Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THAK6Nguyen Thi Ha GiangKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn: Phương pháp dạy học tiếng Việt 1

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Giang
Lớp: Tiểu học A Khóa 06
Giáo viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa

Năm học: 2018 - 2019


Trường Đại học Đờng Nai

----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MƠN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
A. Yêu cầu 1:
Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
 Nguyên tắc phát triển tư duy:
 Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho HS, trong dạy
học tiếng Việt, GV cần phải chú ý các yêu cầu cụ thể:
- Tư duy liên tục.
- Rèn thao tác tư duy. Đó là các thao tác phân tích ngôn ngữ, so sánh, khái
quát, tổng hợp…
- HS phải thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ được học.


- Tạo điều kiện cho HS nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết trong
môi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng các phương
tiện ngôn ngữ.
 Khi dạy phân môn Tập làm văn, cụ thể là bài “Kể về người thân” ở sách
tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 85. Sau khi GV gợi ý để HS đưa ra các câu trả lời
của mình ở bài tập 1. HS buộc phải suy nghĩ tìm kiếm từ ngữ thích hợp để đưa ra
câu trả lời. Sang đến bài tập 2 thì HS phải tổng hợp lại những câu trả lời ở bài tập
1 kết hợp với ngôn ngữ của mình để hoàn thành bài tập này mà không giống bài
làm mẫu của GV.


 Nguyên tắc giao tiếp:
 Nguyên tắc này yêu cầu:
- Hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS.
- Đưa các đơn vị ngôn ngữ vào các đơn vị lớn hơn: xem xét từ hoạt động
trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn, trong bài ra sao.
- Sử dụng nguyên tắc giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo.
 Khi dạy tiết kể chuyện “Sự tích cây vú sữa” – sách tiếng Việt lớp 2 tập 1
trang 97. Ở mỗi bài tập đều phát huy được nguyên tắc giao tiếp bằng cách để HS
hoạt động trao đổi theo nhóm để kể lại câu chuyện. Từ đó các em có thể đứng
trước lớp kể lại câu chuyện.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
 Ngun tắc này yêu cầu:
- Phải chú ý đến tâm lý HS: Thời lượng chú ý thấp, vừa chơi vừa học, thu
hút những điều mới lạ, hấp dẫn.
- Đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui
chơi sang hoạt động học tập.
- Hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của HS từng lớp, từng
vùng miền khác nhau.
- Phát huy tính chủ động của HS trong giờ học tiếng Việt, hình thành lời nói

hoàn chỉnh trong các cuộc hội thoại, trong các hình thức học tập khác
nhau: cá nhân, nhóm, lớp,…
 Trước khi bắt đầu tiết học, GV thường cho HS chơi các trò chơi nhằm
kiểm tra kiến thức đã học hoặc khởi động. Thông qua trò chơi, có thể phản ánh
được HS có học bài ở nhà hay không cũng như ổn định trật tự lớp học và tạo sự
kích thích để HS chú ý vào bài học.
B. Các tiêu chí đánh giá một tiết dạy tích cực:


Sau khi được đi dự các tiết dạy mẫu của giáo viên phổ thông ở trường thực
tập, em nhận thấy một số giáo viên đã phát huy tính tích cực trong tiết dạy của
mình qua một số tiêu chí sau. Cụ thể là tiết Tập đọc “Bà cháu” sách tiếng Việt
lớp 2 tập 1 trang 86.
 Tiêu chí 1: Có sự chuẩn bị kế hoạch bài học đầy đủ, chi tiết từng bước dạy
học.
 Tiêu chí 2: Sử dụng chiến lược dạy và học hiệu qua
- HS nhận thức được về những của nội dung bài học. Qua đó tự sản sinh ra
kiến thức cho bản thân.
- HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm ở trình độ chung của
toàn lớp và làm việc theo phong cách, sở trường của bản thân.
- Tất cả HS đều tham gia vào các hoạt động của GV.
- Có các yêu cầu cao đối với hoạt động thực hành, viết và nói.
- Có cơ hội để học tập độc lập, thể hiện năng lực riêng của cá nhân.
- Phân bố thời gian được tiến hành phù hợp để HS có thể suy nghĩ và thực
hành luyện tập.
- Dùng những lời nói khen ngợi để tạo động lực khuyến khích HS.
 Tiêu chí 3: Quan lí lớp học
- Tạo môi trường học tập hấp dẫn và khuyến khích người học.
- Phát huy được vai trò của ban cán sự trong lớp, nề nếp ổn định.
- Tạo không khí lớp học sôi nổi, hào hứng.

C. Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Sau khi được tiếp xúc thực tế với môi trường giảng dạy, bản thân em có
những băn khoăn, thắc mắc như sau:
Theo như quy trình dạy học chính tả gồm có:
 Chính ta đoạn bài: Hướng dẫn chính tả: Đối với bài HS chưa đọc (Tập đọc):


- Một vài HS đọc (số lượng HS đọc nhiều hơn).
- Giải nghĩa từ và tìm hiểu nội dung của bài (GV cần phải hướng dẫn để HS
hiểu được nội dung của bài).
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
+ Rút từ khó – HS đọc – Kết hợp giải nghĩa từ – Nhận xét hiện tượng chính tả.
+ HS luyện viết từ khó.
 Chính ta âm – vần
Nhưng sau khi được dự tiết dạy mẫu của GV thì em thấy:
- Chính tả đoạn bài: Không có phần tìm hiểu nội dung bài và hướng dẫn HS
viết từ khó.
- Chính tả âm – vần: Sau khi viết bài chính tả xong không có phần làm bài
tập về âm – vần trong sách giáo khoa.
Nếu dạy như GV phổ thông như vậy có đạt được mục tiêu của bài học không?
Theo em thấy thì đây là thời gian diễn ra hội thi “Giáo viên dạy giỏi”, đa
số giáo viên phổ thông đều đi thi và tập trung vào tiết hội giảng của mình mà
chưa thực sự quan tâm, hời hợt với các tiết học khác. Khi tham gia thi đua thì
buộc các GV phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nên GV phải chuẩn bị, lo
lắng cho bài thi, vì vậy mới dẫn đến việc xao nhãng các tiết học kia. Một phần
cũng là do trình độ không đồng đều giữa các học sinh trong lớp.
Trên đây là những ý kiến cũng như những băn khoăn, thắc mắc của em
sau quá trình kiến tập tại trường tiểu học. Kính mong thầy xem xét và chỉnh sửa
bổ sung cho những sai sót trong bài làm của em.

Em xin chân thành cảm ơn!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×