Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi chon HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.61 KB, 5 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Năm học: 2014-2015
MÃ KÍ HIỆU

MƠN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề gồm 2 câu, 1 trang)

I. PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (8 điểm)
“Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cúng không đứng lên. Mị nhớ lại
đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được
rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào
đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế nhưng làm sao Mị cũng khơng thấy
sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị
tưởng như A Phủ biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây
mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc
gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được
một tiếng “Đi đi...” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống khơng bước nổi. Nhưng
trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn, chạy xuống tới lưng
dốc.”
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi)
1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản trên là gì?
2. Các từ láy được gạch chân “rón rén, hốt hoảng, thì thào” đạt hiệu quả nghệ
thuật như thế nào khi diễn tả q trình Mị cởi trói cho A Phủ?
3.Cảm nhận về ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh “cái cọc”, “dây mây” trong văn
bản.
4. Tại sao câu văn “Mị đứng lặng trong bóng tối” được tách thành một dịng riêng.
5.Từ văn bản viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình u thương con người của
tuổi trẻ hơm nay.


II. PHẦN VIẾT: (12điểm)
Nhận xét về thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh có ý kiến sau: “Xn Diệu say đắm
tình u, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng
cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Anh (Chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Từ
quan niệm sống của Xuân Diệu, trình bày quan niệm sống của bản thân.
........................................................................Hết.........................................................


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
MÃ KÍ HIỆU

Năm học: 2014-2015
MƠN: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố
cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít
mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định
tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần
đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý
kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả khơng có
trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
B. Yêu cầu cụ thể:
.I PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (8 điểm)
Học sinh có nhiều cách trả lời sau đây là một vài gợi ý.
1. Học sinh nêu được nội dung chủ yếu của đoạn văn bản trên: (0,5 điểm)
Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi

trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
2. Học sinh phân tích được hiệu quả nghệ thuật của các từ láy “rón rén, hốt
hoảng, thì thào”. Viết thành một đoạn văn: (1,5 điểm)
Hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho
A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói
của Mị. Điều đó phù hợp với q trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị.
3. Cảm nhận về ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh “cái cọc”, “dây mây” trong
văn bản. Học sinh viết cảm nhận theo cấu trúc đoạn văn (2 điểm)
Cảm nhận được ý nghĩa tả thực và tượng trưng:
+ Ý nghĩa tả thực: Nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của Thống lý Pastra
để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt.
+ Ý nghĩa tượng trưng: Biểu tượng cho cái ác, cái chết. Nơi hẹn và gặp giữa
hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Nơi Mị bộc lộ tình thương quyết định táo bạo


cởi trói cho A Phủ, giải thốt cuộc đời mình Sự sống khát vọng tự do tỏa sáng từ
trong cái chết.
4. Giải thích tại sao câu văn: “Mị đứng lặng trong bóng tối” được tách thành một
dịng riêng: (1 điểm)
- Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, mở ra một tương lai
hạnh phúc.
- Tâm trạng của Mị vẫn còn sợ Hành động của Mị vừa có tính tự giác, tự
phát. Vì lịng thương người Mị đã “liều”. Nhưng lòng khao khát sống, tự do đã trỗi
dậy, chiến thắng nỗi sợ hãi để Mị tiếp tục băng đi câu văn ngắn nhưng là dụng ý
nghệ thuật cuả tác giả.
5. Đoạn văn cần đảm bảo các ý: (3 điểm)
- Dẫn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tâm trạng và
hành động cởi trói.
- Hiểu thế nào là tình u thương con người nó chung và của tuổi trẻ hơm
nay nói riêng.

- Ý nghĩa của tình yêu thương con người của tuổi trẻ.
- Phê phán thái độ thờ ơ, vơ cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã
hội và hậu quả của thái độ đó.
- Nêu được bài học nhận thức và hành động.
II. PHẦN VIẾT( 12điểm)

A. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp với nghị luận
xã. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận
chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Khơng mắc các lỗi diễn
đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
B. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
những ý cơ bản sau:
1. Mở bài: giới thiệu tác giả Xuân Diệu và trích dẫn nhận định.
2. Thân bài:
a. Giải thích nhận định:
- Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời.
- Xuân Diệu sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời.


b. Trình bày suy nghĩ về nhận định của Hồi Thanh, nêu lí lẽ, dẫn chứng minh
họa.
-“ Say đắm tình yêu”, Xuân Diệu viết nhiều về tình yêu. Tình yêu trong thơ
Xn Diệu có nhiều cung bậc phong phú: Tình yêu trong sáng, e ấp tuổi ban đầu
Tinh yêu nồng nàn say đắm Tình u có sự hịa điệu giữa thể xác và tâm hồn (Dẫn
chứng).
- “Say đắm cảnh trời”: Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp của
thiện nhiên nhiên, lắng nghe từng bước đi của tạo vật trong phút giao mùa (dẫn
chứng)

- “Sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời” Xuân Diệu
kêu gọi mọi người tranh thủ sống, sống hết mình trong từng giờ, từng phút(dẫn
chứng), đơi lúc có mong muốn ngơng cuồng: muốn đoạt quyền tạo hóa, giữ chân
thời gian(dẫn chứng).
c. Trình bày quan niệm sống của bản thân:
- Đồng tình với cách sống của Xuân Diệu: Sống nhanh, sống vội, tranh thủ
tận hưởng cuộc đời.
- Trong xã hội hiện nay con người cần có những “khoảng lặng” riêng.
- Sống cống hiến hết mình vị tha, nhân ái, khơng cần báo đáp.
- Sống bình tĩnh, tỉnh táo, thanh thản vừa lí trí vừa tình cảm.
- Sống để u thương trân trọng, tri âm con người và cuộc đời.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý kiến của bản thân và nhận định của Hoài Thanh.
- Khẳng định cách sống của bản thân.
C. BIỂU ĐIỂM:
- 12 điểm: Văn mạch lạc, cảm xúc, bố cục rõ ràng. Hiểu đề, có sáng tạo, có
chính kiến cá nhân, khơng có sai sót gì về chính tả, diễn đạt. Đáp ứng đủ các yêu
cầu của đề bài.
- 10 điểm: Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề bài. Văn mạch lạc cảm xúc. Có
một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- 8 điểm: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng khá đầy. Có một vài sai sót về chính tả,
diễn đạt.
- 6 điểm: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng ½ yêu cầu của đề bài. Văn viết được. Đơi
chỗ cịn lúng túng trong diễn đạt. Có sai sót về chính tả.


- 4 điểm: Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng 1/3 yêu cầu của đề bài. Văn vụng ý rời rạc,
còn nhiều sai sót về chính tả, diễn đạt.
- 2 điểm: Diễn đạt lan man, có ý nhưng khơng có trọng tâm.
- 0 điểm: Lạc đề.

* Lưu ý:
Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy
nghĩ sáng tạo.
..................................................................Hết...............................................................

NGƯỜI RA ĐỀ

TỔ TRƯỞNG

XÁC NHẬN CỦA BGH



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×