Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Giao an hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.04 KB, 91 trang )

HỌC KÌ II
Ngày 09/01/2018
BUỔI 11. ƠN TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
Ngày soạn: 15/01/2018
BUỔI 18. ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi
sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả
- Hình thành giúp HS thấy được những thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết
bài văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh; vai trò và tác dụng
của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.;
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được những đoạn văn, những bài văn miêu tả
- Rèn kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả; nhận
diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn
miêu tả;
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tạo lập văn bản miêu tả
B. Phương pháp: nêu vấn đề, rèn luyện theo mẫu, thảo luận…
C. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Đoạn văn mẫu..
- HS: Ôn tập về văn miêu tả.
D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh


3. Nội dung ôn tập:
I. Nội dung kiến thức
1. Khái niệm
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những
đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật sự việc, con người, phong cảnh…làm
cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc người nghe.
- Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường được
bộc lộ rõ nhất.
2. Năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả
Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ năng cần thiết trong văn miêu tả:
- Quan sát: giúp chọn được những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu
tả.
- Tưởng tượng, so sánh: giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả
một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.


- Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
* Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận
xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, … để làm nổi bật lên những đặc
điểm tiêu biểu của sự vật
II. Luyện tập
Bài tập 1. Đọc đoạn văn miêu tả Dế Mèn của Tơ Hồi và tìm những chi tiết
miêu tả Dế Mèn đẹp khỏe, một thanh niên cường tráng nhưng kiêu căng, hóm
hỉnh.
* Hướng dẫn:
Thân hình đẹp, cường tráng của Dế Mèn:
- Lúc tơi đi ….. ưa nhìn.
- Đầu to.....rất bướng.
- Hai răng ….. nhánh.
- Tính tình ương bướng kiêu căng.

- Râu dài…. vuốt râu.
=> HS luyện viết.
Bài tập 2/17.
* Hướng dẫn:
a) Nêu đặc điểm nổi bật của Mùa đông:
- Lạnh lẽo và ẩm ướt, có gió bất, mưa phùn.
- Đêm dài, ngày ngắn.
- Bầu trời luôn âm u; như thấp xuống; ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương
mù.
- Cảnh vật có vẻ buồn bã: cây cối trơ trọi, khẳng khiêu, lá vàng rụng nhiều...
- Mùa của hoa: đào, mai, mậm, mơ, hồng và nhiều loài hoa khác chuẩn bị cho
mùa xuân đến.
- Nhiều người mặc áo lạnh; các bà trùm khăn kín đầu.
-> Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật
của sự vật, sự việc, con người...
- Buổi tối ở nông thôn mọi người thường ngủ sớm. Thành phơ, phố phường
cũng ít ngừơi qua lại.
b) Nêu đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ.
- Sáng và đẹp.
- Mái tóc có vài sợi bạc.
- Đơi mắt nhìn hiền hậu, nghiêm nghị, vui vẻ, lo âu, trăn trở
- Nụ cười âu yếm.
Vầng trán và những nếp nhăn? (nếu có)
- Miệng? Răng?
- Nụ cười?
- Nước da?.....
=> HS luyện viết đoạn hoàn chỉnh.
2 HS lên bảng, GV Nhận xét, sửa bài chung
* Tham khảo
Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vơ cùng thân thuộc ln thường

trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương măt mẹ


trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ơm lấy bởi mái tóc
đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên
trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi
mắt dài nhìn thật đáng u biết mấy! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi
nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một
chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ
trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ơm chầm lấy mẹ và
thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm
hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên
gương mặt mẹ.
Bài tập 3. Dùng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét để miêu tả
một quang cảnh đêm trăng mà em yêu thích.
* Hướng dẫn
- Giới thiệu về cảnh đêm trăng
- Bầu trời đêm: Trong, cao…
- Vầng trăng: Treo lơ lửng như một chiếc mâm bằng vàng giữa trời.
- Nhà cửa: Nhuốm một sắc vàng, bóng thì in xuống đất như mảnh vải hoa…
- Nhà cửa: Nhấp nhơ, núi thì từng mảng sáng tối do ánh trăng soi vào.
- Đường làng: Chạy quanh co như một dải lụa mềm.
- Trăng: Tròn, sáng, in rõ hình gốc đa và chú Cuội.
- Gió: Từng cơn mát rượi, mang khơng khí dễ chịu của mùa thu, lùa vào tóc,
vào mắt.
Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng quê hương.
=> HS luyện viết đoạn.
Bài tập 4.
Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương, em sẽ liên tưởng và so sánh như
thế nào?

* Hướng dẫn:
- Mặt trời như một chiếc mâm lửa (lòng đỏ trứng gà, mâm vàng, khách lạ,
mâm son...)
- Bầu trời trong sáng và mát mẽ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài
(lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh, rộng thênh thang, phía chân trời đằng
đông rực lên những đám mây hồng...)
- Những hàng cây dựng lên như những bức tường thành cao vút (hành quân,
ngọn lá xanh mướt rung rinh trong gió sớm...)
- Núi đồi nhấp nhô như một cái bát úp (cua kềnh...)
- Những ngôi nhà như bừng tỉnh giấc sau một đêm ngủ say, đang rộn lên
tiếng gà gáy, tiếng lợn kêu, tiếng trẻ khóc và tiếng người lớn trị chuyện (viên
gạch, bao diêm, trạm gác...). Một ngày mới bắt đầu.
=? HS luyện viết
4. Củng cố- Dặn dò
- Nắm vững nội dung bài học;
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: - Luyện tập kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả


Ngày…..tháng…..năm 2018
Kí duyệt của BGH
Ngày soạn: 16/01/2018
BUỔI 19. ƠN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
(PHÉP SO SÁNH)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Nắm chắc khái niệm so sánh, các kiểu so sánh.
- Hiểu và nhớ được tác dụng của so sánh. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác
dụng của so sánh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản
B. Phương pháp: vấn đáp, phân tích mẫu, thảo luận…
C. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bài tập
- HS: Ơn tập về phép so sánh…
D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung ôn tập:
*Biện pháp tu từ: cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu
quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
I. Biện pháp so sánh:
1. Khái niệm
- So sánh: Là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào
đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm.
VD:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lịng vàng.
(Võ Thanh An)
Phân tích: So sánh bà (sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ
già giặn, có giá trị dinh dưỡng cao). So sánh như vậy để cho người người đọc
sự suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lịng thơm thảo, đáng q; có ích lợi cho
cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng)
2. Cấu tạo. Gồm 4 phần:

a. Mơ hình cấu tạo dạng đầy đủ và điển hình:
Vế A
PD
T
Vế B
(sự vật, sự việc được so sánh) Phươngdiện Từ so (sự vật, sự việc dùng để
so sánh
sánh
so sánh)
Cầu Thê Húc
cong cong như
con tôm


b. Mơ hình dạng biến đổi:
Từ ngữ so sánh lược bớt
Đảo vế B lên trước vế A
3. Các kiểu so sánh
* Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng: A là B
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)
+ So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B.
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lịng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi” (Bầm ơi – Tố Hữu)
* Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo”
+ So sánh khác loại:
Trẻ em như búp trên cành
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ơng cha
Cửu Long: lịng mẹ bao la sóng trào”
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
4. Tác dụng:
- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình
dung về sự vật, sự việc.
- Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm
tác giả gửi gắm.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Tìm các từ ngữ so sánh ngang bằng và khơng ngang bằng?
* Hướng dẫn:
a. So sánh ngang bằng: là, y như, như, tựa như, giống như, tựa như là, bao
nhiêu…bấy nhiêu…
b. So sánh sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, khơng bằng, chưa bằng, chẳng
bằng….
Bài tập 2.
Tìm, nêu tác dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: “Dịng sơng Năm Căn
mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn
đen trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Thuyền xi giữa dịng con sơng rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng
đước dựng lên như hai dãy trường thành vơ tận.”
* Hướng dẫn:
- Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu hiệu của các phép so sánh là từ như.
- Tác dụng của các phép so sánh làm cho đoạn văn có hìng ảnh cụ thể gợi cảm,



nhờ có phép so sánh để kích thích trí tưởng tượng mà sông nước Cà Mau hiện
lên trong ta như một bức tranh có đầy đủ hình ảnh trên bờ, dưới nước.
Bài tập 3: Trong câu ca dao:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
- Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
- Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi?
- Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại?
* Hướng dẫn:
- Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
- Giải nghĩa: trạng thái có cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con
người.
- Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ
thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn
nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi
cảm.
Bài tập 4. Phân tích câu tạo và điền vào mơ hình các phép so sánh sau:
a. An Dương thua trận chạy ra,
Triệu quân bằng cát hằng hà đuổi theo
(Thiên Nam ngữ lục)
b.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm)
c. Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. (ca dao)
* Hướng dẫn:
a. Vế A: Triệu quân
Vế B: cát
T: bằng

b.
Vế A : áo chàng, ngựa chàng
Vế B: ráng pha, tuyết in
T: tựa, như là
c.
Vế A: Thân em
Vế B: ớt trên cây
T: như
PD: ấn (số phận trớ trêu, đầy nghịch lí.)
=> HS vẽ mơ hình vào vở.
Bài tập 5: - Tìm các biện pháp so sánh trong văn bản "Bài học đường đời đầu
tiên"
Phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên".
- Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa hạ qua.
- Hai cái răng đen nhánh n…..như hai lưỡi kiếm máy.


- Cái anh Dế Choắt…..như gã nghiện.
- Đã thanh niên…như người cởi trần.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt.
- Chị mới trợn tròn mắt giương cánh lên như sắp đánh nhau.
Bài tập 6: Tìm và phân tích loại phép so sánh
a) Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sơng
Chí ta lớn như biển đông trước mặt
c) Đất nước

Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép
* Hướng dẫn
a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
So sánh không ngang bằng
b) Rắn như thép
ngang bằng
Vững như đồng
Đội ngũ
cao như núi, dài như sơng
® ngang bằng
c) Đẹp như hoa hồng ® ngang bằng
Cứng hơn sắt thép ® khơng ngang bằng
Bài tập 7: Đặt câu có sử dụng phép so sánh.
* Hướng dẫn:
02 câu có sử dụng đầy đủ 4 yếu tố trong mơ hình phép so sánh. 02 câu không
sử dụng từ so sánh. 02 câu đảo vế A. 02 câu không sử dụng phương tiện so
sánh.
4. Củng cố- Dặn dị:
- Hệ thống- khắc sâu kiến thức.
- Hồn thiện các bài tập
- Tìm các câu văn trong các văn bản đã học đầu kì II có sử dụng biện pháp so
sánh.
Ngày tháng năm 2018
Kí duyệt của BGH


Ngày soạn: 23/01/2018
BUỔI 20. ÔN TẬP VỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các giá trị nội dung và nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
- Kể tóm tắt truyện ngắn hiện đại
- Rèn kỹ năng cảm
3. Thái độ:
Có ý thức sống chan hòa, giúp đỡ người khác. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
hoang dã.
B. Phương pháp: vấn đáp, phân tích mẫu, thảo luận…
C. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bài tập
- HS: Ơn tập về phép nhân hóa…
D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung ôn tập:
I. Nội dung
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tơ Hồi
- Kể theo ngơi thứ nhất ( Dế Mèn kể )
- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi làm hại người
khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt: kể chuyện + miêu tả
- X ây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

- Lời văn : giàu hình ảnh, cảm xúc
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu
căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết của Dế Choắt.Dế Mèn ân hận và rút ra bài
học đường đời đầu tiên cho mình : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại
người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt: miêu tả + thuyết minh


- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ
- Từ ngữ : gợi hình, chính xác
b) Ý nghĩa văn bản:
Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sơng nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng
vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù
phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu,
tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
- Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương
- Nhân vật trung tâm : người anh
- Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh kể )
- Cơ em gái trong truyện có tài năng hội họa
- Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cơ em gái nhưng nhờ tình
cảm, tấm lịng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật
- Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật

b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản kể về người anh và cơ em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình
cảm trong sáng, hồn nhiên và lịng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người
anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ
cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
4. Vượt thác – Võ Quảng
- Nhân vật chính: Dượng Hương Thư
- Phương thức biểu đạt: miêu tả
a) Nghệ thuật :
- Miêu tả: cảnh thiên nhiên + con người
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa
- Các chi tiết miêu tả: đặc sắc, tiêu biểu
- Ngơn ngữ: giàu hình ảnh, biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng
b) Ý nghĩa văn bản:
Văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên trên sông Thu Bồn theo hành trình vượt thác
vừa êm đềm vừa uy nghiêm. Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ
ấy là hình ảnh dượng Hương Thư mạnh mẽ, hùng dũng khi đang vượt thác.
“Vượt thác” là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã
nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
II. Luyện tập
Bài tập 1.
Tóm tắt văn bản “Bưc tranh của em gái tôi”
* Hướng dẫn:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Đúng hình thức của đoạn văn, đảm bảo số câu quy định.
- Biết sử dụng lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc.


* Yêu cầu về kiến thức:
- Kể lại truyện theo trình tự trong sách giáo khoa hoặc theo trình tự hợp lí.

- Chọn lọc nhân vật, sự việc chính để kể.
- Đảm bảo nội dung của lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc.
Tóm tắt:
- Câu chuyện kể về người anh và cơ em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương thường gọi là Mèo.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất
vọng vì mình khơng có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên.
- Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể
thân với em như trước.
- Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình
qua cái nhìn của em.
- Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lịng
nhân hậu của cô em gái.
Bài tập 2. Cảm nhận về vùng đất Cà Mau
* Hướng dẫn
- Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống.
+ Không gian mênh mơng trời nước cây lá tồn màu xanh thơ mộng.
+ Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây.
+ Sơng ngịi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh B Mắt
+Dịng sơng Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá
bơi hàng đàn đen trủi.
+ Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận.
+ Chợ Năm Căn; trù phú, đơng vui, tấp nập, thuyền bè san sát, những đóng gỗ
cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng
rực.
+ Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói,
màu sắc quần áo người bán hàng..
=> HS luyện viết đoạn
Bài tập 3. Cảm nhận sâu sắc nhất của em về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con
người lao động trên sông Thu Bồn trong văn bản Vượt thác
* Hướng dẫn

+ Vẻ đẹp thiên nhiên: hùng vĩ thơ mộng - hiểm trở
+ Vẻ đẹp con người lao động: gân guốc, rắn chắc mạnh mẽ, dũng cảm dày dạn
kinh nghiệm.
=> HS luyện viết đoạn
4. Củng cố- Dặn dò
- Nắm vững nội dung bài học;
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: Ơn tập văn tả cảnh
Ngày…..tháng…..năm 2018
Kí duyệt của BGH


Ngày soạn: 29/01/2018
BUỔI 21. ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn miêu tả.
- Thấy được ý nghĩa, vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong văn miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Học sinh lập ý, dàn ý một số đề văn miêu tả.
3. Thái độ: Ý thức làm bài văn miêu tả
B. Phương pháp: nêu vấn đề, rèn luyện theo mẫu, thảo luận…
C. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Đoạn văn mẫu..
- HS: Ôn tập về văn miêu tả.
D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp

Sĩ số
Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung ôn tập:
II. Luyện tập (tiếp)
Bài tập 5. Tìm ý cho đề văn miêu tả cảnh một cơn mưa.
- Bầu trời lúc chuẩn bị mưa như thế nào? (Mây, gió, sấm).
- Cơn mưa này diễn ra ở đâu? Lúc đó em đang làm gì?
- Miêu tả các dấu hiệu trước khi trời mưa, trong lúc trời mưa? (Màu sắc, thời
tiết,...).
- Miêu tả cụ thể hướng cơn mưa? Hạt mưa? Thời gian mưa? So sánh cơn mưa
các mùa? Cảnh mưa các vùng, miền?
- Cảnh vật dưới mưa (Cây, động vật, chim chóc, con người, đường làng, ngõ
xóm,...).
- Miêu tả cảnh vật sau khi trời tạnh mưa?
- Cảm xúc của em về cơn mưa.
=> HS luyện viết đoạn
Bài tập 6. Tả sân trường trong giờ ra chơi.
a. Nếu tả sân trường trong giờ ra chơi, em sẽ chú ý đến những hình ảnh nào?
Hãy liệt kê những hình ảnh, chi tiết cần đưa vào bài viết theo một trình tự
nhất định.
b. Em hãy liệt kê 5 từ láy gợi tả âm thanh trong giờ ra chơi. Đặt câu với mỗi
từ tìm được.
c. Em hãy tìm 5 từ láy miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của các bạn học sinh trong


giờ ra chơi. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
d. Viết tiếp những câu văn sau để có phép so sánh hợp lý:
- Những đôi chân đá cầu…..

- Trên sân, những chiếc khăn quàng tung bay ……
- Mấy bạn mê mải chơi trị đuổi bắt, mồ hơi mồ kê nhễ nhại….
- Một nhóm bạn chơi nhảy dây, sợi dây mảnh mai theo nhịp tay quay vòng...
- Ánh nắng nhẹ len qua vòm cây, những giọt nắng lung linh rơi xuống …
đ. Lập dàn ý.
* Hướng dẫn
a.
- Hình ảnh:
+ Học sinh: trên sân trường, tập thể dục, nơ đùa, các trị chơi…
+ Quang cảnh thiên nhiên
-Tả theo trình tự thời gian, không gian:
+ Trống hết tiết 2 báo hiệu giờ ra chơi.
+ HS các lớp cùng ra sân: ùa ra như bầy ong vỡ tổ.
+ Tiếng trống tập trung tiết thể dục giữa giờ.
+ Cảnh HS chơi đùa: góc phía đơng... góc bên phải...giữa sân...
+ Các trị chơi: cút bắt, đá cầu, nhảy dây...
+ Tiếng trống vào lớp, HS vào lớp. Sân trường trở lại im ắng sau giờ ra chơi.
b. Học sinh liệt kê 5 từ láy gợi tả âm thanh trong giờ ra chơi. Đặt câu với mỗi
từ tìm được.
c. HS tự tìm 5 từ láy miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của các bạn học sinh trong giờ
ra chơi. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
d. Viết tiếp những câu văn sau để có phép so sánh hợp lý:
- Những đôi chân đá cầu thoăn thắt như những cầu thủ chuyên nghiệp.
- Trên sân, những chiếc khăn quàng tung bay như những cánh bướm rập rờn
trong nắng.
- Mấy bạn mê mải chơi trị đuổi bắt, mồ hơi mồ kê nhễ nhại như mưa.
- Một nhóm bạn chơi nhảy dây, sợi dây mảnh mai theo nhịp tay quay vòng
như những chiếc…
- Ánh nắng nhẹ len qua vòm cây, những giọt nắng lung linh rơi xuống như
những giọt thủy tinh lấp lánh.

đ. Dàn ý:
* Mở bài:
- Trước khi ra chơi sân trường như thế nào?
- Tiếng trống báo hiệu giờ chơi
* Thân bài:
- Trong giờ ra chơi.
+ Sân trường nhộn nhịp, tiếng nói tiếng cười…
+ Bầu trời trong xanh
+ Anh nắng tỏa khắp sân trường. Có những hoạt động ở sân trường: đá cầu,
nhày dây, chơi tập thể, đọc bài ….
- Tiếng trống báo hiệu giờ học.
+ HS nhanh chóng vào lớp.


+ Sân trường trở lại vắng lặng.
* Kết bài
Cảm giác khoan khoái, nét mặt hớn hở hứa hẹn tiết học tới có hiệu quả hơn.
=> HS luyện viết phần mở bài, kết bài
MB: Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngồi sân trường chỉ
nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết
thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em
đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp.
KB: Tiếng trộn rộn rã vang lên. Tín hiệu kỳ lạ ấy đã dừng các trò chơi lại.
Mọi người lại xếp hàng vào lớp. Sân trường lại im phăng phắc. Mấy chú chim
ngơ ngác bay vút lên trời xanh đuổi theo đám mây trắng xa xa.
4. Củng cố:
- Nêu khái niệm văn miêu tả:
- Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
Dựa vào ý đã được tìm các em về nhà hãy viết thành dàn ý bài văn miêu tả hồn
chỉnh.

Ngày…..tháng…..năm 2018
Kí duyệt của BGH


Ngày soạn: 26/2/2018
BUỔI 22. ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức phần các biện pháp tu từ đã học
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng giải bài tập về các biện pháp tu từ
3. Thái độ: Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ khi nói và viết
B. Phương pháp: ơn tập, thảo luận…
C. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, các ví dụ ..
- HS: Ơn tập về các biện pháp tu từ.
D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung ôn tập:
I. Nội dung kiến thức:
2. Nhân hóa
a. Khái niệm:
Nhân hố là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên
nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho

thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị
được những suy nghĩ tình cảm của con người.
a. Các kiểu nhân hóa:
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt
động, tính chất sự vật.
+ Trị chuyện tâm sự với vật như đối với người
c. Tác dụng của phép nhân hoá:
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm; làm
cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
3. Ẩn dụ:
a. Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,


hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt.
b. Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ các thức
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4. Hoán dụ
a. Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này
bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Bước 1:
+ Đọc kĩ đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu của đề
bài.
+ Tìm nội dung chính của câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ chứa phép tu
từ.
Bước 2:
+ Tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn.
+ Xác định từ ngữ có phép tu từ đó.
(Ví dụ: ẩn dụ được thể hiện ở từ, cụm từ nào? Nhân hoá thể hiện ở từ ngữ
nào?)
Bước 3:
+ Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng
của đoạn văn, thơ.
+ Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn
tượng, cảm xúc cho người đọc.
Bước 4: Viết đoạn văn, hoặc bài văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp
tu từ.
II. Luyện tập
Bài 1. Phân biệt so sánh và ẩn dụ? Ẩn sụ và hoán dụ?
* Hướng dẫn:
So sánh và ẩn dụ
- Giống nhau : Đều là phép so sánh đối chiếu sự vật này với sự vật khác mà
chúng có những nét tương đồng
- Khác nhau
+ So sánh: Đối chiếu có hai vế: Vế A và vế B cụ thể , có dùng từ so sánh,
phương tiện so sánh
+ Ẩn dụ: So sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (Vế A)
chỉ còn lại sự vật, sự việc dùng để so sánh(Vế B
b. Ẩn dụ và hoán dụ



- Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
+ Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)
+ Hốn dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
Bài 2.
Xác định phép tu từ trong các câu thơ, câu văn sau:
a. Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đu đưa
ĐịnhHải
b. ...Tia nắng tía nhảy hồi trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ
Đoàn Văn Cừ
c. “Đầu tường lửa lựu lập lịe đơm bơng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
* Hướng dẫn:
Phép nhân hóa:
a. thương, thức, đu đưa
b. nhảy hồi, uốn mình, thoa son
Phép ẩn dụ: lửa lựu
Bài 3.
Trong
câu
ca
dao
sau
đây:

Trâu
ơi
ta
bảo
trâu
này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì?
* Hướng dẫn:
- Chú ý cách xưng hơ của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện
thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế
nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Bài 4.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
- Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?
- Phân tích giá trị biểu cảm ?
* Hướng dẫn:
- Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ
- Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh
“mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so
sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được
hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt
trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ
quốc cơng bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu


mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta
Bài 5. Tìm và phân tích các hốn dụ trong các ví dụ sau:

a, Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)
b, Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
c,Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…(Chể Lan Viên)
* Hướng dẫn:
* a. “áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người
nghèo khổ).
“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người
(người giàu sang, quyền quí).
* b. “ Sen” là hốn dụ lấy lồi hoa đặc trưng (hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hốn dụ lấy lồi hoa đặc trưng (hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
-> Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển
tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông
bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.
* c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng
cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
– “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi
thay cho mùa (mùa đông)
Bài 6: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ
sau:
“ Ơng trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Mn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành qn

Đầy đường”
(Mưa - Trần Đăng Khoa - Ngữ văn 6 tập 2)
* Hướng dẫn:
Bước 1. Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh vật khi trời sắp
mưa.
Bước 2. Xác định phép tu từ:
Các sự vật được nhân hóa:
-Bầu trời được gọi là “ơng”, có hành động “ mặc áo giáp”, “ra trận”.
- Mía “múa gươm”.
- Kiến “hành quân”.
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Biện pháp nhân hóa kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú đã
tái hiện cảnh trời sắp mưa ở làng quê giống như cảnh tượng một cuộc ra trận


của con người với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương.
+ Bầu trời đầy mây đen trở thành vị tướng mặc áo giáp đen đang dẫn quân
xuất trận.
+ Vườn mía với mn nghìn cây lá dài, sắc nhọn quay cuồng, ngả nghiêng
trong gió được hình dung thành những lưỡi gươm khua lên trong tay các
chiến sĩ của một đội quân đang múa gươm, chuẩn bị ra trận.
+ Kiến đi tránh mưa từng hàng dài, có hàng lối thành đồn qn đang hành
quân vội vã. Phép nhân hóa cùng sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng độc
đáo của nhà thơ trẻ khiến cho cảnh vật thiên nhiên bình dị ở làng quê trở nên
sống động, có hồn, gần gũi với con người. Đoạn thơ cho thấy cách cảm nhận
thiên nhiên hồn nhiên tinh tế, trong sáng, rất trẻ thơ của tác giả, qua đó khơi
gợi tình u thiên nhiên làng q, yêu cuộc sống nơi bạn đọc.
Bước 4. Viết đoạn văn
HS viết đoạn-Trình bày, GV nhận xét, sửa lỗi
Bài 7: Phân tích hiệu BPTT đoạn thơ sau

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
(“Lượm” - Tố Hữu)
* Hướng dẫn:
Bước 1. Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Hình ảnh chú bé Lượm
trên
đường
đi
liên
lạc.
Bước
2.
Xác
định
phép
tu
từ:
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Bước 3. Phân tích tác dụng:Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái
xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội
lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con chim
chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là lồi chim gần gũi với hình ảnh
những làng q Việt Nam. Chim chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu.
So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi

lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Khơng chỉ vậy, đó cịn là
“con Chim chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến
hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con
đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà
Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ
trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những
dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn
nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời
nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Bước 4. Viết đoạn văn.


HS viết đoạn- trình bày-> GV nhận xét
4. Củng cố - Dặn dị:
Hệ thống nội dung ơn tập; về nhà học bài nắm được các biện pháp tu từ đã học.
Hồn thiện các bài tập
Ngày tháng năm 2018
Kí duyệt của BGH
Ngày soạn: 01/3/2018
BUỔI 23. ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao văn miêu tả: khái niệm, phân loại, những kĩ năng cơ bản
khi làm văn miêu tả
2. Kĩ năng:
- Vận dụng lý thuyết làm các bài tập nhận diện, nâng cao, tạo lập văn miêu tả
theo yêu cầu đề ra.
3. Thái độ: Ý thức làm bài văn miêu tả
B. Phương pháp: ôn tập, thảo luận…
C. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, văn bản mẫu ..
- HS: Ôn tập về văn miêu tả
D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung ôn tập:
I. Kiến thức cần ôn tập :
1. Khái niệm :
Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự
việc, thế giới nội tâm nhân vật- mà mình quan sát được, cảm nhận được. Văn
miêu tả có thể giúp người đọc hình dung ra đối tượng mà người viết đã miêu
tả.
2. Phân loại
- Miêu tả phong cảnh
- Miêu tả loài vật
- Miêu tả sự vật
- Miêu tả người
- Miêu tả hoạt cảnh…….
3. Trình tự trong văn miêu tả :


Lựa chọn trình tự miêu tả tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc điểm
nhìn của người tả. Một số trình tự thường được dùng
- Trình tự thời gian (Tả cây cối, tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt)
- Trình tự khơng gian (Tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt)

- Sắp xếp theo đặc điểm tính chất của đối tượng được miêu tả (tả người: hình
dáng đến tính tình, các đặc điểm trong tính tình…)
- Đan xen cả trình tự khơng gian và thời gian
- Theo cảm nhận tự do của người quan sát, vừa tả vừa lồng vào những câu
văn nêu suy nghĩ, cảm xúc
4. Những lưu ý khi làm văn miêu tả :
- Kĩ năng quan sát, ghi chép
- Kĩ năng tưởng tượng
- Kĩ năng so sánh
- Kĩ năng nhận xét
5. Bố cục của bài văn miêu tả
MB: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả
TB: Lần lượt dừng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với những nét
đặc điểm chung- riêng
KB: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
6. Rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài:
a. Giáo viên ra một số cách mở để học sinh luyện theo:
Cách mở bài hay thưịng là gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi
du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái
quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát... về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh.
Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu.
Dù là cách mở bài nào cũng lưu ý cho học sinh đủ ý cần nêu trong mở bài.
Đó là phải đảm bảo ba yêu cầu: Dẫn vào đề, nội dung đề, chuyển ý.
Ví dụ : Cách mở trực tiếp:
1. Thường lệ, cứ đúng 6 giờ 30 phút sáng hàng ngày, em đạp xe đến trường.
Từ xa, ngôi trường Trung học cơ sở Vĩnh Chân hiện lên rất đẹp, gần gũi, thân
thuộc quá! Mái trường mến thương.
2. Trường em mang tên Trường Trung học cơ sở Vĩnh Chân. Hôm nay, em
đến trường sớm hơn mọi ngày để làm công việc trực nhật lớp nên có dịp
quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

- Cách mở gián tiếp: Một nhà thơ có viết :
“ Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây”
Trường Trung học cơ sở Vĩnh Chân mà em đang học không phải là mái
trường be bé. Trường của em là một ngôi trường đẹp, rộng lớn, khang trang.
Bước vào cổng trường, em thấy mình lớn lên từng ngày.
b. Kết bài: không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng xao
xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc.
Ví dụ:
1.Ơi ! Mái trường sao mà đáng yêu thế này. Những cảnh vật nơi đây, những
kỷ niệm về tuổi học trò nơi đây đã in trong kí ức, trong tâm hồn của em. Đến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×