SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
---- -----
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT 1
Sinh viên : CAO THỊ HỒI THƯƠNG
Lớp : Tiểu học B – Khóa 6
Giảng viên : TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Năm học : 2018 - 2019
Kết thúc 4 tuần của đợt thực tập lần 1, trong em đọng lại nhiều cảm xúc
.Khoảng thời gian 4 tuần tuy khơng dài nhưng cũng khơng ngắn nó đủ để mang lại
cho em những bài học bổ ích và quý giá . Chỉ trong 4 tuần em đã được tiếp xúc và dần
làm quen với môi trường sư phạm tại trường Tiều học Phan Chu Trinh. Cũng từ đó
em đã tự đúc kết cho bản thân những tác phong đúng đắn khi đứng lớp, cách xử lí các
tình huống sư phạm và kinh nghiệm dạy học quí giá mà các thầy cơ lâu năm có nhiều
kinh nghiệm tại trường đã tận tình chỉ dạy cho em.
Qua đợt thực tập vừa qua em đã có cái nhìn khác hơn về các tiết dạy ở tiểu
học.Để thực hiện một tiết học tốt người giáo viên phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu như
truyền đạt đúng chuẩn kiến thức, sử dụng phương pháp phù hợp đồng thời phải đảm
bảo 3 nguyên tắc dạy học. Và các giáo viên tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh hầu
như đã đáp ứng những yêu cầu trên đặc biệt là trong các tiết học môn Tiếng Việt.
►Yêu cầu 1 :Xem xét và đánh giá thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc phát triển lời nói và nguyên
tắc chú ý đến đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh )
1. Nguyên tắc phát triển lời nói ( Nguyên tắc giao tiếp )
- Nguyên tắc này yêu cầu người giáo viên phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích
tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe nói đọc viết cho học sinh
.Tức là người giáo viên phải tổ chức các hoạt động hoặc đặt ra các câu hỏi cho học
sinh tự trả lời và kích thích phát triển lời nói. Đồng thời tích cực cho học sinh thảo
luận nhóm tạo cơ hội cho các em giao tiếp và trao đổi kiến thức.
* Nguyên tắc này đã được các giáo viên thể hiện rõ ở các tiết tập đọc cụ thể là ở phần
luyện đọc .Khi người giáo viên cho học sinh luyện đọc rất nhiều : đọc cá nhân, đọc
nhóm đơi , đọc cả lớp , đọc từng câu đến từng đoạn và cuối cùng là luyện đọc cả bài
làm phát triển kỹ năng đọc của các em.
* Trong các tiết chính tả giáo viên ln có phần u cầu học sinh nói những từ các
em cảm thấy khó phát âm và dễ viết sai sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn các em đọc và
viết cho chính xác tránh bị nhầm lẫn.
VD : Tiết chính tả “Đêm trăng trên Hồ Tây” Gv sẽ hỏi hs từ nào em thấy khó dễ viết
sai thì hs sẽ trả lời : trong vắt, lăn tăn, rập rình,.. giáo viên ghi các từ đó lên bảng, cho
học sinh viết và đọc lại các từ đó.
* Trong tiết tập làm văn “Nói, viết về cảnh đẹp đất nước” giáo viên sẽ cho học sinh
hoạt động theo nhóm tự kể cho nhau nghe về một cảnh đẹp đất nước mà các em đã
được đi hoặc nhìn thấy thông qua sách báo tranh ảnh…
2.Nguyên tắc phát triển tư duy
- Nguyên tắc này yêu cầu người giáo viên phải phát huy tính tích cực của học sinh
,đồng thời phải khiến cho học sinh luôn trong trạng thái tư duy liên tục. Ngoài ra giáo
viên phải chú ý rèn luyện các thao tác tư duy và bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất tư
duy cho học sinh như so sánh, đối chiếu, phân tích, khái quát, tổng hợp ...
VD:
* Tiết học vần “ung/ưng”
+ giáo viên sau khi giới thiệu vần ung đã hỏi học sinh “Từ vần ung cô muốn tạo
thành tiếng súng cô phải thêm âm và dấu nào ?” và yêu cầu học sinh gắn tiếng súng
vào bảng cài.
+ “Trong tiếng sừng thì âm và dấu nào con đã học ? Vần nào con chưa học ?” sau đó
cho học sinh sử dụng bảng cài gắn tiếng sừng
+ Để đưa ra từ khóa giáo viên đã treo tranh hình bơng súng và hỏi học sinh tranh vẽ gì
?
→Các yêu cầu của giáo viên đều giúp học sinh tự tư duy, tăng khả năng phân tích và
tổng hợp đồng thời giúp học sinh tự sản sinh ra kiến thức tăng tính tích cực trong học
tập .
* Tiết tập đọc giáo viên sẽ đặt các câu hỏi và học sinh sẽ là người chốt các ý chính
của bài . Như trong tiết tập đọc lớp 4 “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” học sinh sẽ trả
lời câu hỏi “Theo em Bạch Thái Bưởi là người như thế nào ?” và rút ra ý chính thứ
nhất của bài đó là “Bạch Thái Bưởi là người có ý chí và nghị lực”
*Trong tiết tập làm văn : “Nói, viết về cảnh đẹp đất nước”, tập đọc “Đất q đất
u” , tập đọc “Cảnh đẹp non sơng” thì người giáo viên luôn liên hệ thực tế cho học
sinh và giáo dục học sinh có ý thức yêu quê hương đất nước, giữ gìn và bảo vệ những
cảnh đẹp đất nước.
3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học
sinh
- Ngun tắc này yêu cầu người giáo viên khi dạy môn Tiếng Việt cần phải chú ý đến
đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo
là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Cho nên các tiết học phải lồng ghép các
trị chơi để tạo khơng khí vui tươi thoải mái để học sinh cảm thấy hứng thú dễ dàng
tiếp thu và nhớ lâu hơn bài học.
- Ngoài ra nguyên tắc này còn yêu cầu khi dạy Tiếng Việt cần phải dựa trên sự hiểu
biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh.
VD:
*Trong tiết học vần “Ung/ Ưng” để đưa ra các từ ứng dụng thì học sinh sẽ tham gia
trị chơi “Bồ câu đưa thư” các em sẽ mang những bức thư chứa các từ ứng dụng và
đặt đúng vào các nhà dưới mỗi cột vần cho phù hợp.
*Trong tiết luyện từ và câu “So sánh. Dấu chấm” để học sinh hình dung rõ “tiếng
chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng” giáo viên đã mang đến lớp một
rổ tiền đồng và thực hành tại lớp khiến học sinh thích thú và cảm nhận rõ âm thanh
đang được so sánh.
*Trong các tiết tập đọc giáo viên luôn cho học sinh thi đua đọc với nhau tăng tính thi
đua tạo hứng thú trong giờ tập đọc khơ khan.
*Ngồi ra trong các tiết dạy người giáo viên còn chuyển bị rất nhiều tranh ảnh minh
họa sinh động như tiết học vần giáo viên sẽ đưa các bức tranh về từ ứng dụng, trong
các bài tập đọc thì giáo viên đưa tranh để dẫn vào bài, hay tiết tập làm văn thì giáo
viên đưa tranh cảnh đẹp đất nước để học sinh phân tích…Làm lớp học trở nên sinh
động.
*Giữa các tiết học ln có phần thư giãn là các trị chơi vận động ngắn và đơn giản
giúp học sinh giải lao sau những phút học mệt mỏi tạo tinh thần sảng khoài và thoải
mái để tiếp tục bài học
*Trong phần kiểm tra bài cũ giáo viên thường lồng ghép các trò chơi hay những hoạt
động tạo sự hứng thú cho học sinh như “hái hoa dân chủ”( Mỗi học sinh chọn một
bông hoa và mỗi bông hoa là một nhiệm vụ khác nhau )
►Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí
của một tiết dạy học tích cực:
- Tiêu chí 1 : Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động.
+Với tiêu chí này thì em đánh giá thấy các giáo viên đã thực hiện tốt trong phần kiểm
tra bài cũ . Bời vì tất cả các tiết học em được dự giờ thì phần kiểm tra bài cũ ln có 2
phần đó là kiểm tra cá nhân và kiểm tra tập thể .
+ Còn trong các hoạt động khác trong tiết học thì vẫn có hoạt động mà chỉ một hoặc
một vài học sinh được tham gia như phần thi đua “ai đọc nhanh hơn” .Phần đó các
giáo viên đều chỉ cho 2 học sinh đại diện 2 dãy thi đua đọc với nhau trong thời gian 2
bạn đọc thì các em cịn lại chỉ ngồi chơi hoặc có hành động cổ vũ mà khơng quan sát
chú ý bài đọc .
+ Tuy nhiên nhìn chung thì mọi học sinh đã được tham gia hầu hết các hoạt động.
Đặc biệt giáo viên rất thường xuyên cho học sinh sử dụng bảng con để giải bài tập,
điều đó giúp giáo viên dễ dàng biết khả năng của học sinh cũng như mọi học sinh đều
được tham gia hoạt động
- Tiêu chí 2 : Tự học sinh sản sinh tri thức
Với tiêu chí này thì em thấy giáo viên thực hiện rất tốt bởi giáo viên đã thay đổi
phương pháp dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh .Ví dụ trong tiết học
vần giáo viên thông qua các câu hỏi gợi mở đã giúp học sinh tự trình bày cấu tạo của
vần, tự so sánh giữa các vần hoặc các tiếng với nhau ; hay trong tiết tập đọc học sinh
sẽ là người nêu các nội dung chính của từng đoạn hoặc cả bài ; trong tiết chính tả thì
những từ mới, từ khó sẽ do học sinh đưa ra .
- Tiêu chí 3 : Khơng khí lớp học vui vẻ sinh động và thoải mái.
Giáo viên đã lồng ghép các trò chơi vào bài học, đặt ra các câu hỏi gợi sự hứng thú
cho học sinh như : “Em hãy kể tên một vài từ địa phương mà em biết hay em hãy kể
em một số cảnh đẹp đất nước mà em biết” đồng thời giọng điệu tác phong của người
giáo viên cũng nhẹ nhàng từ tốn khiến cho khơng khí lớp học thoải mái và sinh động
►u cầu 2 : Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc, của bản thân khi tiếp cận thực tế
với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”)
hoặc đề xuất các ý tưởng giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
- Em được phân cơng thực tập lớp 3 nhưng vì em thực tập vào dịp hội giảng của
trường nên đa số thời gian của em là đi dự giờ nên chưa được dự nhiều những tiết dạy
bình thường ở lớp .Em cảm thấy các tiết dạy dự giờ luôn rất là khuôn mẫu, các giáo
viên dạy rất “an toàn” chỉ dạy theo đúng 1 quy trình có sẵn, rất rập khn khơng có sự
khác nhau nhiều giữa các giáo viên .
Vd: Em được dự giờ nhiều tiết tập đọc và trong đó hầu như kiểm tra bài cũ đều sử
dụng pp “Hái hoa dân chủ” – mỗi bông hoa là 1 câu hỏi, phần chính tả cũng vậy kiểm
tra bài cũ ln là 2 hs lên bảng làm bài tập và còn lại ghi những từ ở tiết trước học vào
bảng con.
Em biết phần kiểm tra bài cũ phải gồm 2 phần là kiểm tra cá nhân và kiểm tra tập
thể .Tuy nhiên cứ áp dụng hình thức 2 hs lên bảng làm còn lại làm bảng con lặp đi lặp
lại như vậy rất là nhàm chán, khơng có sự mới mẻ khó tạo hứng thú cho học sinh.
→. Em có thắc mắc là liệu các tiết dạy đúng quy trình như thế nhưng tiết dạy nào
cũng giống tiết dạy nào như vậy có nên khơng ? Khi em dạy em có nên thay đổi ?
- Em được dự giờ tiết LTVC “ So sánh . Dấu chấm” và bài tập 1 yêu cầu hs đọc đoạn
thơ và trả lời câu hỏi .Giáo viên làm theo quy trình thơng thường cho hs đọc đoạn thơ
và trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu bài sau đó giáo viên giới thiệu cho hs hình ảnh
rừng cọ . Và khi nhận xét tiết dạy e có hỏi gv hướng dẫn nếu e đưa hình ảnh cây cọ và
nêu 2 câu hỏi trước và yêu cầu hs đọc đoạn thơ để tìm câu trả lời mục đích để cho hs
đọc bài thơ có chủ ý thì giáo viên khơng đồng ý và nói mình chỉ đưa hình ảnh trước
trong tiết tập đọc thơi các tiết khác khơng nên .
→ Cho e hỏi vì sao lại khơng nên ? Và nếu em làm như vậy có được khơng ?
- Ngồi ra do em thực tập tại trường Th Phan Chu Trinh nơi cơ sở vật chất và các
trang thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế, các giáo viên ở đây chỉ dạy bình thường hoặc
dùng power point thôi nên chưa thể áp dụng nhiều phương pháp dạy mới tân tiến hiện
đại hơn như phần mềm plickers hay bảng thao tác
→ Giải pháp : Nhà trường nên đầu tư hơn về các trang thiết bị dạy học và giáo viên
nên áp dụng nhiều phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học khác nhau như : Kĩ thuật
khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép … nhiều hơn vào tiết dạy để tiết dạy có hiệu quả tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
֎Trên đây là những đánh giá và những điều em học được qua 4 tuần thực tập . Đợt
thực tập đã mang lại cho em rất nhiều bài học bổ ích .