Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI THI MÔN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN cơ sở lý luận của các phương pháp định giá doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.81 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BỘ MƠN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Họ và tên: Dương Thùy Dung

Mã Sinh viên: 1973401010129

Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ57/32.1_LT1

(Niên chế): CQ57/32.01

STT: 06

ID phịng thi: 581 058 2506

Ngày thi: 27/09/2021

Giờ thi: 07 giờ 30 phút

BÀI THI MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Mã đề: MH22/2021
Cơ sở lý luận của các phương pháp định giá doanh nghiệp

Năm 2021


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản tiểu luận này do tôi độc lập nghiên cứu.




3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP...... 4
Định giá doanh nghiệp........................................................................... 4

1.1
1.1.1

Khái niệm doanh nghiệp .................................................................... 4

1.1.2

Đặc điểm và giá trị của doanh nghiệp ................................................ 4

1.2

Nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp ....................................................... 5

1.3

Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp .......................................... 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 7
2.1

Phương pháp giá trị tài sản thuần ............................................................. 7


2.2

Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai ......................... 8

2.3

Phương pháp Goodwill ........................................................................... 10

2.4

Phương pháp định giá dựa theo hệ số PER ............................................ 11

CHƯƠNG 3: VÍ DỤ MINH HỌA VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................. 11
3.1

Định giá doanh nghiệp theo phương pháp định giá tài sản thuần .......... 11

3.2

Định giá doanh nghiệp theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 12

3.3

Định giá doanh nghiệp theo phương pháp dựa theo hệ số PER ............. 13

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 15



4
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong 164 thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO,
đây là cơ hội lớn để nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới những cũng
là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế còn non kém và nhiều bất bật trong
cơ chế quản lý hiện nay. Nền kinh tế bao cấp được tồn tại trong khoảng thời gian
khá dài, trước tình hình nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển chóng mặt, để
cải thiện tình hình đó, nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa từ năm 1992 và đã đạt
được những thành tựu to lớn. Cổ phần hóa làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, huy động vốn từ các nhà đầu tư để phát triển doanh nghiệp, nâng
cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, qua đó làm cho thị trường chứng
khốn phát triển. Để cổ phần hóa doanh nghiệp cần xác định giá trị doanh nghiệp,
đây là cơng việc khó và phức tạp vì vậy cần phải có những phương pháp thẩm
định giá trị doanh nghiệp mang tính chuẩn mực giúp xác định đúng giá trị của
doanh nghiệp, nhưng những phương pháp này là gì, áp dụng như nào vẫn cịn
nhiều vấn đề cần giải đáp. Vì vậy, ta cùng đi tìm hiểu đề tài: “Cơ sở lý luận của
các phương pháp định giá doanh nghiệp”.
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về thẩm định giá doanh nghiệp
Chương 2: Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Chương 3: Một số ví dụ minh họa về định giá doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1.1 Định giá doanh nghiệp
1.1.1
Khái niệm doanh nghiệp
Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp, song đều hướng đến một mục tiêu
chung và được đúc kết như sau:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục

đích thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi”.
1.1.2

Đặc điểm và giá trị của doanh nghiệp


5
Doanh nghiệp là một loại tài sản có nét đặc trưng:
- Giống như hàng hóa đặc trưng, doanh nghiệp là đối tượng của các giao dịch
như: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ,...
- Giống như bất động sản: mỗi doanh nghiệp là một tài sản duy nhất, có quy
mơ và cơ cấu tài sản khác nhau, có vị trí và trụ sở kinh doanh riêng biệt,
độc lập, có cơ cấu quản trị và sự tác động môi trường khác nhau.
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, một thực thể hoạt động, có thể hồn
chỉnh và phát triển trong tương lai
- Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà
đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh giá giá trị
doanh nghiệp dựa vào các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang
lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
Vì vậy, giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập
mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Các phương
pháp định giá doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở:
+ Đánh giá giá trị tài sản hữu hình và yếu tố tổ chức – các mối quan hệ
+ Đánh giá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà
đầu tư
1.2 Nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp
nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính

chất thường xun trong nền kinh tế thị trường. Đề thực hiện các giao dịch đó địi
hỏi phải có sự đánh giá trên một phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh
nghiệp, trong đó giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính quyết định.
Giá trị doanh nghiệp là loại thơng tin quan trọng để các nhà quản trị phân
tích, đánh giá trước khi đưa ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên
quan đến doanh nghiệp được đánh giá. Giá trị doanh nghiệp phản ánh năng lực
tổng nợ, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó, các nhà quản trị
thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, để đưa ra các quyết định kinh
doanh.


6
Thông tin về giá trị doanh nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư một sự đánh giá
tổng quát về uy tín kinh doanh, về khả năng tài chính và vị thế tín dụng để đưa ra
các quyết định về đầu tư, tài trợ.
Giá trị doanh nghiệp là thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế Vĩ mô. Giá
cả của các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp.
Vì vậy, giá trị doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá tính ổn định của thị trường, cải
cách doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, định giá doanh nghiệp phục vụ cho mục đích cổ phần hóa và
niêm yết cổ phiếu lần đầu lên sàn.
1.3 Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp
1.3.1
Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh
 Môi trường kinh doanh tổng quát
Thuộc về mơi trường kinh doanh tổng qt, có: mơi trường kinh tế, mơi
trường chính trị, mơi trường văn hóa – xã hội và môi trường kỹ thuật
Môi trường kinh tế: tăng trưởng GDP, CPI, FDI, lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ thất
nghiệp, thu nhập bình qn đầu người,...
Mơi trường chính trị, pháp luật: ổn định, minh bạch

Mơi trường văn hóa – xã hội: dân trí, mức sống dân cư, nhu cầu thị hiếu,...
Môi trường khoa học – công nghệ của quốc gia và thế giới
 Môi trường đặc thù
So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác
động đến doanh nghiệp mang tính trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, với các yếu tố
này, doanh nghiệp cịn có thể kiểm sốt chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc
mơi trường đặc thù có các yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng cạnh
tranh và các cơ quan Nhà nước.
1.3.2
Các yếu tố thuộc về môi trường nội tại của doanh nghiệp
 Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp
 Vị trí kinh doanh
 Uy tín kinh doanh
 Trình độ kĩ thuật và tay nghề của người lao động


7
 Năng lực quản trị kinh doanh
Tóm lại, giá trị doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cac
syếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố đã nêu là cơ sở để xây dựng và lựa
chọn các tiêu chí cần thiết cho việc đánh giá, là căn cứ để các bên có liên quan
thảo luận, xác định phạm vi và đánh giá một cách có hệ thơng về từng điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP
Định giá doanh nghiệp là sự ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất các
khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong q trình sản xuất kinh doanh,
làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thơng thường của thị trường.
Có 4 phương pháp định giá doanh nghiệp:
2.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần

 Cơ sở lý luận: Doanh nghiệp về cơ bản giống như 1 loại hàng hóa thơng
thường. Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng dựa trên 1 lượng tài sản có
thực, những tài sản này cấu thành nên thực thể của doanh nghiệp. Tài sản của
doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và Vay nợ. Chính vì
vậy, giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) được tính bằng tổng số tài sản mà
doanh nghiệp hiện đang sử dụng và sản xuất kinh doanh trừ đi các khoản nợ phải
trả. Được tính bằng cơng thức:
V0 = Vt - Vn
Trong đó: V0 là giá trị tài sản thuần
Vt là tổng giá trị TS mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh
doanh
Vn là giá trị các khoản nợ
 Phương pháp xác định:
- Cách 1: Dựa vào bảng cân đối kế toán:
GTdoanh nghiệp = tổng giá trị tài sản – tổng giá trị các khoản nợ mà doanh
nghiệp phải trả.
- Cách 2: Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá
Giá trị TS thuần = Giá trị thị trường của TS – Gía trị thị trường của NPT
 Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, khơng địi hỏi kĩ
năng tính tốn phức tạp. Nó chứng minh được GTdoanh nghiệp được đảm bảo


8
bằng 1 lượng TS có thực. Chỉ ra được giá trị tối thiểu của doanh nghiệp. Phương
pháp thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ, TS chủ yếu là TS hữu hình
 Nhược điểm: Khơng hồn tồn loại bỏ tính chủ quan khi tính giá trị doanh
nghiệp. Đánh giá giá trị doanh nghiệp trong 1 trạng thái tĩnh. Không xác định
được cơ sở thông tin đánh giá về khả năng, triển vọng sinh lời trong tương lai của
doanh nghiệp. Bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất. Nhiều trường hợp, kĩ thuật
đánh giá quá phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian kéo dài

2.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai
 Cơ sở lí luận: Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu
nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai và được xác
định theo cơng thức:
𝒏

𝑽𝟎 = ∑

𝑭𝒕
𝒕
𝒕=𝟏 (𝟏 + 𝒊)

Trong đó: Vo là giá trị doanh nghiệp
Ft là thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t
i là tỷ suất hiện đại hóa
n là thời gian nhận được thu nhập
2.2.1
Phương pháp định giá chứng khốn
 Cơ sở lí luận: Giá trị thực của một chứng khoán phải được đánh giá bằng
độ lớn của khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được từ chính doanh
nghiệp đó chứ khơng phải có được do đầu cơ chứng khốn.
 Phương pháp xác định:
𝑛

𝑃𝑉0 = ∑
𝑡=1

𝑅𝑡
(1 + 𝑖)𝑡


Trong đó: 𝑷𝑽𝟎 là giá trị hiện thực của 1 chứng khoán
𝑹𝒕 là thu nhập của 1 chứng khoán ở năm thứ
 Ưu điểm: Đây là mơ hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp đến các khoản thu
nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị cổ phiếu. Phương pháp này
đặc biệt phù hợp với quyết định nhìn nhận và đánh giá giá trị doanh nghiệp của
các nhà đầu tư thiểu số. Thích hợp với những doanh nghiệp có chứng khốn giao
dịch trên thị trường, xác định GTdoanh nghiệp bằng phương pháp TS thuần gặp
khó khăn và GTTS vơ hình được đánh giá cao


9
 Nhược điểm: Khó khăn trong việc dự báo cổ phần. Phụ thuộc vào chính
sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai. Việc xác định các tham số có tính
thuyết phục khơng cao.
2.2.2
Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
* Cơ sở lí luận: Giá trị doanh nghiệp sẽ được đo bằng độ lớn của các khoản lợi
nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian
tồn tại của doanh nghiệp.
* Phương pháp xác định:
𝒏

𝑽𝟎 = ∑
𝒕=𝟏

𝑷𝒓𝒕
(𝟏 + 𝒊)𝒕

Trong đó: Vo là giá trị doanh nghiệp
Prt là lợi thuận thuần năm thứ t

 Ưu điểm: Sử dụng cho những doanh nghiệp khơng có nhiều tài sản để khấu
hao và lợi nhuận để lại là khơng đáng kể. Đóng góp cơ bản của phương pháp này
là sự thuận lợi khi dự báo Pr. Với những doanh nghiệp khó tìm thấy cơ hội đầu tư
mới.
 Nhược điểm: Thiếu những thông tin về báo Pr, t, i thì phương pháp này
khơng phù hợp cái cả nhà đầu tư thiểu số và nhà đầu tư đa số. Việc điều chính số
liệu quá khứ để rút ra những quy luật trong tương lai cũng không phù hợp với các
chiến lược của doanh nghiệp hiện nay. Khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện
tại hóa cũng như tính khơng hiện thực khi cho t→ ∞
2.2.3
Phương pháp hiện tại hóa dịng tiền (Phương pháp chiết khấu
dịng tiền)
 Cơ sở lí luận: Xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên quyết định của nhà
đầu tư đa số. Mua doanh nghiệp giống như việc đổi lấy một dự án được triển khai,
một cơ hội để theo đó nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm sốt cịn có thể điều
khiển dự án
* Phương pháp xác định:
𝒏

𝑽𝟎 = ∑
𝒕=𝟏

𝑪𝑭𝒕
𝑽𝒏
+
(𝟏 + 𝒊)𝒕 (𝟏 + 𝒊)𝒏

Trong đó: CFt là thu nhập thuần năm thứ t
Vn : giá trị doanh nghiệp cuối chu kỳ đầu tư



10
 Ưu điểm: Tiếp cận vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên góc nhìn
của nhà đầu tư đa số. Giải thích vì sao doanh nghiệp này có giá trị hơn doanh
nghiệp kia. Là cơ sở để nhà đùa tư phát triển ý tưởng của mình khi sở hữu doanh
nghiệp. Tránh được những điều chỉnh phức tạp về doanh thu, chi phí.
 Nhược điểm: Khó khăn trong ước lương tham số i và n. Hạn chế khi áp
dụng với các doanh nghiệp nhỏ. Địi hỏi chuyển mơn của các nhà đánh giá cao.
Địi hỏi lượng thơng tin lớn và đáp ứng được yêu cầu xác định
2.3 Phương pháp Goodwill
 Cơ sở lí luận: Giá trị doanh nghiệp khơng chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu
hình mà cịn cả giá trị tài sản vơ hình. Gía trị của tài vơ hình trong doanh nghiệp
được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, tức là
bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận
 Phương pháp xác định:
𝒏

𝑽𝟎 = 𝑨𝑵𝑪 + 𝑮𝑾 = 𝑨𝑵𝑪 + ∑
𝒕=𝟏

𝑩𝒕 − 𝒓. 𝑨𝒕
(𝟏 + 𝒊)𝒕

Trong đó: ANC là giá trị tài sản thuần
GW là giá trị tài sản vơ hình – lợi thế thương mại
Bt là lợi nhuận năm t
At là giá trị tài sản – vốn đưa vào kinh doanh
r là tỷ suất lợi nhuận “bình thường” của vốn đầu tư
r.At là lợi nhuận bình thường của tài sản năm t
Bt - r.At là siêu lợi nhuận năm t.

 Ưu điểm: Là phương pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vơ hình của
doanh nghiệp và có cơ sở vững chắc nhất. Tạo cơ sở để phân tích mức độ tác động
của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất tới giá trị doanh nghiệp. Xác định
giá trị doanh nghiệp trên cơ sở có tính đến lợi ích của cả người mua và ngời bán.
Mang lại sự tin tưởng vững chắc với cơ sở lí luận chặt chẽ cho người cần định
giá.
 Nhược điểm: Nếu dựa trên lập luận của siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở để dự
báo thời hạn n và thiếu căn cứ để xây dựng các giải thuyết về lợi nhuận lợi nhuận.
Đòi hỏi phải đánh giá tài sản hiện tại và thu nhập tương lai. Có biên độ giao động
rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r, dễ dẫn đến những kết luận sai lầm về giá


11
trị tài sản. Không cung cấp các cơ sở dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tư đánh giá
triển vọng cảu doanh nghiệp.
2.4 Phương pháp định giá dựa theo hệ số PER
 Cơ sở lí luận: Tỷ số giá thị trường trên thu nhập PER hay P/E là quan hệ
tỉ lệ giữa giá thị trường một chi phí với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một chi
phí. Nó phản ánh để có được một đồng thu nhập từ chi phí, người đầu tư sẵn sàng
trả bao nhiêu tiền.
 Phương pháp xác định:
𝑽𝟎 = 𝑷𝒓 × 𝑷𝑬𝑹
Trong đó: 𝑷𝒓 là lợi nhuận thuần dự kiến hàng năm
PER là tỷ số giá lợi nhuận
 Ưu điểm: Phương pháp này phổ biến, ước lượng nhanh chóng phù hợp với
nhu cầu của nhà đầu tư . Có thể là phương pháp hiệu quả nếu thị trường chứng
khoán hoạt động ổn định, các yếu tố đầu cơ có thể giảm tới mức thấp nhất. Xác
định được nhanh chóng giá trị doanh nghiệp, phản ánh tương đối chính xác những
tín hiệu của thị trường ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Có thể dùng để đánh
giá chi phí trong những trường hợp như sáp nhập, mua lại, phát hành cổ phiếu lần

đầu ra công chúng. Là công cụ hiệu quả để biết được giá trị của lượng vốn.
 Nhược điểm: Thiếu cơ sở lý thuyết rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm
do đó, thiếu tính thuyết phục. Tỉ số PER của các doanh nghiệp khác nhau, do vậy
một số ngành sẽ bị sai số nhiều khi tính giá trị trung bình của tỷ số này. Chỉ phản
ánh giá trị hiện tại.
CHƯƠNG 3: VÍ DỤ MINH HỌA VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP
Lấy các số liệu tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), sau đó tiến hành
thẩm định giá doanh nghiệp theo phương pháp định giá tài sản thuần, phương
pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần và phương pháp định giá dựa theo hệ số PER.
3.1 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp định giá tài sản thuần
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có số liệu về tổng tài sản và nợ phải
trả vào 31/12/2020 (số liệu lấy từ Báo cáo tài chính năm 2020) như sau:
Tổng tài sản: 43.016 tỷ đồng
Nợ phải trả: 12.911 tỷ đồng


12
Xác định giá trị doanh nghiệp thông qua phương pháp định giá tài sản thuần.
Lời giải:
Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp:
𝑉0 =𝑉𝑡 − 𝑉𝑛 = 43.016 - 12.911=30.105 tỷ đồng
Nhận xét hạn chế của phương pháp:
Có thể nhận thấy, đây là phương pháp đơn giản để xác định giá trị Công ty
Vinamilk là 30.105 tỷ đồng. Số liệu hoàn toàn dựa vào những con số đã tính tốn
chứ khơng phải ước tính như các phương pháp khác, bao gồm Tổng tài sản và Nợ
phải trả được lấy từ Báo cáo tài chính của Cơng ty. Song, phương pháp khơng loại
bỏ tính chủ quan khi tính giá trị danh nghiệp, cịn đánh giá trong trạng thái tĩnh
(thời điểm 31/12/2020) chứ khơng đánh giá tồn bộ quá trình, với số liệu của quá
khứ và cũng khơng xác định được cơ sở thơng tín đánh giá về khả năng, triển vọng

sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp.
3.2 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận
thuần
 Tình huống
Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn 3 năm gần nhất của
Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2018
2019
2020
1.Doanh thu thuần
46.893
50.771
51.531
2.Giá vốn hàng bán
23.675
25.736
26.120
3.Chi phí bán hàng
11.705
12.422
12.362
4. Chi phí quản lý
746
964
912
5. Lợi nhuận từ hoạt động
11.441
12.290

12.963
kinh doanh
6. Tổng lợi nhuận trước
11.695
12.311
12.996
thuế
7. Thuế thu nhập phải nộp
1.883
2.217
2.268
8. Lợi nhuận sau thuế
9.814
10.085
10.728
(Nguồn: BCTC của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)
 Các thông tin bổ sung:
- Doanh nghiệp đang ở cuối chu kỳ đầu tư, khấu hao là không đáng kể
- Kết quả điều tra trắc nghiệm cho thấy các chuyên gia kinh tế đánh giá trong
số sinh lời của các năm 2018, 2019, 2020 so với tương lai lần lượt là 1,2,3


13
- Chi phí sử dụng vốn trung bình trên thị trường: i= 1/PER=1/17,8=5,62%
u cầu: Ước tính giá trị Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) theo phương
pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần.
 Giải quyết tình huống
Ước tính lợi nhuận tương lai thu được hàng năm:
𝑃𝑟 =


9.814 × 1 + 10.085 × 2 + 10.728 × 3
= 10.361,3 𝑡ỷ đồ𝑛𝑔
1+2+3

Ước tính giá trị doanh nghiệp:
𝑉0 =

10.361,3
= 184.364,8 𝑡ỷ đồ𝑛𝑔
5.62%

Nhận xét, phân tích hạn chế của phương pháp trên:
Được biết, thu nhập thực tế của nhà đầu tư thiểu số là ở lợi tức cổ phần chứ
khơng phải là tồn bộ lợi nhuận thuần. Lợi nhuận thuần của Công ty Vinamilk
chưa phản ánh chính xác thời điểm phát sinh khoản thu nhập do đã có sự điều
chỉnh để phù hợp với phương pháp. Do đó, nó cũng khơng phù hợp với quan điểm
nhìn nhận về dịng tiền của nhà đầu tư đa số.
Việc điều chỉnh số liệu quá khứ để rút ra tính quy luật của lợi nhuận trong
tương lai cũng khơng phù hợp với cách nhìn chiến lược của Công ty hiện nay
Việc xác định các thông tin như Pr=10.361,3 tỷ đồng, i=5,67% là những con
số thiếu tính xác thực, tính tốn thủ cơng, dẫn đến xác định giá trị của cơng ty
mang tính chính xác khơng cao.
Những thẩm định viên làm theo phương pháp này địi hỏi tính thực tế cao,
cần phải khảo sát thị trường, doanh nghiệp đó rõ ràng với những thơng số cần tính
tốn.
3.3 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp dựa theo hệ số PER
 Tình huống
Cơng ty Vinamilk có lợi nhuận rịng dự kiến là 10.361,3 tỷ đồng vào thời
điểm thẩm định giá (31/12/2020). Mức lợi nhuận này đã được đối chiếu với các
số liệu tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, cũng như xem xét so sánh với

các doanh nghiệp trong ngành, cho thấy đây là số liệu hợp lý.
 Cách 1: Xác định P/E theo bình quân P/E của các doanh nghiệp tương tự


14
Qua khảo sát và thu thập thông tin trên thị trường, tìm được chỉ số P/E của 5
doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh và quy mô tương tự công ty
Vinamilk, cụ thể như sau:
Công ty ACL: P/E = 22,51
Công ty VHC: P/E = 13,10
Công ty ABT: P/E=25,66
Công ty ANV: P/E = 17,92
Cơng ty SBT: P/E=19,88
Trong đó, các cơng ty ANV, SBT và ACL có nhiều yếu tố gần giống Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam nhất. Do vậy, có thể chọn chỉ số P/E trung bình của các doanh
nghiệp này là:
17,92 + 19,88 + 22,51
= 20,1
3
P/E so sánh = 20,1 dùng để ước tính giá trị của Cơng ty Cổ phần Sữa như sau:
Giá trị thị trường của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam = 10.361,3 x 20,1 =
208262,13 tỷ đồng
 Cách 2: Xác định P/E theo công thức:
P/E=

𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢

𝐿ã𝑖 𝑐ơ 𝑏ả𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 (𝐸𝑃𝑆)

=> P/E của Vinamilk =


108180
4770

= 22,8

Có: lợi nhuận ròng dự kiến hàng năm là 10.361,3 tỷ đồng
Tỷ số giá lợi nhuận (P/E) là 22,8
 Giá trị của Công ty là: 10.361,3 x 22,8=236.230,8 tỷ đồng
Nhận xét, phân tích hạn chế của phương pháp trên:
Xác định giá trị doanh nghiệp bằng tỷ số PER mang nặng tính kinh nghiệm.
Mỗi doanh nghiệp có một chỉ số PER khác nhau nên khi tính tốn dẫn đến sai sai
số nhiều, giá trị doanh nghiệp khơng cịn chính xác. Nếu tính PER bằng 2 phương
pháp khác nhau cũng sẽ nhìn nhận rõ điều này. Tỷ số P/E theo phương pháp bình
quân P/E của các doanh nghiệp có sự tương đồng là 20,1, cịn xác định P/E theo
cách 2 là 22,8. Có thể thấy có sự khác biệt, tuy khơng lớn nhưng cũng có thể dẫn
đến giá trị của doanh nghiệp khác nhau.
Những thẩm định viên làm theo phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm cao,
nhạy bén với thị trường, hiểu biết về doanh nghiệp mới có thể đứa ra những con
số gần chính xác nhất.


15
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu, phân tích các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp và
lấy ví dụ cụ thể tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, ta đã hiểu và làm rõ được
những ưu nhược điểm của các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp như
phương pháp giá trị tài sản thuần, phương pháp định giá dựa vào hệ số PER,..
Công tác thẩm định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay còn nhiều những
khuyết điểm, chưa thực tế, mang nặng tính lý thuyết và khơng có sự đồng đều. Do

đó, chưa phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, cần cải thiện chung tình
hình nền kinh tế, cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, hồn thiện
các cơng tác kế, kiểm trong doanh nghiệp, cần xây dựng được hệ thống lý luận
làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở lý luận đã có
sẵn.
Trong q trình làm bài, nghiên cứu, em khơng thể tránh được những sai sót
do hạn chế về thời gian và kiến thức. Em rất mong thầy cô tạo điều kiện. Em xin
chân thành cảm ơn!

1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Minh Hồng, Phạm Văn Bình (2018), Giáo trình Định giá tài
sản, Nhà xuất bản Tài Chính
Phạm Văn Bình (2012), Hệ thống câu hỏi và bài tập Định giá tài sản,
Nhà xuất bản Tài Chính
Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2018, 2019, 2020
www.vietstock.com



×