TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA: SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Năm học: 2018 - 2019
Họ và tên: Phạm Thị Thùy Trang
Nghành: Sư phạm Tiểu học - Mầm non.
Lớp:
Tiểu học C – Khóa 6.
Giảng viên: ThS. Trần Dương Quốc Hòa.
Câu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường
tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm
lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
Lưu ý: Khuyến khích SV đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo
các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực).
* Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu
học.
Bài làm
Trong 1 tháng thực tập tại trường Tiểu học Phú Thanh, em đã được bồi dưỡng thêm
rất nhiều kinh nghiệm khi giảng dạy qua các tiết dạy mẫu của giáo viên các khối cũng
như dự các tiết dạy bình thường của giáo viên hướng dẫn. Theo em các tiết dạy mẫu,
cũng như tiết dạy bình thường của giáo viên hướng dẫn, các giáo viên hầu hết đều thực
hiện đủ 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học: nguyên tắc tư duy, nguyên
tắc giao tiếp, ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ vốn có của học sinh tiểu học.
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ (Tiếng Việt 5 tập 1)
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này. Giáo viên rèn các
thao tác tư duy cho học sinh như phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp,… Giáo viên
đặt học sinh vào trạng thái tư duy bằng cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt
động(quan sát tranh, tìm từ khó, cách đọc bài văn hay, hiểu nội dung bài,...).
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài thông qua các câu hỏi. Lúc này học
sinh đang gặp phải tình huống có vấn đề buộc phải tư duy thì khi đó học sinh sẽ độc lập
suy nghĩ để tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức đã có của mình. Và học sinh sẽ chú ý
hơn, tư duy nhanh, chính xác để giơ tay phát biểu.
+ Khi học sinh trình bày câu trả lời của mình địi hỏi sử dụng ngơn ngữ chính xác, ngắn
gọn để mọi người hiểu.
+ Giáo viên cho học sinh chọn đoạn đọc diễn cảm; luyện đọc diễn cảm theo nhóm đơi;
lắng nghe, nhận xét, tìm cách đọc hay.
+ Giáo viên sẽ thông qua câu hỏi kết hợp giáo dục học sinh, học sinh từ đó biết yêu quý
thiên nhiên, chăm sóc cây xanh trong lớp, ở gia đình, góp phần làm đẹp môi trường
xung quanh chúng ta.
- Nguyên tắc giao tiếp: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc thơng qua hoạt động luyện đọc, học
sinh được rèn cách đọc diễn cảm từng đoạn văn trong bài, phát âm, cách ngắt. Cho học
sinh nêu giọng đọc, học sinh tự đọc các câu có tự gợi tả (nhấn mạnh); câu phân biệt
giọng đọc của bé Thu ( hồn nhiên, nhí nhảnh) và giọng đọc của ông nội ( hiền từ, chậm
rãi), lớp nhận xét, sửa sai.
+ Giáo viên cho học sinh đọc từng câu nối tiếp nhau, đọc nhóm bốn, đọc cá nhân,, đọc
cả lớp. Trong lúc học sinh đọc thì cả lớp lắng nghe, sửa cách phát âm ngắt nghỉ cho bạn
(nếu sai).
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng nghe thông qua việc cho học sinh chọn
đoạn đọc diễn cảm; luyện đọc diễn cảm theo nhóm đơi; lắng nghe, nhận xét, tìm cách
đọc hay.
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng nói thơng qua việc trả lời các câu hỏi của
giáo viên, giúp khơi gợi học sinh cách nói một câu hồn chỉnh.
- Ngun tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH: Giáo viên đảm
bảo nguyên tắc này. Trong tiết dạy giáo viên cho học sinh thư giãn, tìm hiểu các loại
cây mà mà học sinh tìm được và mang lên lớp giới thiệu. Giáo viên tổ chức cho học
sinh thi đua đọc theo dãy, dãy này đọc to, rõ ràng thì thắng làm kích thích sự hứng thú
của học sinh.
Học vần
Ôn – Ơn (Tiếng Việt 1 tập 1)
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này. Giáo viên rèn các
thao tác tư duy cho học sinh như phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp… Giáo viên
đặt học sinh vào trạng thái tư duy bằng cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt
động(quan sát tranh, cài vần, cài tiếng, đánh vần, đọc trơn, viết bảng con,…)
+ Giáo viên đặt nhiều câu hỏi giúp học sinh kích thích tư duy. Học sinh độc lập suy
nghĩ thật nhanh để tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức đã có của mình. Giáo viên u
cầu học sinh phân tích vần ơn, ơn; phân tích tiếng chồn, sơn. Giáo viên hỏi học sinh về
sự giống nhau,khác nhau của vần ôn và vần ơn. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
để rút ra các từ khóa. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích các từ ứng dụng chứa tiếng
có các vần mới học.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc từ ứng dụng thông qua hoạt động tìm nghĩa
của từ qua tranh ảnh. Học sinh nhận biết được các từ ứng dụng thì từ nào chứa các tiếng
có vần vừa học.
- Nguyên tắc giao tiếp: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
+ Giáo viên kiểm tra bài cũ thơng qua trị chơi con vật. Học sinh viết vào bảng con các
từ có chứa các vần on, an, ăn, ân. Giáo viên quan sát và lấy đại diện bảng một số bạn.
Học sinh phân tích và đọc từ trong bảng con của mình, các bạn dưới lớp nghe và nhận
xét bài bạn.
+ Giáo viên đã xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức: vần ôn được
thể hiện trong tiếng chồn, tiếng chồn được thể hiện trong từ con chồn và vần ơn được
thể hiện trong tiếng sơn, tiếng sơn được thể hiện trong từ sơn ca.
+ Giáo viên đọc mẫu và rèn kỹ năng luyện đọc cho học sinh (đọc cá nhân nối tiếp nhau,
đọc theo bàn, đọc dạy, đọc cả lớp).
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các vần và từ khóa, giúp học sinh rèn kỹ năng viết,
nghe và nói (phát biểu độ cao các con chữ).
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH: Giáo viên đảm
bảo nguyên tắc này.Giáo viên nắm được đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của học sinh lớp 1
nên tiết học rất sinh động, học mà chơi, chơi mà học. Ở hoạt động luyện đọc từ ứng
dụng giáo viên lồng ghép hoạt động tìm nghĩa của từ qua tranh ảnh hấp dẫn và thu hút
sự chú ý của học sinh.
Chính tả (Nhớ – viết)
Hành trình của bầy ong ( Tiếng Việt 5 tập 1)
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này. Giáo viên rèn các
thao tác tư duy cho học sinh như phân tích, so sánh,… Giáo viên đặt học sinh vào trạng
thái tư duy bằng cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động(quan sát tranh, tìm từ
khó, tìm các từ viết hoa trong bài, hiểu nội dung bài,...).
+ Giáo viên kiểm tra kĩ năng viết đúng.
Cho HS viết một số từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/c đã học.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ viết.
Cho HS đọc đoạn viết 1 lượt.
+ Qua hai dịng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về cơng việc của lồi ong?
+ Bài có mấy khổ thơ? Viết theo thể thơ nào? Những chữ nào viết hoa? Viết tên tác
giả?
Học sinh nhớ và viết bài.
Từng cặp học sinh đổi vở để sốt lỗi chính tả.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cảm nghĩ về giữ gìn bảo vệ môi trường.
+ Gợi ý:
. Em đã làm việc gì về giữ gìn bảo vệ mơi trường?
. Em làm vào lúc nào? Ở đâu?
. Kết quả việc làm đó ra sao?
. Hãy nêu cảm nghĩ của em về việc làm đó?
* GDBVMT: Mỗi chúng ta đều nêu cao ý thức bảo vệ, giữ gìn mơi trường phù hợp với
khả năng của mình như vậy là ta đã góp phần bảo vệ mơi trường.
+ HS thi tìm từ ngữ có âm cuối s/x và c/t .
- Nguyên tắc giao tiếp: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
+ Giáo viên luôn tạo tình huống, nhu cầu giao tiếp cho học sinh. Đặt câu hỏi về việc giữ
gìn bảo vệ mơi trường.
+ Ở bài tập âm vần giáo viên hình thành cho học sinh kỹ năng đọc, nói (trả lời các câu
hỏi) và nghe (nghe các bạn trả lời, cách phát âm).
+ Rèn học sinh kỹ năng khi viết.
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH: Giáo viên đảm
bảo nguyên tắc này. Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ ngữ chứa các tiếng
có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/c. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thi đua
theo đội ở bài tập thi tìm nhanh, viết đúng. Trò chơi làm cho tiết học trở nên sôi nổi và
thu hút sự tập trung của học sinh.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường ( Tiếng Việt 5 tập 1)
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này. Giáo viên rèn các
thao tác tư duy cho học sinh như phân tích, so sánh,… Giáo viên đặt học sinh vào trạng
thái tư duy bằng cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động( trả lời câu hỏi, ghép
tiếng, đặt câu, …)
+ GV giúp học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Bảo vệ môi trường.
Luyện tập kỹ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về mơi trường, từ đồng nghĩa.
+ Khi học sinh trình bày câu trả lời của mình địi hỏi sử dụng ngơn ngữ chính xác, ngắn
gọn để mọi người hiểu.
+ Giáo viên sẽ thông qua câu hỏi kết hợp giáo dục học sinh, học sinh từ đó có ý thức
bảo vệ mơi trường và có hành vi đúng đắn với mơi trường xung quanh.
- Nguyên tắc giao tiếp: Giáo viên đảm bảo ngun tắc này.
+ Giáo viên ln tạo tình huống, nhu cầu giao tiếp cho học sinh. Đặt câu hỏi về việc giữ
gìn bảo vệ mơi trường.
+ Ở bài tập ghép tiếng bảo (có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”)giáo viên hình thành
cho học sinh kỹ năng đọc, nói (trả lời các câu hỏi) và tìm nghĩa của các từ ghép được.
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH: Giáo viên đảm
bảo nguyên tắc này. Giáo viên cho học sinh ghép tiếng bảo (có nghĩa là “giữ, chịu
trách nhiệm”). Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trị chơi thi đua theo nhóm ở bài tập
thi ghép nhanh để tạo thành từ phức, tìm hiểu nghĩa đúng . Trị chơi làm cho tiết học trở
nên sơi nổi và thu hút sự tập trung của học sinh.
* Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy
tích cực
- Tiêu chí mọi học sinh đều được tham gia hoạt động: Các tiết dạy của giáo viên đều
đảm bảo. Khi đưa ra các câu hỏi, yêu cầu giáo viên đều cho học sinh thời gian suy nghĩ
để trả lời nhiều hay ít tùy vào độ khó.
- Tiêu chí tự học sinh sản sinh ra tri thức: Các tiết dạy của giáo viên đều đảm bảo tiêu
chí này. Giáo viên dẫn dắt học sinh tự sản sinh ra tri thức. Khi gặp các câu hỏi khó giáo
viên đưa ra thêm gợi ý giúp học sinh tự suy nghĩ ra câu trả lời chứ giáo viên không trả
lời thay cho học sinh.
- Tiêu chí khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ thoải mái: GV ln tổ chức các trị chơi
xen kẽ với bài học, giúp HS vừa học vừa chơi, điều này giúp các em dễ dàng tiếp thu
kiến thức hơn. Ví dụ như trị chơi đố nhau, bắn tên,... giúp khơng khí lớp học sinh động
hơn.
Câu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất
các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
Bài làm
- Ở các tiết hội giảng hầu như các giáo viên đã gài học sinh trước khi lên tiết dạy.
- Ở tiết tập làm văn đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm
quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý văn miêu tả nên chất
lượng giờ tập làm văn còn hạn chế, thời lượng để dạy một tiết tập làm văn cho từ 35
đến 40 phút, hầu như học sinh chưa hoàn thành nội dung tiết học. Đề xuất: GV và học
sinh càn xác định rõ nhiệm vụ của môn tập làm văn. * Cần tăng thời lượng cho các tiết
dạy tập làm văn xây dựng dàn ý văn miêu tả để học sinh được rèn kĩ năng nhiều hơn
- Các tiết dạy trong lớp hầu như khơng theo trình tự, giáo viên khơng dạy theo quy
trình, và thời gian của một tiết dạy cũng khơng tn thủ.
- Ở trong tiết chính tả khi giáo viên u cầu học sinh tìm từ khó, học sinh phát biểu
nhưng từ đó khơng trùng với từ khó của giáo viên thì giáo viên nói khơng đúng, không
giải thích nghĩa từ đó cho học sinh. Đề xuất: giáo viên khơng phải phân tích từ khó đó
nhưng phải giải thích nghĩa cho học sinh biết.
- Ở tiết tập viết trong lớp giáo viên chỉ yêu cầu học sinh lấy vở tập viết ra viết chứ
không dạy theo quy trình.
- Trong q trình kiến tập em khơng thấy giáo viên hướng dẫn dạy phân môn kể
chuyện.