Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105 KB, 9 trang )

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Câu 1: Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các
tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay? Minh họa bằng ví dụ cụ thể?
Bài làm
* Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
[1]

- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được

những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thơng qua đó mà thu được lợi ích
tối đa => Cạnh tranh là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường. [2]
+ Cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh bằng tiềm năng vố có của doanh nghiệp, có
mục đích thu hút khách hàng, không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành
mạnh (PGS. Nguyễn Như Phát – Ths. Bùi Nguyên Khánh). Cạnh tranh lành
mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa
dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý; đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội
những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hợp lý trong việc sử dụng
các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp,
cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công ng để lựa chọn những nhà kinh doanh
có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục thì ở một số
doanh nghiệp sẽ bắt đầu xuất hiện những thủ đoạn xấu trong cạnh tranh. Những
hành động này có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của nền kinh tế. Cạnh
tranh không lành mạnh xảy ra ở bất kỳ quốc gia, bất kỳ nền kinh tế nào. Những
1



hành vi cạnh tranh không lành mạnh không cố định mà ln thay đổi. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng song pháp luật các nước để không thể đưa ra được khái niệm
cạnh tranh khơng lành mạnh nào có thể ao quát được mọi biểu hiện trên thực tế.
Họ chỉ có thể đưa ra những căn cứ để nhận dạng hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh. Đó là những mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh, trái với
pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường, gây thiệt hại cho
đối thủ hoặc khách hàng. [3]
- Các tác động cơ bản của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mang tính hai
mặt:
 Những tác động tích cực:
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triền nền kinh tế thị trường.
+ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
+ Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.
 Những tác động tiêu cực:
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
+ Cạnh tranh khơng lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội.
* Biểu hiện của các tác động được nêu trên trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay
Trong nền kinh tế hàng hóa, cạnh tranh là điều tất yếu. Sự cạnh tranh làm đẩy
lùi tình trạng giá cả thất thường để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá sản
xuất đều được thiết lập thông qua cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành.
Quy luật cạnh tranh với tư cách là công cụ, phương tiện gây áp lực cực mạnh thực
hiện các tiêu chí của quy luật giá trị trong cơ chế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của cạnh tranh đối với nền kinh tế, Việt Nam
và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu phát triển hệ thống cạnh tranh kinh
tế cho riêng mình. Chế độ cạnh tranh kinh tế của Việt Nam đã và đang hình thành
2



trên bộ khung pháp lý cơ bản về cạnh tranh. Chính sách và pháp luật cạnh tranh là
những định hướng cơ bản và là nền tảng cho sự phát triển của chế độ cạnh tranh.
Các quy tắc và pháp luật cạnh tranh được thay đổi vào từng thời kỳ để phù hợp với
thực tế thị trường hiện tại. Tuy nhiên, những chính sách của Nhà nước đã nhất quán
và cố gắng tạo ra một mơi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.
Việt Nam đang tiến những bước dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình đàm phán gia nhập và tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như
APEC và WTO, Việt Nam cam kết thực hiện hiệu quả và minh bạch chính sách
cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Cịn ở khối
ASEAN, theo cam kết của các quốc gia thành viên, đến năm 2015 tất cả các nước
ASEAN sẽ xây dựng và ban hành luật, chính sách cạnh tranh nhằm đảm bảo một
môi trường cạnh tranh lành mạnh và cơng bằng. Q trình tồn cầu hóa đang diễn
ra ngày một sâu rộng, Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tích cực
xây dựng cho riêng mình một chế độ cạnh tranh kinh tế hồn chỉnh.
Mục tiêu của chính sách cạnh tranh của Việt Nam được nêu ra là: Phân bổ các
yếu tốc sản xuất một cách tối ưu; tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; đảm bảo sự linh hoạt cho nền kinh tế thích
nghi với những biến động trong và ngồi nước; chú trọng cạnh tranh thông quá đổi
mới công nghệ, sản phẩm, tổ chức; thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng trong xã hội.
Xét về triển vọng dài hạn, Việt Nam hướng đến một nền kinh tế đa sở hữu,
vẫn khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế Nhà nước nhưng sẽ giảm
dần tình trạng độc quyền và kém hiệu quả ở một số ngành có thể tự do cạnh tranh
được; tiếp đó là nền kinh tế vận hành theo các nguyên tắc cơ chế thị trường mở và
cuối cùng là hướng vào khai thác các động lực và đáp ứng các yêu cầu phát triển
theo chiều sâu và bền vững vấn đề cuối cùng trong xu hướng phát triển của chế độ
cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam chính là thay đổi tư duy về vai trò của Nhà nước
trong quản lý kinh tế thị trường. Đi theo xu hướng này, bộ công cụ điều hành vĩ mô

3


(gồm có chính sách, pháp luật, thực thi và quản lý) của Nhà nước cũng cần phải có
những điều chỉnh hợp lý. Trước tiên đấy là xu hướng bình đẳng và đồng nhất hịa
giữa các loại hình doanh nghiệp, giảm thiểu sự phân biệt đối xử với khu vực kinh
tế nhà nước phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Sẽ có sự phân biệt
rành mạch hơn chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh. Nhà nước
sẽ chủ yếu can thiệp gián tiếp vào doanh nghiệp thông qua sử dụng các công cụ
điều hành kinh tế, định hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo các quy hoạch
và chiến lược đề ra.
Các cơ quan tư pháp sẽ được củng cố và hoạt động có hiệu quả hơn. Các thiết chế
thị trường sẽ được hình thành và phát triển đồng bộ, lành mạnh và ngày có vai trị
hỗ trợ tạo đà cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức hiệp hội
doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mơ để có tính “mở” và mang tính thị trường hơn về
lâu dài, hoạt động của các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ sẽ có vai trị quan
trọng hơn trong nền kinh tế đồng thời mở rộng dần sang các lĩnh vực xây dung
chính sách, cải thiện mơi trường kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của thị
trường.
[4]

* Minh họa
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel)
Viettel được thành lập trên cơ sở Công ty Điện tử Quân đội, là doanh nghiệp
lớn đứng thứ hai sau VNPT. Viettel là đơn vị ra đời sau, những biết kế thừa và tận
dụng ưu thế của mình về nguồn vốn, lực lượng lao động trẻ, có chun mơn cao
(tất cả lao động của Viettel đều có trình độ trung cấp trở lên), nên đã chiếm lĩnh
được thị trường. Đặc biệt trong lĩnh vực điện thoại di động Viettel chiến 31% thị
phần
(tính đến quý 3/2007). Viettel cũng là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề:

điện thoại di động, cố định, điện thoại cố định khơng dây, Internet, bưu chính…

4


Mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
cạnh tranh doanh nghiệp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin phát triển.
Khi cạnh tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt sẽ tạo áp lực buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như sau:
-

Đa dạng hóa dịch vụ: cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã

hội, nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
-

Hỗ trợ: hạ giá cước viễn thông - giá cước viễn thông của Việt Nam đã hạ

thấp hơn 30% so với Trung Quốc, 65% so với Singapor và khoảng 70% so với
Thái Lan.
[5]

Câu 2: Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong q trình cơng nhiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam?
Bài làm
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức
lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công

nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
[6]

* Các điều kiện để chuyển từ sản xuất – xã hội lạc hậu sang nề sản xuất – xã
hội tiến bộ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Xác lập, tạo dựng một thể chế.
- Chuẩn bị nguồn lực.
- Tạo môi trường quốc tế thuận lợi.
- Tuyên truyền, vận động ý thức xây dựng xã hội văn minh của tất cả người dân.
5


- Tư duy, phát triển của nền kinh tế.
* Sự cần thiết phải tạo lập các điều kiện trên
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, lực
lượng sản xuất giữ vai trị quyết định. Phát triển lực lượng sản xuất chính là phát
triển hệ thống các yếu tố và phương thức kết hợp giữa các yếu tố người lao động
với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất của một xã hội nhất định.
Trong đó, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trị to lớn, là nhân tố, động lực phát
triển lực lượng sản xuất.
Do tính chất quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự phát triển lực lượng sản xuất
ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động và trao đổi nhanh chóng vượt khỏi phạm
vi quốc gia, chun mơn hóa và hợp tác sản xuất trở thành yêu cầu của sự phát
triển nên mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại trở thành xu hướng tất yếu và có vai
trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia Vai trò quan trọng của
kinh tế đối ngoại thể hiện ở các điểm sau:
Trước hết, phát triển kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản xuất và trao đổi
trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị
trường thế giới và khu vực. Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần đẩy mạnh q
trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, là phương thức hữu hiệu và cầu nối quan

trọng trong việc đưa hàng hóa của các quốc gia thâm nhập vào thị trường nước
ngoài; là điều kiện quan trọng để quốc gia tiếp cận và hợp tác với nhiều quốc gia
khác, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, các trung tâm kinh tế, cơng nghệ thế giới;
góp phần nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân,
thúc đẩy thị trường trong nước tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị sản xuất
toàn cầu.
Thứ hai, hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), chuyển giao cơng nghệ,
kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại phục vụ phát triển kinh tế
đất nước. Thông qua kinh tế đối ngoại, chính phủ các nước tăng cường hoàn thiện
6


pháp luật, chính sách đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế... nhằm tạo môi trường đầu tư,
kinh doanh hấp dẫn, thúc đẩy hợp tác kinh tế với các quốc gia, các tổ chức quốc tế.
Thông qua kinh tế đối ngoại, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận với nền
khoa học, cơng nghệ tiên tiến và trình độ quản lý kinh tế hiện đại, từng bước nâng
cao trình độ của lực lượng lao động trong nước.
Thứ ba, hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần tích lũy vốn phục vụ phát triển
đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
Nhờ nguồn vốn FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi (FII), tình trạng
thiếu vốn của các nước đang phát triển được điều hòa, các doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách thơng qua nộp thuế, góp
phần gia tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy hình thành vịng tuần hoàn phát
triển của kinh tế đất nước.
Thứ tư, hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo
ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân. Không chỉ tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất mới, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động ở trong nước, hoạt động kinh tế đối ngoại còn thúc
đẩy xuất khẩu lao động, thu hút khách du lịch nước ngồi mang lại lợi ích trước

mắt và lâu dài.
Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước (trong đó có 3 đối tác
chiến lược tồn diện, 13 đối tác chiến lược, 14 đối tác toàn diện) và có quan hệ
bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới, có quan hệ thương mại với 224
đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu của ta, có quan hệ hợp tác
với hơn
500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều
hiệp định hợp tác khác với các nước và tổ chức quốc tế. Việt Nam chủ động tham
gia định hình các khn khổ, ngun tắc hợp tác và đóng góp có trách nhiệm tại
Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC... Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
7


Nam tăng cường hợp tác, đối thoại chiến lược và đưa quan hệ với các đối tác đi
vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần quan trọng tạo môi trường, điều
kiện thuận lợi cho sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh đất nước ta đang trong q trình đổi mới, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân và hội nhập quốc tế địi hỏi mỗi cá nhân phải có tri thức
khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tn thủ pháp luật. Đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
ngun, mơi trường… Bởi vì, xã hội chủ nghĩa mà dân ta xây dựng có một đặc
trưng rất quan trọng là: Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do
vậy cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn
dịch, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, trang bị cho bản thân và gia đình
những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch Covid-19 theo các khuyến cáo của

Bộ Y tế; có chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể; hạn
chế tụ tập nơi đông người; không nghe theo cũng như phát tán các thông tin chưa
được kiểm chứng, tác động tiêu cực tới xã hội… Tự giác thực hiện khai báo y tế
toàn dân theo đúng quy định, đồng thời trung thực trong quá trình khai báo để bảo
vệ bản thân và gia đình, cũng như giúp cho các cơ quan chức năng làm việc hiệu
quả. Bên cạnh đó, tại cộng đồng, cơng tác giám sát, phịng, chống cũng như phát
hiện dịch bệnh cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu phát hiện các trường hợp nghi
mắc bệnh cần kịp thời báo cho ngành y tế cơ sở, tiến hành khoanh vùng khu vực
nghi có dịch, tuyệt
đối khơng hoang mang, hoảng loạn, gây mất an ninh trật tự. [7]

8


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học – Không
chuyên lý luận chính trị), tr. 38
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học – Khơng
chun lý luận chính trị), tr. 45
3. Dân Kinh Tế, Cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn
chế

cạnh

tranh,

/>
tranhkhong-lanh-manh-va-han-che-canh-tranh/
4. Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương (2013), Chế
độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, tr. 69,

70

/>
nhngvn-t-ra-v-gii-php
5. Đinh Thị Thu Hạnh, Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh
doanh nghiệp ở Việt Nam - Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính

trị,

Trường

Đại

học

Kinh

tế

Quốc

dân,

tr.

8.

/>6. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học – Không
chuyên lý luận chính trị), tr. 153.

7. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng trong phòng
chống đại dịch Covid-19, Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cá nhân đối
với cộng đồng trong phòng chống đại dịch Covid-19 (wordpress.com)

9



×