Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

mam non Bang mo ta sang kien Nhu Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.43 KB, 8 trang )

UBND THỊ XÃ LA GI
TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI
MẪU GIÁO.

Tác giả : Phùng Thị Như Hoa
Chức vụ: Phó hiệu trưởng

Tân Tiến, tháng 5 năm 2018


THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt
chuyên môn khối mẫu giáo
2. Tác giả: Phùng Thị Như Hoa
Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi làm
việc


Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

01

Phùng Thị Như Hoa

19/12/1974

Trường MG
Tân Tiến

Phó hiệu
trưởng

Đại học
SPMN

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp
vào
việc tạo
ra sáng
100%


a. Được công nhận sáng kiến ngày 30 tháng 12 năm 2017
b. Chủ đầu tư sáng kiến : Phùng Thị Như Hoa
c. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
d. Ngày tháng và nơi sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 30 tháng 11
năm 2017.
đ. Nơi áp dụng sáng kiến : Trường MG Tân Tiến
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Về nội dung sáng kiến:
Việc chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non
và của các tổ khối chuyên môn trong nhà trường. Mục 2 Điều 14 trong điều lệ
trường mầm non quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn là: Xây dựng kế hoạch
hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình,
kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài
liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế
hoạch của nhà trường, nhà trẻ; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ
chun mơn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần. Như vậy tổ khối chuyên
môn đóng vai trị và có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định nếu hoạt động sinh
hoạt của tổ khối chun mơn tốt, có chất lượng, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
như Điều lệ Trường Mầm non đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất
lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đáp ứng được
những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.


Ngày nay, đứng trước yêu cầu đổi mới hình thức phương pháp giáo dục trẻ
mầm non, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự say mê với công việc, nhạy bén

nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chuyên môn, ln ln linh hoat, tìm tịi
khám phá cái mới để phù hợp yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non vì vậy
chất lượng sinh hoạt các tổ chun mơn trong nhà trường góp phần quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Nội dung, hình thức sinh hoạt của các tổ chun mơn ở trường chưa có chất
lượng. Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt rất hạn chế,
ý thức tham gia xây dựng chưa cao, giáo viên ít khi có ý kiến vướng mắc về
chương trình, phương pháp dạy, hình thức tổ chức các hoạt động, kiến thức kĩ
năng cần truyền thụ trong các đề tài hay các nội dung cần lồng ghép phù hợp với
các bài dạy.Trước những đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng
giáo dục mà đặc biệt là giáo dục mầm non. Là người làm công tác quản lý
chuyên môn trường mẫu giáo, tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ tìm các giải pháp
làm sao để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chun mơn nhằm góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, với mục đích cuối cùng
là trẻ được chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, trẻ đạt mục
tiêu giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non và có những kỹ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
đặt nền tảng cho việc học của trẻ ở những cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.
Trước tình hình thực tế nêu trên tơi mạnh dạn đề ra: “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng sinh hoạt chuyên môn khối mẫu giáo” như sau:
a. Tạo môi trường giao tiếp.
* Khảo sát thực trạng chất lượng chuyên môn giáo viên
Lên kế hoạch dự giờ hoạt động dạy và học của giáo viên và trẻ đầu năm.
Ban giám hiệu phối hợp cùng tổ trưởng chuyên môn tổ chức dự giờ đánh giá
chất lượng giảng dạy của từng giáo viên qua đó họp xét đánh giá năng lực giáo
viên từng tổ, xác định điểm yếu và điểm mạnh của từng giáo viên từ đó Phó hiệu
trưởng lên kế hoạch chung về việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong
nhà trường. Chỉ đạo tổ trưởng việc thực hiện việc bồi dưỡng chun mơn cho
từng giáo viên trong tổ mình phụ trách nhằm khuyến khích phát huy những ưu
điểm, lợi thế của bản thân mỗi giáo viên đồng thời lên kế hoạch cụ thể giúp đỡ

bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cịn yếu kém qua đợt kiểm tra. Phó hiệu
trưởng và tổ trưởng chun mơn cần có sổ theo dõi giáo viên nào yếu kém ở lĩnh
vực gì để từ đó lên kế hoạch giúp đỡ cụ thể từng giáo viên.
* Xây dựng kế hoạch chuyên môn, giám sát việc tổ chức sinh hoạt và
hoạt động chuyên môn của các tổ khối.
Hiệu phó chun mơn bám sát kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của
hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà
trường đáp ứng yêu cầu của nghành, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chun mơn chung tồn trường: kế
hoạch năm học, từng tháng cụ thể, kịp thời. Hướng dẫn các tổ trưởng xây dựng
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ dựa vào kế hoạch chuyên môn


của phó hiệu trưởng. Dành thời gian hợp lý cho các tổ trưởng lên kế hoạch để
phó hiệu trưởng xem duyệt và góp ý xây dựng hồn chỉnh kế hoạch tổ trước khi
cho các tổ tổ chức sinh hoạt. Sắp xếp thời gian dự sinh hoạt các tổ để giám sát
thực chất việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ đồng thời giải đáp thắc mắc về
chuyên môn cho giáo viên kịp thời.
Theo qui định Phó hiệu trưởng một tuần dạy 4 tiết, phó hiệu trưởng lên
lịch dạy đều ở các lớp và kiểm tra thường xuyên đều ở các giáo viên để nắm
bắt tình hình thực hiện chun mơn của các giáo viên, đồng thời kiểm tra việc
thực hiện hồ sơ sổ sách trẻ, nề nếp học tập, kiến thức trên trẻ đã đạt được. Từ đó
có cơ sở đánh giá sự tiến bộ của giáo viên và trẻ.
* Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Nhà trường quy định tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt 2 tuần 1 lần theo
quy định điều lệ trường mầm non (mục 3 điều 15)
- Đề ra các qui định chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp
với thực tế đơn vị và của ngành như:
+ Đánh giá việc thực hiện kế hoạch: bao gồm nhận xét ưu điểm hạn chế
của việc thực hiện từng nhiệm vụ, việc thực hiện các tiêu chí thi đua, triển khai

phương hướng hoạt động tiếp theo. Nội dung này không chiếm quá nửa thời
gian họp tổ.
+ Thời gian còn lại dành cho việc đi sâu vào các nội dung liên quan trực
tiếp đến hoạt đơng chăm sóc giáo dục trẻ như : thao giảng, rút kinh nghiệm qua
các tiết kiểm tra dự giờ của tổ trưởng đối với giáo viên, bàn các biện pháp nâng
cao chất lượng dạy và học; xem xét việc thực hiện chương trình có gì vướng
mắc.
- Khi sinh hoạt tổ cần tổ chức cho giáo viên thảo luận về kiến thức, kĩ
năng cần truyền thụ cho trẻ và nội dung giáo dục cần lồng ghép tích hợp vào các
đề tài trong 2 tuần tới cho phù hợp, tránh việc truyển thụ kiến thức, kĩ năng
khơng chính xác và thực hiện hoạt động giảng dạy sai phương pháp, cũng như
thảo luận các nội dung lồng ghép tích hợp ( Nội dung giáo dục kĩ năng sống,
giáo dục bảo vệ môi trường, biển đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả,
giáo dục lễ giáo, Ma túy và chất gây nghiện, đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục
dinh dưỡng, giáo dục dân số, giáo dục vệ sinh cá nhân…)vào các đề tài cho phù
hợp. Để thực hiện tốt việc này trước khi họp, tổ trưởng cần giao cho mỗi giáo
viên trong tổ chuẩn bị trước nội dung cần thảo luận các đề tài của một lĩnh vực
phát triển. Đối với tổ có nhiều giáo viên như tổ Lá thì phân cơng mỗi cơ chịu
trách nhiệm một hoạt động. Ví dụ : Tổ trưởng tổ lá chỉ định cho cô Ngân tổ Lá
chuẩn bị các kiến thức, kĩ năng, nội dung lồng ghép tích hợp và phương pháp
dạy của các đề tài thuộc lĩnh vực Phát triển thể chất của hoạt động Phát triển vận
động với các đề tài có trong 2 tuần tới như: “ Lăn bóng và di chuyển theo bóng”,
“ Tung và bắt bóng”…Đối với tổ có ít giáo viên hơn thì tổ trưởng cần phân công
mỗi giáo viên chuẩn bị một lĩnh vực. Ví dụ: Tổ trưởng tổ Mầm chồi phân cơng
một giáo viên chuẩn bị các kiến thức, kĩ năng, nội dung lồng ghép tích hợp phù
hợp với đề tài dạy và phương pháp dạy của các đề tài thuộc lĩnh vực phát triển


thẩm mỹ với các hoạt động như hoạt động Âm nhạc với các đề tài như: dạy hát “
Nhà của tôi”, dạy vận đông “ Múa cho mẹ xem” và hoạt động Tạo hình với các

đề tài như “Xé dán bình hoa tặng cơ giáo”, “Vẽ tơ màu người thân trong gia
đình”. Để thực hiện có chất lượng nội dung này tổ trưởng cần lần lượt mời từng
giáo viên đã được phân công trước chịu trách nhiệm chuẩn bị các nội dung thảo
luận các đề tài trình bày trước tổ, sau đó giáo viên trong tổ cùng thảo luận, tổ
trưởng là người thống nhất lại việc xác định mục tiêu cần đưa vào từng đề tài và
các kĩ năng kiến thức cần truyền thụ cũng như nội dung cần tích hợp vào các đề
tài. Thư kí tổ ghi lại tất cả ý kiến của giáo viên và chốt lại của tổ trưởng vào biên
bản.
+ Tổ trưởng cần tổ chức cho giáo viên luyện tập và thực hiện mẫu để
giáo viên nắm bắt chính xác các kĩ năng thực hiện của các đề tài trong mỗi lần
sinh hoạt tổ. Ví dụ như đề tài về PTVĐ: “ lăn bóng 4m”; “Chuyền bắt bóng qua
đầu ra sau lưng” tổ chức cho giáo viên trực tiếp thực hiện các kĩ năng lăn bóng
bằng 2 tay, chuyền bóng qua đầu ra sau lưng . Đối với hoạt động âm nhạc: cho
giáo viên cùng hát những bài hát có trong chương trình của chủ đề trong hai tuần
tới, phân chia thời gian hợp lí cho từng giáo viên luyện tập đàn chuẩn bị cho
hoạt động âm nhạc. Ở những lần sinh hoạt tổ đầu năm tổ trưởng cần tổ chức cho
giáo viên tập các động tác thể dục sáng để giáo viên nắm bắt chính xác từng
động tác thể dục cần dạy trẻ.
* Tổ chức việc kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ.
Để đánh giá chất lượng giáo dục trẻ đạt hiệu quả: Phó hiệu trưởng chỉ
đạo tổ trưởng và giáo viên tổ chức đánh giá sự phát triển của trẻ vào mỗi cuối
chủ đề, cuối năm học.
Đối với đánh giá cuối độ tuổi: Tổ trưởng chỉ đạo giáo viên đánh giá
những mục tiêu mà trẻ đã thực hiện, sau đó bộ phận chun mơn, cụ thể là Phó
hiệu trưởng xây dựng bộ công cụ kiểm tra và phối hợp với tổ trưởng trực tiếp
kiểm tra việc đánh giá trẻ của giáo viên cuối đô tuổi ở từng lớp.
Đối với đánh giá trẻ cuối chủ đề: Trong những lần sinh hoạt tổ Tổ trưởng
cho giáo viên báo cáo kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ cuối chủ đề xem
những mục tiêu nào trẻ chưa đạt thì cho mang sang chủ đề kế tiếp để dạy trẻ. Tổ
trưởng cần lên kế hoạch kiểm tra đánh giá trẻ cuối chủ đề của từng lớp để nắm

bắt thực tế sự phát triển của trẻ và tình hình chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên
từ đó làm cơ sở nhận xét đánh giá giáo viên của tổ.
Qua kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ cuối mỗi chủ đề từ đó tổ
trưởng cùng với giáo viên nổ lực tìm ra biện pháp rèn luyện cho trẻ để đến cuối
năm làm sao cho tất cả trẻ lớp mình đều đạt mục tiêu trong chương trình giáo
dục mầm non cuối độ tuổi đúng thực chất, nhất là đối với trẻ 5 tuổi tạo tiền đề,
cơ sở căn bản cho trẻ học tiếp theo.
* Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên
Chỉ đạo tổ trưởng theo dõi giáo viên trong tổ để nắm bắt thực tế năng lực
chuyên môn của từng giáo viên. Để thực hiện được việc này tổ trưởng cần lên kế


hoạch dự giờ đều các giáo viên trong tổ để tìm ra những ưu điểm nổi bật và hạn
chế của từng giáo viên, từ đó có biện pháp giúp đỡ, động viên giáo viên trong
việc tích cực học tập chuyên mơn.
Phân cơng các khối trưởng có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc giám sát
giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu đề ra trong chuyên môn.
Phân công giáo viên giỏi, khá, có năng lực chun mơn vững vàng kèm
cặp, hướng dẫn giúp đỡ cho giáo viên yếu hơn.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
dưới nhiều hình thức, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên
rèn luyện các môn học năng khiếu như : nhạc , họa... để nâng cao chất lượng
giảng dạy các hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra chuyên môn thường
xuyên, đột xuất nhằm thúc đẩy có hiệu quả sự tiến bộ của giáo viên trong tổ
Chỉ đạo tổ trưởng tổ chức cho giáo viên dự giờ chéo giữa giáo viên các
lớp, các khối để cùng rút kinh nghiệm trong chun mơn, từ đó giúp giáo viên
có ý thức trong việc tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
* Tổ chức dự giờ, thao giảng về chuyên mơn
Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch dự giờ và thao

giảng chuyên môn trong tổ. Tổ trưởng đầu năm nắm bắt tình hình giáo viên
trong tổ mình yếu kém nhiều ở lĩnh vực nào có thề tham mưu với phó hiệu
trưởng xây dựng kế hoạch thao giảng bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên tổ
mình, ít nhất 1 tháng 1 hoạt động, tổ trưởng có thể tham mưu với Phó hiệu
trưởng trong việc xây dựng giáo án thao giảng, phân cơng giáo viên có tay
nghề, phong cách đứng lớp dễ thương gần gũi trẻ trực tiếp giảng dạy để giáo
viên học hỏi và sau mỗi hoạt đông thao giảng tổ tổ chức cho giáo viên cùng thảo
luận thống nhất chuyên môn để giáo viên cùng thực hiện.
Chỉ đạo tổ trưởng lên kế hoạch dự giờ những giáo viên mới ra trường
nhiều hơn để góp ý xây dựng cho giáo viên đó nâng cao tay nghề hơn.
Ban giám hiệu ra qui định và kiểm tra việc dự giờ đối với giáo viên, tổ
trưởng các tổ khối: Đối với tổ trưởng dự giờ ít nhất 6 hoạt động/ 1 tháng. Với
giáo viên mới ra trường dự 6 hoạt động / 1 tháng. Đối với giáo viên đã có nhiều
năm giảng dạy dự giờ ít nhất 4 hoạt động/ 1 tháng, qua đó giúp giáo viên học
hỏi, rút ra nhiều kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Việc áp dụng những giải pháp nhằm nâng chất lượng sinh hoạt chuyên
môn ở trường rất được sự đồng tình phối hợp thực hiện từ các tổ tưởng và tập
thể giáo viên trong nhà trường và áp dụng có hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt
các tổ chuyên môn và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường
mẫu giáo Tân Tiến.
Các tổ chuyên mơn có nề nếp sinh hoạt tốt, giáo viên có ý thức trong
việc đóng góp ý kiến xây dựng chuyên môn để cùng nhau tiến bộ


Tổ trưởng chuyên môn chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, giao từng
nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên trong tổ về việc nghiên cứu chuyên môn, dành
thời gian cho giáo viên nghiên cứu chuyên môn trước khi sinh hoạt tổ. Tổ
chun mơn sinh hoạt sơi nổi, có hiệu quả hơn.
Đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên đều đạt khá trở lên. Trong niên

học 2017- 2018 có 7 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường và 3 giáo viên
đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị xã.
100% trẻ ở trường đều đạt mục tiêu giáo dục cuối độ tuổi theo chương
trình giáo dục mầm non
Để áp dụng có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn trong nhà trường trước hết ban giám hiệu phải lựa chọn người tổ
trưởng có năng lực chun mơn vững vàng, nhiệt tình, năng nổ và phải có tinh
thần học hỏi. Tổ trưởng chun mơn phải nắm bắt linh hoạt kịp thời những đổi
mới trong giáo dục mầm non để chỉ đạo hướng dẫn giúp đỡ giáo viên trong tổ
thực hiện.Tạo mơi trường thân thiện, đồn kết, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
trong tập thể giáo viên. Sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng thuận và thống nhất
trong chuyên môn giữa nhà trường với các tổ trưởng và giáo viên.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Xác nhận của cơ quan/tổ chức
công nhận sáng kiến

Tân Tiến, ngày tháng 05 năm 2018
Tác giả

Phùng Thị Như Hoa




×