Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THCK6Pham Truong Phuong NgocKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.26 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Sinh viên: PHẠM TRƯƠNG PHƯƠNG NGỌC
Lớp: Đại học Tiểu học C - K6
Giảng viên: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA

Năm học: 2018-2019


Yêu cầu 1: Xem xét đánh việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường Tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao
tiếp, nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH).
Trong q trình kiến tập ở trường Tiểu học, em nhận thấy các giáo viên đều thực
hiện tốt 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt: nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc
giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh.
Cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc phát triển tư duy
 Trong tiết học, giáo viên thường dành cho học sinh thời gian để tự suy nghĩ và
trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến
của mình, thỏa sức nêu suy nghĩ của bản thân mà không sợ sai. Với những em
trả lời đúng, giáo viên có lời khen và tuyên dương bằng cách bảo cả lớp cho em
đó một tràng pháo tay. Cịn với những em trả lời sai, giáo viên không chê trách
mà động viên các em cố gắng hơn, giúp các em dám nêu ra suy nghĩ của mình,
giúp phát triển tư duy của các em.
 Xuyên suốt 1 tháng tại trường Nguyễn Du, ngoài 4 tiết dự giờ mẫu và vì đang
trong đợt hội giảng nên em có nhiều cơ hội tham gia các tiết dạy đúng quy


trình, em thấy các cơ đều thực hiện nguyên tắc này rất tốt. Ví dụ như:
 Ở tiết Học vần mà em được dự thì em thấy quy trình dạy học đều đi giống với
quy trình bọn em được học tại trường. Giáo viên cho các em tự tìm ra vần mới
bằng cách đưa từ mới và hỏi các em tiếng nào đã được học và chưa được học ,
tiếng chưa được học có vần nào đã học, các em sẽ tự tìm ra được vần mới chưa
được học và biết được hơm nay mình sẽ học vần nào, từ đó có thể phân tích
được vần mới,và có thể so sánh được vần mới và các vần đã được học có sự


giống nhau và khác nhau như thế nào. Giáo viên cho các em tự cài vần mới,
tiếng mới vào bảng cài, từ đó có thể đánh vần được tiếng mới, phân tích tiếng
mới và các em đọc được từ mới, từ ứng dụng.
 Ở các tiết Tập đọc, giáo viên đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy cho
học sinh, thông qua việc học sinh tự giúp nhau giải quyết thắc mắc về nghĩa
của từ mới, từ khó, luyện đọc theo nhóm và sửa lỗi phát âm cho bạn mình nếu
bạn mình đọc sai. Mặt khác giáo viên cho các em tự trả lời các câu hỏi trong
bài tập đọc theo ý của bản thân, không nhận xét đúng sai làm các em tự ti
không dám giơ tay phát biểu mà chỉ chốt lại thành câu trả lời hoàn chỉnh nhất.
Ngoài ra giáo viên thường hay đưa ra những câu hỏi về kĩ năng sống có liên
quan đến bài học và nâng cao trình độ tư duy của học sinh. Giáo viên thường
hay đọc mẫu 1 lần và các em sẽ phải tự tìm ra xem cơ ngắt nhịp và nhấn giọng
chỗ nào để có thể tự mình đọc diễn cảm. Ở hoạt động này em thấy giáo viên
làm rất tốt, học sinh đa phần đều biết đọc diễn cảm.
 Bên cạnh đó, em cảm thấy phẩm chất tư duy nhanh, tích cực thì cịn hạn chế.
Đa số các em làm được điều này đều là học sinh giỏi, khá. Trong lớp em thì em
thấy có vài em tư duy chậm hơn so với các bạn mình, giáo viên thường rất
quan tâm để ý các em đó để các em không tự ti so với các bạn của mình, cũng
có vài trường hợp mặc dù tư duy nhanh, chính xác nhưng lại thụ động, khơng
chịu giơ tay phát biểu ý kiến.
2. Nguyên tắc giao tiếp

 Nguyên tắc giao tiếp (cịn có thể gọi là ngun tắc phát triển lời nói) theo cảm
nhận của bản thân em thì đây là nguyên tắc được giáo viên chú trọng nhiều
nhất kể cả trong các tiết dạy bình thường, mà các nguyên tắc khác thì chỉ được
chú trọng nhiều trong các tiết hội giảng. Trong suốt các tiết dạy của mình, giáo
viên ln lấy giao tiếp làm mục đích, tổ chức nhiều hoạt động để hình thành


các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, điển hình là trong các tiết tập
đọc, chính tả, kể chuyện.
 Trong tiết tập đọc học sinh lắng nghe giáo viên của mình đọc mẫu sau đó các
em đọc bài. Ban đầu thì có thể đọc khơng đúng giọng đọc, sau đó giáo viên sẽ
hướng dẫn các em đọc cho đúng giọng và các em có thể hình thành nghĩ năng
nghe và đọc của mình. Giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi hay yêu cầu để học
sinh có thể xung phong trả lời, điều đó có thể hình thành kĩ năng nói cho các
em.
 Ở tiết chính tả, học sinh sẽ được đọc bài trước 1 lần, sau đó giáo viên yêu cầu
học sinh tìm ra những từ hay viết sai nhất và mạnh dạn trình bày trước lớp, và
cuối cùng là nghe cô đọc để viết bài. Từ đó các em được hình thành đủ 4 kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết.
 Trong tiết kể chuyện, kĩ năng nghe và nói được hình thành một cách tích cực.
Học sinh được thỏa sức nói theo ý mình sau khi đã chăm chú lắng nghe lời kể
của giáo viên. Vì ở tiểu học không nên nhận xét đúng sai đối với học sinh nên
kĩ năng nói càng được thể hiện rõ nét hơn, giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn
rất là nhiều.
 Bên cạnh đó theo em thấy thì ở tiểu học, đa số các hoạt động đều được giáo
viên cho học sinh làm việc theo nhóm, Qua đó, học sinh có thể hình thành được
kĩ năng giao tiếp với bạn bè và biết nhận xét, đặt câu hỏi cho các bạn. Giáo
viên luôn tạo điều kiện cho học sinh của mình hồn chỉnh lời nói trong các
cuộc hội thoại, vì em thấy là đơi khi học sinh vẫn chưa biết cách diễn đạt sao
cho hay nhưng được giáo viên quan tâm giúp đỡ nên lời nói càng ngày càng

trau chuốt hơn. Giao tiếp luôn được xem như một hoạt động chủ đạo trong các
tiết dạy ở tiểu học.


3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
 Giáo viên luôn nắm bắt được tâm lý của các em học sinh. Lớp của em được
phân công khi về trường là lớp 5, năm cuối cấp nên nhiều lúc các tiết học đối
với học sinh rất khô khan, giáo viên hướng dẫn của em thường hay lồng ghép
vào đó các trị chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh lớp mình, khơng làm
các em cảm thấy áp lực khi đến lớp.
 Trong một lớp thì trình độ Tiếng Việt của mỗi em sẽ khác nhau, vì vốn Tiếng
Việt của các em được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với mội trường
sống và giao tiếp của các em mà chỉ có giáo viên là người hiểu rõ nhất, vì vậy
giáo viên ln đưa ra kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp nhằm bổ sung
hoàn thiện vốn tiếng Việt của từng em như là chọn những từ ngữ đơn giản, dễ
hiểu khi dạy học. Lứa tuổi tiểu học tư duy của các em là trực quan hình tượng,
vì thế khi dạy học giáo viên thường đưa ra những hình ảnh cụ thể hoặc các
video clip khi giải thích một từ ngữ mới, khó mà các em chưa biết để giúp các
em khắc sâu kiến thức hơn. Khi thảo luận, giáo viên ln chú ý đến những học
sinh cịn yếu hoặc gặp khó khăn, xếp các em đó ngồi cạnh những em giỏi để
các em có thể giải quyết vấn đề theo nhóm đơi, nhóm bàn.

Đánh giá 1 tiết dạy theo tiêu chí của một tiết dạy tích cực:
Các tiết mà em đi dự giờ thì em thấy giáo viên đều đã đạt được các tiêu chí của
một tiết dạy tích cực. Cụ thể như:
Tiêu chí 1: Tất cả các em đều tham gia hoạt động
 Khi đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi hay giải một bài tập thì giáo viên ln cho học
sinh thời gian suy nghĩ rồi mới gọi các em học sinh.



 Trong các tiết học, giáo viên thường xuyên cho học sinh làm việc theo nhóm
hoặc làm việc cá nhân, và khi làm việc nhóm mọi thành viên trong nhóm đều
phải biết trả lời như nhau, các em luôn trong một tâm thế sẵn sàng vì khơng
biết được giáo viên sẽ gọi ai. Khi làm việc cá nhân, giáo viên thường chỉ gọi 1
học sinh đầu tiên, học sinh đó sau khi trả lời xong sẽ tự gọi bạn kế tiếp, vì vậy
hầu như tất cả các đều tham gia vào hoạt động trả lời câu hỏi, tránh được
trường hợp giáo viên thiên vị chỉ gọi những học sinh giỏi mà bỏ qn mất
những em cịn chậm, cịn yếu.
Tiêu chí 2: Học sinh tự “sản sinh” ra tri thức
 Trong q trình dạy giáo viên ln để học sinh tự tham gia các hoạt động học .
Những học sinh nào chưa hiểu sẽ tự động giơ tay hỏi, hay những em nào hiểu
sẽ giơ tay giải đáp thắc mắc giúp bạn mình. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn ,
khơng cung cấp kiến thức có sẵn cho học sinh mà các em phải tự tìm tịi học
hỏi.
Ví dụ như tiết Học vần, các em phải tự tìm ra vần mới, tiếng mới, tự ghép vần, tự
nêu cấu tạo vần và tự so sánh các vần với nhau. Ở tiết Tập đọc, các em phải tự tìm
ra câu trả lời cho các câu hỏi, giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em phải đọc kĩ
đoạn nào thì mới trả lời được câu hỏi này và các em phải tự tìm ra cách ngắt nhịp,
cách nhấn giọng khi đọc bài dựa vào giọng đọc của giáo viên. Cuối mỗi bài học,
giáo viên luôn đặt câu hỏi “Qua bài học này các em rút ra được điều gì”, các em
ln tự rút ra được cho mình những bài học cụ thể, từ đó hình thành kĩ năng sống
cho các em.
Tiêu chí 3: Khơng khí một tiết học sơi nổi, hào hứng
Khi dạy một tiết học thì khơng khí lớp học góp một phần rất quan trọng vào việc
đánh giá một tiết học có thành cơng hay khơng, theo em thấy các giáo viên đều biết


cách tạo một khơng khí lớp học vui tươi, sơi nổi, các cô biết tạo hứng thú cho các
em học sinh thông qua việc gợi mở một cách khéo léo bài học, thơng qua các trị
chơi học tập, các kiến thức các giáo viên đưa vào một cách sinh động, hấp dẫn

thông qua việc sử dụng các tranh ảnh, video clip, hay những câu chuyện mở đầu
hấp dẫn. Các cô thường hay đặt ra những phần quà khích lệ để các em năng động
hơn, tích cực giơ tay phát biểu hơn.

Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận
thực tế các tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học
- Ở các tiết Tập làm văn, giáo viên thường đọc sẵn mở bài và kết bài cho học sinh
chép vào vở, còn thân bài thì đưa sẵn các ý chi tiết cho các em, chỉ có các em nào
giỏi trong lớp thì có thể tự sáng tạo bài làm của mình, cịn những em chậm và yếu
hơn thì ln rập khn và phải học thuộc để viết được bài.
-> Biện pháp khắc phục: Giáo viên chỉ nên đưa ra dàn ý hướng dẫn các em là Mở
bài, Thân bài, Kết bài mình phải viết cái gì, sau đó đọc mẫu một bài văn cho học
sinh nghe để các em tự làm bài, chỉnh sửa để bài sau của các em hồn thiện hơn, có
thể ban đầu các em viết chưa tốt, từ ngữ vẫn chưa được trau chuốt nhưng sau vài
bài khi đọc những lời nhận xét và động viên của giáo viên thì các em sẽ tiến bộ
hơn, nhưng giáo viên không nên nhận xét tiêu cực đối với em nào vì điều đó sẽ dẫn
đến tâm lý khơng muốn làm bài của các em.
- Trong các tiết đánh giá chỉ có các học sinh giỏi tham gia phát biểu xây dựng bài,
các em cịn chậm và yếu thì khơng thấy giơ tay phát biểu và thầy cô cũng chỉ chú ý
đến các em giỏi mà bỏ quên các em này. Em nghĩ nếu làm như vậy, các em đó sẽ
càng nhút nhát, rụt rè và thụ động hơn, lâu dần hình thành một thói quen khơng tốt


-> Lý giải: Theo em thì việc giáo viên khơng gọi các em học sinh chậm và yếu là
vì sợ các em không biết trả lời sẽ làm cháy giáo án của mình.
-> Điều này là điều làm em băn khoăn nhất. Vì làm thế nào để có thể rèn luyện
thêm cho những em học sinh chậm và yếu này tích cực tham gia phát biểu xây
dựng bài hơn mà vẫn có thể đủ thời gian lên tiết của giáo viên?
- Đa số các tiết dạy bình thường khơng dạy theo trình tự của một tiết đánh giá.
-> Lý giải: Theo em việc các tiết dạy khơng theo trình tự của tiết đánh giá là vì nếu

dạy theo trình tự thì sẽ khơng kịp với chương trình mà Bộ Giáo dục đã đề ra, thay
vào đó giáo viên chỉ đánh vào những phần trọng tâm nhất, giúp các em khắc sâu
kiến thức và hiểu bài
Trên đây là những ý tưởng cá nhân của em sau 4 tuần kiến tập tại trường Tiểu học
mà em ghi nhận được. Nếu có gì sai sót, mong thầy chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
cho em.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Biên Hòa, ngày 7 tháng 12 năm 2018
Sinh viên ký tên

Phạm Trương Phương Ngọc




×