Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN Ren doc cho Hs lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.67 KB, 11 trang )

RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH
LỚP 5
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
a.Cơ sở lí luận
Tiếng Việt là một mơn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động cho học
sinh. Năng lực đó được thể hiện qua bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.Trong đó, đọc là
một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó giúp học sinh
chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dũng trong giao tiếp và học tập. Chính vì thế mà dạy đọc
có ý nghĩa vơ cùng to lớn, là một địi hỏi cơ bản đối với mỗi người đi học. Đọc là một
công cụ để các em học các môn học khác, tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự
học và có tinh thần học tập cả đời.Và là khả năng không thể thiếu được của con người
trong thời đại văn minh.
Dạy đọc giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng nơi các em lòng yêu cái thiện và cái
đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh.Vì
thế dạy đọc khơng chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách thị hiếu
thẩm mỹ cho học sinh. Chúng ta đều biết rằng.Tập đọc là phân môn của Tiếng Việt bậc
Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một
kỹ năng quan trọng hàng đầu đối với học sinh ở bậc học đầu tiên.Vậy làm sao để giúp
học sinh học tốt phân môn này? Cũng như làm thế nào để “rèn kỹ năng đọc cho học
sinh”. Đó cũng chính là sự băn khoăn, trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy Tập
đọc.
b.Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm đã được rèn luyện ở các lớp 1,2,3, 4
phân môn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng đọc một cách đầy đủ
nhằm hồn thiện u cầu cần đạt trong chương trình Tiểu học do Bộ giáo dục quy định.
Đọc rành mạch lưu lốt bài văn, đọc có biểu cảm bài văn, đoạn thơ ngắn, đồng thời
hiểu nội dung ý nghĩa của bài học.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Trường tôi là địa bàn nông thôn nên việc dạy
Tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn,sức tập trung của các em còn hạn chế. Học sinh của
chúng ta đọc chưa được như mong muốn.Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu


cầu việc hình thành kỹ năng. Đầu năm 2014-2015 qua các tuần đầu dạy Tập đọc,qua
kiểm tra chất lượng tơi thấy đa số các em cịn đọc chậm so với tốc độ quy định, đọc
còn sai từ, phát âm không chuẩn xác, chưa cảm thụ hết tinh thần một bài văn, bài thơ
dẫn đến chưa biết đọc phù hợp với từng loại văn bản khác nhau. Hơn nữa ở lớp 4 yêu
cầu tốc độ đọc cao hơn lớp dưới. Khơng những thế, các em cịn biết đọc một màn kịch
hay một vở kịch ngắn với giọng phù hợp nội dung và tình huống kịch biết đánh giá
nhân vật, biết rút ý nghĩa văn bản.Và nhất là các em phải hiểu được“văn” phải biết
phối hợp tốt đọc thành tiếng và đọc hiểu để những gì được đọc tác động vào chính
cuộc sống của các em, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội và con
người góp phần hình thành nhân cách của con người mới.Vậy làm sao để “rèn kỹ năng
đọc cho học sinh lớp 5 ”.
2.Mục đích đề tài
Đề tài này nhằm giúp học sinh khối 5 có được kỹ năng đọc, nghe và nói thơng qua
hệ thống các bài đọc theo các chủ điểm: giúp các em đọc lưu loát từng đoạn và cả bài
văn, bài thơ; đọc thầm nhanh và hiểu nội dung bài, biết tóm ý chính của bài đọc, biết
trả lời câu hỏi về nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của các câu văn, câu thơ biết đọc


rõ lời tác giả và lời nhân vật. Bên cạnh đó, học sinh có khả năng đọc để học tốt các
phân mơn Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả …và các môn học khác.
3. Lịch sử đề tài
Đề tài tơi nghiên cứu cũng đã được đề cập ít nhiều trong các giáo trình về phương
pháp giảng dạy Tiếng Việt ở các trường Sư phạm.Tuy nhiên, ở đây tôi đi sâu vào thực
tế lớp mình phụ trách nhằm tìm hiểu nguyên nhân, thể nghiệm những giải pháp cụ thể
đối với học sinh lớp 5 nhằm giúp các em đạt được kỹ năng đọc tốt theo yêu cầu của
chương trình Tiểu học.
4.Phạm vi đề tài
Đề tài gồm những biện pháp nhằm thực hiện cho đối tượng học sinh lớp 5 nhất là
đối với các em đọc chưa đạt theo yêu cầu quy định .
II. NỘI DUNG VÀ CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM

1.Thực trạng đề tài :
Tâm lý hiện nay, các em học sinh cịn coi thường phân mơn Tập đọc. Nói đúng
hơn là các em đọc là có đọc chứ chưa nắm được cần đọc như thế nào cho đúng, cho
hay.Các em cịn phát âm tùy tiện theo thói quen đọc ê- a ; ngắt nghỉ hơi không đúng.
Các em học Tập đọc một cách rập khuôn, đọc thuộc bài hoặc đọc rất nhanh và cứ
tưởng là đọc nhanh là đọc hay nhưng thật ra các em khơng hiểu mình đang đọc những
gì. Học sinh Tiểu học khơng phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình
đọc. Hầu như sức chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần
để phát âm, cách đặt dấu phẩy dấu chấm chưa đúng. Mặt khác do vốn từ cịn ít, năng
lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung cịn khó
khăn.Giáo viên chúng ta cịn chưa mấy chú trọng đến cách đọc của học sinh dẫn đến
không chú ý phát hiện những chỗ sai cho học sinh, chẳng quan tâm đến học sinh hiểu
bài đến mức độ nào và cho rằng các em đọc được là hoàn thành tiết dạy.Từ đó các em
ít phát triển năng lực tư duy, tìm tịi sáng tạo. Như thế thì làm sao các em có thể hiểu
hết nội dung ý nghĩa của một văn bản. Dẫn đến các em sẽ khơng thích học văn và làm
một bài văn sẽ không cảm xúc, sinh động .
- Năm nay, tôi được phân công phụ trách lớp 5/1 với sĩ số 28/14 tôi thấy trong đó có
: +8 học sinh đọc đúng và tỏ ra thích đọc.
+10 học sinh đọc khơng biết ngắt nghỉ hơi.
+10 học sinh đọc phát âm sai, rất sợ giáo viên gọi đọc bài .Bài đọc thường sai ở âm
đầu, vần và âm cuối, đọc chưa phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã .
Chẳng hạn như :
+Sai âm đầu: mạnh phẻ, phai lang, màu dàng, dực dỡ, chong xanh, dừng xâu …mà
phải đọc dúng là : mạnh khỏe, khoai lang, màu vàng, rực rỡ, trong xanh, rừng sâu .
+Sai ở vần uống rụ, con hu, cành ha, tuôi …đọc đúng là uống rượu, con hươu, cành
hoa, tôi.
+Sai ở âm cuối : lang nhanh, uống cong, trăng trở, khuông mặc …đọc đúng là lan
nhanh, uốn cong, trăn trở, khuôn mặt.
+Chưa phân biệt được thanh hỏi / thanh ngã, thường sai ở thanh ngã nhiều như : nhửng
/ những, mải mải / mãi mãi …

2.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Để thực hiện được mục đích, u cầu rèn đọc, tơi chú ý đến các khâu sau:
a. Đọc thành tiếng
Rèn đọc đúng


*Khái niệm: Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh bài đọc một cách chính xác, đọc
khơng thừa, khơng sót âm, vần, tiếng, nghỉ ngắt hơi đúng chỗ; là phát âm đúng hệ
thống ngữ âm chuẩn.
*Biện pháp: Giáo viên phân loại để nắm trình độ đọc của học sinh
và có kế hoạch luyện đọc theo từng nhóm đối tượng. Dự tính lỗi học
sinh dễ mắc phải khi đọc, những từ khó đọc để giúp học sinh đọc
chưa tốt luyện đọc lại.
Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng địi hỏi thể hiện chính xác
âm vị. Để giúp các em phát âm chuẩn xác, trong quá trình giảng dạy, tôi cho các em
phát hiện, so sánh, phân biệt các từ có chứa các âm đó. Tùy theo mức độ mà bản thân
có cách sửa lỗi cho các em.
Trong q trình dạy, tơi thấy học sinh thường sai những tiếng có âm đầu như: tr, s, x, r,
gi…Sửa cho các em, tôi không sử dụng phương pháp nghe nhìn và bắt chước. Phương
pháp này tơi thiết nghĩ sẽ mang lại hiệu quả thấp, vì giáo viên chỉ cung cấp cho học
sinh một âm thanh mẫu mà khi học sinh gặp một tiếng khác có âm tương tự thì các em
không biết tự điều chỉnh bộ máy phát âm và tìm ra cơ chế tạo âm đúng. Chính vì vậy
khi sửa sai các tiếng đó, tơi sẽ phát âm mẫu, chuẩn cho học sinh nghe rồi yêu cầu học
sinh phát âm, sau đó tơi hướng dẫn như sau:
-Những tiếng có âm đầu là âm “ tr” mà học sinh đọc là “ ch” hướng dẫn học sinh để
đầu lưỡi uốn chạm vào vịm cứng, bật ra, khơng có tiếng thanh.
Ví dụ: tre ngà, buổi trưa, trong trắng, …
-Những tiếng có âm đầu là âm “ s” mà học sinh đọc là “ x”; hướng dẫn học sinh uốn
đầu lưỡi về phía vịm, hơi thốt ra xát mạnh.
Ví dụ: siêng năng, sạch sẽ, buổi sáng,…

-Những tiếng có âm đầu là âm “ r” mà học sinh đọc là “ d ”; hướng dẫn học sinh uốn
đầu lưỡi về phía vịm, hơi thốt ra xát, có tiếng thanh.
Ví dụ: rõ ràng, ranh mãnh, rong rêu,…
-Những tiếng có âm đầu là âm “x ” mà học sinh đọc là “ s” hướng dẫn học sinh đầu
lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp hơi thốt ra xát nhẹ khơng có tiếng thanh.
Ví dụ: xa xa, lên xuống, xám xịt,…
-Đa số các em bỏ mất đi âm đệm. Như học sinh đọc: “lanh quanh trong rừng, rừng rào
rào chyển động, con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chyền nhanh như tia chớp, hang dã,
thấp tháng, lưu tryền, khái ra ban công, cây ha giấy, xè ra, xa đầu…” Tôi cho học sinh
nhận xét cách đọc của bạn từ đó tìm cách đọc đúng thích hợp. “loanh quanh trong
rừng, rừng rào rào chuyển động, con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như
tia chớp, hoang dã, thấp thoáng, lưu truyền, khoái ra ban cơng, cây hoa giấy, xịe ra,
xoa đầu…” Nếu học sinh khơng tìm được tơi sẽ có cách hướng dẫn các em như sau:
-Đầu tiên phát âm gọn, rõ tách bạch hai âm tiết trung gian. Sau đó phát âm nhanh dần
liên tục 2 âm tiết trung gian sau cho lúc đầu tiên hai lần bật hơi, sau liên kết lại là một
lần bật hơi.
- Hướng dẫn cách phát âm chuẩn xong, tôi gọi học sinh phát âm sai đọc lại. Nêu các
em khơng đọc đúng, lúc đó tơi mới gọi em phát âm chuẩn nhất đọc. Cuối cùng giáo
viên sẽ đọc cho các em nghe và nhắc nhở các em cố gắng phát âm đúng ở những chữ
có những âm này.
* Khi rèn đọc đúng cho học sinh, tôi luôn chú ý những em đọc chậm, thường hay nhút
nhát, đọc cịn ê, a:
-Tơi ln tỏ ra thân thiện, gần gũi, giúp đỡ các em, mềm mỏng với các em. Cần phải
kiên trì nhẩn nại tránh tâm lý mong thấy kết quả mà la rầy các em.
-Tôi kiểm tra thường xuyên, bất ngờ xem các em có đọc bài trước ở nhà không.


- Đối với các em nói lắp, các em thích nói nhưng vì mặc cảm nên rất ngại nói với các
bạn. Do đó khi hướng dẫn các em đọc tơi thường động viên, khích lệ và nghiêm khắc
đối với những em trêu chọc bạn.Tôi thường giáo dục học sinh trong lớp phải biết yêu

thương và giúp đỡ lẫn nhau lúc bạn gặp khó khăn.
-Những lúc rãnh rỗi, tơi trị chuyện với các em, hỏi thăm hồn cảnh gia đình và năng
lực học của các em để có biện pháp giúp đỡ các em phát huy hết khả năng của
mình.Tơi cũng thường xuyên liên lạc với phụ huynh hỗ trợ rèn luyện thêm cho các em
ở nhà. Những buổi họp phụ huynh tơi mời những phụ huynh có con đọc sai để hướng
dẫn phụ huynh cách phát âm, yêu cầu phụ huynh về nhà hỗ trợ thêm cho các em trong
lúc đọc, nhờ phụ huynh tạo điều kiện cho các em đọc thường xuyên ở nhà như đọc đơn
từ, báo….Khi các em đọc tốt phụ huynh nên giáo dục các em có thói quen xem đài để
nghe phát thanh âm chuẩn. Từ đó, học sinh có ý thức phát âm đúng và chính xác. Ở lớp
những em đọc sai tơi cho học sinh nhận xét lẫn nhau để thấy được chỗ sai của bạn để
rút kinh nghiệm cho cách đọc của mình.
Ví dụ:Trong lớp tơi em Dương khi đọc ln phát âm sai. Tôi theo dõi và thấy em phát
âm thường sai nhất ở phụ âm s/x ; tr/ch, không phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã. Sau khi
hướng dẫn em cách phát âm đúng. Tơi liền tìm nhiều từ có phụ âm đó để em đọc như
tơi đã hướng dẫn. Tơi thường xuyên gọi em phát âm. Một mặt, tôi gọi em phát âm
chuẩn nhất đọc, yêu cầu em Dương đọc lại nhiều lần cho đến khi đọc chuẩn như bạn.
Khi đã sửa cho em đọc đúng rồi, trong các tiết học sau tôi luôn luôn chú ý đến em khi
đọc, xem em cịn mắc lỗi lại nữa khơng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Vì số lượng học
sinh mắc lỗi này không nhiều nên tôi sửa sai triệt để. Đối với các phụ âm khác khi học
sinh phát âm sai tơi cũng cố gắng tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh
ngay trong tất cả các giờ học.
Đối với việc luyện đọc từ khó, cần chú ý nhiều đến việc đọc các từ phiên âm tiếng
nước ngồi như Hi-rơ-si-ma; Na-ga-da-ki; Ma-ri-ơ; Giu-li-et-ta; Li-vơ-pun; ...và các từ
khi đọc học sinh thường mắc lỗi phát âm địa phương.
Ví dụ : Bài “Lịng dân”có các từ: tui (tôi); ra lịnh ( ra lệnh); thiệt (thật )... Hoặc bài “
Thư gửi các học sinh” các từ : giời (trời) ; giở đi ( trở đi )
* Đối với các bài thơ: Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng phải biết
ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4 hay
4/4 ... Gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt
nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng phụ để học sinh nói cách ngắt

nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất.
Ví dụ bài: Hành trình của bầy ong.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét, đọc lại và thống nhất cách ngắt nhịp: 4/2 hay 3/5 .
“Chắt trong vị ngọt /mùi hương
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng /vơi đầy
Men trời đất/ đủ làm say đất trời.
Hoặc bài: “Chú đi tuần” không ngắt nhịp cố định mà chỉ cần ngắt theo cảm xúc:
Chú đi tuần/ đêm nay
Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
Cây /rung theo gió /
Lá /bay xuống lịng đường
Chú đi qua cổng trường /
Các cháu miền Nam /yêu mến.
Ngoài ra không những tôi luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ, tơi cịn rèn cho
học sinh biết đọc vắt dòng đúng.


+Ví dụ: Hành trình của bầy ong
“Bầy ong giữ hộ cho người.
Những mùa hoa /đã tàn phai tháng ngày”
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát
hiện lỗi và sửa lỗi. Trong giờ tập đọc, tôi gọi học sinh đọc tốt đọc bài, và giao nhiệm
vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai.
Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và
phát âm lại.
Rèn đọc lưu loát
*Khái niệm: Đọc lưu lốt là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a,
ngắc ngứ….Tốc độ đọc nhanh và đọc lưu loạt chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng.
*Biện pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu. Học

sinh đọc thầm theo. Học sinh đọc thầm nối tiếp có sự kiểm tra của giáo viên và các bạn
để điều chỉnh tốc độ. Để thực hiện yêu cầu này, giáo viên cần cho học sinh đọc trước ở
nhà nhiều lần. Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu, lên giọng. Muốn vậy, học sinh
phải biết ngắt nghỉ hơi đúng, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm. Dựa vào quan hệ
ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp câu.
+Có thể dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu hay đồ dùng dạy học, hướng dẫn học
sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. Mỗi đoạn gọi 2,3 học sinh
đọc.Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại chú ý đọc ngắt nghỉ những cụm từ trong
những câu văn dài bài văn xi.
+Ví dụ: Bài : “Một chuyên gia máy xúc’’ có câu:
“Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to /vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của
tơi lắc mạnh và nói://”
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện câu dài. giáo viên ghi lên bảng phụ. Gọi học
sinh đọc. Sau đó yêu cầu các em khác nhận xét cách ngắt hơi, nghỉ hơi của bạn. Mời
em đó đọc lại. Cuối cùng, giáo viên thống nhất cách đọc. Từ chỗ phát âm chuẩn, đọc
đúng ngữ điệu học sinh sẽ dễ dàng đọc lưu lốt, trơi chảy bài văn, bài thơ. Và đọc lưu
lốt chỉ thực sự có ích khi nó khơng tách rời việc hiểu rõ điều mình đọc.
Rèn đọc hay
*Khái niệm: Đó là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng,
cường độ giọng,….biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của tác giả gởi gấm trong bài
đọc.
*Biện pháp: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tham gia vào việc tìm giọng đọc
cho bài. VD: Đối với những bài văn miêu tả thì đọc giọng như thế nào? Văn kể
chuyện? Những bài thơ……
Yêu cầu luyện đọc đoạn ngắn: Em hãy đọc đoạn văn, đoạn thơ mà em thích cho cơ
và các bạn cùng nghe! Để đọc hay thì người đọc phải làm chủ chỗ ngắt giọng, làm chủ
tốc độ đọc, làm chủ cường độ đọc.(to, nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ
điệu (độ cao, lên giọng hay hạ giọng).Thể hiện sắc thái tình cảm khi đọc. Để học sinh
có được khả năng này, giáo viên cần tổ chức các hình thức thi đọc hay, đọc phân vai,
đóng kịch…đối với các tác phẩm có nhiều lời hội thoại..

Giáo viên cần chú ý đến tư thế tác phong của người đọc, giọng đọc bình tĩnh, tự
nhiên, độ âm vang vừa phải, một sắc thái vui tươi trên nét mặt hay một thoáng trầm tư
phù hợp với từng câu, đoạn sẽ làm tăng thêm cái hay cái đẹp và dễ đi vào lịng người.
Ánh mắt khơng phải lúc nào cũng chằm chằm nhìn vào sách mà đơi lúc nhìn vào người
nghe để lơi cuốn sự chú ý của mọi người.
Đối với học sinh lớp 5.Yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc hay là yêu cầu trọng
tâm, nên phải dành thời gian thích hợp để luyện đọc.


Ví dụ:Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, nhấn
giọng ở những từ ngữ thể hiện sự xúc động của chú Mo-ri-xơn trong bài “Ê-mi-li, con”
“ Ê-mi-li / con ôi!//
Trời sắp tối rồi...//
Cha không bế con về /được nữa!//
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa.//”
+Đọc giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động của lời người cha sắp phải xa đứa con
gái bé bỏng của mình mãi mãi; và đọc vắt hai dịng thơ:
“Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé!”
+Đọc ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ thể hiện nỗi lòng của người chồng nhắn gửi cho
vợ:
“Cha đi vui,/ xin mẹ đừng buồn!//”
+Đọc giọng phẩn nộ, đau thương:
“Giôn- xơn!//
Tội ác bay chồng chất/
Nhân danh ai/
Bay mang những B.52/
Những Na-pan, /hơi độc/
Đến Việt Nam/
Để đốt những nhà thương/ trường học

Giết những con người/ chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em/ chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh/ bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dịng sơng/ của thơ ca nhạc hoạ ?”
+Đọc giọng vui, hồn nhiên:
“Trái đất này/ là của chúng mình
Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh...”
+Đọc giọng trân trọng, tự hào:
“Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên
Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên 130 vị tiến sĩ từ khoa
thi 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nến văn hiến lâu đời.”
(Nghìn năm văn hiến Tiếng Việt 5 tập 1 trang 15)
+Đọc giọng hồi hộp, nhanh, dồn dập:
“Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hoả đến!”
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, cịn bé Lan đứng ngây
người, khóc thét.”
( Út Vịnh – Tiếng Việt 5; tập 2)
+Đọc giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha diễn tả cảm xúc nhớ thương mẹ da diết của
anh chiến sĩ:
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét khơng bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.” ( Bầm ơi! – Tố Hữu)
+Đọc giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh
của luật tục:
“Kẻ thị tay ra để đánh cắp của người khác/ là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá;
ngồi ra/ phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.



...Kẻ đi cùng đi/ bước cùng bước/ nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.”
(Luật tục xưa của người Ê-đê)
+Đọc thể hiện lời của nhân vật và lời người dẫn chuyện:
-Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, biểu thị cảm xúc khâm phục:
“Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào ơng cũng tìm ra manh mối và phân xử công
bằng.”
-Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức: “Tấm vải này là của con, bà này lấy trộm.”
-Quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm:
“Hai người đều có lý nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.”
+Đọc giọng phù hợp như đang hỏi chính bản thân mình, câu hỏi khơng cần người khác
trả lời:
“ Oa-sinh-tơn
Buổi hồng hơn
Ơi những linh hồn
Còn, mất?
(Ê-mi-li, con – Tố Hữu)
+Đọc giọng gấp gáp, hoảng hốt: “ Cháy! Cháy nhà !” (Tiếng rao đêm)
+Đọc kéo dài và hạ giọng ở phần cuối câu: “ Bánh giò, ò, ò....”
+Đọc chú ý nghỉ hơi ngắn ở những câu ngắn:
“Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm.” nhằm thể hiện nhịp thở của người đang hít
vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian. Khi đọc, người đọc
không chỉ quan tâm đến việc ngắt nhịp mà còn thể hiện nhịp đọc, cảm xúc. Đọc nhanh
chậm hay vừa phải là do nôị dung bài văn, bài thơ quyết định.
+Với câu văn dài, tốc độ đọc giãn ra, làm cho người đọc, người nghe có thời gian suy
nghĩ:“ Cô bé ngây thơ tin vào truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu
bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa- da- cô chết khi em mới gấp
được 644 con”
( Những con sếu bằng giấy- TV5- tập 1).
Để tiện cho việc luyện đọc hay, tôi chép từng đoạn văn, đoạn thơ lên bảng phụ. Sau
khi hỏi học sinh về nội dung của từng đoạn, tôi hỏi về cách đọc hay của từng đoạn. Sau

đó gọi 1 học sinh đọc tốt đọc hoặc cô giáo đọc mẫu để thể hiện cách đọc hay của từng
đoạn đó; rồi yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ ngữ cần nhấn giọng, chỗ cần ngắt,
nghỉ hơi. Giáo viên gạch chân những từ đó, gọi học sinh đọc. Sau đó yêu cầu các em
cùng bạn luyện đọc theo nhóm. Nghệ thuật đọc hay thể hiện ở việc nhấn giọng, cao
giọng hay hạ giọng trong bài, trong đoạn. Việc nhấn giọng, hạ giọng hay lên giọng
phải chính xác, bộc lộ rõ nội dung câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài
thơ. Cái gốc để giúp cho học sinh có thể đọc tốt là phải giúp học sinh cảm thụ nội dung
bài tập đọc.
b.Luyện đọc có ý thức (đọc hiểu)
*Khái niệm: Là đọc hiểu nội dung bài văn, bài thơ.Hiểu nghĩa từ,
cụm từ, câu, đoạn….toàn bộ những gì đọc được.
*Biện pháp: Mỗi bài tập đọc có nội dung, ý nghĩa khác nhau nên
nhất thiết cần đọc nắm được nội dung để lựa chọn giọng đọc phù
hợp. Cho học sinh đọc thầm, giao nhiệm vụ cho học sinh để kiểm tra
việc đọc hiểu.Chúng ta đều biết đọc hay khó hơn đọc bình thường.
Đọc bình thường chỉ địi hỏi phát âm đúng, đọc lưu lốt, biết nghỉ
đúng chỗ theo các dấu ngắt câu, biết lên, xuống giọng. Còn đọc hay
đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn từng bài, tâm
tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần của


câu văn, bài văn, tức là đi sâu vào bản chất của câu văn, bài văn.
Cho nên, mục đích đọc hay là bộc lộ ra được cái bản chất của nội
dung và trên cơ sở đó muốn truyền đạt đúng những ý nghĩ và tình
cảm của tác giả. Muốn đọc hay phải hiểu kỹ nội dung của bài tập đọc
và phải truyền đạt tốt sự hiểu biết của mình tới người nghe. Chính vì
thế, việc giúp học sinh hiểu nội dung một văn bản là rất cần thiết và
nên làm. Trước tiên, giáo viên cần giúp học sinh:
+Hiểu nghĩa các từ khó: Muốn học sinh đọc có hiệu quả thì giáo viên cần
giúp học sinh nắm nghĩa của các từ mới, từ khó có trong bài.Giúp học

sinh hiểu nghĩa các từ mới để học sinh hiểu điều mình đọc. Trong các
bài tập đọc thường có nhiều từ. Vậy ta cần phải giảng những từ nào?
Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân mơn Tập đọc tơi thấy có thể chia
những từ để giảng làm 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang
học và loại từ chìa khố (từ trung tâm).
Từ khó có thể là từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ
Hán Việt, là danh từ riêng. Loại từ này thường có trong phần chú giải
cho nên sau khi đọc mẫu xong tôi cho học sinh đọc phần chú giải để
học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài
tập đọc.
Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo
viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm tốt lên chủ đề. Từ chủ đề cũng
có khi là từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các
từ khó hoặc với các từ trung tâm trong quá trình khai thác.
Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai
thác để làm tốt lên nội dung bài học. Chia những từ cần giảng làm 3
loại như vậy để dễ phân biệt còn trong thực tế nhiều khi từ khó cũng
là từ chủ đề hoặc từ trung tâm. Vậy khi giảng từ ta có thể dùng
những phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định
nghĩa, giảng giải. Khi dùng phương pháp trực quan, tơi áp dụng bằng
nhiều hình thức: Trực quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh
mắt, dáng điệu, động tác...Ở lớp 5 nhận thức lý tính tổng quát của
học sinh đã phát triển nên trong khi giảng từ cho học sinh hiểu tôi
vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay giảng giải xen lẫn các
phương pháp khác.
Ví dụ: Khi giảng từ “quyến rũ” tôi dùng phương pháp giảng giải:
quyến rũ có nghĩa là có một sức lơi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến
luyến không muốn rời xa.
+ Hiểu ý nghĩa bài đọc: Muốn vậy cần phải chú ý bám sát yêu cầu
của bài tập đọc. Yêu cầu đó phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà.

chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm tốt lên
nội dung tư tưởng. Tơi thấy trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn
học mà học sinh tích luỹ được chưa nhiều. Theo tôi tuỳ từng bài mà
chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét gì nổi bật về nghệ
thuật cần khai thác. Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định một
điều: giảng từ và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau.Ta phải
giảng từ, khai thác hình ảnh để làm tốt lên ý của bài hay nói cách
khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung.


VD: Trong bài Đất nước, cần giúp học sinh hiểu tác giả đã sử dụng
biện pháp nhân hoá:
“Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha”
-Lặp từ ngữ:
“Trời xanh đây, là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
-Liệt kê các hình ảnh:
“Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa...”
Để học sinh thấy được vẻ đẹp của mùa thu thắng lợi, đồng thời thể
hiện niềm tự hào về đất nước tự do.
Hoặc trong bài “Mùa thảo quả”, tôi khai thác điệp từ “thơm” và
việc sử dụng một loạt câu văn ngắn xen lẫn với câu văn dài để làm
nổi bật mùi thơm đặc biệt của thảo quả.
VD: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải
theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các
thơn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi
từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo nếp

khăn.”
Giáo viên cần liên hệ thực tế nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân
ta. Những kiến thức đó muốn được cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài
mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho phù hợp.
VD: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” tác giả có viết:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay”.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh liên hệ đến thực tế những khó
khăn mà cha mẹ và các bác nông dân phải trải qua để làm ra hạt gạo
(khó khăn do thời tiết, khó khăn do sâu bệnh gây ra, chứ khơng cịn
khó khăn do bom đạn kẻ thù nữa). Qua đó mà ta giáo dục các em
tình cảm trân trọng, nâng niu từng hạt lúa và cũng muốn đóng góp
cơng sức nhỏ bé của mình để làm ra hạt lúa. Rõ ràng sau khi giáo
viên đã giảng thật kĩ nội dung bài, học sinh hiểu được bài, cảm thụ
nội dung bài đọc thì các em đọc hay hơn. Bên cạnh đó, học sinh sẽ
đọc tốt hơn nếu như kết hợp với việc nghe cô giáo mình đọc hay, đọc
tốt. Cách đọc của cơ chính là một thứ phương tiện trực quan có hiệu
quả nhất góp phần minh chứng cho những gì mà cơ và trị cùng
thống nhất ở trên.
Chính vì hiểu được điều đó nên tôi thường xuyên rèn đọc hay
trước khi đọc cho học sinh nghe. Để rèn cho mình khả năng đó, tơi
cũng không quên soạn bài thật kỹ (bài soạn của tôi dựa trên những
gợi ý của sách giáo viên song cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế
của lớp mình về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học



sinh để có một bài soạn phù hợp nhất, cân đối nhất giữa hai phần rèn
đọc và cảm thụ). Xem lại toàn bộ nội dung bài soạn trước khi lên lớp
để nắm chắc nội dung bài, thẩm thấu toàn bộ nội dung của bài và
nắm được suy nghĩ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài văn
và đặt mình vào hồn cảnh của tác giả để nhằm truyền tới người
nghe hiểu biết của mình và tình cảm của tác giả. Đặc biệt trong giờ
Tập đọc, tôi luôn tạo cho lớp học một khơng khí thoải mái để các em
phấn khởi học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh tơi tránh
sự gị ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở để
phát huy tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo ở mỗi học sinh. Từ đó
các em có điều kiện để thể hiện mình.
c.Đọc thầm: Đọc thầm cũng là cách rèn đọc khơng kém phần quan trọng. Có đọc thầm
thì trong một giờ tập đọc, các em được đọc nhiều hơn, có điều kiện làm quen nhiều con
chữ khó kết hợp với lắng nghe người khác đọc các em sẽ đọc tốt hơn.Tôi hướng dẫn
học sinh cách đọc thầm. Trong giờ tập đọc, thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học
sinh hiểu nội dung bài và tìm bài tập đọc có mấy đoạn, đọc thầm để suy nghĩ trả lời
những câu hỏi của bài. Đọc thầm để tìm ra giọng đọc hay của một đoạn văn... Cuối
cùng, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm bắt đầy đủ thông tin cảm thụ
tốt văn bản nghệ thuật).Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định
hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi
hay để ghi nhớ, hoặc học thuộc lòng.) Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm
cho học sinh. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của
học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ. Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ
cụ thể, nhằm định hướng việc đọc - hiểu.
*Kết quả chuyển biến của đối tượng
Với các biện pháp đã thực hiện, tôi đã áp dụng trong suốt năm học, qua từng giờ dạy
Tập đọc, thường xuyên theo dõi chuyển biến của học sinh. Qua từng tháng, tôi nhận
thấy,học sinh của mình có nhiều tiến bộ. Các em u thích mơn học hơn, đọc bài

đúng,đọc bài hay. Khi đọc các em đọc tự nhiên thoải mái, đôi lúc rất dí dỏm khi vào
vai nhân. Nhiều học sinh đầu năm rất ngại lên thi đọc hay, đọc thuộc lòng nhưng sau
một thời gian các em giơ tay và xin cô cho đọc và đọc rất tốt. Khả năng tiếp thu bài và
nhận biết về thiên nhiên xã hội và con người được nâng cao hơn. Các em dã biết nêu
suy nghĩ về bản thân về nhân vật, biết rút ra nội dung bài, biết đánh giá, cảm xúc trước
hành động của nhân vật trong tác phẩm. Các em phát âm khơng cịn lẫn lộn ở các phụ
âm, vần cũng như thanh…Có thể nói đây là thành cơng bước đầu của việc vận dụng
các biện pháp trên.
–Kết quả cụ thể:
+Lớp học có 10 học sinh đọc hay.
+Có 18 học sinh đọc đúng, rất thích được gọi đọc bài và thích giờ Tập
đọc, các em cịn thích sưu tầm những câu thơ, câu tục ngữ, câu văn hay viết vào số tay
văn học của mình. Cả lớp đều mạnh dạn phát biểu.
III .KẾT LUẬN
1.Tóm lược giải pháp
Quan điểm đổi mối phương pháp dạy học đã giúp giáo viên chủ động hơn, linh
hoạt hơn trong việc tổ chức học sinh học tập. Bên cạnh đó, ngồi việc phải nắm vững
chương trình, nội dung bài dạy thì giáo viên phải có trình độ vận dụng phương pháp;
cách tiến hành, tổ chức các hình thức dạy học là hết sức quan trọng. Chính vì thế giáo


viên khơng nên e dè, ngại khó, ngại đổi mới mà không vận dụng những phương pháp
dạy học tiên tiến. Điều quan trong là giáo viên cần phải mạnh dạn tùy trình độ, đặc
điểm của lớp mình mà lựa chọn áp dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy
học tích cực để giờ Tập đọc đạt hiệu quả cao nhất.Vì mỗi bài tập đọc khi dạy đều có
một quy trình chung nhưng khơng nhất nhất phải giống nhau mà có thể sử dụng nhiều
hình thức, phương pháp khác nhau tùy theo đối tượng học sinh của mình. Điều đó
muốn nói đến ở giờ Tập đọc chủ yếu là rèn cho được kỹ năng đọc, nên tạo điều kiện để
các em điều tham gia đọc để bộc lộ khả năng mình. Giáo viên cần khích lệ động viên
các em, cần tạo nên các em sự tự tin, mạnh dạn phát huy khả năng sẵn có. Điều đó giúp

giờ học càng phong phú, thoải mái, học sinh khơng bị gị ép, tiếp thu bài nhẹ nhàng
hơn, mang lại kết quả tốt hơn.
Để giờ Tập đọc đạt kết quả cao, giáo viên cần phải nghiên cứu kế hoạch giảng dạy
thật tỉ mỉ. Lúc học sinh đọc chú ý phát hiện những từ học sinh phát âm chưa chuẩn
giúp các em phát âm lại, lưu ý cách ngắt nghỉ hơi. Giáo viên nên kiểm tra và rèn đọc
nhiều cho đối tượng học sinh đạt và chưa đạt, chọn em đọc hay đọc cho cả lớp nghe.
Không quên động viên các em đọc nhiều truyện sách bổ ích và sưu tầm những câu thơ,
bài thơ, bài văn hay học thuộc.
2.Phạm vi đối tượng áp dụng :
Với sáng kiến trên, tôi đã vận dụng thành cơng ở lớp mình.Tơi hy vọng rằng
những kinh nghiệm nhỏ trong đề tài sẽ được các anh chị giáo viên khối 4, khối 5 tham
khảo, thử nghiệm trong giảng dạy Tập đọc theo định hướng đổi mới của thông tư 30 sẽ
giúp các em học tốt hơn. Và mong rằng sẽ có nhiều ý kiến hay để chúng ta cùng học
tập.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×