Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

dhthak6PHAM THI NGOC LIENKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.38 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TIỂU HỌC-MẦM NON
----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN:PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

SINH VIÊN :

PHẠM THỊ NGỌC LIÊN

LỚP:

TIỂU HỌC A- K6

KHOA:

GIÁO DỤC TIỂU HỌC- MẦM NON

GVHD:

TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA

NĂM HỌC:

2018-2019


Từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng “Học đi đơi với hành”. Ngồi việc cung
cấp cho người học những kiến thức mới thì người dạy cịn phải tạo điều kiện cho
họ được luyện tập, thực hành thêm nhằm củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng,


kĩ xảo cho người học.Chính vì lẽ đó mà hằng năm là nhà trường Sư phạm nói
chung và trường Đại học Đồng Nai nói riêng lại tổ chức kì thực tập Sư phạm
dành cho toàn thể sinh viên năm thứ ba, thứ tư đi thực tập ở ngồi các trường
Phổ thơng. Đây là cơ hội để các giáo sinh chúng em thể hiện những gì đã tiếp
thu được gần ba năm học ở trường Đại học Đồng Nai về mọi mặt nói chung và
rèn luyện tay nghề nói riêng.
Và sau 4 tuần được trải nghiệm thực tế những tiết học em đã đúc kết cho
mình những kinh nghiệm sư phạm quý báu.
Yêu cầu 1:
Qua các tiết dự giờ em nhận thấy đa số các giáo viên đều thực hiện tốt 3
nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc phát triển tư duy:
Trong các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn và tiết dạy mẫu thì giáo
viên đưa ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ, phân tích, so sánh,
khái quát, tổng hợp,… và đưa ra câu trả lời.
-Ví dụ như trong tiết dạy học vần : “en-ên”
+Trong phần kiểm tra bài cũ thì giáo viên u cầu học sinh tìm tiếng
có chứa vần ơn-ơn đã học tiết trước để tìm được các em phải nhớ lại bài
học đồng thời tư duy để tìm tiếng theo u cầu. Từ đó giúp các em phát
triển vốn từ của học sinh.
+Hay cũng trong tiết học đó sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên giới
thiệu vần mới (e kết hợp với n ta sẽ được vần mới là vần en). Tiếp đó giáo
viên gọi học sinh so sánh hai vần on và en.
+Phần giới thiệu từ ứng dụng: học sinh được quan sát clip và sau đó
khái qt xem clip vừa rồi xoay quanh hình ảnh gì? Đó là hình ảnh “lá
sen”( tuy nhiên ở clip giáo viên đưa ra hình ảnh khác rất nhiều, chưa làm
rõ được hình ảnh lá sen); tiếp đó là giới thiệu từ ứng dụng “áo len” thì
giáo viên đưa ra hình ảnh và hỏi “ đây là gì?”. Tiếp đó liên hệ thực tế và
hỏi về kỹ năng sống “khi nào thì dùng áo len và dùng để làm gì?” . Cuối
cùng là giáo viên chốt lại ý và giáo dục các giá trị có liên quan đến nội

dung bức tranh.
+ Để củng cố kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh tìm các tiếng có
vần vừa học.


Thông qua việc tuân thủ tốt nguyên tắc này các giáo viên đã rèn được
cho các thao tác tư duy, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng tư duy
nhanh, chính xác và tích cực.
2. Nguyên tắc giao tiếp: Nguyên tắc này có thể xem rất quan trọng và vơ
cùng cần thiết, đánh giá 1 tiết dạy có hiệu quả và tích cực khơng. Và hầu
như các giáo viên thực hiện khá tốt. Lấy giao tiếp làm mục tiêu và phương
pháp giúp học sinh phát triển lời nói và tìm hiểu bài.
Thực hiện nguyên tắc này giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh xung
phong trả lời và trao đổi. Ngoài ra giáo viên tạo điều kiện cho các học
sinh giao tiếp với nhau thông qua các hoạt động nhóm để trả lời các câu
khó mà cá nhân khó giải quyêt vấn đề được, trong lúc thảo luận nhóm các
em sẽ cùng nhau đưa ra ý kiến và cùng nhau đưa ra câu trả lời cho nhóm.
Ngồi ra sau khi báo cáo kêt quả thảo luận nhóm bạn đại diện sẽ hỏi ý
kiến các bạn trong lớp và phản biện lại khi cần thiết, hoặc tiếp thu các ý
kiến góp ý đúng của các bạn trong các nhóm khác. Như trong tiết tập đọc
lớp 2 bài “Bà cháu” đọc theo nhóm thơng qua trị chơi “Đồn kết-Đồn
kết” khi đọc xong 1 em nó “Nhóm mình vừa đọc xong các bạn có ý kiến
gì khơng?”.
Từ những tình huống trên giúp học sinh phát triển được vốn từ của
mình và rèn được khả năng nghe nói đọc viết.
3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh.
Tuân thủ nguyên tắc này tức là giáo viên đã giúp học sinhtieesp thu
bài tốt hơn, đồng thời gây hứng thú cho các buổi học.
Hầu như các giáo viên đều thực hiện tốt nguyên tắc này. Khi tổ chức
các hoạt động dạy học dưới hình thức trị chơi, hoạt động giải lao, sử dụng

hình ảnh, âm thanh,… phù hợp với lứa tuổi học sinh từng khối.
Cụ thể như trong tiết dạy phân môn tập đọc lớp 2 bài “Bà cháu” giáo
viên đã giới thiệu bài học mới bằng bài “Cháu yêu bà”-một bài hát rất
quen thuộc, giáo viên tổ chức bằng cách cho học sinh hát và xem clip
nhạc của bài hát. Giáo viên mở bài rất hay chọn bài hát phù hợp nội dung
bài học, gây sự hứng thú đầu giờ học cho học sinh. Trong tiết học Luyện
từ câu bài “Mở rộng vốn từ Quê hương. Ơn tập câu Ai làm gì?” để mở
đầu giáo viên quan sát clip có hình ảnh q và có bài hát “quê hương”
được lồng vào”.
Hay trong tiết học vần bài “en-ên” vào lúc nghỉ giữa giờ giáo viên mời
bạn lớp trưởng tổ chức hát và múa tại chỗ bài “Đàn gà con” khiến cho lớp
học trở nên vui tươi, thoải mái.


*Đa số các tiết dự giờ và dạy mẫu đều đảm bảo một tiết dạy tích cực.
Ví dụ như ở tiết học vần mới “en-ên” thì giáo viên yêu cầu sử dụng bảng
cài và cài vần ôn tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh thay chữ ô bằng chữ
e và hỏi “ Chúng ta được vần mới là vần gì?” từ hoạt động trên giúp học
sinh tự sản sinh tri thức mới. Bên cạnh đó các hoạt động nghỉ giữa giờ,
clip, âm thanh, hình ảnh gây chú ý, hứng thú cho lớp học làm cho khơng
khí lớp học sinh động, vui vẻ và thoải mái. Tuy nhiên ở tiết Luyện từ và
câu bài “Mở rộng vốn từ Quê hương. Ôn tập câu hỏi Ai làm gì?” bài tập
1 xếp từ ngữ vào 2 nhóm: Chỉ sự vật ở quê hương và nhóm chỉ tình cảm
đối với q hương. Để làm bài tập giáo viên tổ chức trò chơi tiếp sức 3
dãy thành 3 đội mỗi đội cử 6 người lần lượt gắn thẻ từ theo nhóm nội
dung trên. Giáo viên yêu cầu cử nhiêu người khi thực hiện trên bục giảng
làm cho khung cảnh lớp học rối không những thế khơng đảm bảo cả lớp
tham gia.
u cầu 2:Trình bày thắc mắc và thử đưa giải pháp:
- Ở phân môn tập đọc tại sao phải tới phần đọc diễn cảm mới hướng

dẫn các em ngắt nghỉ? Như vậy sẽ vô hình chung sẽ tạo thói quen đọc của
các em vì phần luyện đọc diễn ra đến cả 10 phút.-> Nên cho phần ngắt
nghỉ lên đặt trong phần luyện đọc.(lớp 4)
-Ở phân mơn Chính tả tiết dạy khơng có dự giờ trước khi cho học sinh
viết chính tả giáo viên cho học sinh nghe và viết những từ khó trên bảng
lớn để các em khơng viết sai lỗi chính tả khi nghe viết toàn bài. Theo em
đây là phương pháp rất hay tuy nhiên đối tượng lên bảng thực hiện lại là
học sinh xếp loại khá, giỏi. Vậy tại sao đối tượng không phải là học yếu,
kém? ->Theo như em dụng ý của giáo viên thì đây là bài làm mẫu nên đưa
học sinh khá, giỏi nhưng đối với em nên cho học sinh kém lên thực hiện.
Khi sửa mình nhấn mạnh được lỗi sai các em thường gặp dễ dàng hơn,
hay khi sai các em nhìn lên bảng nhìn thấy ngay phấn đỏ gây cho các em
sự chú ý.
-Khi dự tiết mẫu, tiết hội giảng em thấy khá ít học sinh so với sĩ số
thực của lớp. Theo tìm hiểu em được biết các em có mặt trong tiết dự giờ
đa phần là các học sinh khá, giỏi. Vậy tại sao lại như vậy? -> Sở dĩ như
vậy chắc hẳn giáo viên đứng muốn đảm bảo tiết dạy diễn ra trôi chảy. Đa
số các câu hỏi giáo viên đưa ra học sinh hồn tồn trả lời đúng. Chính giải
pháp chỉ có học sinh khá, giỏi có mặt trong tiết dự giờ vơ tình lại khiến
cho lớp học trở nên khơ khan. Và câu nói của giáo viên ln là “ Cô đồng
ý với ý kiến của các con” hay tương tự như “ Bạn trả lời đúng!” lặp đi lặp


lại rất nhiều trong tiết dạy. Nên em nghĩ có những câu trả lời ngô nghê,
không đúng của học sinh sẽ làm cho tiết học nó chân thực. đồng thời có
cái để mình sửa để giúp các em nhìn thấy lỗi sai của bạn để mình tránh.
Nhưng khi sửa sai chú ý một điề là không chê các em khiến các em tự ti
lần sau không dám xung phong nữa.
Trên đây là bài thu hoạch sau 4 tập kiến tập của em và một vài thắc
mắ, thử giải đáp. Nếu có gì sai sót mong thầy xem xét và giúp em sửa

chữa để em được những kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×