Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THCK6Tran Thi Hong NhungKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.36 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM MẦM NON- TIỂU HỌC


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Năm học 2018-2019


Giáo viên giảng dạy: Th.s: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hồng Nhung
Lớp: ĐH Sư Phạm Tiểu học C-K6
MSSV: 1161070151
Đồng Nai, ngày 05 tháng 12 năm 2018


Trong thời gian thực tập 4 tuần không dài cũng không quá ngắn tại trường tiểu học Phan
Chu Trinh em được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô, em được phân vào chủ
nhiệm lớp 4 cùng với ba giáo sinh khác, được tiếp xúc trực tiếp với các em, được dự các
tiết dạy mẫu của các cô trong trường. Trong q trình thực tập đó em có một số nhận định
đánh giá như sau:

 Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH )

 Trả lời: Việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học:
 Nguyên tắc phát triển tư duy:
 Trong các tiết dạy học G/V đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy cho học
sinh. H/s có quyền thắc mắc và G/V hướng dẫn học sinh để học sinh giải quyêt.


 Các câu hỏi G/V đưa ra phù hợp với trình độ nhận thức của khả năng các em,
có câu dễ, câu khó hay nâng cao để học sinh trả lời.
 Trong giờ học giáo viên đưa ra câu hỏi hay bài tập để học sinh tự làm cá nhân
hay thảo luận nhóm( tùy vào mức độ câu hỏi ).
VD: Tìm những chi tiết cho thấy Nguyễn Hiền là người ham học (Ông trạng thả
diều, TV 4, tập 1=> thảo luận nhóm đơi).
 Đưa ra một vấn đề => cho học sinh tự giải quyết vấn đề qua việc tìm hiểu
thêm thơng tin, tài liệu.
VD: Tìm những nhân vật có ý chí, nghị lưc ( Luyên từ và câu mở: Mở rộng vốn
từ Ý chí – nghị lực).
 Nguyên tắc giao tiếp:
 Một tiết dạy, học sinh có quyền thắc mắc về một vấn đề nội dung hay liên hệ
của bài học, học sinh thắc mắc với giáo viên và giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả
lời.
VD như giải tích từ khó, một tình huống từ bài học ,…
 Thảo luận nhóm đơi, nhóm ba…tùy vào mức độ câu hỏi học sinh cùng thảo
luận với nhau hay thực hiện trong phần luyện đọc, giúp cho học sinh tự sửa
lỗi phát âm cho nhau.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ của học sinh:
 Để tiết học khơng bị nhàm chán thì mình có thể kèm thêm trị chơi mà các em
đều được chơi vào tiết học.
 Hệ thống câu hỏi phải đi từ dễ đến khó phù hợp với trình độ kiến thức của
học sinh.


 Ở các tiết tập đọc thì với phần luyện đọc câu dài, G/V thường cho học sinh
đọc tốt hơn đọc trước lớp, cịn các em đọc yếu hơn thì các em lắng nghe, và tập luyện
đọc thêm và giáo viên cho phần luyện đọc nhiều hơn để các em đọc cho nhau nghe và
cùng sửa lỗi cho nhau.
 Những học sinh thường sai lỗi chính tả phát âm thì G/V thường lưu ý cho các

em hơn để các em cố gắng khắc phục .Ở các tiết luyện đọc thì gọi các em tập đọc
nhiều hơn.
 Một tiết dạy ở tiểu học Tiếng Việt lớp 1 học vần UNG/ƯNG.
 Phát triển tư duy
+ Khi đưa vần mới cho các em học sinh thì giáo viên đưa vần UNG đi từ vần đến từ
sau đó đưa vần ƯNG thì ngược lại.=> Các em có thể ơn lại kiến thức đã học.
+ Các em tự đọc câu hỏi và tự trả lời theo sự hướng dẫn của giáo viên sau đó học sinh
chốt lại và cuối cùng thì giáo viên sẽ chốt lại.
 Giao tiếp
+ Đọc cho bạn nghe, đọc cho cô nghe sau đó cả lớp cùng đọc các vần,tiếng, từ.
+ Tổ chức thảo luận nhóm để cùng đưa ra ý kiến.
+ Giáo viên hỏi:- “Các con có thể miêu tả về cây hoa súng”=> Học sinh trả lời.
- So sánh giống và khác nhau giữa 2 vần.

 Chú ý đến tâm lí và trình độ
+ Trị chơi “pha nước cam” để kết thúc phần đọc của các em.
+ Trò chơi “ đưa thư” để củng cố kiến thức của học sinh ( Dùng khi các em tìm từ
chứa vần UNG và ƯNG và các từ đó chính là các từ ở SGK)

 Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế các tiết dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ” ) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục
(nếu thấy bất cập).
 Trả lời:
Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên ở trường
tiểu học qua các tiết dạy, bản thân em cũng có những thắc mắc khi lần đầu được tếp
cận thực tế :



+ Đối với tiết học vần lớp 1: Tiết thứ nhất kết thúc với phần luyện đọc nhưng trong
thực tế lại kết thúc với phần luyện viết.
+ Với tập đọc lớp 4: Khi chia đoạn tại sao không chia theo nội dung của từng đoạn
( vd: đoạn 1 ứng với nội dung 1) mà lại chia theo xuống dòng là một đoạn.
+ Việc soạn giáo án cũng có một số điểm khác so với khi học, nhất là về hình thức
trình bày.
Những thắc mắc đó thì em cũng thử đưa ra các giải pháp như sau:
- Trong dạy học tập đọc, chúng ta quá tập trung vào nhận biết, tái hiện các tình tiết
của đoạn văn mà ít giải thích và đặc biệt ít dạy cho hoc sinh đánh giá, liên hệ nên
chưa phát triển khả năng vận dụng, sáng tạo của học sinh.=> Các câu hỏi nên sử
dụng nhiều với các đồ dùng dạy học. Nên sử dụng câu hỏi mở, một câu hỏi mang
tính liên hệ bản thân, tạo cơ hội cho học sinh nói lên ý kiến của mình một cách tự
do.
- Trong phần luyện viết thì giáo viên thường chọn những bảng của học sinh viết đúng
mà ít chon bảng của học sinh viết sai=> Nên chon cân đối cả hai bảng để vừa nhận
xét vừa góp ý cho các em.
- Trong tiết Tập làm văn chúng ta hay để học sinh nhớ, thuộc bài mẫu để chép mà ít
dạy học sinh suy nghĩ để có ý tưởng của riêng mình.=> Cần ra dề bài tạo cơ hội cho
hoc sinh sáng tao.( Khi đi thi cả lớp cùng làm giống nhau phần mở bài)
VD: Thế nào là hạnh phúc? Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình.
- Trong khi dạy Luyện từ và câu chúng ta thường để ý đến nhận biết, phân tích,
phân loại mà ít chú ý đến việc sử dụng chúng để làm gì.
VD: Thế nào là tính từ? Tìm các từ trong câu có chứa tính từ mà ít hỏi: Tính từ dùng
để làm gì? Khi nào chúng ta sử dụng tính từ.
Trên đây là phần trình bày về việc nhận xét đánh giá các tiết học Tiếng Việt ở
trường tiểu học qua chuyến đi thực tập đợt 1 cũng như những thắc mắc, bất cập
mà em còn chưa hiểu, chưa biết cùng với một số những biện pháp đưa ra có thể
chưa đúng hoặc chưa phù hợp. Kính mong thầy xem xét giải quyết các thắc mắc
và những điều cịn sai sót, thiếu sót trong bài. Em xin chân thành cảm ơn!





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×