kết quả.)
*Thực hiện hoạt động:
-Khởi động: Tạo khơng khí gần gũi, hâm nóng kiến thức, kĩ năng , thái độ của
HS.
-Hình thành tri thức mới qua trải nghiệm, giải quyết vấn đề.
-Tổ chức luyện tập thực hành với nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống
-Tổ chức hoạt động ứng dụng vào thực tiẽn cuộc sống tại gia đình, cộng đồng.
( Quá trình đánh giá HS được thực hiện trong suốt quá trình tổ chức những hoạt
động trên)
*Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động:
-Mục đích : Điều chỉnh hoạt động dạy của GV, nâng cao chất lượng, kết quả
học tập của HS.
-Nội dung: Đối chiếu kế hoạch dạy học với diễn biến kết quả học tập. Từ đó có
hướng điều chỉnh hoạt động dạy về: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức, đánh giá.
*Kĩ thuật đánh giá cá nhân: Khi đánh giá cá nhân HS cần đảm bảo 4 yếu tố:
-Chỉ ra cái đúng, mặt tích cực của bài làm.
-Chỉ ra cái sai
-Chỉ ra hướng khắc phục
-Động viên khích lệ HS.
Với những kiến thức đã tiếp thu được từ chuyên đề 5, tôi đã bước đầu
vận dụng và đổi mới trong công tác giảng dạy về khâu soạn giáo án, tổ chức
hoạt động dạy học trên lớp và cách đánh giá HS nhằm phát triển năng lực cho
HS.
Chuyên đề 6
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC HẠNG III
*Lý do cần PTNL nghề nghiệp GV tiểu học hạng III: Trong giai đoạn hiện
nay, GD chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học là xu thế phát
triển của GD trong khu vực và thế giới. Đó cũng chính là một trong những
quan điểm chỉ đạo và mục tiêu chiến lược của Đảng và nhà nước ta. Trong 8
giải pháp để đạt được mục tiêu chiến lược thì giải pháp ” Phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí GD” là giải pháp then chốt và là điều kiện đảm bảo thực
hiện thắng lợi chiến lược GD trong thời kì mới. Khơng thể có quy mơ GD và
chất lượng GD tốt nếu khơng có đội ngũ nhà giáo có chất lượng. Hơn nữa,
muốn phát triển năng lực cho học sinh thì điều kiện tiên quyết là phát triển đội
ngũ giáo viên. Nếu GV chưa vững về năng lực nghề nghiệp thì khơng thể làm
tốt vai trò người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học nhằm phát
huy năng lực cho người học được. Vì vậy cần phải phát triển năng nghề nghiệp
cho giáo viên tiểu học thế kỉ 21.
*Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên thi hạng III:
-Năng lực nghề nghiệp cho GV là khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động,
giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội.
-Khung năng lực GV tiểu học: Gồm 8 năng lực cơ bản và 50 NL thành phần:
(1)Năng lực về phẩm chất chính trị;(2) NL tìm hiểu người học và mơi trường
giáo dục; (3)NL giáo dục; (4)NL dạy học; (5)NL giao tiếp; (6)NL đánh giá
trong giáo dục; (7)NL hoạt động xã hội;(8)NL phát triển nghề nghiệp.
*Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV cốt cán ở trường tiểu
học:Vai trò của GV cốt cán: Là cầu nối, là người kết nối sức mạnh của giáo
viên và nhân viên trong nhà trường; Là người gắn kết và thực hiện sứ mệnh của
nhà trường; là người chia sẻ những bài học kinh nghiệm cùng bạn bè đồng
nghiệp; Là người truyền cảm hứng của mình cho đồng nghiệp trước những thay
đổi của bối cảnh xã hội hiện nay; Là người góp phần to lớn trong việc cải tiến
trường học, thay đổi chính sách trong trường học. Vì vậy việc phát triển đội
ngũ giáo viên cốt cán là việc hết sức quan trọng, là động lực phát triển nhà
trường nói chung và phát triển năng lực nghiề nghiệp của mỗi giáo viên nói
riêng.
Chuyên đề 7
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
*Năng lực(Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 7/20170 ) làthuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học
tappj, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành
công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể.
*Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực người học:
Không chỉ chú ý tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú
ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc
sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành,
thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên
cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên
môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp.
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học
phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và
người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận
dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực
đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học .Chuẩn bị và
thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.
Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được
ngun tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
*Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực
Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có
thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là
một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hố được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, hố chất...),
các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy
projector...) và tài liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ
dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt
động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những
tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết
những sai sót thường gặp, những hậu quả có thể xảy ra nếu khơng có cách giải
quyết phù hợp;...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục
thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng
dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn,
gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
Hiện nay, tại đơn vị trường của chúng tôi cũng đang tiếp cận và đang
từng bước đổi mới công tác soạn giảng theo hướng phát triển năng lực cho học
sinh. Chúng tôi đã được tiếp thu chuyên đề của huyện tổ chức và tổ chức
chuyên đề cấp cụm, cấp trường và các chuyên đề trong phạm vi của Tổ chuyên
môn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Q trình thực
hiện ở trường bản thân tơi cịn gặp nhiều khó khăn đặc biệt do đặc điểm nhận
thức vùng miền, khả năng tự học của học sinh còn hạn chế nên việc tổ chức tự
học, khám phá kiến thức cho học sinh cịn gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều
thời gian.
Chuyên đề 8
THANH TRA KIỂM TRA VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
*Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền
thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi
hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực giáo dục.
*Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động
giáo dục, điều kiện dạy – học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm
mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát
triển người giáo viên và học sinh nói riêng
*Các nguyên tắc kiểm tra:
- Kiểm tra phải chính xác, khách quan.
- Kiểm tra phải có hiệu quả
- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời
- Kiểm tra phải công khai
* Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;
- Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn;
- Kiểm tra trường sở;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;
- Kiểm tra công tác bán trú (nếu có);
- Kiểm tra tài chính;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính;
- Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh;