Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi chon HSG NGOC LAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGỌC LẶC

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

Mơn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày 17 tháng 01 năm 2019
(Đề có 02 trang, gồm 08 câu)

Số báo danh
.....................................

Câu 1: (3,0 điểm)
Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN,
mARN và prôtêin.
Câu 2: (2,0 điểm)
Phân biệt bộ nhiễm sắc thể của thể dị bội (2n + 2) với thể dị bội (2n + 1 + 1)
ở cùng một loài. Nêu cơ chế phát sinh của hai thể dị bội trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
Quan sát tiêu bản tế bào của một lồi (NST giới tính kí hiệu là X và Y), thấy
trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của lồi. Viết kí hiệu bộ NST trong tế
bào 2n của lồi đó.
b. Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì
nào?
Câu 4: (2,0 điểm)
Một gen có chiều dài 4080A0 và có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Gen bị đột


biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Xác định số lượng nuclêôtit từng
loại của gen đột biến.
Câu 5: (3,0 điểm)
a. Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong tự nhiên, có thể phát
hiện được tối đa bao nhiêu thể ba nhiễm khác nhau?
b. Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến số lượng NST tác động vào
quá trình giảm phân ở cây cà chua. Kết quả cho thấy có một cặp NST (mang cặp
gen Aa) phân li khơng bình thường. Cây cà chua trong thí nghiệm trên có thể phát
sinh cho tối đa mấy loại giao tử về cặp gen Aa? Viết kí hiệu của những loại giao tử
đó. Biết hiệu quả của việc xử lí tạo ra các giao tử đột biến khơng đạt 100%.
Câu 6: (2,0 điểm)
Vì sao khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng và giao phối cận huyết
ở vật ni lại có thể phát hiện được các gen xấu để loại ra khỏi quần thể giống?
Câu 7: (3,0 điểm)
Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa
Chuột
Rắn
a. Hãy phân tích tác động của quần thể lúa và quần thể rắn lên số lượng cá
thể của quần thể chuột.
b. Con người đã áp dụng những biện pháp gì để ứng dụng mối quan hệ như
mối quan hệ giữa: Lúa - Chuột - Rắn nói trên vào việc bảo vệ mùa màng?
c. Những biện pháp mà em vừa nêu có ý nghĩa như thế nào trong việc hạn
chế ơ nhiễm mơi trường. Em có thể góp sức mình vào việc gì để đẩy mạnh các
biện pháp nói trên?


Câu 8: (3,0 điểm)
Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được:
250 cây thân cao, quả đỏ;
248 cây thân cao, quả vàng;

251 cây thân thấp, quả đỏ;
249 cây thân thấp, quả vàng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng và thân cao, quả đỏ là hai tính trạng
trội. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
---------------- Hết --------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGỌC LẶC

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Sinh học
Ngày 17 tháng 01 năm 2019
(Hướng dẫn chấm có 03 trang, gồm 08 câu)
Nội dung

Điểm

1

3,0
Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN, mARN và prôtêin:
Đại phân tử
Cấu trúc

Chức năng

ADN

mARN

Prôtêin

- Đơn phân là 4
nuclêôtit: A, T, G, X.
- Là một chuỗi xoắn kép
gồm
hai
mạch
polinuclêôtit liên kết với
nhau theo NTBS.
- Đơn phân là 4 loại
nuclêôtit: A, U, G, X;
- Là một chuỗi xoắn đơn
polipnucleotit.
- Đơn phân là có hơn 20
loại axitamin khác nhau.
- Là một hay nhiều chuỗi
đơn polipeptit; gồm có 4
bậc cấu trúc khơng gian.

Lưu giữ và truyền đạt thông tin
di truyền.

1,0

Truyền đạt thông tin di truyền.

1,0
Cấu trúc các bộ phận của tế bào,
enzim xúc tác các phản ứng sinh
hóa, hoocmơn điều hịa q trình
trao đổi chất, ... liên quan đến
mọi hoạt động sống của tế bào và
biểu hiện thành các tính trạng
của cơ thể.

2

1,0
2,0

- Phân biệt:
+ Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n + 2): Trong tế bào có 1 cặp NST bị thay
đổi về số lượng, cặp này gồm có 4 NST tương đồng.
+ Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n + 1 + 1): Trong tế bào có 2 cặp NST bị
thay đổi về số lượng, mỗi cặp này gồm có 3 NST tương đồng.
- Cơ chế phát sinh:
+ Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 2): Trong giảm phân sự không phân li
của cùng một cặp NST nào đó ở cả bố và mẹ tạo ra 2 loại giao tử đột biến
(n +1) và (n – 1). Trong thụ tinh sự kết hợp của 2 giao tử đột biến (n +1)
với nhau tạo thành hợp tử (2n + 2) và phát triển thành thể dị bội (2n + 2).
+ Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1 + 1). Trong giảm phân sự không
phân li đồng thời của 2 cặp NST nào đó tạo ra 2 loại giao tử đột biến
(n + 1 + 1) và (n – 1 – 1). Trong thụ tinh sự kết hợp của giao tử đột biến
(n +1 + 1) với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử (2n + 1 +1) và phát

triển thành thể dị bội (2n + 1 + 1).
- Học sinh có thể nêu trường hợp khác: giao tử n+1 kết hợp với giao tử
n+1 tạo thành hợp tử 2n+1+1
(Học sinh nêu cơ chế phát sinh bằng cách vẽ sơ đồ, nếu đúng vẫn cho

0,5
0,5

0,5

0,5


điểm tối đa)
3

2,0
a. Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:
- Nhận thấy 23 là số lẻ nên 23 = n
2n = 46.
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.
b. Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:
- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép(n = 23 NST kép)
nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân.
- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của
giảm phân II.

4

0,5

0,5
0,5
0,5
2,0

* Số nuclêơtit của gen bình thường:
- Theo bài ra ta có tổng số nuclêôtit của gen là:
N = (2 x 4080 A0) : 3,4 A0= 2400(nuclêôtit)
<=> 2A + 2G = 2400
A + G = 1200 (1).
Ta lại có: (A + T)/(G + X) = 2/3
A = 2/3G(2)
Từ (1) và (2) ta có: A = T = 480(nuclêôtit); G = X = 720(nuclêôtit)
* Số nuclêôtit của gen đột biến: A = T = 480 - 1 = 479(nuclêôtit)
G = X = 720 + 1 = 721(nuclêơtit)
5

0,5
0,5
0,5
0,5
3,0

a. Ta có 2n = 24
n = 12 cặp NST khác nhau nên có thể cho tối đa 12
dạng thể ba nhiễm (2n + 1 = 25) khác nhau ứng với 12 cặp NST tương
đồng.

1,0


b. Giao tử được tạo ra từ cây cà chua, kí hiệu:
- Tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I
sẽ tạo ra 2 loại giao tử dị bội: Aa (n+1), O (n-1).
- Tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân II
thì tạo ra các giao tử AA(n+1), a(n) và O(n-1), aa(n+1), A(n).
- Tế bào cặp NST mang cặp gen Aa phân li bình thường sẽ tạo ra 2 loại
giao tử(n) A và a.
Như vậy cơ thể có khả năng tạo ra tối đa 6 loại giao tử

0,5

6
Tại vì:
- Gen xấu là những gen biểu hiện thành kiểu hình có hại và thường ở
trạng thái lặn.
- Những gen ở trạng thái lặn khơng được biểu hiện ra kiểu hình khi ở
trạng thái dị hợp vì bị gen trội lấn át và chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi
ở trạng thái đồng hợp.
- Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng và giao phối cận huyết ở
vật nuôi qua nhiều thế hệ thì tỷ lệ đồng hợp tăng lên, dị hợp giảm tạo
thành các dịng thuần.
- Khi đó các tính trạng xấu do gen lặn quy định được biểu hiện ra kiểu

0,5
0,5
0,5
2,0
0,5
0,5
0,5

0,5


hình nên người ta sẽ dễ loại bỏ chúng khỏi quần thể
7
a.- Lúa là thức ăn của chuột, do đó khi lúa phát triển mạnh thì thức ăn của
chuột dồi dào làm cho sức sinh sản của quần thể chuột tăng, sự tử vong
giảm. Kết quả là số lượng cá thể của quần thể chuột tăng lên và ngược lại.
- Rắn sử dụng chuột làm thức ăn, do đó khi số lượng cá thể của quần thể
rắn tăng sẽ làm cho số lượng cá thể của quần thể chuột giảm và ngược lại.
b.- Mối quan hệ Lúa - Chuột - Rắn sẽ tạo nên hiện tượng khống chế sinh
học đảm bảo sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái.
- Con người đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong biện pháp
đấu tranh sinh học để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng:
+ Dùng thiên địch để khống chế sinh vật gây hại.
+ Vệ sinh đồng ruộng, luân canh... để loại bỏ hoàn toàn nguồn thức ăn
của sinh vật gây hại trong một thời gian.
c. - Những biện pháp nói trên vừa có tác dụng giảm tác hại của sinh vật
gây hại đối với trồng trọt, chăn nuôi vừa đảm bảo cân bằng sinh thái và
không hoặc hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các hố chất bảo vệ
thực vật gây ơ nhiễm mơi trường.
- Bằng những hiểu biết của mình về sinh thái học, em có thể làm các việc
sau đây:
+ Bảo vệ các sinh vật có ích, các sinh vật là thiên địch của sinh vật gây
hại.
+ Tuyên truyền việc ứng dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu
bệnh và sinh vật gây hại, hạn chế việc sử dụng một cách bừa bãi thuốc
hoá học bảo vệ thực vật.
8


3,0
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5

3,0
Quy ước: A - Thân cao, a - thân thấp
B - Quả đỏ, b - quả vàng
- Xét sự di truyền từng cặp tính trạng
Cao : Thấp = (250 + 248) : (251 + 249)  1 : 1. Đây là kết quả phép
0.5
lai phân tích. Kiểu gen của P là : Aa x aa
Đỏ : Vàng = (250 + 251) : (248 + 249)  1 : 1. Đây là kết quả phép
lai phân tích. Kiểu gen của P là: Bb x bb
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng ở F1
Cao, đỏ : Thấp, vàng : Thấp, đỏ : Thấp vàng = 250 : 248 : 251 : 249 
1:1:1:1
Vậy hai cặp tính trạng về chiều cao thân và màu sắc quả di truyền độc lập
0.5
với nhau hoặc di tuyền liên kết với nhau.
-Nếu hai cặp tính trạng về chiều cao thân và màu sắc quả di truyền độc
lập với nhau :
Tổ hợp 2 cặp tính trạng ta có kiểu gen và kiểu hình của P có 2 trường
hợp sau:
TH 1: P: AaBb (cao, đỏ) x aabb (thấp, vàng)

0.5
GP: AB, Ab, aB, ab
;
ab
F1: 1AaBb
:
1Aabb : 1aaBb : 1 aabb


Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ : 1 cao, vàng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng
0.5
TH 2: P: Aabb (cao, vàng) x aaBb (thấp, đỏ)
GP: Ab, ab
;
aB, ab
F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ : 1 cao, vàng: 1 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng
-Nếu hai cặp tính trạng về chiều cao thân và màu sắc quả di truyền liên
1.0
kết với nhau:
P:

Ab
aB
ab ( Cao, vàng) x ab ( Thấp, đỏ)

(HS tự viết sơ đồ lai)
Chú ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×