SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT NHÂN VIỆT
ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC 11
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề 1:
Câu 1: (1điểm) Tiêu hóa là gì ? Qua tiêu hóa Protein, cacbohidrat, lipit bị biến
đổi thành những chất gì ?
Câu 2: (1điểm) Trình bày tóm tắt quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày 4 ngăn ?
Câu 3: (1điểm) Hô hấp ở động vật có những hình thức nào?
Câu 4: (1điểm) Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận nào? Chức năng chủ
yếu của hệ tuần hoàn là gì?
Câu 5: (1điểm) Vẽ sơ đồ hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
Câu 6: (1điểm) Giải thích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật ?
Câu 7: (2 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân giải hiếu khí và phân giải kị
khí.
Câu 8: (2 điểm) Tại sao khi tiêm (chích) thuốc lại tiêm vào tĩnh mạch ?
------------HẾT-------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT NHÂN VIỆT
ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC 11
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề 2:
Câu 1: (1điểm) Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình tổng quát của
quá trình quang hợp.
Câu 2: (1điểm) Nêu vai trò của hô hấp đối với thực vật ? hô hấp ở thực vật có
những con đường nào?
Câu 3: (1điểm) Bề mặt trao đổi khí có những đặc điểm gì?
Câu 4: (1điểm) Vẽ sơ đồ đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn
kín.
Câu 5: (1điểm) Huyết áp là gì? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp?
Câu 6: (1điểm) Giải thích cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang
hợp.
Câu 7: (2 điểm) Trình bày sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của hệ tiêu hóa của
thú ăn thịt và thú ăn thực vật .
Câu 8: (2 điểm) Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt ?
------------HẾT-------------
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH 11
Đề 1:
Câu Nội dung Điểm
Câu1
Câu2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Khái niệm tiêu hóa ở động vật
-Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng phức tạp có trong thức ăn thành chất dinh
dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được .
-Protein --> axitamin.
-Lipit -----> glyxezin và axit béo.
-Cacbohidrat ---> glucozo.
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày 4 ngăn.
- Dạ cỏ: lưu trữ và làm mềm thức ăn, lên men, có nhiều VSV tiêu hóa xenlulozo.
- Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng ,nhai lại .
- Dạ lá sách : giúp hấp thụ bớt nước và chuyển thức ăn vào dạ múi khế.
- Dạ múi khế: tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein lẫn trong cỏ và vi sinh vật
Các hình thức hô hấp ở động vật.
-Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
-Hô hấp bằng hệ thống ống khí
-Hô hấp bằng mang
-Hô hấp bằng phổi
*Cấu tạo của hệ tuần hoàn.
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu- dịch mô.
- Tim: như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
- Hệ thống mạch máu: gồm động mạch , tĩnh mạch , mao mạch.
*chức năng của hệ tuần hoàn:Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để
đáp ứng cho các hoạt động sống khác của cơ thể
Hoạt động của hệ thống tự động của tim:Nút xoang nhĩ có khả năng phát xung điện .Cứ
sau 1 khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại phát xung điện . Xung điện lan khắp cơ
tâm nhĩ làm tâm nhĩ co,sau đó lan đến nút nhĩ thất bó his theo mạng puockin
lan khắp cơ tâm thất tâm thất co
Quan hệ của hô hấp với quang hợp
Quang hợp và hộ hấp là 2 mạch của chu trình sống, chúng gắn bó, phụ thuộc vào nhau như 1
thể thống nhất.
Quang hợp
CO
2
+ H
2
O C
6
H
12
O
6
+ O
2
.
Sự khác nhau cơ bản giữa phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
Phân giải hiếu khí.( hô hấp hiếu khí) Phân giải kỵ khí ( lên men)
-phải có oxi.
-diễn ra tại ti thể.
-có sự tạo ra ATP.
-có sự giải phóng CO
2
.
-Không cần oxi.
-diễn ra tại tế bào chất.
-không tạo ra ATP.
-có thể giải phóng CO
2
( lên men rượu )
hoặc không (lên men lactic).
- Tĩnh mạch nằm nông dưới da , dễ tìm thấy
- Lòng tĩnh mạch rộng dễ luồn kim
- Máu chảy trong tĩnh mạch chậm, áp lực máu nhỏ nên khi rut kim ra không bị phụt
máu
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1.0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1.0
1.0
0.5
0,5
2.0
0,5
0,5
0,5
0,5
2.0
0,5
0,5
1.0
Hô hấp
Đề 2:
Câu Nội dung Điểm
Câu1
Câu2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
*Khái niệm quang hợp ở thực vật .
Quang hợp ở thực vật là quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được
diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước.
*Phương trình quang hợp.
ánh sáng mặt trời
6CO
2
+ 12 H
2
O ------------------------ C
6
H
12
O
6
+ 6 H
2
O + 6O
2
.
Diệp lục.
*Vai trò của hô hấp đối với thực vật .
- duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật .
- cung cấp ATP cho các hoạt động sống của cây.
- tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ
thể.
-Có hai con đường hô hấp ở thực vật : hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí.
- Bề mặt trao đổi khí rộng .
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O
2
và CO
2
dễ dàng khuếch tán qua.
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch cề nồng độ khí O
2
và CO
2
để các khí dễ dàng
khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
*Hệ tuần hoàn hở:Máu từ tim động mạch khoang cơ thể (trao đổi máu trực tiếp với tế
bào) tĩnh mạch về tim.
*Hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim động mạch mao mạch (trao đổi máu gián tiếp với tế
bào qua thành mao mạch ) tĩnh mạch về tim.
*Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
*Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: lứa tuổi, gới tính, trong lượng cơ thể, lực co tim, nhịp
tim , khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu
Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp.
- chất nền stroma dạng lỏng (chứa nước), là môi trường để diễn ra phản ứng sinh hóa
của pha tối để tạo chất hữu cơ.
- Trên màng tilacoit có sắc tố quang hợpphù hợp cho việc tiếp nhận ánh sánh để thực
hiện pha sáng của quang hợp.
Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt .
-Đại diện : hổ, chó , mèo.
-Răng nanh phát triển, sắc nhọn --->
cắt, xé, róc thịt.
-Dạ dày đơn, to.
-Ruột ngắn .
Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thực vật .
-Đại diện : châu, bò, dê, thỏ.
-Răng hàm có nhiều gờ cứng--> nghiền nát
thức ăn ( xenlulozo).
-Dạ dày đơn, kép 4 ngăn.
-Ruột dài, manh tràng phát triển có nhiều VSV
cộng sinh để tiêu hóa xenlulozo
Tim hoạt động suốt đời mà không mệt vì:
-Trong chu kỳ hoạt động của tim thời gian co ít hơn thời gian ngỉ :
+ Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s
+ Tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s
Như vậy tim đa nghỉ trong mỗi chu kỳ hoạt động.
- Lượng máu đến nuôi tim lớn gấp 200 lần nuôi các bộ phận khác.
1,0
0,5
0,5
1.0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,5
1,0
0,25
0,75
1.0
0,5
0,5
2,0
0,5
0,5
0,5
0.5
2.0
0,5
0,5
0,5
0,5