Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHAK6Nguyen Truc Hoa KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.99 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON



Bài kiểm tra giữa học phần
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1

Giảng viên bộ môn : Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trúc Hoa
Lớp : ĐH THA-K6
Năm học: 2018-2019


YÊU CẦU 1: Xem xét và đánh giá thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học:
Trong 4 tuần thực tập ở trường tiểu học, em được dự giờ các tiết Tập đọc,
Luyện từ và câu, Học vần.... thì em học hỏi được cách giảng dạy, phương pháp
cũng như nội dung giảng dạy của các thầy cô. Qua đó em nhận ra rằng giáo viên
đa số đã dạy theo đúng 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
1. Nguyên tắc phát triển tư duy:
-Tư duy là một mục tiêu quan trọng nó giúp học sinh khám phá và lĩnh hội
kiến thức và đây là mục tiêu mà giáo viên cần hướng đến. Để đạt được mục
tiêu đó trong tiết học Giáo viên phải ln tơn trọng lợi ích, quyền sáng tạo của
học sinh. Giáo viên đã đi đúng trình tự bài dạy, đặt ra các câu hỏi liên tục để
gợi mở bài cho học sinh, giúp học sinh tự khai thác thông tin bài mới.GV cần
có các phương pháp rèn luyện tư duy thích hợp như đặt câu hỏi, tình
huống,chơi trị chơi, cho học sinh tự trả lời các câu hỏi… giúp HS suy nghĩ
trao đổi và giao tiếp với nhau để nêu lên được các nội dung, kiến thức của bài,
đồng thời giúp HS nhận biết và sử dụng các kiến thức đã học trong việc đặt
câu, hay phân tích được việc sử dụng trong từng ngữ cảnh.


Ví dụ:
-Trong tiết dạy Tập đọc bài Ông Trạng thả diều ở lớp 4 GV đã cho chơi trị
chơi để ơn kiến thức cũ (trị chơi có từ 3 – 4 câu hỏi về bài cũ trong đó có
bài cá nhân và bài tập thể để HS đều suy nghĩ, tư duy ôn lại bài) , vào bài
mới GV chiếu hoặc treo hình ảnh và đặt câu hỏi HS trả lời để dẫn dắt vào
chủ đề tuần ,vào bài, tìm hiểu bài GV cho HS tự tìm ra các đoạn trong bài,
phân tích suy nghĩ để nêu lên cách đọc bài, ngắt nghỉ các câu trong bài. Tìm
hiểu bài thì GV là người hướng dẫn để học sinh tự tìm hiểu nội dung bài và
rút ra bài học cho bản thân.
= > Gíup HS thể hiện sự tư duy tích cực trong tiết học , GV khơng đưa sẵn
nội dung bài học mà chỉ hướng dẫn , HS luôn trng tư thế tư duy để trả lời
câu hỏi .
-Trong tiết dạy Học Vần bài an –on ở lớp 1 trong hoạt động ôn lại bài GV
cho HS tự nghĩ ra các từ chứa vần bài trước được học, HS tự trao đổi sửa
cho nhau, vào bài mới GV cho HS phân tích vần, so sánh vần, tự gài bảng
cài và đánh vần đọc trơn các vần đó, GV đặt câu hỏi để HS tự tìm ra tiếng


mới, GV cho HS xem hình ảnh để HS tìm ra các tiếng khóa…., phần rút từ
ứng dụng GV cho HS thi đua giữa các nhóm.
= > Gíup HS phát huy đực tính tư duy tích cực tìm tịi những từ mà các em
thấy khó , xem tranh và tự rút ra được các tiếng khoá của bài .
- Trong tiết dạy học Luyện từ và câu ,bài Tính từ ở lớp 4 GV cho HS ôn lại
kiến thức cũ bằng cách đưa đoạn văn, 1 HS đọc sau đó cả lớp tìm động từ,
danh từ, 1 HS đọc truyện sau đó lớp thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu học tập
các từ theo yêu cầu a,b,c trong SGK , HS tự rút ra khái niệm tính từ , HS tự
tìm các tính từ và đặt câu với tính từ mình vừa tìm được .
- Trong tiết dạy Tập đọc, bài “ Có chí thì nên “ :
+ Ở hoạt động 2, GV yêu cầu HS tìm những từ cần giải nghĩa (khơng có
trong phần giải nghĩa từ của SGK) rồi các HS trong lớp xem tranh giải nghĩa

nếu biết. Sau cùng GV chốt lại ý .
+ Hoạt động 3, GV cho HS quan sát tranh về một số người có ý chí nghị
lực. Qua đó giáo dục cho các em về sự nỗ lực trong cuộc sống là rất quan
trọng đặc biệt là trong học tập.
Ngoài ra, các em cịn được hoạt động nhóm để thi đua hồn thành phiếu giao
việc của GV.
= > Từ đó GV rèn cho các em tính tư duy nhanh, chính xác, có ý chí vươn
lên trong học tập
2 . Nguyên tắc giao tiếp:
- Giáo viên cần hình thành và phát triển ở các em học sinh các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt như : Nghe, nói, đọc, viết, để các em học tập, giao tiếp trong hoạt động
lứa tuổi. Trong tiết dạy trên của giáo viên luôn đảm bảo học sinh sử dụng được các
kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết ). Tuy nhiên vì là bài Tập đọc nên kĩ năng nghe, đọc,
nói sẽ được hình thành nhiều hơn kĩ năng cịn lại. Cả lớp theo dõi và lắng nghe
giáo viên đọc bài mẫu. Giáo viên cho học sinh đọc bài ( đọc theo đoạn theo hàng
dọc hoặc hàng ngang, đọc cả bài , đọc theo nhóm đơi) và hầu hết các em trong lớp
đều luyện được đọc, phần đọc diễn cảm giáo viên cho học sinh đọc nhóm đơi sau
đó 2 dãy cử 1 bạn lên thi đua đọc trước lớp các bạn theo dõi và bình chọn. Đến
phần tìm hiêu bài giáo viên cho học sinh ttrả lời các câu hỏi theo lời nói của bản
thân học sinh giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ .


- Trong tiết học này giáo viên đã cho học sinh có thể phát triển tốt nhất hoạt động
giao tiếp và đảm bảo được nguyên tắc giao tiếp
Ví dụ:
- Trong tiết Tập đọc “ Ông Trạng thả diều”, GV cho HS luyện đọc theo nhóm đơi,
HS trong nhóm lắng nghe và báo cáo , nhận xét bạn bên cạnh rồi giơ tay báo nói
với GV dựa theo 3 tiêu chí GV đã đưa ra trước đó : tốc độ , phát âm, ngắt nghỉ;
giải nghĩa từ khó GV cho HS giải bằng cách hỏi HS hoặc đưa tranh ảnh minh hoạ
cho từ khó; Tìm hiểu bài :

- Trong tiết Luyện từ và câu bài Mở rộng vốn từ : Ý chí- Nghị lực, GV cho HS
thảo luận nhóm để học sinh đặt câu cũng như trả lời các câu hỏi theo từ ngữ của
mình , giúp các em phát triển khả năng nói của mình với bạn bè .
= > GV đều cho HS trình bày trước lớp và HS khác nhận xét như vậy giúp HS có
thể gió tiếp với bạn trong lớp .
3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
tiểu học:
-Vốn Tiếng Việt của học sinh được hình thành từ gia đình và mơi trường sống
xung các em, vì vậy mà nó khơng đồng đều ở mọi đối tượng học sinh và phức tạp
ngay trong cả việc hình thành vốn Tiếng Việt cho HS.Cho nên trong quá trình
giảng dạy GV cần chú ý đến tâm lý HS tiểu học bằng cách tổ chức các trị chơi,
cho các ví dụ gần gũi với cuộc sống, khởi động giải lao bằng các bài hát hoặc câu
chuyện thú vị , dễ thương ; GV sử dụng những lời nhận xét, khen các em bằng
cách cả lớp vỗ tay công nhận, đánh giá cơng bằng , động viên , khích lệ HS. GV
phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học ví dụ trong tiết tập đọc HS
lắng nghe GV đọc và tự ngắt nghỉ vào SGK , HS tự đọc bài và nêu lên các từ khó ,
HS tự rút ý chính từng đoạn bằng lời nói của minh ; tiết Tập làm văn , HS tự đặt
câu theo hiểu biết của mình ; tiết Luyện từ và câu , HS tự tìm các từ hoặc giải
nghĩa và đặt câu các từ đó . GV đặt các câu hỏi , câu nào dễ thì sẽ mời những HS
biết mà ngại khơng giơ tay phát biểu .
Ví dụ : Trong các tiết dạy Tập đọc , Học vần , Luyện từ và câu .... GV cho HS
tham gia các trò chơi để gây hứng thú cho HS hơn, GV cho HS trả lời các câu hỏi
theo những gì HS suy nghĩ , HS xem tranh ảnh và dựa vào đó nói bằng ngơn ngữ


của mình miêu tả nội dung tranh vẽ gì... các em sẽ phát huy trình độ Tiếng Việt của
mình và khơng biết là mình đang làm bài tập
 Đánh giá tiết dạy theo tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực :
- Mọi học sinh đều được tham gia hoạt đông trên lớp ( hoạt động đọc bài ), hoạt
động theo nhóm đơi. Vào bài tốt lơi cuốn học sinh,giới thiệu được chủ đề tuần,

trong quá trình dạy thúc đẩy học sinh tính tích cực giơ tay phát biểu bằng cách học
sinh trả lời đúng khen học sinh , trả lời sai cũng không sao .

- Trong tiết dạy trên giáo viên đã giúp học sinh tự sản sinh ra tri thức bằng cách
chiếu hình ảnh cho học sinh xem thảo luận nhóm và trả lời các từ khó ngồi trong
bài tập đọc, đặt những câu hỏi gợi mở cho học sinh tự tư duy trả lời theo lời nói
của bản thân học sinh.
- Bao qt lớp tốt, khơng khí lớp học sinh động, học sinh tích cực phát biểu.
Khơng áp đặt học sinh coi đây như 1 tiết dạy bình thường khơng phải tiết dạy giáo
viên giỏi, giáo viên khơng gị bó câu trả lời của học sinh, giúp các em thoải mái, tự
tin phát biểu xây dựng bài, tham gia hoạt động thảo luận nhóm tích cực .
U CẦU 2: -Liệt kê các băn khoan, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế
với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu
-Thử đưa ra lí giải ( nếu thấy ”lạ” ) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc
phục ( nếu thấy bất cập )
*Những thắc mắc , băn khoăn :
1. Trong dạy học chính tả trước hết giáo viên cho 1 học sinh đọc tồn bài, sau đó
cả lớp tìm và gạch chân những từ khó đối với cá nhân trong SGK . Sau đó cho học
sinh phát biểu những từ mình tìm được và giáo viên gạch chân các từ lên
bảng.Việc này làm cho rất nhiều học sinh giơ tay phát biểu từ khó. Nhưng đó là từ
khó của cá nhân học sinh chứ khơng phải cả lớp.
-Lí giải : Trong dạy học chính tả , từ khó là từ đa số học sinh trong lớp cùng viết
sai …


=> Ý tưởng giải pháp : Cho học sinh đọc thầm bài trước và gạch chân những từ
khó trong sgk , sau đó GV cho học sinh thảo luận nhóm 4 để cùng nhau đưa ra từ
khó. Điều này sẽ tránh được việc học sinh nêu ra nhiều từ trùng nhau và đưa ra
được từ khó phù hợp với đa số các HS trong lớp viết sai. Sau khi xong GV xóa
những từ trên bảng đi bắt dầu đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.

2. Phần đọc diễn cảm:Giáo viên chỉ rõ cho học sinh ngắt hơi ngừng nghỉ ở chỗ nào
chứ không cho học sinh tự làm .
=> Ý tưởng giải pháp : Nên cho một vài học sinh đọc và tìm ra các chỗ nên ngắt
nghỉ hơi sau đó giáo viên nhận xét và chỉnh sửa lại. Như vậy học sinh sẽ nhớ được
lâu hơn
3. Tại sao trong tiết Học Vần bài ân- ăn GV lại cho HS phân tích vần trước sau đó
mới gài bảng cài ?
-Lí giải : Cho HS biết cấu tạo từ rồi mới ghép sẽ không bị sai
=> Ý tưởng giải pháp : Cho HS ghép trước rồi mới phân tích vần để phát huy tính
tư duy của HS.
4. Trong các tiết dạy hội giảng, giáo viên giỏi cấp trường đa số giáo viên hay gọi
những bạn khá, giỏi hay giơ tay phát biểu .
=> Ý tưởng giải pháp : GV cần gọi đồng đều, các câu dễ hãy gọi các em học trung
bình phát biểu xem khả năng HS đến đâu.
*Điểm “ lạ” :
- Hình thức tổ chức làm bài tập 1 lúc vừa làm cá nhân vừa làm tập thể, ban đầu
em thấy thật “lạ” nhưng sau đó em nghĩ đây là một hình thức hay. Nó giúp
GVcó thể cho HS giải quyết được nhiều bài tập cùng lúc mà cịn rút ngắn thời
gian tiết học .
-Lớp có đội tự quản rất hay các em có thể cho các bạn chơi trò chơi , giải các bài
tập khi giáo viên có việc bận như đi họp đột xuất.Mới vào lớp e thấy rất lạ như
khá là hay giúp học sinh phát triển được tính tự chủ động học tập , tư duy .



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×