Tuần 30
16/03/2018
Tiết 30
Ngày soạn:
Ngày dạy: 19/03/2018
BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các
biển và đại dương khơng giống nhau.
- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương, nguyên nhân.
- Biết vai trò của biển và đại dương đối với đời sống, sản xuất của con người trên Trái Đất
và vì sao phải bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô nhiễm.
- Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển, đại dương và hậu quả.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.
- Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dịng biển
lớn.
- Nhận biết hiện tượng ơ nhiễm nước biển và đại dương qua tranh ảnh và trên thực tế.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, khơng làm ơ nhiễm nước biển và đại dương; phản đối các hoạt động
làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Thế Giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
6A1 ………………........ 6A2 ………………......... 6A3 ……………….........
6A4 ………………........ 6A5 ………………......... 6A6 ……………….........
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?
Câu hỏi 2: Hồ là gì? Hồ được phân thành mấy loại?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Biết được độ muối của nước 1. Độ muối của nước biển và đại
biển và đại dương; nguyên nhân làm cho dương.
độ muối của các biển và đại dương không
giống nhau.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở;
sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp
tác.
* Bước 1:
- Khi nói đến biển em nghĩ ở đó có các yếu tố
gì?
Gợi ý sự khác nhau giữa biển và hồ về độ
lớn, tính chất của nước.
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- Độ muối trung bình của nước biển và
đại dương là 35%0, có sự khác nhau về
độ muối của các biển và đại dương.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Chỉ các vị trí
biển Ban - Tích (châu Âu), biển Hồng Hải, ...
trên bản đồ thế giới.
* Bước 2:
- Tại sao độ muối trong các biển và đại dương
không giống nhau?
(Phụ thuộc vào lượng nước đổ ra biển, độ
bốc hơi).
- Nguyên nhân: Tuỳ thuộc vào nguồn
nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ
bốc hơi lớn hay nhỏ
- Liên hệ: sản xuất muối ở Cà Ná - Ninh
Thuận.
Hoạt động 2: Trình bày được ba hình thức
vận động của nước biển và đại dương là:
sóng, thủy triều và dịng biển. Nêu được
ngun nhân sinh ra sóng biển, thủy triều
và dịng biển. Trình bày được hướng
chuyển động của các dịng biển nóng và
lạnh trong đại dương thế giới. Nêu được
ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ,
lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với
chúng.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở;
sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp
tác.
* Bước 1:
- Quan sát H.61(sgk) em hãy mô tả hiện
tượng sóng?
2. Sự vận động của nước biển và đại
dương.
a. Sóng biển.
- Là hình thức dao động tại chỗ của
nước biển và đại dương.
- Giáo viên: Hiện tượng sóng từ ngồi khơi xơ
vào bờ mà chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo giác,
thực tế sóng chỉ là vận động tại chỗ của nước
theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân sinh ra sóng biển?
(Gió, núi lửa, động đất).
- Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động
đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng
thần.
b. Thủy triều.
* Bước 2:
- Quan sát H.62, H.63 nhận xét sự thay đổi
của ngấn nước biển ở ven bờ?
- Học sinh đọc phần b.
- Thủy triều là gì? Thủy triều có mấy loại?
- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng
lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút
xuống, lùi tít ra xa.
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
(Dành cho học sinh giỏi).
- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt
Trăng và Mặt Trời.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
Tác dụng …: Sử dụng năng lượng thủy triều
làm than xanh. Bảo vệ tổ quốc đánh thắng
quân nguyên 3 lần trên sơng Bạch Đằng ...
c. Dịng biển (hải lưu).
* Bước 3:
- Giáo viên: Giải thích bản đồ H.64 (sgk).
- Dịng biển là gì? Ngun nhân?
- Là hiện tượng chuyển động của lớp
nước biển trên mặt, tạo thành các dòng
chảy trong biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Do các loại gió thổi
thường xun trên Trái Đất như Tín
phong, gió Tây ôn đới …
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
* Bước 4:
- Hãy đọc tên dòng biển nóng, lạnh cho nhận
xét về hướng chảy của chúng? (dịng biển
Gơn - xtrim, Cư - rô - si - ô, Pê - ru, Ben ghê - la ...)
- Các dòng biển nóng thường chảy từ
các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.
- Các dòng biển lạnh thường chảy từ
các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ
thấp.
- Dựa vào đâu chia dịng biển nóng, dịng biển
lạnh?
(Sự chênh lệch nhiệt độ của dòng biển với
khối nước xung quanh).
- Dịng biển có ảnh hưởng như thế nào đến
khí hậu của những vùng đất ven biển mà
chúng chảy qua?
- Các vùng ven biển, nơi có dịng biển
nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và
mưa nhiều hơn những nơi có dịng biển
lạnh chảy qua.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
* Bước 5:
Thảo luận theo bàn.
- Cho biết vai trò của dòng biển? (ảnh hưởng
đến khí hậu, đánh bắt hải sản, giao thơng vận
tải ...).
- Biển và đại dương có vai trị rất lớn trong
đời sống, song hiện nay hiện tượng ô nhiễm
biển đang ở mức báo động. Nguyên nhân của
hiện tượng này là gì?
- Muốn bảo vệ mơi trường biển chúng ta phải
làm gì?
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
- Độ muối trung bình của biển và đại dương? Vì sao độ muối của biển và đại dương khơng
giống nhau?
- Hãy kể tên 3 hình thức vận động của nước biển?
- Nêu vai trò của biển và đại dương đối với cuộc sống con người?
2. Hướng dẫn học tập:
- Yêu cầu học sinh học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sgk.
- Tìm nguyên nhân hướng chảy của các dịng biển.
- Tìm hiểu những khu vực có dịng biển nóng, dịng biển lạnh chảy qua thì khí hậu như thế
nào?
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………............