Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kinh nghiệm rèn đọc cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.86 KB, 8 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN ĐỌC CHO HS LỚP 5
KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHỖ NGẮT
GIỌNG CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đọc là một dạng hoạt động lời nói, là một trong 4 kĩ năng cơ bản
mà phân môn Tập đọc tập trung rèn cho HS.Trong chương trình lớp 5,
phân môn Tập đọc có nhiệm vụ củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã
được hình thành ở các lớp dưới, khả năng đọc lướt để chọn thông tin
nhanh, kĩ năng đọc diễn cảm, Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao
hơn, bước đầu biết làm chủ giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, về tốc
độ, cao độ, trường độ và âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài
đọc( với văn bản nghệ thuật). Đọc làm rõ những thông tin cơ bản, giúp
người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong
văn bản (với văn bản phi nghệ thuật). Khắc phục những cách đọc thiên
về hình thức hoặc “diễn cảm” tuỳ tiện của HS.
Để tiến tới đọc hay, đọc diễn cảm trước hết phải đọc đúng,đặc
biệt là những câu văn dài, đọc ngắt giọng đúng những câu văn, câu thơ.
Bởi đọc đúng, đọc hay tức là đã truyền tải được một phần lớn nội dung
cảm xúc đến người nghe mà chưa cần tìm hiểu nội dung. Qua 2 năm
trực tiếp dạy lớp 5, qua giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5, tôi đã tìm
ra một số biện pháp nhỏ để hướng dẫn và hình thành ở HS thói quen
đọc đúng, ngắt giọng đúng chỗ các câu văn, câu thơ , khắc phục được
cơ bản tình trạng HS đọc tuỳ tiện, cảm tính theo khả năng của mình.
Xin được trình bày cụ thể .
II. VỀ MẶT LÍ LUẬN.
Trong hoạt động đọc, đọc ngắt giọng đúng là một yêu cầu quan
trọng vì nếu đọc ngắt giọng sai sẽ dẫn đến hiểu sai ý nghĩa câu văn, câu
thơ. Do đó trong Dạy - Học cách đọc thì Dạy - Học cách đọc ngắt
giọng đúng cũng là một yêu cầu cơ bản. Có hai kiểu ngắt giọng: Ngắt
giọng lô gíc và ngắt giọng biểu cảm:
-Ngắt giọng lô gíc là những chỗ dừng để tách các nhóm từ trong


câu. Ngắt giọng lô gíc phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ
trong câu.
-Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lô gíc, đó là những
chỗ nghỉ lâu hơn bình thường hoặc chỗ nghĩ không do lô gíc ngữ nghĩa
mà do dụng ý của người đọc nhàm tạo ra một ấn tượng về cảm xúc.
Hoàng Thị Kim Ngân - Tiểu học Vĩnh Kim
Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN ĐỌC CHO HS LỚP 5
Như vậy, dạy HS đọc ngắt giọng đúng chỗ với hai kiểu ngắt
giọng nói trên không phải là vấn đề đơn giản và dễ khắc phục trong
ngày một ngày hai mà phải trải qua quá trình hướng dẫn, rèn luyện vì
HS có thể đã có thói quen ngắt giọng một cách cảm tính ở các lớp dưới,
khi mà yêu cầu đọc diễn cảm chưa được quan tâm đúng mức,đặc biệt là
với những HS đọc còn yếu, và đây cũng là vấn đề xảy ra thường xuyên
trong các giờ tập đọc mà không phải GV nào cũng xử lí tốt.
III. VỀ MẶT THỰC TIỄN.
Như trên đã nói, đọc ngắt giọng đúng là điều kiện đầu tiên để dạy
đọc diễn cảm, nếu dạy cho HS đọc diễn cảm mà ngắt giọng không đúng
thì không thể gọi là diễn cảm được, và có thể dẫn đến hiểu sai nội dung
câu văn. Qua giảng dạy cũng như qua dự giờ các đồng nghiệp trong
trường và trong cụm. Điều đáng vui mừng là việc áp dụng PPDH mới
vào Dạy- Học cách đọc cho HS đã được GV chú ý, HS đãchủ động tìm
ra cách đọc , giọng đọc phù hợp cho bài văn bài thơ và thực sự đã có
nhiều em đọc rất tốt, nhưng tiếc rằng chỉ tập trung vào những em học
giỏi, đọc tốt còn đa số HS còn lại thì chỉ đọc một cách cảm tính mà
không chú ý đến nghệ thuật hay ngữ điệu, cảm xúc bài đọc. Theo tôi,
trong khi đọc có nhiều chỗ HS ngắt nghỉ chưa đúng mà thường thì GV
chưa chú ý sửa chữa , uốn nắn cho các em.Nguyên nhân là do GV chưa
thật sự quan tâm đến việc dạy cho HS đọc ngắt nghỉ ở những vị trí
không có dấu câu hoặc cũng có khi GV không xác định được đúng chỗ
ngắt nghỉ. Cho nên khi HS đọc bài, ta nghe không thoát ý, không thể

hiện được tình cảm, cảm xúc của bài đọc. Mặt khác, do không nắm
được quan hệ ngữ pháp,do ngắt nhịp theo cảm tính để tạo sự cân bằng
về âm thanh mà HS ngắt giọng sai.
Ví dụ: Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy. ( Đất nước- TV
5
– T
2
trang 94). Đọc như vậy câu văn dễ hiểu thành : sau lưng thềm của một
ngôi nhà chứ không phải của người ra đi.
Hay: Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vui mừng vì rừng
ngập mặn / phục hồi đã góp phần / đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo
vệvững chắc đê điều.( Trồng rừng ngập mặn TV
5
– T
1
trang 128). Đọc
như vậy dễ hiểu thành nhân dân vui vì rừng bị ngập mặn?
Từ thực tế nêu trên, tôi đã tìm hiểu, phân tích và rút ra nguyên
nhân cơ bản của việc đọc sai nói trên là:
-Ngắt giọng sai do tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm.
Hoàng Thị Kim Ngân - Tiểu học Vĩnh Kim
Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN ĐỌC CHO HS LỚP 5
-Ngắt giọng sai do tách từ chỉ loại ra khỏi danh từ, tách 1 từ ra
làm 2.
-Ngắt giọng sai sau hư từ.
Như vậy, với hai kiểu ngắt giọng nói trên , việc HS đọc sai hoặc
ngắt giọng chưa phù hợp còn rất phổ biến. Ngay như ở lớp tôi phụ trách
, số HS đọc ngắt giọng đúng chỉ được khoảng 5/22 em, số còn lại các
em chỉ đọc một cách cảm tính, miễn cho xong bài đọc.
Xuất phát từ yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc cho HS lớp 5, trong

quá trình giảng dạy, tôi đã tích cực rèn cho HS nắm được cách đọc ngắt
giọng đúng và đã đạt được kết quả khá tốt ngay với HS trong lớp.
IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.
Trên thực tế, khi đọc một văn bản nào đó , nếu gặp một dấu câu
ta phải ngắt, nghỉ, đó là việc ngắt giọng. Sau dấu chấm xuống dòng
phải nghỉ lâu hơn sau dấu chấm; sau dấu chấm phải nghỉ lâu hơn sau
dấu phẩy. Sau dấu phẩy cũng có lúc phải nghỉ khác nhau. Dấu phẩy
ngăn cách giữa các vế câu phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy sau trạng ngữ,
dấu phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy ngăn cách giữa các
bộ phận đẳng lập. Chỗ ngắt giọng phản ánh các các quan hệ ngữ pháp
có lúc được biểu hiện trên chữ viết, có lúc lại không biểu hiện gì trên
chữ viết. Do đó muốn đọc đúng phải nắm được các quan hệ ngữ pháp
Như trên đã nói, do không nắm được các quan hệ ngữ pháp, do
ngắt nhịp theo cảm tính để tạo sự cân bàng về âm thanh mà HS thường
đọc sai chố ngắt giọng.
*Với nguyên nhân thứ nhất:Ngắt giọng sai do tách danh từ ra
khỏi định ngữ đi kèm.
Ví dụ:Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy.(Đất nước- TV
5
– T
2
trang
94).
Hay: Trái đất / trẻ của bạn trẻ năm châu.( Bài ca về Trái đất -TV
5
– T
1
trang 42).
Hay: Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi–xin, ông đoạt giải/ nhất
với nhiều tặng vật quí giá. ( Những người bạn tốt -TV

5
– T
1
trang 64).
Đứng trước thực tế đó, trong các tiết tập đọc và tận dụng các tiết
luyện đọc buổi chiều. Ngoài việc cho HS thảo luận và đưa ra những
cách đọc phù hợp như lâu nay vẫn áp dụng, tôi dành một ít thời gian
hướng dẫn cho HS phân tích quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu,
cho HS hiểu mối quan hệ về nghĩa giữa danh từ và thành phần bổ sung
Hoàng Thị Kim Ngân - Tiểu học Vĩnh Kim
Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN ĐỌC CHO HS LỚP 5
ý nghĩa cho nó( Định ngữ) và mối quan hệ chặt chẽ về nghĩa giữa các
từ ngữ trong câu để HS có định hướng đúng khi đọc. Tôi tập trung
hướng dẫn kĩ ở một số tiết để HS có thói quen ngắt đúng, và cứ như thế
ở những tiết học về sau để HS tự trao đổi cùng bạn và cô giáo để tìm ra
cách đọc phù hợp mà không làm mất đi giá trị nội dung của câu văn,
câu thơ.
* Với nguyên nhân thứ 2:Ngắt giọng sai do tách từ chỉ loại ra
khỏi danh từ, tách 1 từ ra làm 2.
Ví dụ: Khi dạy bài:Tà áo dài Việt Nam (TV
5
– T
2
trang 122).Một
số HS đã đọc ngắt giọng câu như sau:
Áo dài đã trở thành biểu tượng cho y phục/truyền thống của Việt
Nam.
Ở đây, HS đã đọc sai chỗ ngắt giọng,tách cụm từ “y phục truyền
thống” tức là tách danh từ “y phục” ra khỏi từ chỉ loại “ truyền thống”
Đọc đúng là:Áo dài đã trở thành biểu tượng /cho y phục truyền

thống của Việt Nam.Hoặc:Áo dài đã trở thành biểu tượng cho y phục
truyền thống /của Việt Nam.
Hay khi dạy bài: Bài ca về trái đất - TV
5
– T
1
trang 42).Một số
HS đã ngắt giọng như sau:
Tiếng hát / vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười / ran cho trái đất không già.
Hành tinh / này là của chúng ta.
Đọc phù hợp là:Tiếng hát vui/ giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran/ cho trái đất không già.
Hành tinh này/ là của chúng ta.
Hay trong bài: Ngu công xã Trịnh Tường-TV
5
– T
1
trang 164).có
câu dài, HS đã đọc như sau:
Ông cùng vợ con đào/suốt một tháng trời gần được 4 cây/ số
mương xuyên đồi dẫn nước về ruộng.
Với những trường hợp này, rất khó để nắn các em đọc lại cho
đúng. Ngoài việc cho HS nắm được các quan hệ ngữ pháp giữa các từ
trong câu cần phải có thói quen không đọc (đặc biệt là khi đọc thơ )
theo một nhịp nhất định mà phải thường xuyên thay đổi nhịp tuỳ vào
quan hệ giữa các từ trong câu. Đặc biệt là nhấn mạnh để HS nhớ là
không thể tách 1 từ ra làm 2 như trên được. Mặt khác, trong dạy đọc
thơ, tôi tạo cho HS có thói quen trao đổi để tìm ra những cách đọc khác
Hoàng Thị Kim Ngân - Tiểu học Vĩnh Kim

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN ĐỌC CHO HS LỚP 5
nhưng vẫn đảm bảo được nội dung câu.Dần dần, HS đã có thói quen
đọc ngắt giọng đúng hơn trong những trường hợp như thế.
*Với nguyên nhân thứ 3:Ngắt giọng sai sau hư từ.
Ví dụ: Khi dạy bài: Tiếng vọng -TV
5
– T
1
trang 108). Có HS đã
đọc: Cánh cửa lại/rung lên tiếng đập cánh.
...Những quả trứng lại/ lăn vào giấc ngủ.
Hay trong bài: Nếu trái đất thiếu trẻ con-TV
5
– T
2
trang 157, có
HS lại ngắt: Các anh hùng là/ những đứa trẻ lớn hơn
Ngộ nghĩnh là/ các em
Sáng suốt là/ các em.
Ở 2 ví dụ trên, rõ ràng HS đã ngắt nhịp chưa phù hợp do tách hư
từ vốn có quan hệ rất chặt chẽ với bộ phận đi sau nó làm người nghe rất
khó nghe và khó hiểu nội dung câu thơ..
Với thực tế đó, tôi đã dành thời gian cho HS luyện đọc nhiều để
các em đọc đúng, đặc biết tôi đã chú trọng chỉ rõ và khắc sâu cho HS
hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa hư từ với bộ phận đi kèm sau nó, để khi
đọc, đặc biệt là đọc thơ, các em xác định được nên ngắt hay không ngắt
giọng khi đọc.Chẳng hạn, những câu thơ trên có em xác định ngắt,
cũng có em xác định không cần ngắt cũng phù hợp.
*Ngoài việc khắc phục 3 nguyên nhân cơ bản trên, trong Dạy – Học
tập đọc, khi dạy các bài đọc là các văn bản thơ hoặc văn bản nghệ thuật

đòi hỏi HS phải có kĩ năng ngắt giọng biểu cảm, bởi đây là phương tiện
để tác động đến người nghe rất lớn về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Nếu
ngắt giọng lô gíc( như trình bày trên) thiên về trí tuệ thì ngắt giọng biểu
cảm lại thiên về cảm xúc. Đó là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng
có tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý đối với người nghe, góp
pohần tạo nên hiệu quả cao hơn cho văn bản.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ: Về ngôi nhà đang xây - TV
5
– T
1
trang 148
khi đọc 2 câu cuối bài , thường thì HS đọc bình thường, có em ngát
giọng, có em không, nhưng để câu thơ có giá trị biểu đạt cao thì GV
nên hướng cho HS tìm cách ngắt như sau:
Ngôi nhà /như trẻ nhỏ
Lớn lên/ với - trời – xanh.
Để làm rõ hình ảnh hình ảnh ngôi nhà đang xây dở hồn nhiên như
đứa trẻ đang lớn, đang từng ngày được xây cao thêm.
Hoàng Thị Kim Ngân - Tiểu học Vĩnh Kim

×