TRƯỜNG THPT NGƠ THÌ NHẬM
ĐỀ THI BÁN KÌ II NĂM 2015- 2016
Môn văn khối 12
( Thời gian làm bài : 90 phút )
-----------------------Câu 1(4,0 điểm):
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hơi mặn
Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nơn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,5)
2. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. (0,5 điểm)
3. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ ? (0,5 điểm)
4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua
tóc mẹ”? (0,5 điểm)
5. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì?
Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. (1,0 điểm)
6. Viết đoạn văn ngắn thể hiện lòng biết ơn của người con đối với mẹ?. Trả lời
trong khoảng 8- 10 dòng (1.0 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm):
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xn (“Vợ
chồng A Phủ”- Tơ Hoài).
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MƠN NGỮ VĂN 12- BÁN KÌ II
Câu 1:
1. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
2. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng hiện đại/ thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.
3. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng
tơi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng
mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
4. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”:
Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua
và người con xót xa thương mẹ.
5. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lịng biết ơn
của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngơn ngữ tạo hình, biểu
cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
6. Đoạn văn đảm bảo kĩ năng và nội dung (nêu được vai trò của người mẹ qua đó thể hiện
lịng biết ơn của người con qua những biểu hiện cụ thể). Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức
thuyết phục.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Câu 2:
a. u cầu kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, khơng
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp (1,0 đ)
b. u cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài,
cần làm rõ những ý cơ bản sau:
* Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sống của nhân vật (là con dâu gạt nợ nhà thống lí, sống
khơng khác gì một thân phận nơ lệ tưởng như đã hoàn toàn lụi tắt niềm ham sống, mất cả
ý niệm thời gian và thân phận).(0,5đ)
* Phân tích sức sống của Mị (4,0đ)
+Nguyên nhân trỗi dậy sức sống (mùa xuân đến và tác động của tiếng sáo)
+Diễn biến tâm lí và hành động:
-Mị ngồi nhẩm theo lời bài hát về tình yêu.
-Mị lén lấy rượu uống, để quên hiện tại, nhớ q khứ.
-Mị thấy mình cịn trẻ, muốn đi chơi.
-Mị sửa soạn đi chơi (Thắp đèn, lấy váy, quấn lại tóc).
-A Sử về trói đứng Mị nhưng ngay lập tức Mị chưa bị kinh động, chỉ khi chân vùng bước
đi mới thấm thía cảm giác đau đớn và trở về hiện tại của kiếp trâu ngựa...
*Đánh giá: Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5đ)