Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THAK6Pham Thi Xuan HuongKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.77 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
  

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT I

Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ XUÂN HƯƠNG
Khoa: Tiểu học – Mầm non
Lớp: Tiểu học A – K6

Năm học: 2018 - 2019

Qua 04 tuần thực tập ở lớp 23 trường Tiểu học Cây Gáo A, em thấy giáo viên có
sử dụng 3 nguyên tắc dạy học trong các tiết học và bên cạnh đó em cũng có một số băn


khoăn, thắc mắc khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt. Sau đây em xin
trình bày bài báo cáo:
1. Yêu cầu 1: Xem xét – Đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học:
 Về nguyên tắc phát triển tư duy:
+ Trong các tiết học giáo viên luôn đặt học sinh vào trạng thái tư duy liên tục
bằng cách đặt các câu hỏi liên tục để dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài bằng sự hiểu
biết sẵn có và sự chuẩn bị bài ở nhà. Học sinh phải vận dụng các thao tác phân
tích, so sánh, tổng hợp...để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Ví dụ: Ở phân mơn Tập đọc, ngồi những câu hỏi trong phần tìm hiểu bài thì
giáo viên sẽ thêm vài câu hỏi đơn giản để gợi ý cho học sinh trả lời những câu
hỏi khó hiểu trong bài. Bên cạnh đó, giáo viên thêm những câu hỏi mở rộng để
học sinh có thể chia sẻ, bổ sung thêm kỹ năng sống của mình và giúp bồi dưỡng
tư duy cho các em khá, giỏi.


+ Ở lớp 2 tư duy của các em còn đơn giản vì vậy những câu hỏi của giáo viên
đưa ra ngắn gọn và dễ hiểu. Đồng thời khi học sinh trả lời giáo viên sẽ theo dõi
và giúp đỡ học sinh biết cách thể hiện nội dung.
Ví dụ: Khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên sẽ cho lớp nhận xét và bổ sung
câu trả lời của bạn rồi sau đó giáo viên mới chốt câu trả lời.
 Về nguyên tắc giao tiếp:
+ Giáo viên luôn lấy giao tiếp là mục đích và tổ chức nhiều hoạt động cho học
sinh. Giáo viên chỉ hướng dẫn để học sinh tự tìm ra kiến thức, hình thành các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Ví dụ: Trong tiết Tập đọc ở hoạt động tìm từ để luyện đọc trong bài, giáo
viên sẽ cho học sinh thảo luận nhóm lớn đọc nối tiếp câu trong bài và sửa lỗi
cho các bạn đọc sai từ. Sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả thảo luận
cho giáo viên, từ đó sẽ tìm ra được các từ khó đọc hoặc nhiều học sinh đọc chưa
đúng và giáo viên sẽ sửa lỗi phát âm cho học sinh đọc sai từ rồi cho cả lớp đọc
lại từ đó.
Ví dụ: Ở hoạt động giải nghĩa từ khó, giáo viên cho hoc sinh thảo luận nhóm
lớn đọc nối tiếp đoạn và đọc chú thích, đặt câu với một từ có sẵn trong chú
thích và tìm thêm những từ mà học sinh chưa hiểu nghĩa. Sau đó học sinh sẽ
trình bày những từ mà học sinh chưa hiểu trước lớp, giáo viên sẽ cho cả lớp thử
giải nghĩa, nếu cả lớp không biết hoặc giải nghĩa chưa đúng thì giáo viên sẽ giải
nghĩa từ đó.
+ Các tiết học đều đưa các đơn vị ngôn ngữ nhỏ vào đơn vị ngôn ngữ lớn hơn.


Ví dụ: Ở bài Từ ngữ về tình cảm-Dấu phẩy của phân môn Luyện từ và câu,
giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu và biết được những từ ngữ chỉ tình
cảm ở bài tập 1, sau đó sử dụng những từ vừa tìm được điền vào chỗ trống của
câu cho sẵn cho thích hợp ở bài tập 2 và giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh nói về
hoạt động của mẹ và con ở trong tranh có sử dụng thêm từ ngữ chỉ tình cảm ở
bài tập 3. Và ở tiết Tập làm văn trong tuần đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh

viết về người thân trong gia đình có sử dụng thêm từ ngữ chỉ tình cảm.
 Về nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh:
+ Giáo viên đặc biệt chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh, nhất là
những học sinh nói tiếng địa phương. Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm của học
sinh không chỉ riêng trong tiết Tập đọc mà ở tất cả các tiết học hay khi học sinh
phát biểu.
+ Giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh trong
các hình thức học tập hay các cuộc hội thoại. Bên cạnh đó giáo viên cịn khuyến
khích học sinh phát huy tính chủ động của mình trong giờ học bằng cách phát
biểu ý kiến của mình trước lớp.
Ví dụ: Trong tiết học khi học sinh làm bài cá nhân, giáo viên sẽ yêu cầu học
sinh làm bài cá cá nhân sau đó chia sẻ với nhóm bàn (hoặc nhóm lớn). Hoặc khi
thảo luận nhóm lớn, giáo viên sẽ yêu cẩu học sinh thảo luận nhóm xong sẽ cử
đại diện đi giao lưu với nhóm bạn.
Ví dụ: Trong một tiết học, khi một bạn phát biểu xong, các học sinh khác sẽ
phát biểu nêu nhận xét về ý kiến của bạn, có thể đồng ý hoặc nêu thêm ý kiến
riêng của mình cho lớp cùng nhận xét. Giáo viên tôn trọng các ý kiến của học
sinh và khuyến kích những học sinh thụ động hay học sinh yếu phát biểu ý kiến
của mình.
2. Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy Tiếng Việt
ở Tiểu học:
- Ở phân môn Tập viết, em thấy giáo viên chỉ yêu cầu học sinh lấy vở ra viết bài
của tuần đó chứ khơng hướng dẫn học sinh viết như thế nào. Theo em, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu và theo dõi, quan sát chữ viết của học sinh, đặc biệt
là những học sinh viết chưa đẹp.
- Vì dạy theo phương pháp mới nên các hoạt động chủ yếu là để cho Hội đồng tự
quản lên điều hành hoặc một học sinh trong lớp điều hành giải bài tập hoặc chia sẻ kết
quả thảo luận nhóm sẽ giúp các em tự tin trước đám đông nhưng dạy như vậy em
khơng thể kiểm sốt được thời gian và sẽ cháy giáo án.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×