Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

SPTHBK6NGUYEN THI YEN NHIKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.44 KB, 7 trang )

SỞ
GIÁO
DỤC VÀ
ĐÀO

BÀI
KIỂM
TRA

GIÁO
VIÊN
HƯỚN
G DẪN:
TRẦN
DƯƠN

Năm
học:


Yêu cầu 1: Xem xét - đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc giao tiếp, Ngun
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
Trong thời gian kiến tập vừa qua, em may mắn có cơ hội được học hỏi kinh
nghiệm giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm tại trường tiểu học Tân Phong B, hạnh
phúc hơn là được kiến tập ngay tại lớp 1/3 thân yêu. Thời gian tuy không dài nhưng em
được trực tiếp theo dõi, quan sát và nắm bắt rõ hơn về phương pháp dạy học thực tế ở
trường tiểu học. Trên thực tế, giáo viên đã dạy học môn Tiếng Việt theo đúng 03
nguyên tắc: Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc giao tiếp, Ngun tắc chú ý đến
tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
1. Nguyên tắc phát triển tư duy


- Trong các tiết học, giáo viên đều chú ý rèn các thao tác tư duy cho học sinh bằng cách
đưa ra các câu hỏi, các vấn đề và yêu cầu học sinh phải tư duy, phải vận dụng các thao
tác phân tích, so sánh, khái quát,… để trả lời.
VD: Trong tiết học vần bài iu – êu, ở hoạt động ôn lại kiến thức cũ giáo viên u cầu
học sinh tìm tiếng từ có mang vần au - âu viết vào bảng. Ở phần dạy bài mới học sinh so
sánh vần iu và vần êu giống và khác nhau như thế nào. Học sinh quan sát tranh và phân
tích để rút ra từ khóa lưỡi rìu.
- Giáo viên giúp học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
VD: Trong tiết học vần ân – ă-ăn, giáo viên hỏi học sinh cái cân được dùng để làm gì?
Học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời trước lớp, giáo viên nhận xét và bổ sung thêm kiến thức.
Tương tự, giáo viên hỏi học sinh con trăn có hình dáng như thế nào? Học sinh rất tích
cực trong việc tìm hiểu nghĩa của từ mới.
- Giáo viên tổ chức các hoạt động làm việc theo nhóm đôi để học sinh tư duy giúp học
sinh dễ dàng ghi nhớ. Lấy học sinh làm trung tâm, yêu cầu học sinh tư duy liên tục đảm
bảo tính tích cực.
VD: Trong tiết học vần iu – êu, học sinh đánh vần iu – êu – rìu – phễu theo nhóm đơi.
Đọc thầm cho nhau nghe để tìm tiếng có mang vần iu – êu.


- Giáo viên luôn tạo động lực cho học sinh tư duy nhanh, chính xác tích cực bằng cách
khen ngợi, động viên: “Cô khen bạn nào làm nhanh nhất”, “Con rất giỏi”, “Cơ có lời
khen dành cho con”. Thi đua giữa các nhóm, các tổ.
- Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh nắm được các vấn đề cần nói và biết thể hiện nội
dung bằng các phương tiện ngôn ngữ.
VD: Trong tiết học vần iu – êu (T2), giáo viên đưa ra một số câu hỏi về chủ đề luyện
nói Ai chịu khó, từ đó học sinh sẽ suy nghĩ và dùng ngơn ngữ của mình để thể hiện sự
hiểu biết qua phần thảo luận nhóm đơi về chủ đề này. Nhờ đó mà vốn từ của các em sẽ
được cải thiện và mở rộng hơn.
2. Nguyên tắc giao tiếp
- Do là học sinh lớp 1 nên giáo viên khi dạy Tiếng Việt chỉ dạy giao tiếp đơn giản, đã

lồng ghép những văn hóa ứng xử như nói lời cảm ơn, lời xin lỗi. Bên cạnh đó khi học
các bài về biển đảo, q hương thì giáo viên có liên hệ với thực tế để học sinh hiểu và
nói được bản thân sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương biển đảo. Trong suốt các
tiết dạy, giáo viên ln lấy giao tiếp làm mục đích tổ chức nhiều hoạt động để hình
thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Cụ thể như giáo viên luôn đưa ra hệ
thống các câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời.
VD: Trong tiết học vần in – un (T 2), ở phần luyện nói: “ Nói lời xin lỗi” giáo viên đưa
ra hệ thống các câu hỏi: “Bạn đã làm gì cảm thấy có lỗi hay chưa?”, ”Nếu bạn làm sai
cảm thấy có lỗi thì bạn nên làm gì?” học sinh thảo luận theo nhóm đơi và trả lời trước
lớp. Qua đó giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn cách phát âm chuẩn. Khi dạy tiết học vần on – an, giáo viên cho
học sinh tự phát âm theo nhóm và nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét và hướng dẫn
cách phát âm chuẩn.
3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
- Trong các tiết học giáo viên ln chú ý lồng ghép các trò chơi để thu hút sự chú ý của
học sinh, giúp các em hứng thú khi học tập. Ngồi ra, giáo viên ln sử dụng các đồ
dùng dạy học như tranh ảnh, mơ hình hay vật thật để học sinh dễ dàng quan sát và tìm
hiểu.


VD: Ở hoạt động ôn lại kiến thức cũ bài en - ên, giáo viên tổ chức trị chơi: “Nhìn hình
đốn chữ”. Học sinh quan sát hình và đốn chữ phải mang vần en – ên viết vào bảng
con. Hoặc ở hoạt động đọc từ ứng dụng giáo viên tổ chức trò chơi: “Chuyền lá” học
sinh hát và chuyền những chiếc là có sẵn từ, khi kết thúc bài hát học sinh sẽ lên dán các
từ phù hợp lên bảng.
- Khi giải nghĩa từ giáo viên luôn sử dụng những từ ngữ đơn giản, gần gũi với học sinh,
chú ý đến vốn từ ngữ đang có của học sinh.
VD: Để giải nghĩa từ “nhà in” giáo viên giải nghĩa là nơi in sách vở cho các con đó.
* Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy
tích cực:

Đánh giá tiết học vần bài on – an (T1) theo tiêu chí của một tiết dạy tích cực
- Mọi học sinh đều tham gia hoạt động:
Hầu hết mọi học sinh đều tham gia hoạt động của giáo viên. Trước khi làm một hoạt
động giáo viên cũng đều cho học sinh làm cá nhân trước, sau đó sẽ cho thảo luận theo
nhóm đơi, nên mọi học sinh đều được luyện đọc ít nhất 3 – 4 lần.
+

VD: Học sinh đánh vần theo nhóm đôi on – con – an – sàn. Trong phần từ ứng dụng
học sinh đọc thầm và tìm tiếng có mang vần on-an.
Ở hoạt động quan sát tranh để rút từ khóa học sinh cũng rất sổi nổi đưa ra ý kiến,
nhưng cũng có ít học sinh do chưa thể tìm ra hoặc các em cịn rụt rè nên khơng dơ tay.
+

VD: Giáo viên đưa hình ảnh mẹ con và nhà sàn để học sinh quan sát và rút ra từ khóa.
- Tự học sinh sản sinh ra tri thức:
+ Ở tiết học vần với hoạt động kiểm tra bài cũ học sinh tự tìm những từ có tiếng mang
vần vừa học viết vào bảng con. Như vậy, hoạt động đó giúp học sinh tự vận động tư duy
đọc kết hợp với suy nghĩ. Tuy nhiên vẫn có một số em khơng tự tìm mà nhìn bài của
bạn, giáo viên khơng thể kiếm sốt hết lớp.
VD: Giáo viên u cầu học sinh hãy tìm tiếng, từ có mang vần iu – êu – au – âu viết vào
bảng.


+ Học sinh quan sát tranh ảnh, các em biết được tranh vẽ gì, giáo viên hướng dẫn giúp
học sinh biết được kiến thức các em cần học trong tiết học đó là gì, từ đó các em có thể
nêu được từ, tiếng chứa vần có liên quan đến bài học.
VD: Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh về mẹ con và nhà sàn.
- Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái:
+ Khi bắt đầu tiết học giáo viên cho học sinh hát bài hát để làm sơi động bầu khơng khí,
tạo cho các em cảm giác thoải mái.

+ Trong quá trình học giáo viên đưa nhiều tranh ảnh kết hợp với powepoint sinh động,
cho học sinh xem clip và tổ chức các trò chơi thi đua giúp học sinh có hứng thú và chú ý
bài học hơn.
+ Giọng nói của giáo viên ln vui tươi, ln khích lệ, động viên, có sự nhấn nhá, trầm
bổng gây sự thu hút cho học sinh.
Đánh giá tiết học vần bài iu – êu (T2) theo tiêu chí của một tiết dạy tích cực
- Mọi học sinh đều tham gia hoạt động:
+ Ở hoạt động kiểm tra bài cũ học sinh đọc lại toàn bài của tiết 1, giáo viên tổ chức cho
học sinh đọc cá nhân, theo tổ, cả lớp. Tuy nhiên, khi đọc bài cả lớp có một số học sinh
không chú ý đọc bài.
Ở hoạt động luyện nói giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đơi trả lời các
câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Tuy nhiên vẫn có một số nhóm khơng thảo luận, giáo viên
chưa bao quát hết lớp.
+

- Tự học sinh sản sinh ra tri thức:
+ Học sinh quan sát tranh ảnh, các em biết được tranh vẽ gì, giáo viên hướng dẫn giúp
học sinh biết được kiến thức các em cần học trong tiết học đó là gì, từ đó các em có thể
nêu được từ, tiếng chứa vần của bài học.
VD: Học sinh quan sát tranh liên quan đến câu ứng dụng, giáo viên đưa ra câu hỏi:
Trong bức tranh có những ai, có cái gì? Cây có nhiều quả hay không? Để học sinh trả
lời và giáo viên rút ra câu ứng dụng của bài học.


+ Ở hoạt động luyện viết học sinh có thể tự nhận xét độ cao, độ rộng, khoảng cách của
các con chữ, giáo viên chỉ là người nhận xét.
VD: Giáo viên hỏi vần iu có độ cao bao nhiêu ơ li, từ lưỡi rìu có con chữ nào cao 5 ô li,
các con chữ còn lại cao bao nhiêu ô li, khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
- Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái:
+ Khi bắt đầu tiết học giáo viên cho học sinh chơi trị chơi để làm sơi động bầu khơng

khí, tạo cho các em cảm giác thoải mái.
+ Trong quá trình học giáo viên đưa nhiều tranh ảnh kết hợp với powepoint sinh động,
cho học sinh xem clip và tổ chức các trị chơi thi đua giúp học sinh có hứng thú và chú ý
bài học hơn.
+ Giọng nói của giáo viên ln vui tươi, ln khích lệ, động viên, có sự nhấn nhá, trầm
bổng gây sự thu hút cho học sinh.

Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử đưa ra lí giải nếu thấy “lạ” hoặc
đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục.
Trong đợt kiến tập vừa qua, sau khi được dự giờ 3 tiết học vần và được trực tiếp
quan sát giáo viên dạy học ở trên lớp em có một số thắc mắc như sau:
STT

Những vấn đề băn khoăn thắc mắc

1

Ở các tiết học vần trên lớp đa số em chỉ
thấy giáo viên dạy bài học vần T1, rất ít
khi dạy tiết 2. Nếu có cũng chỉ cho học
sinh luyện đọc câu đoạn ứng dụng, giáo
viên rất ít dạy phần luyện nói.

2

Đề xuất biện pháp

Theo em, nên dạy đầy đủ cả
2 tiết, vì mỗi tiết đều có vai

trị quan trọng khác nhau. Ở
tiết 2 phần luyện nói sẽ giúp
cho HS được mở rộng vốn từ
và phát triển khả năng giáo
tiếp.
Do tâm lí sợ cháy giáo án nên giáo viên Giáo viên chỉ nên gợi ý trước
thường gài bài trước cho học sinh trong tiết cho các em ở các câu hỏi
dự giờ.
khó. Khơng nên gài trước
qúa nhiều sẽ khiến cho học
sinh nhàm chán và tiết học sẽ
khơng cịn hứng thú.


3

4

Đa phần các tiết dạy mẫu, tiết dự giờ đều
được giáo viên chú ý về quy trình dạy học.
Cịn ở lớp, mục đích của giáo viên là giúp
cho học sinh nhanh chóng hiểu bài nên sẽ
dạy những phần quan trọng vì thế mà quy
trình dường như khơng được sử dụng.
Ở các tiết học trên lớp, giáo viên thường đi Theo em, giáo viên nên kiểm
thẳng vào bài mới luôn mà rất ít kiểm tra tra bài cũ thường xuyên, để
bài cũ.
có những biện pháp khắc
phục kịp thời.


Trải qua một tháng kiến tập, em cảm thấy rất vui và học hỏi được nhiều điều bổ
ích. Bản thân em được nhìn, được nghe, được thấy và hiểu biết hơn về mọi mặt, đặc biêt
là về mặt chuyên môn. Trên đây là một số kinh nghiệm mà em rút ra được cho bản thân
cũng như một số điều mà em còn băn khoăn. Mong thấy đọc, góp ý và giải đáp giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×