Ngày 5 tháng 3 năm 2016
( Nội dung 3 - 10 tiết)
Tên bài học: Phối hợp với gia đình cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh
THCS
(MODULE THCS 39)
Địa điểm: Học tại nhà
Thời gian học: Từ 1/3/2016 đến 20/3/2016
Mối quan hệ giữa thầy cô và học tro
Mối quan hệ giữa thầy cô và học trò là mối quan hệ đặc biệt và cao đẹp trong xã
hội. Từ ngàn xưa, truyền thống tôn sư trọng đạo đã ăn sâu vào tiềm thức của người
Việt bởi quan niệm “trọng thầy mới được làm thầy”,” không thầy đố mày làm
nên”, hay “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.
Người xưa khẳng định về tầm quan trọng của việc học và vai trò của người thầy
trong giáo dục: “ngọc không mài không thành đồ vật quý, người không học không
biết đạo lý làm người”. Người thầy trong thời phong kiến là người duy nhất truyền
thụ tri thức cũng như dạy học trò những lễ nghi, đạo đức, cách ứng xử với những
người xung quanh. Người thầy là người sống gương mẫu, chuẩn mực chỉnh chu,
nên người thầy được mọi người trong xã hội rất coi trọng, đứng thứ hai trong
cương thường Quân-Sư-Phụ, học trò xem người thầy là bề trên là người hiểu biết
sâu rộng nên tuân thủ theo lời thầy, ngại tranh luận và không dám cãi lại lời thầy.
Người thầy rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ học trò, đánh phạt học trò của mình
mà không bị xã hội lên án mà ngược lại các bậc cha mẹ lại biết ơn thầy đã dạy dỗ
nghiêm khắc giúp con họ trở thành những người có ích sau này. Do vậy, giữa
thầy và trò có một khoảng cách trong quan hệ, mối quan hệ này là ra lệnh và phục
tùng.
Tuy nhiên, thế hệ thầy cô giáo ngày nay được trang bị ngồi kiến thức chun
mơn là kiến thức khoa học giáo dục thì mối quan hệ giữa thầy và trò có nhiều thay
đổi. Quan hệ giữa thầy và trò gần gũi hơn, bình đẳng hơn và thân thiện hơn. Với
việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học là trung tâm như hiện nay thì khi
đó từ “teacher” ( người dạy or thầy cô giáo) được thay bằng từ “ instructor”
( người hướng dẫn). Người thầy sẽ là người trợ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến
thức và không còn là người “độc quyền” truyền đạt kiến thức cho học sinh nữa.
Học sinh sẽ tự mình chủ động tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác như sách
báo, Internet. Mối quan hệ thực sự dân chủ và ưu việt hơn, kích thích tính độc lập,
sáng tạo và khả năng phát triển về trí tuệ, tính cách, nhân cách của học trò theo
hướng toàn diện, hoặc phù hợp với khả năng tiềm tàng của người học trò. Người
học trò trong xã hội ngày nay trở thành chủ thể sáng tạo. Do vậy, mối quan hệ thầy
trò mang tính chủ động , dựa trên nguyên tắc: tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Sự gần gũi thân thiện của thầy trò ở ta không giống như mối quan hệ giữa thầy trò
ở nước ngoài. Ví dụ như ở Anh, khi thầy trò gặp nhau chỉ cần nói "Hi!" là đủ, dù
người đó là già hay trẻ, không cung kính chào thầy như chúng ta vẫn thường thấy
học sinh Việt nam chào thầy cô của mình. “ Em chào thầy” “Em chào cô” hay như
những câu chào bằng Tiếng Anh “Good morning, Teacher.” chứ không chào “Hi,
teacher.”
Ở Việt Nam mình hình như người thầy luôn có sẵn một hình mẫu. Đó phải là một
người mẫu mực, giản dị, chỉn chu từ cách ăn mặc đến phong thái... Song những
người thầy nước ngoài hết sức đa dạng. Có người từ tốn, nền nã đúng mực. Có
người chăm chút trang phục đến từng chi tiết như cà-vạt bao giờ cũng phải cùng
màu với áo, hài hòa với quần. Ngược lại có những thầy lúc nào áo cũng bỏ ngồi
q̀n, vai mang ba lơ to sù, q̀n ka-ki trông rất bụi đời. Thậm chí nhiều khi có
những thầy ăn mặc hết sức thoải mái: quần lửng, áo thun,... Có thầy là giáo sư đầu
ngành hẳn hoi nhưng lại mặc một cái áo sơ mi nhăn nhúm đến mức không còn chỗ
để nhăn nữa. Có thầy là một giáo sư hầu như chỉ mặc áo thun, quần ka-ki, đi xe
đạp đến trường! Ơng giải thích việc khơng dùng xe hơi là để... bảo vệ môi trường!
Buổi trưa, ông ra một cửa hiệu trong khuôn viên trường mua tờ báo, một miếng
bánh mì, vừa đi vừa gặm bánh và đọc báo. Phong cách giảng dạy của thầy cũng có
nhiều điều thú vị. Họ đều năng động và hoạt động như một diễn viên. Khi cao
hứng, nhiều thầy sẵn sàng ngồi lên bàn, múa máy. Nhìn chung, họ hết sức tự nhiên,
nhiệt tình và thân thiện.
Một điều nữa trong mối quan hệ thầy – trò đó là sự tự tin của trò. Họ tự tin từ
phong thái đến cách giao tiếp, lối diễn đạt. Dường như giữa thầy và trò không có
một khoảng cách giữa người lớn nhỏ hay giữa hai thế hệ.
Trong trường hợp sau đây thì rõ ràng học trò người nước ngoài và học trò Việt
Nam có cách cư xử khác nhau: Ông thầy hướng dẫn hẹn gặp và làm việc, đến quá
giờ trưa, mặc dù vừa đói vừa mệt nhưng một học sinh Việt Nam sẵn sàng ngồi đợi
thầy chủ động kết thúc buổi làm việc rồi mới đi ăn trưa. Trong khi đó, một học
sinh Anh có thể nhắc ngay thầy rằng "sắp đến giờ em hẹn ăn trưa với một người
bạn, nếu không có gì quan trọng thì chúng ta sẽ tiếp tục làm việc vào lúc khác!".
Trong lớp học, khi có thắc mắc gì muốn hỏi, học sinh giơ tay lên, ngồi tại chỗ và
kêu tên thầy để thầy nhận thấy và đặt ngay câu hỏi. Trong khi đó ở Việt nam nếu
học sinh có ý kiến thì phải giơ tay, đợi thầy cô gọi đến tên mới đứng lên trả lời.
Trong giờ học thì thầy người nước ngoài rất vui vẻ, cởi mở, trong giờ ăn trưa họ
ngồi chung bàn với học sinh, và giờ giải trí hay ra chơi họ cũng chơi tất cả các trò
chơi của học sinh. Như vậy có phải sự cởi mở, thân thiện của người thầy đồng
nghĩa với sự dễ dãi không? Tuyệt đối là không. Quan hệ thầy trò khá thoải mái xét
trên phương diện học tập như thảo luận vấn đề, bàn luận các đề tài. Người thầy rất
nhiệt tình hướng dẫn học trò trong học tập. Học trò được tự do phát triển các ý
tưởng cá nhân, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm mà không sợ bị trù dập. Hơn nữa, họ
cũng khuyến khích trò tự nghiên cứu, họ chấm điểm theo ý tưởng của trò chứ
không phải theo đáp số khuôn mẫu . Tuy nhiên, trong giờ học không có chuyện
học trò làm việc riêng, nói chuyện, hay tán gẫu. Đới với những người thầy người
nước ngồi, có thể nói rằng, thầy trò đối xử với nhau như bè bạn, nhưng trong giờ
học thì thầy đúng nghĩa là thầy. Họ rất hạn chế có các mới quan hệ khác ngồi
cơng việc với học trò sau giờ học, thậm chí cả việc nói chuyện điện thoại với học
trò sau giờ học.
Với học sinh việc xây dựng mối quan hệ thầy - trò là rất cần thiết vì mối quan hệ
giữa thầy và trò theo hướng tích cực là mối quan hệ chủ đạo, chi phới tồn bộ kết
quả giáo dục và ngược lại. Nhưng làm thế nào để có mối quan hệ thầy trò tốt đẹp?
Đó là tạo được sự tin cậy của trò đối với thầy. Thứ nhất, tin thầy cô biết làm cách
nào cho trò của mình học dễ hiểu nhất, đặc biệt với những em có lực học yếu, điều
này đòi hỏi người thầy phải chăm chút từng bài dạy của mình. Thứ hai, thầy cô là
người mà các em tin tưởng để có thể tâm sự, chia sẻ những vướng mắc trong cuộc
sống, từ đây thầy cô có thể giúp các em hiểu và phát triển nhân sinh quan, giảm
thiểu đáng kể bạo lực học đường, …. Điều này tưởng dễ dàng, nhưng thực ra đòi
hỏi sự nỗ lực rất nhiều ở từng cá nhân và chắc chắn cần nhiều thời gian nuôi
dưỡng, mà đó không phải là thời gian tự nuôi dưỡng, mà người thầy, người cô cần
đóng vai trò chủ động nuôi dưỡng mối quan hệ đó: bằng tri thức và phẩm chất nhà
giáo, bằng kỷ cương tình thương và trách nhiệm tạo nên không khí học đường thân
thiện mà ở đó người học trò hoàn toàn tin cậy để có thể phát huy được mọi khả
năng, trí tuệ và hoàn thiện nhân cách của mình. Tác giả Thân Văn Trọng Bình đã
từng viết : “các em như những cánh diều mơ ước, còn thầy chỉ là ngọn gió, nâng
cánh diều bay cao…”. Ví dụ như một tấm thiệp, một lời chúc từ một người bạn gửi
đến thầy cô vào ngày sinh nhật hay một lời khen từ người khác cũng làm thầy cô
cảm thấy sung sướng, hài lòng, thì phản ứng tương tự cũng sẽ xảy ra nếu thầy cô
có thể làm như vậy đối với học trò của mình bởi tất cả mọi người đều mong muốn
mình được nhìn nhận là quan trọng.
Và dĩ nhiên mỗi em học sinh có 1 hoàn cảnh gia đình khác nhau, cá biệt một số em
ít được sự quan tâm của cha mẹ, gia đình ly tán, hạnh kiểm chưa tốt, không có
động cơ học tập,…đối với các em này thì việc đến trường chỉ là theo sự ép buộc
của bố mẹ, hoặc có thể các em đến trường chỉ đơn giản là tìm được niềm vui từ
bạn bè, một số em mong tìm được sự thông cảm, sự thương yêu , sự quan tâm từ
người thầy , người cô, nhưng đôi khi các em lại nhận được điều ngược lại đó là sự
quở trách, la rầy thậm chí xúc phạm, đe dọa các em, có trường hợp giáo viên
không hành xử theo đạo đức của một người làm thầy. Những hành động thiếu kiềm
chế ấy đã làm xấu đi hình ảnh người thầy, người cô mẫu mực, mô phạm của ngành
giáo dục. Cũng cần nói thêm rằng, xã hội hiện nay dường như có cái nhìn khắt khe
hơn đối với các nhà giáo và nhà giáo cũng chịu nhiều sức ép của xã hội. Nếu như
trước đây chuyện thầy hay cô bạt tai học trò được coi là chuyện bình thường bởi lẽ
cái bạt tai ấy chỉ muốn nhắc nhở học trò của mình ngoan hơn, biết sợ để không sai
phạm nữa, nhưng bây giờ thì trở thành chuyện lớn khi báo chí đưa ra công luận,
giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Rõ ràng việc thiếu kiềm chế và có cách xử sự
thô bạo đối với học trò (dù em đó hỗn láo) là sai nhưng ngược lại, một số học sinh
không những không ý thức đầy đủ về đạo làm trò mà lại có hành vi vô lễ với thầy
cô, thậm chí có em còn đe dọa thầy cô khi thầy cô nghiêm khắc phê bình, hoặc
thường gây gổ đánh nhau với bạn bè.
Làm thế nào để giải quyết những trường hợp học sinh cá biệt này đây? Chúng ta kỷ
luật đuổi học các em ngay hay chúng ta tiếp tục dạy dỗ các em, cho các em cơ hội
để khắc phục lỗi lầm của mình? Đây quả là một câu hỏi khó có câu trả lời thật
chính xác. Kỷ luật đuổi học các em ư? Việc này thực sự đơn giản. Giáo viên và các
bạn cùng lớp thoải mái khi không còn ai phá bĩnh hay gây ảnh hưởng đến nề nếp
thi đua của lớp. Nhưng thầy cô có nghĩ đến hệ quả của cách xử lý này không?
Tuy nhiên, để cảm hóa và dạy được những học trò chưa ngoan, học trò cá biệt này
là một quá trình đầy cam go, thử thách với thầy cô đặc biệt là những thầy cô giáo
trẻ. Hãy dỗ rồi hãy dạy, biết lắng nghe các em để các em thấy được sự quan tâm,
tình cảm của thầy cô dành cho các em là thực sự, chúng ta không thể gạt những
học trò chưa ngoan ( sản phẩm chính trong quá trình dạy học của chúng ta) như vứt
bỏ ngay cái áo mà chúng ta không thích. Thầy cô giáo - những kỹ sư tâm hồn –
phải là người uốn nắn bảo ban các em từng tí một, có thể những em này không học
được kiến thức từ các thầy cô nhưng có thể các em học được ở thầy cô sự nhẫn
nhịn, học được cách biết lắng nghe, cách cư xử với bạn bè lịch sự hơn.
Đối với học trò thầy cô phải thương các em nhiều hơn, chăm chút các em nhiều
hơn coi các em như con, như em của chính chúng ta. Để các em thấy rằng mỗi
ngày các em đến trường các em đều tìm thấy niềm vui, sự an ủi và việc đến trường
thật có ích đúng nghĩa với phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, tránh những trường hợp bản thân các em học thì yếu, tự bản thân em đã
cảm thấy mặc cảm với bạn bè của mình, trong lòng đã buồn lắm rồi, về nhà lại bị
cha mẹ rầy la, đến lớp lại bị thầy cô quở phạt. Thầy cô đừng đem những bộn bề
trong cuộc sống đời thường của mình vào tiết dạy, hoặc nếu người thầy, người cô
(vô tình hay hữu ý) giữ một thái độ nghiêm khắc quá mức đối với học sinh trong
suốt những giờ lên lớp, nếu sau những câu trả lời chưa chính xác của học sinh
không có một lời động viên kịp thời, v.v.. thì rất khó để có thể tạo nên sự hứng thú
học tập của học sinh trong giờ học. Mà ai cũng biết một điều: tinh thần không thoải
mái ít khi đem lại hiệu suất làm việc cao.
Đồng thời, nếu học trò thiếu hứng thú vào bài học sẽ tác động ngược trở lại theo
hướng tiêu cực đối với người dạy. Những vấn đề người thầy nêu lên nhưng không
được học sinh tích cực tham gia giải quyết sẽ gây khó khăn cho việc “nhập tâm”
của người thầy vào nội dung bài dạy và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tiết
dạy.
Vì thế, để việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy hiện nay thực sự hiệu
quả, người thầy cần xây dựng được mối quan hệ thân thiện với người học, biết
cách động viên, khuyến khích đúng lúc, biết tạo không khí nhẹ nhàng, sinh động
trong giờ học, biết cách biến những điều khó khăn, phức tạp thành những điều đơn
giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh,...
Ngày nay, mối quan hệ thầy trò bình đẳng, thân thiện hơn nhưng giữa thầy cô và
học trò vẫn có một khoảng cách nhất định, gần đủ để các em tin tưởng chia sẻ, tâm
sự với thầy với cô, xa đủ để các em luôn kính trọng, nể phục.
Trong bất kỳ xã hội nào, mối quan hệ thầy trò có nhiều thay đổi nhưng nếu thầy ra
thầy thì thầy vẫn được trò và mọi người yêu mến, kính trọng và mối quan hệ thầy –
trò vẫn là mối quan hệ thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong các mối quan hệ xã
hội, một biểu hiện của đạo đức xã hội nói chung và biểu hiện đạo đức học đường
nói riêng.