KẾT CẤU DÁN GHÉP TRONG THIÊN SỨ
CỦA PHẠM THỊ HOÀI
Đỗ Thanh Hương
1
hạm Thị Hoài là nữ nhà văn hải ngoại đầy cá tính và sáng tạo. Những
sáng tác của chị đã đem lại cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại một luồng
gió mới. Độc giả thích thú với những tiểu thuyết của chị không chỉ ở nội dung
mới mẻ, thấm đẫm cảm quan hiện đại mà còn nhận thấy ở đó một tài năng
thực sự với những đổi mới trong tư duy tiểu thuyết. Trong đó, không thể
không kể đến tư duy phân mảnh
hệ quả của cảm quan hậu hiện đại. Lối tư
duy ấy đưa đến một kết cấu dán ghép độc đáo trong các tiểu thuyết của
Phạm Thị Hoài, tiêu biểu là "Thiên sứ".
1. MỞ ĐẦU
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đang có những cách tân đáng kể về hình thức. Trong đó,
việc đưa tiểu thuyết đi theo tiếng gọi của trò chơi, tư duy, giấc mơ hay thời gian là những xu
hướng chính. Việc cách tân đó đã tạo cho tiểu thuyết những hướng tiếp cận mới và mở ra
những giá trị rất mới lạ cho tác phẩm hiện đại.
Trước đây, nhạc tính, hội hoạ là đặc trưng của thơ cổ (thi trung hữu hoạ, thi trung hữu
nhạc). Nhưng hiện nay, với sự vượt quá thể loại và nhiều lí do khác nữa khiến những đặc tính
trên xâm chiếm khá sâu vào địa hạt của văn xuôi mà đặc biệt là tiểu thuyết. Kĩ thuật hội hoạ
hiện đại phát triển, tư duy tiểu thuyết đương đại có sự giao thoa, gặp gỡ với kĩ thuật của
ngành nghệ thuật vốn rất gần gũi với văn học này tạo nên một nghệ thuật tiểu thuyết mới.
Mối quan hệ giữa hội hoạ và tiểu thuyết hiện đại giờ đây không còn dừng lại ở khía cạnh
khắc hoạ những bức tranh thiên nhiên, con người hay cách phối màu cho những mảng hiện
thực cuộc sống. Kĩ thuật hội hoạ đã chi phối cách tổ chức tác phẩm, tạo nên kết cấu độc đáo,
thể hiện cảm quan thời đại.
Phạm Thị Hoài là cây bút nhạy bén với thế giới hiện đại. Những kĩ thuật của hội hoạ hiện
đại đã được chị vận dụng vào tiểu thuyết một cách vừa chủ ý, vừa vô thức tạo nên những
thiên tiểu thuyết có kết cấu dán ghép giống như những bức tranh lập thể hay ấn tượng. Trong
số đó phải kể đến Thiên sứ
một bức tranh lập thể thú vị được tạo nên từ con chữ.
2. NỘI DUNG
Thế giới hiện đại là một thế giới phức tạp với rất nhiều xu hướng phát triển đan xen,
chồng chéo. Trong thế giới ấy, con người phải đối diện với rất nhiều hệ giá trị, có khi trái
1
ThS, Trường THPT Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội
P
chiều, phủ định lẫn nhau, khiến không thể xác định đâu là chân giá trị cuộc sống. Xã hội ấy
chấp nhận "đa giá trị".
Các hoạ sĩ của trường phái hội hoạ lập thể cũng chấp nhận "đa giá trị" như vậy. Họ
không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt
khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau và dung hoà chúng trong một hình thức trừu tượng.
Thông thường, các bề mặt giao nhau không theo quy tắc phối cảnh nên người xem khó nhận
ra chiều sâu của bức tranh. Yếu tố quan trọng nhất của lập thể là hình khối. Các tác phẩm
được tạo ra bằng cách sử dụng và kết hợp các hình khối theo quy tắc "đa điểm nhìn".
Kĩ thuật hội hoạ hiện đại là hệ quả của cảm quan hiện đại. Đến lượt nó, cảm quan hiện
đại lại chi phối tư duy tiểu thuyết, tạo nên kiểu tư duy phân mảnh. Tức nhà văn đứng từ nhiều
góc độ để quan sát và đánh giá đối tượng, sau đó, lắp ghép, cắt dán những điểm nhìn ấy để
tạo nên một chỉnh thể mới. Cách tư duy ấy tạo nên một kiểu kết cấu đặc biệt, giống như cách
làm của hoạ sĩ để sáng tạo bức tranh lập thể. Có điều, nhà văn làm việc với con chữ. Phạm
Thị Hoài cũng theo tư duy ấy mà tạo nên Thiên sứ một bức tranh lập thể đích thực.
2.1. Thiên sứ Một bức tranh cắt dán với rất nhiều màu sắc và hình khối
Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong kết cấu của Thiên sứ. Thiên tiểu thuyết này có 19
chương, được chia theo thứ tự:
Cửa sổ
Mưa
Bé Hon
Chủ Nhật
Tủ sách
Chuyển
động Brown
Biến cố
Những gương mặt
Mô hình I
Không đề
Đám tang
Lễ cầu
hôn
Đám cưới
Thơ Ph.
Mô hình II
Người đàn bà công dân
Nhật kí chị Hằng
Hành trình Magellan
Đoạn kết. Kết cấu ấy không tuân theo kết cấu không gian hay thời
gian của tác phẩm tự sự thông thường mà thể hiện tư duy kiểu hiện đại. 19 chương truyện
như 19 mảnh ghép ghép lại với nhau tạo thành Thiên sứ. Toàn bộ tác phẩm giống như một
bức tranh lập thể được tạo nên theo kĩ thuật cắt dán mà mỗi chương là một mảnh vụn được
tác giả sử dụng để dán thành bức tranh ấy. Từ 19 mảnh ghép ấy tạo ra vô số những mảng
sáng tối, đậm nhạt với các phông nền chồng chéo nhau. Đó là những hình khối đa dạng
màu sắc, kiểu dáng được dựng lên từ những suy nghĩ của bé Hoài về những góc, những mảnh
của cuộc sống.
Nhưng điều kì lạ là tất cả những mảnh ghép cuộc sống rất phức tạp ấy lại chỉ được soi
chiếu từ một góc nhìn duy nhất đó là: ô cửa sổ của căn phòng 16m
2
nâu. Điều này dường như
không đúng với đặc điểm và quy tắc vẽ tranh lập thể bởi tranh lập thể là sự thể hiện cái nhìn
đa chiều về sự vật, đồng hiện trên sự vật tất cả những góc nhìn về nó. Nếu chỉ dựa vào góc
nhìn duy nhất ấy thì có thể thấy bức tranh này không mang tính chất của một bức tranh lập
thể. Nhưng thực ra thì không hoàn toàn đúng như vậy. Đây là một bức tranh thuộc giai đoạn
lập thể tổng hợp với kĩ thuật cắt dán. Mỗi một miếng ghép ấy là một mảnh cuộc sống được
nhìn từ ô cửa sổ bé nhỏ của căn phòng 400 ô vuông nâu ở những thời gian và góc nhìn khác
nhau. Khi thì là một buổi sáng đẹp trời với nền trời xanh thẳm, khi thì là buổi chiều vàng óng,
khi thì là một ngày u ám, xám xịt Khi thì là cái nhìn hướng ra phía cổng nhà máy rượu bia,
khi thì là cái nhìn lục lọi vào tủ sách của bố; khi thì lại là những cái nhìn sâu thẳm vào trong
tâm tưởng, vào kí ức Như thế, Phạm Thị Hoài còn vượt xa hơn cả những hoạ sĩ lập thể để
tạo ra được một bức tranh không phải từ những góc nhìn khác nhau về sự vật mà nhìn các sự
vật ở những hướng nhìn, những thời điểm, những tâm trạng khác nhau. Mỗi một hướng nhìn,
một thời điểm và một tâm trạng ấy lại tạo ra một mảnh ghép hiện sinh của cuộc sống khác
nhau.
Sự đa dạng của những mảnh ghép làm nên thành công của bức tranh. Miếng ghép đầu
tiên là một khung "cửa sổ" một sự vật mở ra một góc nhìn với bên ngoài, mở ra một thế
giới khác ngoài thế giới chật hẹp của căn phòng 16m
2
. Khung cửa sổ là tâm điểm từ đó không
gian và thời gian của bức tranh cuộc sống cứ được nới rộng thêm các chiều kích. Tiếp theo đó
lại là một miếng ghép về một hiện tượng thời tiết "mưa". Mưa làm nhòe đi mọi thứ bằng
những sợi tơ như thuỷ tinh, bằng những âm thanh rầm rập hay rả rích nhưng lại tô đậm thêm
"những chuỗi xoắn kép" được bện bằng những điệp từ "sao" và "tại sao". Những sợi tơ thuỷ
tinh ấy đã quyện âm hưởng của nó với âm hưởng bão tố của cuộc sống để tạo thành những
chuỗi xoắn kép bó chặt đời sống tinh thần của con người trong cái gia đình chật hẹp ấy, "bóp
nghẹt những giấc mơ ở tuổi chớm dậy thì về cảnh tượng một cặp vợ chồng ấm êm hoà thuận,
người vợ dịu dàng, chẳng bao giờ hỏi "tại sao", người chồng âu yếm, chẳng bao giờ phàn
nàn, không thể sống như bố mẹ, một ngàn lần không". Bé Hon là một dáng hình trắng trong,
một tâm hồn thuần khiết và ngọt ngào vụt xuất hiện rồi lại vụt biến mất khỏi cuộc sống như
một thiên thần. Miếng ghép này dường như không thực mà hư ảo, lung linh. Bé Hon chỉ là
một hình hài bé nhỏ nhưng đã mang đến cho bức tranh một mảng màu tươi sáng hơn rất
nhiều so với gam màu xám xịt, gỉ mốc của miếng ghép "Cửa sổ" hay mảng màu mờ đục của
màn "Mưa". Đó cũng có thể còn là một miếng ghép "chủ nhật" ướt đẫm, lênh láng nước, hay
một cái "tủ sách" đầy ặc những "tài sản văn hoá nhân loại". Đó cũng có thể là những miếng
ghép về những "mô hình", những homo A hay homo Z, những con người tồn tại chỉ như
những mô hình thuộc về một cấu trúc nhất định. Đó còn có thể là những thứ siêu hình hơn
như: "Chuyển động Brown" hay "Hành trình Magellan" hoặc những "Biến cố", "Đám tang",
"Cầu hôn", "Đám cưới" trong cuộc sống. Đặc biệt hơn, đó lại còn có thể là những trang
"Nhật kí chị Hằng" hay những dòng "Thơ Ph" lãng mạn. Và không chừng, đó chỉ là một
miếng ghép có vẻ hư vô với cái tên "Không đề"
Tất cả những miếng ghép với những chất liệu, màu sắc và hình khối rời rạc ấy đã tạo nên
một bức tranh thể hiện được chiều sâu tư tưởng của Phạm Thị Hoài. Thông điệp ấy sẽ được
chúng tôi bàn đến trong 2.4.
2.2. Mỗi miếng ghép lại là một bức tranh lập thể hay ấn tượng
Nếu xem xét kĩ lưỡng sẽ thấy mỗi một miếng ghép trong bức tranh lớn Thiên sứ lại là
một bức tranh lập thể hay ấn tượng.
Ngay miếng ghép đầu tiên "Cửa sổ" cũng đã là một bức tranh lập thể với rất nhiều
những hình khối, màu sắc và nhiều góc nhìn khác nhau. Người đọc dễ nhận thấy những hình
khối rất vuông vức, sắc cạnh được tạo nên từ căn nhà độc một phòng 16m
2
vuông vắn, từ một
cửa sổ duy nhất "lỗ thủng hình chữ nhật". Và hơn hết là từ vô số những ô vuông nâu trên
nền căn phòng ấy 400 ô vuông. Những khối vuông ấy chồng chéo, bao bọc lấy nhau và tôn
nền cho nhau tạo thành một tổ hợp những hình khối dày đặc khiến cho căn phòng càng trở
nên tù túng, cứng nhắc, như khuôn lấy tất cả những cái gì bên trong nó. "Lỗ thủng hình chữ
nhật" ấy không mở ra vườn hoa (nếu thế thì màu sắc của bức tranh đã có cơ hội được tươi
sáng); nó cũng không mở lên các mái nhà ngói cũ như trong tranh của các hoạ sĩ (nếu thế thì
đã thấy cuộc sống nhộn nhịp trong đó) mà nó "mở thẳng vào tim một con đường dẫn đến nhà
máy rượu bia" với cái biển xộc xệch. Điều đó làm hạn chế không gian của bức hoạ. Và hơn
hết nó đưa thêm vào bức tranh một "tĩnh vật" già nua.
Bức tranh này không phải được vẽ trong chốc lát mà được vẽ liền trong mười lăm năm
ròng, dưới cái nhìn của một cô bé "tự đình tăng trưởng". Trong mười lăm năm ấy, bức tranh
được lắp ghép nhiều lần với nhiều góc nhìn vào nhiều thời điểm khác nhau. Bằng chứng là
thời gian đổi màu nhiều lần qua "lỗ thủng hình chữ nhật" ấy: "lúc thì màu xanh, lúc thì vàng
óng, lắm khi xám xịt, đóng khung lên thế giới men nâu của tôi. 400 ô vuông nâu và một
khuôn chữ nhật biến ảo, xoay như xoay rubic". Những mảng màu biến ảo, những ánh sáng đa
chiều, có khi đó lại là sự biến đổi màu sắc một cách đột ngột, bất nghi thức: "Bất chợt, lỗ
thủng hình chữ nhật của tôi biến thành một hình bình hành vàng xậm". Sự biến ảo đa chiều
đó càng khiến cho khung cửa sổ của 400 ô vuông nâu càng trở nên kì diệu.
Trong cái thế giới của những hình khối vuông vức ấy, con người dường như cũng không
còn là con người mà trở thành những mô hình kí hiệu theo định giá trị, hoặc homo A, hoặc
homo Z. Phải chăng đó chỉ còn là những mô hình không trái tim, không tình yêu, không cả
niềm tin và không cả tồn tại? Đó là những vật thể được người ta chế tạo ra như để chuẩn bị
tham gia vào những trò chơi? Dường như Phạm Thị Hoài cố ý xoá bỏ những dấu hiệu nhận
biết từng người riêng lẻ để quy nhân loại vào hai loại mô hình: homo A, hoặc homo Z.
Các nhân vật trừ những nhân vật có quan hệ thân thiết với cô bé Hoài còn lại đều không
có tên, thay vào đó chúng được gọi bằng những đại từ nhân xưng hoặc đại từ quan hệ. Không
những không có tên, thậm chí những con người đó còn không có mặt, bé Hoài gọi đó là
"những thằng người không mặt". "Mười lăm năm trời, bao nhiêu người đã đi qua bảng phân
loại của tôi? Họ là ai, nghề nghiệp, tuổi tác, đẹp xấu, gầy béo, công dân hay ngoài vòng pháp
luật, trinh tiết hay đã qua đủ cám dỗ, sống vững vàng bằng hai chân trên mặt đất hay phiêu
diêu tận đâu đâu, đạo tặc hay hiền nhân, nhóm máu này hay nhóm máu khác Tất cả không
đáng kể". "Này là những kẻ mang một lúc cả chùm mặt vừa thật, vừa ảo trên vai, cái nọ hét
vào cái kia ỏm tỏi. Rồi lại những kẻ mỗi lúc phô ra một bộ mặt, một série mặt [ ]. Rồi những
kẻ suốt đời đeo mặt nạ, không gỡ nổi, lớp hà ăn chặt vào mạn tàu. Cả những kẻ có không đến
một gương mặt trên cổ, chỉ hai phần ba, thậm chí một nửa, hẫng hụt, tàn phế, phần còn lại từ
lâu đã chết, bất động những khối u trung tính không ai nỡ cắt bỏ vì quan điểm thẩm mĩ dân
dụng". Tất cả tạo nên một thế giới hỗn loạn với những nhân hình dị dạng, những mô hình con
người.
Không những thế, con người trong xã hội đó còn kì dị tới mức: "Anh ta gắn bó với
chúng. Suốt đời, anh ta chỉ gắn bó với những gì đã được định giá. Bằng cách này, cách khác,
anh ta góp nhặt một bảng thống kê tổng hợp những giá trị dương, và chỉ việc lắp ráp chúng
thành hình mẫu cuộc đời mình. Trò Tri Uẩn, em hiểu chứ? Trò lắp ghép vài mẩu gổ cố định
thành muôn vàn hình thù khác nhau. Mỗi cuộc đời một variante. Triệu triệu phiên bản từ 1
bảng giá trị dương thuần nhất". Cuộc đời cũng được định giá, được lắp ghép từ những "giá trị
dương thuần nhất", có khác gì sống cuộc sống đã được
lập trình.
Ngay cả bảng giá trị của con người cũng có thể được mô hình hoá thành những công
thức và những hình vẽ hình học: "Tôi hình dung thày Hoàng, cái tên thật thiếu trung lập,
trườn mình giữa góc vuông đóng cứng bởi trục hoành, diễn tả cái thày vốn có (một vợ bốn
con, đồng lương giáo viên cấp III khiêm tốn, Victor Hugo) và trục tung, diễn tả cái thày
muốn có (chị Hằng, café và thuốc thơm mỗi sáng) và không khỏi bật cười. Cái V.H. trên là
vốn liếng, V.H. dưới là phần lãi suất". Cả những cái vô hình cũng có thể biểu trưng thành
những công thức và hình vẽ toán học như vậy thì thiết nghĩ, không một góc khuất nào của
con người không được soi thấu và thể hiện.
Không những thế, ngay cả đến những lời cầu hôn, đến hạnh phúc cũng được biểu trưng
hoá bằng những hiện vật rất cụ thể. Và cả đứa con của chị Hằng cũng được vật chất hoá đến
dị biệt: "Chị Hằng bước về phía pháo nổ, mang thai nghén một đứa con bằng vàng nguyên
chất". Ngay cả ngày thiêng liêng nhất của cuộc đời con gái ngày lễ vu quy cũng được
ghép bằng bốn màn với những phông nền khác nhau: màn một: Hollywood; màn hai: ba đồng
xu; màn ba: Thuỷ hử; màn bốn: tuồng chèo.
Cuộc sống ấy có phải của con người? Và con người như thế có phải là đang sống? Đó
phải chăng là "thế giới đầy rẫy khuôn hình, thiếu trung thực và không quan tâm đến khao
khát yêu đương đích thực, khao khát nguyên thuỷ và bản năng của con người". Cuộc sống ấy
có phải là địa ngục biến dạng và con người đang phải chịu hình phạt
trong đó?
Không chỉ như những bức tranh lập thể, những mảnh ghép của Thiên sứ còn giống như
những bức tranh ấn tượng với những nét vẽ nhanh, ngắn và đường quệt màu đa dạng. "Mưa"
là một bức tranh ấn tượng lãng mạn nhất, đẹp nhất trong toàn bộ bức hoạ Thiên sứ. Phủ lên
toàn bộ bức tranh là màu mờ đục màn mưa, trên đó chắc chắn có những nét quệt màu thô
vụng, hằn rõ vết chổi sơn là những sợi tơ thuỷ tinh xối xả nhả xuống từ màn trời xám xịt. Và
đặc biệt, bức hoạ ấy còn xuất hiện những nét vẽ rất lạ, rất ấn tượng là "những chuỗi xoắn
kép" được dệt nên từ những câu hỏi "sao" và "tại sao". Sẽ không có một bức tranh nào về thời
tiết lại ấn tượng hơn thế, màu sắc giản dị hơn thế và độc đáo hơn thế với những chuỗi xoắn
kép được tạo ra từ sự nghi hoặc trong cuộc sống và âm hưởng của mưa.
Buổi tối bờ hồ cái hôm mà Bạch Tuyết, chú lùn, sáu chàng khổng lồ và ốc nhỏ đi ăn
kem Thuỷ Tạ cũng là một bức tranh ấn tượng khá đẹp: "Cửa sổ tôi ứa 24 trên 24 mùi men
bột, bỗng gặp mùi hồ. Tôi chỉ còn là hai cuống phổi, uống khôn cùng vùng thiên nhiên lạc
giữa thành phố triệu dân, con mắt trong xanh cứ đêm ngày mở lớn chứng kiến hết thảy: pháo
hoa đèn lồng ngày hội, những tàu điện nhởn nha đón đưa khách ngoại ô lỉnh kỉnh quang gánh
thúng mẹt lần hồi kiếm sống ngày thường, dòng xe đạp không lúc nào dứt công chức đi về,
đội quân ngày càng hùng mạnh, ngày càng lăm le lấn chiếm, đội quân tủ kính Hàng Đào, sạp
chợ Đồng Xuân, nhịp thời gian túa ra từ hệ thống loa phóng thanh, được khẳng định một lần
nữa trên mặt vuông chiếc đồng hồ lớn nhất thành phố trên nhà bưu điện, và hơn hết là những
vuốt ve yêu đương vụng trộm nồng nàn của các cặp tình nhân, những kẻ không dám cầm tay
nhau trên đường phố, không hôn nhau giữa thanh thiên bạch nhật, không thước đất chôn điều
bí ẩn đầy quyến rũ của xác thịt mình ". Một bức tranh rực rỡ sắc màu, tràn ngập âm thanh,
khoáng đạt và ứa đầy nhựa sống. Nó nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn rất nhiều so với ấn
tượng nặng nề về những bức tranh lập thể ở trên. Đây là những khoảnh khắc thư giãn hiếm
hoi đối với cả nhân vật người kể chuyện và độc giả. Điều đó phần nào lấy lại được cân bằng
cho không khí của câu chuyện.
2.3. Chất liệu độc đáo từ ngôn ngữ kể chuyện
Góp phần đắc lực làm nên kết cấu dán ghép của bức tranh lập thể đầy ấn tượng trên là
chất liệu độc đáo từ ngôn ngữ kể chuyện. Dí dỏm mà độc đáo, lạnh lùng mà thâm thúy, ngôn
ngữ kể chuyện của Thiên sứ khiến độc giả bật cười mà băn khoăn.
Phạm Thị Hoài đã dùng rất nhiều những thuật ngữ chuyên môn hẹp, những thuật ngữ
khoa học tự nhiên chêm vào giữa những từ ngữ văn chương một cách tự nhiên. Những công
thức, những con số toán học cũng được đưa vào thường xuyên và nhuần nhuyễn. Hiện tượng
này giống việc các hoạ sĩ lập thể đưa những chữ cái vào trong tranh của mình để gợi ý đến
chủ đề hay dùng chính nó làm chủ đề cho bức tranh. Cả không gian, thời gian, thế giới tình
cảm thậm chí là bảng giá trị của con người đều được gọi tên bằng những thuật ngữ vật lí, toán
học: chuyển động brown, bức xạ nhiệt, hình hypebol, hệ quang phổ Những từ nước ngoài
không cần chú thích cũng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm: collection, the end of
something, Voilà Chúng giống như những nét vẽ lạ, những chấm màu lạ làm phong phú và
tô đậm phong cách của tác giả trong bức tranh nhiều màu sắc ấy.
Việc sử dụng những câu ngắn, câu đặc biệt dày đặc trong tiểu thuyết đã tạo ra những
cách quệt màu độc đáo, làm lộ rõ những vết màu trên tranh. Đó là mục đích của hoạ sĩ tài ba
Phạm Thị Hoài trong việc tạo ra những bức tranh ấn tượng độc đáo.
2.4. Thông điệp từ Thiên sứ
"Trên một phông nền rời rạc và với sự xâm nhập của các loại hình văn học phi tiểu
thuyết như thơ văn xuôi, kịch tác giả không thuật chuyện mà trình bày những ý thức con
người trước một thực tại đầy bất trắc và bất an" [10]. "Bối cảnh rời rạc và không có trật tự
nhất quán ấy khiến cho Thiên sứ không phải chỉ kể một câu chuyện cuộc đời mà trình bày ý
thức của con người trước thực trạng" [10]. Phạm Thị Hoài đã kể một "câu chuyện vô hồn"
(chữ dùng của La Khắc Hoà). Đó là câu chuyện về một cõi nhân gian thiếu vắng sự sống, xơ
cứng và tàn nhẫn. Ở đó không có chỗ cho sự yêu thương tồn tại. Sự sống bị tước bỏ dần dần.
Phạm Thị Hoài tìm cách để xoá bỏ mọi dấu vết của sự sống: ngôi nhà thì mở thẳng ra tim
đường dẫn đến nhà máy rượu bia nồng nặc mùi men bột chứ không phải mở ra công viên hay
những mái nhà cổ thiên nhiên bị triệt tiêu. Con người được mô hình hoá và triệt tiêu hình
hài. Nếu có là những hình hài thì cũng là những hình hài dị biệt: tự đình tăng trưởng, chú
lùn Trong thế giới ấy, nhân tính đã bị bào mòn và triệt tiêu khiến con người trở thành
những con rối trong trò chơi cuộc đời. Tất cả đều trở nên xơ cứng, homo A không có cơ hội
để tồn tại, chúng dao động, chuyển dần sang homo Z hoặc biến mất khỏi cuộc đời.
3. KẾT LUẬN
Từ những góc nhìn đa chiều của người kể chuyện, có thể thấy cảm quan của con người
trước thế giới hiện đại đang rạn vỡ, trước nguy cơ bào mòn của xã hội mới đối với những nét
đẹp nhân tính trong con người. Qua đó, độc giả nhận rõ cảm giác cô đơn từ trong bản thể của
loài người trước niềm tin sụp đổ, trước những chân giá trị đang bị triệt tiêu. Những bức tranh
lập thể ấy, những chân dung dị hình ấy thể hiện một trạng thái hoang mang của con người
trước mênh mông thế giới mà không tìm thấy cho mình được những điểm tựa tinh thần vững
chắc. Con người đang ở trong tình trạng đánh mất thẻ căn cước để bước vào tương lai, do đó
nó thấy cô đơn và hoang mang tột độ.
Mỗi tiểu thuyết hiện đại như một trò chơi của người viết với những con chữ. Càng tạo ra
được nhiều những cách chơi khác nhau với những con chữ ấy càng khiến cho tác phẩm trở
nên thú vị và có sức hấp dẫn với độc giả. Đây là xu hướng và cũng là yêu cầu đối với tiểu
thuyết hiện đại mà không phải tác giả nào cũng làm được. Phạm Thị Hoài đã làm được. Tư
duy hiện đại, cảm quan nhạy bén đã khiến chị làm nên một Thiên sứ với kết cấu dán ghép độc
đáo như một bức tranh lập thể. Ở đó, mỗi một góc nhìn lại cho độc giả những nhận biết thú vị
về thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, H., 2003.
2. Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học và Xã hội, H., 2004.
3. Nguyễn Đăng Điệp, Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, H., 2003.
4. Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb Văn học và Trung tâm Quốc học, H.,
2002.
5. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, H.,
2001.
6. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, H., 2000.
7. La Khắc Hoà, Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, Bài viết tham dự Hội thảo Quốc tế, 2006.
8. Nguyễn Khải, Văn xuôi trước yêu cầu của cuộc sống, Tạp chí Văn nghệ quân đội (1), tr.99
105, 1984.
9. Kundera. M, Nghệ thuật tiểu thuyết, (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng, 1998.
10. Thụy Khuê, Phạm Thị Hoài
Thiên sứ, .
GLUED STRUCTURE IN THIEN SU NOVEL OF PHAM THI HOAI
Do Thanh Huong
Abstract
Pham Thi Hoai is an overseas female writer who is very creative and has a strong personality.
Her compositions have brought to Vietnamese modern novels a breath of fresh air. Readers are
interested in her novels not only besause of new content, imbued with modern feeling but also seeing
there a real talent with innovations in novel thinking. In particular, not to mention fragmentary
thinking
the result of post
modern sense. That way of thinking leads to a unique glued structure in
the novels of Pham Thi Hoai and Thien su is typical.