Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BAO CAO KI NANG SONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.84 KB, 3 trang )

GIÁO DỤCThứ sáu, 24/01/2014 14:12

Hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở
Gia Viễn
Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào
tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để khẳng định mình. Xác định được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống, năm học
2013-2014, ngành giáo dục huyện Gia Viễn đã triển khai hiệu quả đề tài "giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học" trên địa bàn huyện nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng
cần thiết, quan trọng trong cuộc sống để các em bắt nhịp với cuộc sống, tự bảo vệ mình
trước những nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống, chuẩn bị hành trang vững chắc để các em
học lên THCS và THPT, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc giáo dục
toàn diện học sinh.
Dự giờ một giờ học kỹ năng sống của học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học thị trấn Me, chúng tôi
cảm nhận được sự sôi nổi, gần gũi, cởi mở của học sinh trong tiết học. Khơng gian lớp học được
trang trí gần gũi, thân thiện với cuộc sống thực tế hàng ngày, chương trình được biên soạn cụ thể,
sát với đời sống thực tế, tiết học đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình, tích cực của học sinh.
Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã thể hiện được tính chủ động, say mê tìm
tịi, thể hiện mình và lĩnh hội tri thức. Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống,
kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyết vấn đề
kịp thời, hợp lý.
Em Trần Thị Hồng Nhung, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học thị trấn Me cho biết: em rất thích
học mơn kỹ năng sống vì trang bị cho chúng em những kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống
hằng ngày ở gia đình, nhà trường và ngồi xã hội, giúp em tự tin trong ứng xử, giải quyết các
tình huống liên quan, từ đó biết cảm thơng, chia sẻ, quan tâm đến bản thân mình và mọi người
xung quanh.
Cùng với việc triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thơng qua hình thức
lồng ghép, tích hợp trong các mơn học, tổ chức các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, việc triển
khai mỗi tuần một tiết học GDKN sống với những chủ đề cụ thể như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ
năng quản lý thời gian, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải thích, thuyết phục người khác… đã thu


được những kết quả bước đầu, góp phần nâng cao vốn sống, hiểu biết cho học sinh, nề nếp, kỷ
luật lớp học được nâng lên.
Mỗi thầy cô giáo cũng đã có những phương pháp hay để nâng cao hiệu quả môn học như gẫn
gũi, tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh, từ đó năm được hồn cảnh, sở thích, năng lực, sở
trường của từng em, tạo điều kiện cho các em phát triển tốt về mọi mặt, tạo cho các em tâm lý
gần gũi, thân thiện với mọi người để phát triển năng lực một cách tự nhiên khơng gị bó.
Bên cạnh đó, thơng qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi rèn cho các em kỹ
năng phân tích, tổng hợp vấn đề, giúp các em tự tin, năng động trong giao tiếp, ứng xử với bạn
bè, thầy cô và xã hội.


Cô giáo Trần Thị Mơ, Trường tiểu học thị trấn Me cho biết: Giáo dục kỹ năng sống là một mơn
học hết sức có ý nghĩa đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học khi vốn sống của các em
cịn hạn chế. Việc đưa mơn học giáo dục kỹ năng sống vào chương trình tại Trường tiểu học thị
trấn Me đã giúp các em có được những kỹ năng cơ bản, là tiền đề hết sức quan trọng trong việc
xây dựng con người biết tự chủ, tự lập, hợp tác, tự giác, tích cực làm việc và biết quan tâm, giúp
đỡ người xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách toàn diện và đổi
mới.
Đồng chí Trần Thị Ngát, Phó phịng Giáo dục huyện Gia Viễn cho biết: Qua thực trạng việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học trên địa bàn huyện Gia Viễn chính là các em
đã có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt về phát triển bản thân, quan hệ bạn bè, ứng xử trong gia
đình, ứng xử trong nhà trường, có nhận xét, đánh giá về đúng sự việc.
Tuy vậy việc thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện bản thân. Các em cịn ngại
nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tịi cịn hạn chế đặc biệt là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,
đề kháng cám dỗ, thích nghi, thốt hiểm...
Bên cạnh đó, mặc dù ở một số mơn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã
được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với
tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả chưa cao.
Qua tiến hành khảo sát bằng hình thức trắc nghiệm khách quan ở 1100 học sinh/22 trường tiểu
học, thì đã có 22,7% học sinh có kỹ năng tốt, 35% học sinh có hình thành kĩ năng, 42,7% học

sinh kĩ năng chưa tốt; 66,9% học sinh chưa biết giải quyết mâu thuẫn; 55,9% học sinh chưa biết
xử lý khi gặp nguy hiểm...
Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng tốt cịn ít và số học sinh có kĩ năng chưa tốt cịn
nhiều. Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm.
Do đó, năm học 2013-2014, ngành Giáo dục huyện đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở 22/22 trường tiểu học của huyện. 100% trường tiểu học tổ
chức giao lưu cấp trường, chọn đội tuyển tham gia giao lưu cấp huyện. Giao lưu cấp huyện được
tiến hành qua 2 vòng: vòng sơ khảo và vòng chung khảo. Ở vòng sơ khảo có 22 đội tuyển đại
diện cho 22 trường tiểu học tham gia, được chia thành 4 cụm, Ban tổ chức đã lựa chọn được 4
đội có thành tích xuất sắc nhất tham dự vòng chung khảo được tổ chức tháng 12-2013…
Hiệu quả bước đầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học trên địa bàn huyện Gia Viễn cho thấy các em biết tự chăm sóc bản thân một cách đúng đắn,
nhận biết những nơi nguy hiểm, những vật dụng, tình huống nguy hiểm, và cách ứng phó, biết
nhận diện những cảm xúc cơ bản, và kiềm chế cảm xúc, biết quý giá trị của thời gian và sử dụng
thời gian hợp lý, biết lựa chọn, sắp xêp ưu tiên cho những khoản chi phí.
Biết tìm điểm tích cực của người khác, khơng phân biệt đối xử bạn bè, có ý thức về việc chọn
bạn tốt và làm quen với bạn mới,có khả năng phối hợp thực hiện các mục tiêu theo nhóm, biết
cách hạn chế và khắc phục những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, biết đồng cảm về tinh thần và
chia sẻ về vật chất với người khác, biết các hoạt động tiếp khách và phép xã giao tại gia đình, có


thái độ tích cực với việc học và biết cân bằng học và chơi, tự tinvà biết cách nói trước đám đông,
biết giao tiếp đúng mực với giáo viên, cán bộ nhân viên ở trường.
Các em được thực hành những thói quen tốt, biết cách sống ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, yêu
thiên nhiên, nhận diện và hình thành năng lực đề kháng các cám dỗ phổ biến trong giới trẻ, biết
cách chấp nhận các văn hóa, phong tục tập quán khác nhau và ứng xử phù hợp, biết cách thốt
hiểm trong những tình huống thường gặp.
Hiện nay đã có 51,6% học sinh có kĩ năng tốt, 86,4% học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, 91,1%
học sinh biết giải quyết mâu thuẫn, 87,1% học sinh biết cách xử lý khi gặp nguy hiểm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×