Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giao duc mam non cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.11 KB, 5 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
ՉՇՉՇՉՇՉՇՉՇՉՇՉՇՉՇՉՇՉ

BÀI KIỂM TRA
GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
GIẢNG VIÊN:TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
SINH VIÊN: PHẠM VŨ NGỌC YẾN
LỚP: THC – K6

NĂM HỌC 2018 – 2019


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian bốn tuần thực tập ở trường Tiểu học Nguyễn Du vừa qua em
được phân vào lớp 1/3 dưới sự dìu dắt của cơ khối trưởng khối 1. Tại đây em đã
được trực tiếp theo dõi, nắm bắt rõ hơn về phương pháp dạy học ở trường tiểu
học và có cơ hội được cọ sát thực tế với nghề giáo của mình giúp em có cái nhìn
chính xác hơn trong nghề giáo. Qua đợt thực tập này em có một số đánh giá về
việc giảng dạy và giáo dục thực tế ở trường tiểu học. Đó là lí do em thực hiện
bài này.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
I. Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học.
Nhìn chung trên thực tế, giáo viên đã thực hiện dạy học môn Tiếng Việt theo
đúng 03 nguyên tắc: nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên
tắc chú ý dến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
1. Nguyên tắc phát triển tư duy:


Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc dạy học Tiếng Việt
giúp HS có khả năng tự tư duy, phát huy tính tích cực ở HS. Qua đó trong các
tiết học giáo viên luôn đặt ra các câu hỏi khuyến khích HS tìm hiểu để trả lời, so
sánh hình ảnh, đối tượng này với đối tượng khác, phân tích đối tượng.
Ví dụ: Trong tiết học vần bài IÊU – U giáo viên ln có các câu hỏi để giúp
HS phát hiện ra âm vần mới, so sánh điểm giống và khác nhau giữa vần mới với
vần cũ đã học (IÊU – IU), tự phân tích được vần mới. Các hoạt động này được
diễn ra liên tục tự nhiên khiến các em luôn được tư duy.
Hơn thế giáo viên còn để các em tư duy bằng cách đặt ra các tình huống mà
chính các em là nhân vật thì các em sẽ giải quyết như thế nào. Các tình huống
đó sẽ gần gũi với cuộc sống của các em sẽ giúp cho các em dễ suy nghĩ và có
thể áp dụng vào chính cuộc sống hằng ngày của các em.
2. Nguyên tắc giao tiếp:
Đây là một trong những nguyên tắc sẽ giúp cho các em có thể phát triển được
khả năng giao tiếp của chính HS, mạnh dạn tự tin hơn trong khi nói chuyện.
Trong các tiết học giáo viên đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến bài học yêu
cầu các em trình bày ý kiến của mình trước lớp, khuyến khích các em phát biểu
để dần dần các em tự tin hơn, giáo viên tích cực cho HS hoạt động theo nhóm
thảo luận với nhau. Qua đó HS có cơ hội trao đồi với bạn bè.


Ví dụ: Trong tiết học vần bài ÂN – Ă – ĂN : GV đã cho các em đôi bạn kiểm
tra đánh vần cho nhau nghe, sửa sai giúp bạn.
Để giúp các em còn nhát chưa dám giơ tay GV đã thường xuyên gọi các em
phát biểu, quan tâm đến các em hơn, luôn động viên các em mỗi khi em giơ tay.
Sau mỗi giờ học GV luôn đọc tên những bạn đã phát biểu tốt và động viên
những bạn cịn ít giơ tay (đây là điều em cần phải học tập ở GVHD để chú ý tới
những em còn yếu trong lớp).
Trong giờ sinh hoạt lớp GV đã mời một số em đứng lên tự nhận xét mình, nhận
xét bạn như thế nào trong học tập.

3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng việt vốn có của HSTH:
Với đặc điểm lứa tuổi ở HSTH đặc biệt là HS lớp 1 do còn nhỏ khả năng tập
trung cịn yếu, thích chơi hơn học. Hiểu được tâm lí đó GV đã tổ chức nhiều trị
chơi liên quan đến bài học để giúp các em có thể vừa học vừa chơi không gây
áp lực, sử dụng đồ dùng dạy học, hình ảnh sinh động, màu sắc rực rỡ.
Ví dụ: Trong tiết học vần bài AU – ÂU: GV tổ chức trị chơi chuyền thư, ơ số bí
mật, để giúp HS rút ra được từ ứng dụng. Qua đó thu hút sự chú ý của HS hơn.
Khi đứng lớp giảng bài GV ln chú ý đến trình độ Tiếng Việt của trẻ mà sử
dụng từ ngữ dễ hiểu để diễn đạt với HS, dùng hành động, vật mẫu để minh họa
cho lời nói giúp các em có thể hiểu được hết ý mà GV muốn nói.
Ví dụ: Trong tiết học vần bài ÔN – ƠN phần từ ứng dụng có từ MƠN MỞN khá
xa lạ với HS khi dạy GV đã đổi sang từ khác là từ CON LỢN để HS dễ dàng
hơn trong việc học.
Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu GV cũng đặt câu hỏi sao cho thật ngắn
gọn, dễ hiểu, xoay quanh những vấn đề gần gũi với HS, đặc biệt chú ý đến ngôn
ngữ địa phương.
Tóm lại qua ba nguyên tắc trên ở trường tiểu học đã thực hiện gần như là tốt
đảm bảo được hai tiêu chí của một giờ dạy tích cực là tự học sinh sản sinh ra trí
thức, khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thỏa mái. Riêng tiêu chí mọi học sinh
đều được tham gia thì các GV vẫn chưa có thể thực hiện được trọn vẹn. Điều đó
khơng có nghĩa là GV khơng thực hiện được tiêu chí đó song một lớp học ở các
trường tiểu học bây giờ khá đông ( 41 – 50 HS). Để người GV tổ chức được
hoạt động cho cả lớp cùng tham gia đó là điều khá tốn nhiều thời gian và mặt
bằng chung của các em cũng không tương đồng có những em rất trội nhưng
cũng có những em cịn rất yếu. Nên việc thực hiện tiêu chí này cịn bị hạn chế.
Nhưng nhìn chung để đánh giá một tiết học với các tiêu chí như trên thì đã khá
tốt giúp HS phát huy được tính tích cực của mình.


II. Yêu cầu 2: Những băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với

các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
CÁC TIẾT DẠY
Đối với các tiết dạy mẫu thì GV đã giảng dạy theo đúng trình tự và đảm bào các
tiêu chí, ngun tắc trên.
Đối với tiết dạy bình thường thì đa phần GV dạy cũng đúng trình tự các bước
nhưng khá nhanh so với thời gian của một tiết học nhưng các em đều đã biết hết
nhưng cũng không đủ thời gian cho một buổi học. Hầu hết các em HS khối 1
bây giờ đều học tại nhà cô sau mỗi giờ học. Vậy nếu khơng được như vậy thì
các em có thể rút ngắn thời gian dạy hơn như vậy không.
LỰA CHỌN HỌC SINH PHÁT BIỂU
Trong các tiết dự giờ phần lớn các GV đều gọi những HS khá giỏi, những em
còn yếu, nhát chưa dám phát biểu chưa được khai thác mạnh. Mục đích để đảm
bảo thời gian cho tiết dạy.
Nhưng thường trong các tiết dự giờ HS lại rất thích phát biểu nhưng lại ít được
GV gọi phát biểu làm cho các em bị hụt hẫng khơng cịn muốn giơ tay.
Giải pháp: Nên gọi các em còn yếu để động viên các em có thể dùng các câu hỏi
nhỏ gợi ra câu trả lời cho các em, đan xen giữa các HS, có thể gọi HS khá trả lời
trước, rồi mời HS còn chưa tốt nhắc lại,…..
GV hay ghi tựa bài học vần mới lên trước khi dạy nhưng đến khi dạy từ để rút
ra tiếng từ tiếng rút ra vần mới khiến HS cũng có thể biết được hơm nay học
vần gì mà khơng cần nhìn vào tiếng để phân tích.
Giải pháp: Nên dạy xong hai vần mới rồi mới nói đến tựa bài hơm nay ta sẽ học.
Qua đợt thực tập lần này em đã rút ra cho mình được những kinh nghiệm và biết
được những hạn chế mà bản thân em cịn chưa hồn thành tốt được. Chỉ khi đi
thực tập em mới biết những kiến thức mình học trên nhà trường là một phần nhỏ
nhưng cũng rất bổ ích so với thực tế em được trải nghiệm và mình cần phải tìm
hiểu và học tập nhiều hơn nữa.
Cám ơn thầy đã đọc bài và đóng góp ý kiến giúp em. Em xin chân thành cảm
ơn!
Biên hòa, ngày 08 tháng 12 năm 2018

Sinh viên kí tên


PHẠM VŨ NGỌC YẾN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×