Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kiem tra 1 tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.3 KB, 6 trang )

BÀI LÀM TƯỞNG TƯỢNG 20 NĂM SAU VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ
- Hẹn gặp cậu ngày mai nhé!
Cúp điện thoại, lòng tôi rộn ràng, bồi hồi. Sáng mai tôi sẽ gặp lại những gương mặt
thân quen sau bao năm xa cách. Ngày mai tôi sẽ về thăm trường Cấp 2 thân u
sau 20 năm xa cách.
Tối hơm đó, lịng tơi háo hức, không ngủ được. 5 giờ sáng, bắt chuyến xe từ Hà
Nội về Nam Định. Trên đường đi, ngắm đất trời mà lòng vui vẻ, hạnh phúc. Gần 7
giờ sáng, tôi đã về đến Nam Định. Bao lâu rồi mới được cảm nhận được cái mùi
quen thuộc của đất trời quê hương. Trời mùa thu cao xanh, nắng mùa thu dịu dàng
khiến tâm trạng tôi thật thoải mái.
Từ bến xe, tôi tản bộ trên con đường cũ về trường. Con đường đã thay dổi khá
nhiều. Những căn nhà nhỏ năm nào bây giờ đã chuyển đi, nơi đây thành một khu
công viên nhỏ. Vừa đi vừa ngắm đất trời mà tôi không biết đã đứng trước cổng
trường lúc nào không hay. Ơi ngơi trường năm nào giờ đã đổi mới thật rồi. Cánh
cổng trường màu xanh quen thuộc nay được đổi bằng cửa kéo tự động đầy hiện
đại. Biển trường năm nào cũng đã được thay và khắc chữ nổi trên phiến đá, đặt
trang trọng bên cạnh cổng. Đang bồi hồi ngắm nhìn, có tiếng gọi :
- A! Lớp trưởng. Nhanh lại đây!
Quay lại theo tiếng gọi, trước mắt tôi là đám bạn cùng lớp. Nhìn đứa nào cũng lớn
và trưởng thành. Tơi chạy lại cùng các bạn mà lịng xúc động khơng ngi.
Hơm nay là 20-11, cũng vì dịp này mà lớp chúng tôi quay lại trường thăm thầy cơ,
lớp cũ. Ngơi trường hơm nay trang trí rực rỡ. Bước qua cánh cổng trường, một thế
giới mới như mở ra. 20 năm trước ngơi trường chỉ có ba khu, và mỗi khu chỉ có
bốn tầng. 20 năm sau, trường đã xây sửa và có năm khu nhà. Trường có thêm sân
bóng nhân tạo cho học sinh hoạt động ngoại giờ
- Này! Ngày xưa mà có sân này thì đá bóng sướng phải biết – Trung- cầu thủ số
một lớp tơi năm đó, lên tiếng.
Chúng tơi đều phá lên cười bởi câu nói đùa đó.


Trên sân trường, những tốp học sinh đang chăm chỉ lao động. Các em nhìn thật


xinh xắn đáng yêu trong bộ đồng phục mới. Chúng tơi cùng nhau ngó qua lại các
dãy phòng học và tần ngần đầy xúc động khi đứng trước lớp học cũ. Lớp học năm
nào đã được trang bị nhiều thiết bị mới phục vụ các em học sinh. Nhưng dù thế
nào, bao kỉ niệm tuổi học trị vẫn ùa về trong tâm trí.
Sau một hồi, chúng tơi đi tìm cơ giáo chủ nhiệm năm xưa. Cơ ngồi trong phịng
chờ giáo viên với chiếc cặp nâu hơi sờn mép. Chúng tôi bước vào, xúc động chào
cô.Cô bất ngờ nhìn chúng tơi:
- Ơi! Các học trị cũ của cơ
Cơ trị chúng tơi lặng im ơm lấy nhau và xoa đầu lũ chúng tôi. :
- Các em lớn thật rồi. Nào kể cô xem, cuộc sống của các em bây giờ ra sao?
Rồi chúng tôi đứa nào cũng nhao nhao lên kể. Chúng tôi như trẻ lại, vui vẻ kể
chuyện cho cơ. Cơ trị chúng tơi ơn lại những kỉ niệm năm xưa mà lòng đầy bồi hồi
xao xuyến.
- Thơi! Cơ trị mình cũng vào khán phịng đón lễ.
Chúng tơi cùng cơ vào khán phịng lớn. Khán phịng rộng lớn, được trang trí với
đầy bóng bay, hoa tươi và đèn nhấp nháy. Buổi lễ diễn ra với những bài phát biểu,
những bài hát về ngôi trường và thầy cơ khiến tơi rung lên những cảm xúc khó tả.
Ngày về thăm trường sau 20 năm diễn ra thật nhanh chóng. Nó để lại trong lịng tơi
bao cảm xúc khó phai. Kỉ niệm đó có lễ sẽ mãi mãi in sâu trong trí nhớ của tơi.
Tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường cũ lớp 6, 9 - Kể lại câu chuyện đó
Nếu trường cũ được xây lại có thể bạn sẽ khơng cịn nhiều cảm xúc về những kỷ
niệm xưa dù nhìn trường mới có đẹp hơn

BÀI VĂN TƯỞNG TƯỢNG 20 NĂM SAU VỀ THĂM LẠI TRƯỜNG CŨ 2
Cũng đã lâu rồi tôi không về Nam Định, không về thăm ngơi trường năm xưa.
Ngày hơm đó, thu xếp cơng việc, tôi bắt chuyến xe về Nam Định. Tôi đã đến và
thăm lại mái trường sau 20 năm xa cách.


Kia rồi. Ngơi trường mến u của tơi. Dịng chữ thân yêu hiện ra : “ Trường THCS

Trần Đăng Ninh”. Đứng từ xa nhìn lại, ngơi trường vẫn mang dáng vẻ ấy, có phần
cổ kính hơn. Cánh cổng trường vẫn mang màu xanh, ln mở chào đón bao thế hệ
học trị. Tơi bước qua cánh cổng, nhìn thấy bác bảo vệ ngày nào. Hai mươi năm
trước, khi còn đi học, bác là bảo vệ trẻ nhất trong số những bảo vệ trẻ nhất ở
trường năm đó. Bây giờ bác đã có tuổi. Mái tóc đã điểm trắng tóc bạc. Gương mặt
bác xuất hiện nhiều nếp nhăn, nhưng đôi mắt hiền từ nhìn lũ học trị vẫn thế.
- Cháu chào bác!
- Ồ. Về thăm trường đấy à? Lớn lắm rồi nhỉ. Hai mươi năm rồi cịn gì nữa!
Tơi bất ngờ vì bác vẫn cịn nhớ ra tơi. Cúi chào bác, tơi bước tiếp vào trường.
Đây rồi, khoảng sân trường thân yêu của tơi. Sân trường khơng cịn là sân xi măng
nữa mà được lát gạch sạch sẽ. Nhưng trên sân trường ấy vẫn cịn những gốc cây
bàng, cây phượng. Tơi nhớ năm đó, tơi và chúng bạn hay ở lại sau giờ học ngồi
dưới gốc cây bàng, tán gẫu đủ chuyện. Nhìn gốc bàng, gốc phượng, lịng tơi rạo
rực bao kỉ niệm.
Ngôi trường không thay đổi nhiều. Vẫn là ba khu nhà năm xưa. Vẫn là những dãy
học năm đó. Chỉ khác màu sơn vàng đã được thay bằng màu sơn trắng. Chính bởi
những nét quen thuộc ấy mà tơi cảm giác mình như đang sống lại những khoảnh
khắc của 20 năm trước.
Tôi đi dạo trên các hành lang lớp học. Mỗi phòng học bây giờ đã được trang bị
thêm những thiết bị dạy học, hỗ trợ các em rất nhiều. Nhưng trừ những thiết bị đó,
căn phịng học vẫn chẳng thay đổi nhiều so với 20 năm trước.

Dừng chân trước cửa phịng học năm xưa, mắt tơi rưng rưng trực khóc. Lớp học
của tơi đây rồi. Tuổi học trị của tôi đây rồi. Tôi đứng tần ngần ở cửa lớp. Nhìn
những dãy bàn ghế mà nhớ lại khoảng trời kí ức năm xưa. Những gương mặt hồn
nhiên của các bạn, nụ cười hiền của cô giáo. Những tiết học đầy hăng say. Những
câu chuyện vừa vui vừa buồn. Tất cả hiện lại thật rõ trong tôi.
Đang nhớ lại những giây phút của 20 năm về trước, có tiếng nói thân quen vang
lên:



- Ơi. Em Linh có phải khơng?
Tơi giật mình quay lại. Hiện ra trước mắt tôi là gương mặt hiền từ của cơ giáo năm
đó. Cơ của tơi vẫn thế, vẫn xinh đẹp và dịu dàng mặc dù đuôi mắt đã hằn những
vết chân chim. Tôi xúc động ôm lấy cô.
- Em chào cô. Thật lâu rồi mới được quay về thăm trường. Em nhớ cô và trường
quá.
Cô xoa đầu tơi cười hiền. Rồi cơ trị chúng tơi cùng nhau tản bộ. Vừa đi tôi và cô
vừa ôn lại những kỉ niệm năm xưa. Dịng kí ức tưởng như ngủ qn được đánh
thức khiến lịng tơi rưng rưng xúc động.
Chuyến về thăm trường chẳng định trước để lại trong lòng tơi bao cảm xúc khó
qn. Đó là những giây phút nhớ lại kỉ niệm xưa khiến tôi như sống lại khoảnh
khắc của hai mươi năm trước.
BÀI VĂN TƯỞNG TƯỢNG 20 NĂM SAU VỀ THĂM LẠI TRƯỜNG CŨ 3
Mặt trăng, ... tháng ... năm ...
Khánh thân mến!
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe khơng?
Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt khơng? Nghe nói vẫn chưa có vợ à,
phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt
vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng khơng?
Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ơ trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi
cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh
lắm, mặt khơng tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng
bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.
Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan
trọng và nhận giải thưởng Nơ-ben về hịa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phịng - nơi
mà hồi nhỏ anh em mình cịn học ở đây. Tớ về chính ngơi trường Trần Phú từ thuở
nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim
ở khắp trường.



Khơng những thế, nó đã được đưa lên trên khơng, cao hơn 100m so với mặt đất để
mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu
trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với
anh em mình trong bốn năm cấp hai.
Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng
vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tơi với sự niềm nở, tự hào kể
cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu
tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm
bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe,... Ngồi ra, tớ thấy được mới vài
điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình,
nó đã cao hơn, to hơn.
Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây
này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay
cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi
chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phịng
bảo vệ.
Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng
đầy sự trìu mến, gọi: "Trường Ân đó hả em?" Tớ ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó
chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn.
Đầu thầy đã khơng cịn tóc, bóng lống rồi đột nhiên, tớ xúc động đến tột cùng Thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người
đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho
giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những
người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ơi, chả có nhẽ mái
tóc của thầy đã ra đi cùng với sư cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh
ạ, tớ chỉ chực bật khóc.
Thầy q tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ơng lão ngồi bảy
mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tớ... Tớ dìu thầy ra ghế đá, nó đã được
lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hơm ấy nóng hơn 30 độ, tơi và thầy
vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những



thành tựu mình đã đạt được nhưng khơng qn cảm ơn thầy vì những cơng lao như
biển cả của thầy .
Nhìn thầy, tớ lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho cả lũ kiểm tra 15
phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngữa, nghĩ
đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải
rời đi, tớ chào thấy, từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay
ấy đầy xúc động, rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy
mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tớ lại suy nghĩ viển vông.
Tớ chỉ viết đến đây thôi, cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp
thành cơng trong mọi mặt cuộc sống .



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×