Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

mô tả sáng kiến hướng dẫn học sinh lớp 2 học tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.47 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do thường trực HĐ ghi): ……………………………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn bậc Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Trình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường trong việc đổi mới phương
pháp. Mặc khác việc học tập của các em hiện nay cũng được các bậc phụ
huynh rất quan tâm. Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn là một phân môn
mới lạ đói với học sinh lớp 2 nên các em rất tò mò. Từ đó gây hứng thú cho
các em khi các em học tập làm văn.
* Hạn chế:
- Kỹ năng nghe nói của các em không đồng đều, đa số các em nói còn
nhỏ, khả năng diễn đạt bài học còn chậm, yếu.
- Học sinh mới được làm quên với phân môn Tập làm văn nên các em
còn bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn, tự tin khi luyện nói, luyện viết.
- Đồ dùng dạy học chưa được trang bị đầy đủ làm chất lượng giờ học đạt
kết quả không cao.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp nhằm giúp cho học sinh những kỹ năng cơ bản
như:
Góp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh ba kỹ năng chính:
- Sử dụng đúng nghi thức lời nói.
- Tạo lập văn bản phục vụ đời sống hằng ngày.
- Nói viết những vấn đề theo chủ điểm.

1



Dạy Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng không
phải là dạy lý thuyết ngôn ngữ. Bởi thế các yếu tố của tình huống giao tiếp rất
được quan tâm. Nếu như trong dạy câu, việc đánh giá câu đúng, câu sai cần
phải chú ý đến quy tắc ngôn ngữ, vừa phải chú ý đến quy tắc giao tiếp thì ở
câu văn, văn bản cũng cần phải như thế, chứ không phải ở một vài điểm đúng
sai mang tính chất bộ phận trong từ, trong câu.
Bởi thế, việc dạy Tập làm văn cho học sinh cần phải chú ý tới việc dạy
các em nói, viết đúng quy tắc giao tiếp, đúng nghi thức lời nói nghĩa là phải
chú ý đầy đủ những yếu tố ngoài ngôn ngữ nhưng để lại dấu ấn đậm nét trong
ngôn ngữ.
- Nội dung giải pháp:
 Phương pháp học Tập làm văn


Mỗi tiết học Tập làm văn trong tuần thường gồm 2, 3 bài tập;

riêng các tuần ôn tập giữa học kì và cuối học kì nội dung thực hành về Tập
làm văn được rải ra trong nhiều tiết ôn tập.
Ở từng bài tập hướng dẫn học sinh theo hai bước:
Bước 1:Xác định yêu cầu của bài tập, tìm hiểu nội dung và cách làm bài,
suy nghĩ để tìm ý, từ, diễn đạt câu văn, …
Bước 2: Thực hành nói hoặc viết theo yêu cầu của bài tập; có thể dựa vào
các ví dụ trong sách giáo khoa để nói, viết theo cách của riêng mình.


Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu, học sinh thực hành.

- Học sinh làm bài vào vở Tiếng Việt giáo viên uốn nắn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi nhận xét về kết quả, rút ra
những điểm ghi nhớ về tri thức.
 Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động
tiếp nối

2


- Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn tự đánh giá kết quả của
bản thân trong quá trình luyện tập trên lớp, nêu nhận xét chung tuyên dương
những học sinh thực hành tốt.
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối
nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp.
 Quy trình và phương pháp dạy học đối với mỗi bài Tập làm văn
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề để nắm được yêu cầu của đề.
- Giáo viên giải mẫu (hoặc học sinh nêu cách giải mẫu) rồi hướng dẫn
học sinh giải tiếp đề. Nên giải miệng trước rồi sau đó cho học sinh viết bài
giải vào vở. Khi giải miệng bài tập có thể có nhiều lời giải, giáo viên hướng
dẫn học sinh nêu nhận xét về các lời giải ấy để chọn ra những lời giải đúng,
hay. Sau đó học sinh chọn một lời giải để viết vào vở.
- Mỗi bài tập làm xong đều được chữa ngay, không đợi đến cuối tiết mới
chữa tất cả vì theo dõi chữa bài của các em không đều nhau, các em chậm có
thể không kịp chữa.
- Khi các bài tập được chữa xong, giáo viên có lời nhận xét chung, rút
kinh nghiệm. Mỗi tiết Tập làm văn giáo viên nên chú ý đến các đối tượng
trong lớp (giỏi, khá, trung bình, yếu) để cho nội dung nhận xét không chung
chung giáo viên không quên nhận xét về những yêu cầu thích hợp trong tiết
học; kỹ năng nói, tư thế ngồi viết, cầm bút, viết chữ, … và lưu ý nhắc nhỏ học
sinh thực hành những điều đã học được.

 Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu:


Tác dụng của các nghi thức lời nói tối thiểu

- Cho học sinh thấy được sự cần thiết và tác dụng của các nghi thức lời
nói tối thiểu.
Ví dụ: Cảm ơn xin lỗi là những tình huống giao tiếp thường gặp trong
cuộc sống. Một người nào đó đã giúp ta một điều gì đó gây hậu quả không
hay cho người khác. Ví dụ một lời nói, một việc làm vô tình hay khi nóng nảy

3


làm xúc phạm gây ảnh hưởng không tốt đến người khác. Đó là lý do vì sao ta
phải cảm ơn hay xin lỗi.
 Khi thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu phải chú ý cả cử
chỉ, thái độ tình cảm.
- Khi cần hỏi hoặc tự giới thiệu tùy từng đối tượng, tùy hoàn cảnh mà ta
chọn cách chào hỏi, xưng hô cho phù hợp.
- Khi nói lời chia buồn, an ủi cần bày tỏ tình thương yêu, sự quan tâm
thông cảm với nhau. Chú ý giọng nhẹ nhàng, ân cần, lễ phép.
Ví dụ: khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết. Em nói: Bà ơi ! Bà đừng
buồn ! Cháu sẽ cùng bà trồng lại cây khác bà nhé ! Hoặc: Bà đừng buồn, con
sẽ nhờ bố kiếm cây khác trồng lại để bà vui.
- Khi nói lời chia vui cần chú ý: Người mình chia vui là ai ? Chia vui về
chuyện gì ? Tình cảm, thái độ, cử chỉ khi nói phải như thế nào cho phù hợp ?
Chúng ta cần nói với thái độ chân thành, tự nhiên vui vẻ nhằm thể hiện sự
chia vui.
- Ví dụ: Nói lời chúc mừng của em với chị Liên

Em xin chúc mừng chị !
Hoặc Chị học giỏi quá, em rất tự hào về chị.
 Các hình thức hướng dẫn thực hành về các nghi thức lời nói tối
thiểu
 Làm việc cá nhân
- Xác định yêu cầu của bài.
- Xác định đối tượng để thực hành nói cho phù hợp.
- Tập nói theo yêu cầu.
- Phát biểu trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét, bổ suung bình chọn người nói đúng và hay
nhất.
 Làm việc theo cặp

4


- Hai học sinh ngồi cùng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân
công một học sinh nêu tình huống, một học sinh nêu lời đáp rồi ngược lại.
- Đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Đại diện các cặp khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và
hay nhất.
 Làm việc theo nhóm
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giáo viên phân nhóm 3, 4, 5, 6 học
sinh.
- Học sinh trong nhóm thảo luận về yêu cầu của tình huống, phân công
cho phù hợp để thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm đúng và
hay nhất.
 Hình thức nêu tình huống

- Giáo viên nêu tình huống.
- Học sinh nêu tình huống trong sách giáo khoa.
- Treo tranh học sinh nêu nội dung tình huống.
- Một (hoặc vài học sinh) lên bảng sắm vai thể hiện tình huống.
 Trò chơi vận dụng
- Giáo viên nêu tình huống.
- Hướng dẫn học sinh cách chơi để tất cả các em nắm được cách chơi.
- Giáo viên cần tổ chức cho một số học sinh chơi thử trước lớp.
- Học sinh tham gia chơi.
- Cuối cùng cho lớp bình chọn người chơi hay nhất.
 Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng
ngày.
 Viết bản tự thuật

5


- Học sinh biết cách tự giới thiệu về mình với thầy cô, bạn bè hoặc người
xung quanh.
 Lập danh sách học sinh
Học sinh biết lập một bản danh sách và ích lợi của bản danh sách.
 Tra mục lục sách
- Học sách biết tra mục lục sách để tra các tuần học, bài học, các chương
mục, các bài viết có trong một cuốn sách hoặc để xem cuốn sách đó có bao
nhiêu trang, có những truyện gì, của tác giả nào, giúp người đọc dễ dàng tra
cứu khi cần tìm một phần nào đó, một chương mục nào đó của cuốn sách.
 Viết tin nhắn
Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp người đó ta có thể viết những
điều cần nhắn vào giấy để lại. Nội dung lời nhắn cần ngắn gọn mà đủ ý.
 Lặp thời gian biểu

Thời gian biểu là lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi trong một ngày gồm:
sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc
tuần tự, hợp lý và không bỏ sót công việc. Đề bài yêu cầu học sinh lặp thời
gian biểu buổi tối.
 Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết)
Chú ý hướng dẫn học sinh khi kể về người con vật hay sự vật, … phải
đảm bảo tính chân thật khi kể.
- Khi kể nên gởi gắm những suy nghĩ cảm xúc đánh giá của mình và vận
dụng tối đa các từ chỉ màu sắc, tính chất, … đan xen nhau tạo thành một bài
văn.
 Kiểu bài quan sát và trả lời câu hỏi
Để làm được bài này các em phải biết quan sát các đối tượng khác nhau:
một bức tranh, một con vật, … các em biết dùng các giác quan để nhận biết
đặc điểm của bức tranh, con vật.

6


- Khi quan sát đầu tiên các em phải có một cái nhìn chung để xác định
được mình đang phải quan sát cái gì ? Quan sát con gì ? Tiếpt heo các em
phải biết cách chia đối tượng thành nhiều phần rồi lần lượt quan sát theo
nhiều góc độ: từ trái sang phải, từ trên xuống, quan sát từ gần đến xa, quan sát
những cảnh, nhân vật chính rồi đến cảnh, nhân vật phụ.
- Ví dụ: Quan sát tranh về cảnh biển.
Quan sát từ cảnh gần (sóng biển) đến cảnh xa (những con thuyền, chim,
mây, ông mặt trời).
- Để định hướng cho các em quan sát bài tập làm văn có một số câu hỏi
gợi ý. Vì vậy các em sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi. Đầu tiên các em trả lời
cho đúng điều câu hỏi yêu cầu. Sau đó các em nên sửa lại lời bằng cách chọn
lọc các từ ngữ để câu trả lời ngày càng hay hơn, có ý riêng và cách diễn đạt

riêng của mình hơn. Các em nhớ câu trả lời hay không phải là câu trả lời chỉ
nêu được chính xác đặc điểm của đối tượng quan sát mà còn thể hiện được
thái độ, tình yêu của các em đối với sự vật.
- Các câu các em vừa trả lời là những ý các em cần nói. Nhưng muốn nói
(viết) thành đoạn, thành bài lại phải nói (viết) liên tục nhiều câu làm sao để
các câu gắn liền với nhau.
 Quan sát tranh – Trả lời câu hỏi
Giúp các em tập đặt câu, diễn đạt được ý muốn nói. Việc nói chuyện
không theo bài tập đọc có trước mà là kiểu kể chuyện sáng tạo. Ở tuần 1 các
bức tranh liên hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12), dắt cụ
già qua đường (trang 150). Giúp học sinh nhận thức và xử lí được nhiều tình
huống, đồng thời rèn khả năng sáng tạo. Nhưng các bài khuyên bạn không
nên vẽ bậy lên tường (trang 47), Bút của cô giáo (trang 62) lại đơn giản hơn
vì có lời thoại.
 Kể về người
- Hướng dẫn chung về kể người:

7


+ Giới thiệu về người mà mình muốn kể.
+ Kể về hình dáng (cao, thấp, béo, gầy, …)
+ Kể về những đặc điểm nổi bật (mái tóc, khuôn mặt, nước da, mắt,
hàm răng, …).
+ Kể về tính tình (ngoan, lễ phép, thật thà).
+ Kể về hoạt động: Làm việc gì ? …
+ Tình cảm của em đối với người em kể.
 Tả người thông qua tranh ảnh
- Ví dụ: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi
nêu ở sách giáo khoa.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
+ Xác định được yêu cầu: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học,
trả lời các câu hỏi nêu ở sách giáo khoa.
+ Dựa vào ảnh Bác Hồ treo ở lớp học, em hãy quan sát, suy nghĩ và tìm ý
(từ ngữ) để diễn đạt.
+ Gương mặt Bác Hồ trong ảnh: Râu tóc Bác như thế nào ? (ví dụ: râu
(chòm râu) hơi dài, mái tóc bạc phơ, …); vầng trán Bác ra sao ? (Ví dụ: cao
cao, rộng, …); đôi mắt Bác trông thế nào ? (Ví dụ: Sáng ngời, hiền từ, như
đang muốn mỉm cười với chúng em …)
+ Nhìn ảnh Bác Hồ trong lớp học, em hứa với Bác điều gì ? (ví dụ: chăm
học, chăm làm, đoàn kết, thật thà, …).
- Hướng dẫn học sinh làm bài:
Dựa vào các câu trả lời theo kết quả đã quan sát, các em cố gắng diễn đạt
thành các câu văn mạch lạc, rõ ý. Học sinh khá, giỏi có thể tập viết những câu
văn theo cách cảm nhận riêng. Ngoài ra học sinh còn phải thể hiện được tình
cảm của mình đối với Bác.
 Những lưu ý khi dạy Tập làm văn cho các em.
 Giáo viên cần khai thác triệt để sách giáo khoa

8


- Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 được trình bày đẹp, trang
nhã, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Tranh phục vụ thiết
thực cho những bài học, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh.
- Từng học sinh có thể quan sát tranh ngay trong sách giáo khoa một
cách cụ thể, chi tiết rõ ràng.
 Các bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ trong từng tuần góp phần tô
đậm nội dung chủ điểm của từng tuần. Vì thế dạy Tập làm văn cần gắn với
dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần (đặc biệt là Tập đọc, Luyện từ

và câu) nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học ở
các phân môn Tiếng Việt khác ứng dụng vào phân môn Tập làm văn.
 Không chỉ kết hợp với các phân môn khác trong Tiếng Việt mà khi
dạy Tập làm văn giáo viên cần kết hợp với các môn học khác như: Đạo đức,
Tự nhiên xã hội.
Qua môn Tự nhiên xã hội, học sinh được làm quen với những con vật
trong đời sống hằng ngày (sống ở đâu ? có đặc điểm gì ?). Đó cũng là những
tư liệu quý báu giúp các em vận dụng để làm tốt các bài văn kể về con vật.
Trong chương trình Đạo đức lớp 2 có nhiều bài liên quan đến những nội
dung các em học trong phân môn Tập làm văn như: Biết nhận lỗi và sửa lỗi,
biết nói lời yêu cầu, đề nghị; lịch sự khi đến nhà người khác. Ở những bài này
học sinh biết cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong
những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Vì thế nếu các
em nắm vững những kiến thức này thì khi học Tập làm văn các em sẽ thấy rất
nhẹ nhàng, quen thuộc và gần gũi.
 Khi dạy các bài Tập làm văn kể về người, con vật giáo viên có thể
cho học sinh xem tranh về các chủ đề này nhằm giúp học sinh nắm được rõ
hơn về các hình ảnh của các sự vật. Từ đó làm cho bài văn của các em thêm
sống động.
 Những chú ý khác:

9


- Tạo cho học sinh cách tự học cá nhân, tự học theo nhóm.
- Cho học sinh được làm quen với các thao tác của kỹ năng quan sát. Biết
cách phối hợp nhìn với tưởng tượng.
- Cho học sinh tự lựa chọn từ ngữ để diễn đạt về một vật, một việc, biết
so sánh khi nói và viết để cho câu văn có hình ảnh sống động sửa chữa câu
văn khi viết xong.

- Khi đánh giá bài viết giáo viên cần tôn trọng những ý riêng, cách dùng
từ thể hiện sự cảm nhận riêng của học sinh, tránh đánh giá theo một hệ thống
câu trả lời áp đặt do chính giáo viên đưa ra.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp.
- Sau một thời gian thực hiện giải pháp cho thấy chất lượng học tập của
học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết cách ứng xử nói và viết phù hợp
với tình huống giao tiếp, nội dung bài viết phong phú hơn, học sinh tự do diễn
đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, câu của riêng mình. Từ đó các em tự tin, hứng
thú, mạnh dạn hơn khi học phân môn Tập làm văn.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT

Họ và tên

Năm
sinh

1

Đặng Hồng Xích

1964

2

Trần Thị Phấn

1971


3

Phan Văn Hoàng

1976

4

Nguyễn Thị Hồng

1968

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)
Trường TH
An Thuận
Trường TH
An Thuận
Trường TH
An Thuận
Trường TH
An Thuận

Chức
danh

Nội dung


chuyên

công việc

môn

hỗ trợ

GV

THSPTH

GV

CĐSPTH

GV

CĐSPTH

GV

CĐSPTH

3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

10

Trình độ



- Trình độ chuyên môn:
+ Giáo viên phải Tốt nghiệp THSP trở lên.
+ Cơ sở vật chất: Nên trang bị cho giáo viên tranh, ảnh, mẫu vật có nội
dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn.
3.8. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (01 bản).
An Thuận, ngày 10 tháng 3 năm 2013

11



×