Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

skkn một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Long Thành
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI
TRƯỜNG THPT LONG THÀNH

Người thực hiện: Trịnh Văn Danh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Ngoài giờ lên lớp



Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017



1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRỊNH VĂN DANH
2. Ngày tháng năm sinh: 05/09/1989
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: số 526 tổ 8 ấp 1B xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai
5. Điện thoại di động: 0937435133
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc
chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):
- Giảng dạy môn Vật lý lớp: 12A10.
- Công tác Đoàn thể: Bí thư Đoàn trường.
9. Đơn vị công tác:Trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sĩ.
- Năm nhận bằng: 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Vật lí nguyên tử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học vật lí và công tác Đoàn.
Số năm có kinh nghiệm: 5 năm
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng công tác Đoàn tại trường THPT Long Thành”, 5/2016.



2
Tên SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TẠI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các đơn vị trường học là một trong
những nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở trường THPT. Tình
trạng học sinh thiếu thốn kĩ năng sống và các giải pháp để nâng cao kĩ nâng sống
cho học sinh đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy, việc nâng cao chất
lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT đang là một vấn đề hết sức
cấp thiết.
Hiện nay, tại trường THPT Long Thành, Đoàn thanh niên đang giữ một vai
trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Nhà trường không có bộ
phận quản sinh phụ trách các vấn đề về thực hiện nội quy của học sinh. Đoàn thanh
niên phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ: tuyên truyền các chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước, đảm bảo việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh,
xử lí các vi phạm của học sinh, tổ chức thực hiện các hoạt động do Phòng Công tác
học sinh – sinh viên của Sở GD và ĐT Đồng Nai, Huyện Đoàn Long Thành và các
Đoàn cấp trên giao phó, tổ chức các phong trào để học sinh có thể phát triển toàn
diện cả về tri thức và đạo đức. Trong đó, việc giáo dục, tăng cường kĩ năng sống
cho học sinh được Đoàn trường xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần
phải thực hiện chính xác, đầy đủ, đa dạng và phong phú, trong nghị quyết Đại hội
Đoàn hàng năm của Đoàn trường đều nêu rõ mục tiêu nâng cao kĩ năng sống cho
học sinh của trường.
Với thực trạng xã hội hiện nay, đa số các trường học, gia đình học sinh chỉ
chủ yếu tập trung vào việc dạy văn hóa, ôn tập kiến thức cho học sinh mà chưa chú
trọng vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, để học sinh có đủ kĩ năng để
giải quyết các vấn đề khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Đa số học sinh ở trường
THPT chủ yếu thời gian trong ngày tập trung vào học hành, khi rảnh rỗi thì lại sử

dụng internet để chơi game, online Facebook nên thời gian để tự bồi dưỡng về kĩ
năng sống là vô cùng ít ỏi, vì vậy các em rất thiếu các kĩ năng sống từ những việc
đơn giản nhất.
Trong các năm học vừa qua, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo
tỉnh Đồng Nai cũng đã có các chỉ đạo về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
các cấp học. Đặc biệt là lứa tuổi THPT, lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý và
dễ gặp phải những khó khăn thử thách khi bước vào cuộc sống.
Xuất phát từ những thực trạng và khó khăn nêu trên, để nâng cao kĩ năng
sống cho học sinh tại trường THPT Long Thành, tôi đã thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tại
trường THPT Long Thành”.


3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm kỹ năng sống
Hiện nay có nhiều quan niệm về kỹ năng sống và mỗi quan niệm lại được
diễn đạt theo những cách khác nhau giành cho các lứa tuổi khác nhau trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tuy nhiên khái niệm này vẫn trong tình
trạng chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ.
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO):
“Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia
vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình
phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu
quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là
khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc
sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về
mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với

người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có
vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất,
tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã
hội này.”
Theo quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF): “Kĩ năng sống là khả
năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng
tránh được các tình huống. Các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến
thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”
thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính
chất xây dựng.”
2.1.2. Phân loại kỹ năng sống
Với nhiều khái niệm khác nhau về kỹ năng sống nên cũng có nhiều cách
phân loại khác nhau. Tuy nhiên, tôi lựa chọn cách phân loại của UNICEF để thuận
tiện hơn trong việc truyền đạt, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tôi.
Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) kỹ năng sống được phân
loại thành 3 nhóm: kỹ năng xã hội, kỹ năng phát triển nhận thức và kỹ năng đối
phó với cảm xúc và làm chủ bản thân, cụ thể như sau :
* Nhóm kỹ năng xã hội gồm các kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp:
+ Truyền thông bằng lời và không bằng lời
+ Lắng nghe tích cực
+ Biểu lộ cảm xúc, phản hồi
+ Kỹ năng quan hệ, tương tác liên nhân cách


4
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng, từ chối
+ Thương lượng và xử lý mâu thuẫn
+ Kỹ năng tự khẳng định
+ Kỹ năng từ chối

- Kỹ năng quan hệ xã hội
- Kỹ năng làm việc nhóm/hợp tác
- Kỹ năng thấu cảm
- Kỹ năng động viên:
+ Kỹ năng ảnh hưởng và thuyết phục
+ Kỹ năng tạo mạng lưới và động viên
* Nhóm kỹ năng phát triển nhận thức gồm các kỹ năng:
-Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề:
+ Kỹ năng thu thập thông tin
+ Đánh giá hệ quả tương lai của những hành động hiện tại đối với bản thân và
người khác
+ Xác định các giải pháp khác nhau cho vấn đề
+ Kỹ năng phân tích ảnh hưởng của các giá trị, thái độ, động cơ của bản thân
và người khác.
- Kỹ năng suy nghĩ có phán đoán
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
* Nhóm kỹ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân gồm các kỹ năng:
- Kỹ năng quản lý căng thẳng
+ Quản lý thời gian
+ Tư duy tích cực
+ Kỹ thuật thư giãn
- Kỹ năng quản lý cảm xúc
+ Làm chủ sự tức giận
+ Xử lý những đau buồn và lo âu.
+ Đối phó với những sự mất mát, lạm dụng, chấn thương
- Kỹ năng tự điều chỉnh (tự ý thức, tự chủ)
+ Ý thức về giá trị bản thân.
+ Kỹ năng xây dựng sự tự tin
+ Ý thức về bản thân, bao gồm ý thức về quyền, ảnh hưởng, giá trị, thái độ,
mặt mạnh, mặt yếu của bản thân.



5
Tuy có sự khác biệt về sự phân loại các nhóm kỹ năng sống nhưng các tổ chức
UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kỹ năng sống cơ bản, được xem
như cần thiết nhất cho tất cả mọi người trong đó có học sinh trung học phổ thông,
đây cũng chính là những kỹ năng tôi hướng đến trong quá trình thực hiện việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Long Thành, đó là:
1. Kỹ năng ra quyết định
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo
4. Kỹ năng tư duy phê phán / suy nghĩ có phán đoán
5. Kỹ năng truyền thông có hiệu quả
6. Kỹ năng giao tiếp giữa người và người
7. Kỹ năng tự nhận thức bản thân
8. Khả năng thấu cảm
9. Kỹ năng ứng phó với cảm xúc
10. Kỹ năng ứng phó với stress
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Vấn đề dạy kỹ năng sống đã có chỉ đạo của Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục
đào tạo hàng năm, tuy nhiên ở trường THPT thời gian để các em học văn hóa rất
nhiều, số tiết giành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp còn rất ít, chủ yếu lồng ghép
với tiết chủ nhiệm.
- Nhà trường cũng chưa có giáo viên chuyên trách để giảng dạy kỹ năng sống cho
học sinh, dù các giáo viên chủ nhiệm đã được tập huấn dạy kĩ năng sống ở trường
Đại học Đồng Nai vào đầu các năm học nhưng vì vấn đề thời gian học của học sinh
nên số tiết dạy kỹ năng sống vẫn còn hạn chế.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh giành cho kỹ năng sống của con cái chưa
thực sự đúng mức, nhiều phụ huynh chỉ quan tâm con cái được học sinh giỏi, sao
cho con mình học thật nhiều còn các hoạt động khác để phát triển toàn diện con cái

thì được được chú trọng.
- Đa số các em học sinh cũng chưa chú trọng được tầm quan trọng của kỹ năng
sống nên khi các em phải đối mặt với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống thì các
em thường lúng túng để giải quyết. Thời gian rảnh rỗi của các em thường được sử
dụng không hợp lý, chủ yếu là dùng để online facebook, chat với nhau, xem phim,
chơi game, không chú ý đến các hoạt động thực tế như rèn luyện thể lực, giao tiếp
xã hội, làm việc nhóm, tham gia các hoạt động xã hội để trau dồi bản thân.
- Ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện của các học sinh là chưa tốt. Tình
trạng học sinh xả rác không đúng nơi qui định và không tắt đèn quạt trước khi ra
về vẫn diễn ra.
- Đa số học sinh được cha mẹ cưng chiều, việc duy nhất của các em chỉ là học, việc
nhà từ những điều nhỏ nhất như quét nhà, rửa chén, dọn dẹp phòng, nấu cơm… các


6
em không hề đụng tay vào làm, chính những điều này làm cho các em gặp rất
nhiều khó khăn khi rời xa cha mẹ, sống cuộc sống xa nhà và cả cho tương lai sau
này của các em.
Trước những thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT Long Thành, tăng thời gian, đa dạng
hóa nội dung và hình thức. Vì vậy tôi đã thực hiện việc nâng cao kỹ năng sống cho
học sinh trường tôi bằng cách dành ra 15 phút giờ chào cờ hàng tuần để thực hiện
một chuyên đề kỹ năng sống, bên cạnh đó việc tuyên truyền, vận động, khuyến
khích các em tự thay đổi mình, tự tìm hiểu và nâng cao kỹ năng sống cũng được
Ban giám hiệu nhà trường và tôi thực hiện thường xuyên bằng các hình thức: nói
chuyện dưới cờ, giới thiệu các sách hay về kỹ năng sống, trò chuyện riêng với học
sinh, đăng các câu chuyện hay, các gương sáng về nghị lực, lối sống lên facebook
cá nhân để học sinh theo dõi.
- Đề xuất giải pháp: Để giải quyết thực trạng nêu trên tôi đưa ra 4 giải pháp như
sau:

+ Giải pháp 1: Nâng cao khả năng quản lý bản thân của học sinh.
+ Giải pháp 2: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện của học
sinh.
+ Giải pháp 3: Nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe của học sinh.
+ Giải pháp 4: Nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, học đi đôi
với thực hành và duy trì đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Các giải pháp tôi đã đưa ra chưa từng được thực hiện tại trường THPT Long
Thành trước đây, kết quả đã mang lại nhiều thành công: khi tôi thực hiện các
chuyên đề kỹ năng sống dưới cờ, tôi nhận thấy các em rất chú ý lắng nghe, rất hợp
tác với tôi để giải quyết các vấn đề cũng như nêu ra ý kiến của mình về vấn đề đó.
Tôi nhận được sự phản hồi rất tích cực của các em học sinh về các chủ đề kỹ năng
sống mà tôi thực hiện dưới cờ, đã giúp cho các em ý thức được tầm quan trọng của
kỹ năng sống. Các em đã quản lý bản thân mình tốt hơn trong các vấn đề thời gian,
trì hoãn công việc, sử dụng internet hữu ích. Ý thức về việc giữ gìn vệ sinh lớp học
và sân trường của các em đã được nâng cao đáng kể, đèn quạt của các lớp sau khi
giờ học kết thúc đều được tắt, ý thức tiết kiệm điện đã được nâng cao hơn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Giải pháp 1: Nâng cao khả năng quản lý bản thân của học sinh.
3.1.1. Mục đích của giải pháp 1
Trong cuộc sống hiện nay, tầm quan trọng của việc quản lý bản thân là cực
kỳ quan trọng. Bất kỳ cá nhân nào, dù ở trong lĩnh vực nào, nếu muốn thành công
đều phải quản lý thật tốt bản thân mình. Đặc biệt, với học sinh trung học phổ
thông, việc quản lý bản thân là một thách thức rất lớn. Các em đối mặt với rất
nhiều cám dỗ của cuộc sống: game online, phim ảnh, ma túy, bạn bè xấu lôi kéo.
Nếu các em hiểu rõ bản thân, có đầy đủ các kỹ năng để quản lý bản thân mình thật


7
tốt, các em sẽ tự mình định hướng, tự rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân mình.
Khi đó, tôi nghĩ rằng các em sẽ trở thành người tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

3.1.2. Các bước thực hiện giải pháp 1
Phạm vi và đối tượng tham dự: toàn bộ học sinh 3 khối 10, 11, 12 của
trường THPT Long Thành. Để thực hiện việc nâng cao kỹ năng quản lý bản thân
của học sinh tôi thực hiện các bước sau:
+ Lên kế hoạch chi tiết, trình lên Ban giám hiệu để xin ý kiến.
+ Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu, tôi đã tham khảo trên internet các
chủ đề kỹ năng sống cần thiết cho việc quản lý bản thân của học sinh.
+ Họp Ban chấp hành Đoàn trường để thống nhất các chủ đề kỹ năng sống mà các
em thấy cần và muốn được nâng cao hơn.
- Cho lớp trưởng các lớp bốc thăm chủ đề kĩ năng sống của lớp mình.
- Trình bày ý tưởng thực hiện: có thể thuyết trình, đóng kịch và có thể tham khảo
các kĩ năng đã được thiệc hiện trên VTV3 và VTC4 đã được đưa lên Youtube.com.
- Khi sắp đến lượt của lớp mình thực hiện chủ đề đã bốc thăm, lớp trưởng phải lên
nộp cho Văn phòng Đoàn nội dung của bài thuyết trình hoặc kịch bản liên quan
đến chủ đề kĩ năng sống mà lớp sẽ thực hiện vào 1 tuần trước đó.
- BCH Đoàn, cụ thể là 2 giáo viên sẽ xem trước bài thuyết trình hoặc kịch bản, góp
ý để cho các lớp hoàn thiện hơn chủ đề của lớp mình. Người thuyết trình sẽ thuyết
trình trước cho BCH Đoàn nghe để góp ý và có sự chuẩn bị kĩ hơn khi nói trước
cờ.
- Các lớp thực hiện chủ đề kĩ năng sống vào các ngày chào cờ thứ 2 hàng tuần:
+ Buổi sáng: từ 7h30 – 7h45
+ Buồi chiều: từ 16h45 – 17h
+ Mỗi lớp có từ 10 – 15 phút để thực hiện.
- Sau khi các lớp thực hiện xong kĩ năng sống của mình. Tôi sẽ tổng kết lại những
kĩ năng cần thiết, cô đọng hơn cho học sinh nắm rõ. Bản thân tôi cũng phải chuẩn
bị trước, lấy thông tin qua Internet và kĩ năng sống của bản thân để có thể giúp các
em nắm vấn đề tốt hơn, truyền đạt những trải nghiệm của bản thân liên quan đến
vấn đề mà các em đang trình bày để có dẫn chứng xác thực hơn, thuyết phục các
em hơn.
+ Khối 12 của trường được tôi lựa chọn để thực hiện các chủ đề kỹ năng sống quản

lý bản thân hiệu quả vì tôi nghĩ rằng với sự trưởng thành trong nhận thức và kiến
thức, khối 12 sẽ mở đầu và thực hiện tốt hơn. Cụ thể như sau:
CÁC CHỦ ĐỀ KĨ NĂNG SỐNG CỦA KHỐI 12 – NĂM HỌC: 2015 – 2016
Thời gian thực hiện: giờ chào cờ thứ 2 hàng tuần
Các lớp thực hiện theo thứ tự đã bốc thăm.
Hình thức: thuyết trình, tiểu phẩm…
Các lớp nộp bài thuyết trình hoặc nội dung kịch bản về văn phòng Đoàn trước 1
tuần. Các lớp chọn ra 1 bạn để thuyết trình, bạn phụ trách việc thực hiện chủ đề kĩ


8
năng sống của lớp sẽ gặp thầy Danh vào chiều thứ 7 của tuần trước đó để thuyết
trình trước. Lớp nào thực hiện tiểu phẩm thì sẽ diễn thử vào thứ 7 để Đoàn trường
kiểm duyệt và góp ý.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

TÊN CHỦ ĐỀ KĨ NĂNG SỐNG
Mục tiêu học tập

Trở nên tự tin hơn
Niềm tin
Nói lời từ chối khéo léo
Ý nghĩa thực sự của việc học
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kỉ luật bản thân
Dùng mạng xã hội hiệu quả
Kĩ năng chọn sách và tài liệu
Quản lí thời gian
Lòng tự trọng
Lắng nghe và thấu hiểu

LỚP THỰC
HIỆN
12A4
12A8
12A10
12A9
12A11
12A5
12A12
12A7
12A6
12A2
12A1
12A3

Ngày thực
hiện
21-09-2015

28-09-2015
05-10-2015
12-10-2015
19-10-2015
26-10-2015
02-11-2015
09-11-2015
16-11-2015
23-11-2015
30-11-2015
07-12-2015

+ Ngoài ra, hàng tuần, vào giờ chào cờ, tôi thường chia sẻ với các em học sinh các
bài viết trong các sách hay cho đoàn viên thanh niên: Cafe cùng Tony buổi sáng,
Trên đường băng đã giúp cho các em có những định hướng đúng đắn, tập thể dục
thể thao, rèn luyện đạo đức, trau dồi các kĩ năng để hướng đến tương lai tốt đẹp.

Hình 1: Giới thiệu cho đoàn viên – học sinh các sách hay để trau dồi kĩ năng
sống cho học sinh tại trường THPT Long Thành


9
- Bản thân tôi cũng tự mình chuẩn bị một số chủ đề kỹ năng sống về quản lý bản
thân để thuyết trình mẫu cho học sinh các lớp dưới cờ: quản lý thời gian, kĩ năng
giao tiếp với người lạ vào đầu các năm học cho học sinh lớp 10. Tôi tự mình xem
các clip trên Youtube, rồi sau đó soạn theo cách diễn đạt của bản thân để truyền tải
đến học sinh, tôi chú trọng việc tương tác với học sinh trong quá trình thực hiện
chủ đề để các em tập trung hơn, thích thú hơn.

Hình 3: Tôi thực hiện kỹ năng sống dười cờ cho học sinh vào giờ chào cờ

thứ hai hàng tuần


10
- Ngoài ra tôi còn phối hợp với Huyện Đoàn Long Thành, mời chuyên gia tâm lý
Thạc sỹ Đào Lê Hoà An – giảng viên khoa tâm lý học trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh về nói chuyện về tình yêu tuổi học đường cho học sinh
nhân dịp tổ chức ngày hội “Khi tôi 18” và “Ngày hội an toàn giao thông”.

Hình 4: Thạc sỹ tâm lý Đào Lê Hòa An nói chuyện với học sinh trường THPT
Long Thành về tình yêu tuổi học đường
3.1.3. Hiệu quả của giải pháp 1
Với 12 chủ đề kĩ năng sống được 12 lớp khối 12 thực hiện trong học kỳ I năm
học 2015 – 2016, tôi nhận thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong việc quản lý bản thân
của học sinh:
 Các em trở nên tự tin hơn: khi đứng lên phát biểu dưới cờ, trước hơn 1300
học sinh của trường nhưng các em đều nói rất lưu loát, đều tự giới thiệu bản
thân, chào hỏi thầy cô các bạn trước khi trả lời câu hỏi. Các em đều rất thoải
mái, không căng thẳng khi phải nói trước đám đông, vì đã thấy và lắng nghe
rất nhiều bạn thực hiện, đặc biệt là các bạn phụ trách thuyết trình của mỗi lớp.
 Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu của các em tốt hơn: khi một bạn thuyết trình
chủ đề kỹ năng sống dưới cờ các học sinh còn lại đều tập trung lắng nghe, khi
bạn thuyết trình đưa ra câu hỏi, tôi nhận thấy các em đều nắm vấn đề bạn
đang nói và trả lời câu hỏi bạn đưa ra rất tốt.
 Kỹ năng dùng mạng xã hội của các em đã có sự chuyển biến tích cực: tôi kết
bạn với rất nhiều em học sinh của trường, sau khi thực hiện chuyên đề “Dùng


11
mạng xã hội hiệu quả” các em đã ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội:

share các bài viết hay về kỹ năng sống cho bạn bè; các trong học tập trên
internet như Hocmai.vn, thuvienvatly.com đã được các em share nhiều hơn để
phục vụ cho việc học tập.
 Thư viện của nhà trường đã tiếp nhận nhiều học sinh đến đọc sách và mượn
sách hơn sau khi thực hiện chuyên đề “kỹ năng chọn sách và tài liệu”.
 Vấn đề đi học trễ cũng đã được khắc phục hơn sau khi thực hiện chuyên đề:
“Kỉ luật bản thân”. Các bạn khác trong lớp cũng thường xuyên nhắc nhở bạn
bè mình thực hiện tốt nội qui, thực hiện kỉ luật của bản thân tốt hơn. Các em
quản lý thời gian của bản thân tốt hơn, nhiều em học sinh đã chia sẻ với tôi
thời gian biểu của bản thân mà các em đã lập ra cho từng ngày, từng tuần.
 Các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc học, có mục tiêu cụ thể hơn
trong học tập và rèn luyện bản thân.
- Với chủ đề kỹ năng sống: “Tình yêu tuổi học đường” do thạc sỹ Đào Lê Hòa
An thực hiện cũng đã giúp cho các em hiểu rõ hơn về những vấn đề gặp phải khi
yêu ở tuổi học đường, để từ đó các những biện pháp bảo vệ bản thân khỏi bị tổn
thương cả về mặt tâm lý lẫn con người.
- Với chủ đề kỹ năng giao tiếp với người lạ do tôi thực hiện, tôi nhận được sự
phản hồi rất tích cực từ học sinh lớp 10 là đã thực sự tự tin hơn trong việc kết bạn
với các bạn trong lớp, dù các em mới vào trường bắt đầu hòa nhập vào môi
trường mới, bạn bè mới.
Dưới đây là một số hình ảnh của việc thực hiện giải pháp 1: “Nâng cao khả năng
quản lý bản thân của học sinh”.

Hình 5: Học sinh thuyết trình chủ đề kỹ năng sống trước cờ


12

Hình 6: Học sinh thực hiện tiểu phẩm để thực hiện chuyên đề KNS dưới cờ
3.2. Giải pháp 2: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện của học

sinh trường THPT Long Thành.
3.2.1. Mục đích của giải pháp 2
Trong học kỳ I, năm học 2013 – 2014, tôi nhận thấy các em học sinh trong
trường có ý thức chưa tốt trong việc gìn giữ vệ sinh chung. Đặc biệt là việc xả rác
trong sân trường và cả trong lớp học. Vì vậy, tôi mong muốn nâng cao ý thức của
học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, giữ gìn môi trường sống xung
quanh, để từ đó sẽ lan tỏa sang những người thân trong gia đình, bạn bè của các em
góp phần nhỏ vì một đất nước Việt Nam sạch đẹp hơn.


13
Với số lượng học sinh đông đúc, số lớp là 34 lớp nên việc sử dụng các thiết
bị điện ở trường THPT Long Thành rất nhiều, tuy nhiên ý thức tiết kiệm điện của
các học sinh chưa cao, trời không quá nóng cũng bật hết quạt, rất nhiều lớp vẫn bật
đèn dù độ sáng đã đủ và đặc biệt là khi ra về các em không tắt các thiết bị điện.
Chính những điều này đã gây lãng phí lớn cho nhà trường cũng như đất nước. Vì
vậy tôi luôn mong muốn nâng cao ý thức tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng điện
hợp lí cho học sinh trường THPT Long Thành.
3.2.2. Các bước thực hiện giải pháp 2
Với quyết tâm cải thiện tình hình này, tôi đã thực hiện giải pháp như sau:
- Tuyên truyền cho học sinh dưới cờ về tác hại của ô nhiễm môi trường và sự cần
thiết của việc bảo vệ môi trường.Tôi đã lấy những dẫn chứng về ngôi trường THPT
chuyên Quang Trung (Bình Phước) để cho học sinh noi theo: ngôi trường không hề
có nhân viên lao công thu dọn rác, mỗi học sinh luôn tự có ý thức nhặt rác bỏ vào
thùng rác khi nhìn thấy rác, lớp học đều do các em tự quét dọn, luôn sạch sẽ không
hề có một mẩu rác, từ đó tôi mong muốn học sinh trường tôi noi theo.
- Tôi đã đưa ra khẩu hiệu mà tôi học hỏi được từ trường THPT chuyên Quang
Trung: “Mắt thấy rác tay nhặt liền” và khẩu hiệu: “THPT Long Thành xanh, sạch,
đẹp” cũng được các học sinh trường tôi nghe vào các buổi chào cờ và tôi dự kiến
sẽ in thành các bảng khẩu hiệu và treo ở những vị trí thuận tiện nhất cho học sinh

nhìn thấy. Tôi còn đăng các khẩu hiệu này lên fanpage của Đoàn trường và
facebook của cá nhân.
- Ở các thùng rác trong sân trường và các khu hành lang, tôi và Ban chấp hành
Đoàn thực hiện việc in và dán khẩu hiệu vào thân thùng rác: “Rác ơi vào đây”.
- Để việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi từ từ đi vào nề
nếp, tôi đã họp Ban chấp hành Đoàn và đưa ra biện pháp: trong các giờ ra chơi, đội
cờ đỏ của Đoàn trường sẽ đi quan sát và ghi nhận những trường hợp vi phạm về
việc xả rác trong sân trường. Sau giờ ra về, các bạn trong Ban chấp hành Đoàn sẽ
đi kiểm tra các lớp học, nếu vị trí nào có rác sẽ ghi nhận lại, trừ điểm thi đua của
lớp. Những trường hợp vi phạm sẽ phải đi lao động quét nhặt rác toàn bộ sân
trường trong một buổi.
- Việc tiết kiệm điện, cũng được tôi tuyên truyền cho học sinh: như việc hưởng
ứng giờ Trái Đất, mỗi gia đình các em tắt điện từ 20h30 đến 21h30 ngày
29/03/2014 và 29/03/2015, vận động các em tuyên truyền cho gia đình và các hàng
xóm thực hiện Giờ trái đất. Yêu cầu tất cả các lớp, sau giờ ra về phải tắt hết đèn,
quạt của lớp mình, Ban chấp hành sẽ đi kiểm tra, nếu lớp nào chưa tắt đèn, quạt sẽ
bị trừ thi đua.
- Ban chấp hành Đoàn trường THPT Long Thành phối hợp với Ủy ban nhân dân
thị trấn Long Thành tổ chức cho các em học sinh quét sạch vỉa hè, dọn dẹp rác để
đón Tết Nguyên Đán 2015.
Kết quả: sau khoảng một tháng thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy ý
thức của học sinh trong việc giữ gìn môi trường, bỏ rác đúng chỗ và tiết kiệm điện
đã được cải thiện đáng kể. Sân trường, lớp học sạch sẽ hơn, các cô lao công cũng


14
phản ánh với nhà trường rằng công việc của mình đã dễ dàng hơn. Tôi tin rằng nếu
như tiếp tục thực hiện các giải pháp trên trong một thời gian dài, có thể là cả trong
ba năm các em ngồi dưới mái trường THPT thì các em sẽ có ý thức tốt hơn trong
việc gìn giữ vệ sinh môi trường và đất nước ta sẽ có những con người có trách

nhiệm với môi trường sống, đó là mục đích mà giải pháp của tôi hướng đến.

Hình 7: Tuyên truyền các khẩu hiệu nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường qua fanpage: Đoàn trường THPT Long Thành

Hình 8: Vận động học sinh tiết kiệm
điện hưởng ứng giờ Trái đất năm
2015 thông qua fanpage: Đoàn
trường THPT Long Thành


15

Hình 9: Học sinh trường THPT Long Thành mít – tinh
hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2015

Hình 10: Học sinh trường THPT Long Thành dọn dẹp vỉa hè trước Tết.
3.2.3. Hiệu quả của giải pháp 2
Sau khi thực hiện giải pháp 2, ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện
của học sinh trường THPT Long Thành đã tăng lên rõ rệt. Rất nhiều học sinh đã


16
thuộc lòng câu nói: “Mắt thấy rác, tay nhặt liền” và đã thực hiện. Sân trường,
phòng học đã sạch sẽ hơn, trước khi ra về các học sinh đều tự động dọn dẹp rác ở
trong hộc bàn và khu vực chỗ ngồi của mình. Các lớp đã phân công học sinh tắt
đèn quạt trong phòng học lớp mình trước khi ra về.
3.3. Giải pháp 3: Nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe của học sinh.
3.3.1. Mục đích của giải pháp 3
Với mục tiêu mà trường THPT Long Thành hướng đến hiện nay: “Phát triển

toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất”. Hoạt động phát
triển thể chất, nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe là hoạt động được nhà trường rất
quan tâm.
Hiện nay với sự phát triển của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sân chơi cho
các em học sinh càng ngày càng bị thu hẹp, sân bóng đá, sân bóng chuyền không
có đủ để các em chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe. Thêm vào đó các em lười vận
động chỉ muốn ở trong nhà cầm điện thoại, laptop để lên mạng nên việc rèn luyện
thể lực không được các em quan tâm nhiều. Vì vậy, tôi mong muốn có thể tạo ra
các sân chơi, các phong trào thể dục thể thao để các em thấy được tầm quan trọng
cũng như sự yêu thích dành cho thể thao.
3.3.2. Các bước thực hiện giải pháp 3
- Hàng năm, Đoàn trường luôn phối hợp với tổ thể dục tổ chức Hội khỏe phù đổng
cấp trường, với nhiều nội dung thi đấu: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, cờ
tướng, điền kinh, đẩy gậy. Tôi sẽ phụ trách việc tuyên truyền, vận động các em học
sinh của trường đăng ký tham gia các môn, nhận danh sách đăng ký và chuyển cho
các giáo viên tổ thể dục. Tôi sẽ thông báo lịch thi đấu cho học sinh, khuyến khích
học sinh các lớp đến tham gia cổ vũ cho các bạn thi đấu để có tính lan tỏa đến
nhiều học sinh hơn.
- Hàng năm, vào dịp kỉ niệm 26/03 ngày thành lập Đoàn tôi đều tổ chức cho các
em các hoạt động để tăng cường tình đoàn kết trong lớp, tăng cường việc rèn luyện
thể lực như cuộc thi nhảy dây tập thể, kéo co, nhảy bao bố, nhảy flashmod.
- Vào các giờ chào cờ thứ hai hàng tuần, tôi luôn tuyên truyền, kêu gọi các em học
sinh tập thể dục, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, mỗi ngày tập thể
dục ít nhất 30 phút để có một thân thể cường tráng, làm nền tảng cho việc học tập,
lao động. Tôi giới thiệu các gương thầy cô trong trường luôn tập thể dục mỗi ngày
để tăng cường sức khỏe để học sinh noi theo: thầy hiệu trưởng Nguyễn Trần Quốc
Việt luôn vào trường tập thể dục vào mỗi buổi sáng, thầy Lê Trí Kiên luôn chạy
3km mỗi ngày.
- Bản thân tôi cũng noi gương cho học sinh bằng cách thay vì đi xe máy để đi dạy,
tôi đã mua xe đạp và đạp xe đến trường để đi dạy.

- Hàng năm, trước khi Ủy ban nhân dân huyện Long Thành tổ chức cuộc thi chạy
việt dã vì sức khỏe toàn dân, tôi đều vận động học sinh tập luyện để tham dự cuộc
thi. Khi tôi cho các em tự đăng ký tham dự cuộc thi, số lượng đăng ký rất ít. Tôi đã
đến từng lớp, phân tích, động viên cho các em đăng ký tham gia cuộc thi vì sức


17
khỏe của bản thân và cũng mang lại thành tích cho nhà trường. Kết quả khi tôi đi
từng lớp để vận động học sinh tham gia, số lượng đã tăng lên gần 20 lần so với
việc học sinh tự đăng ký.
- Tôi đã đưa ra ý tưởng thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao với các môn thể
thao các em học sinh ưa thích để các em tham gia tập luyện từ đó tăng cường sức
khỏe. Trong năm học 2016 – 2017, câu lạc bộ bóng đá do thầy Tiêu Thanh Hiền
phụ trách và câu lạc bộ bóng chuyền do thầy Trần Chí Trung phụ trách đã đi vào
hoạt động, thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Dưới đây là một số hình ảnh tôi thực hiện giải pháp 3 nâng cao ý thức rèn
luyện thân thể của học sinh trường THPT Long Thành.

Hình 11: Thông báo tổ chức hội khỏe phù đổng trên fanpage của Đoàn trường

Hình 12: Học sinh tham dự cuộc thi nhảy bao bố đôi


18

Hình 13: Học sinh của trường THPT Long Thành nhảy Flashmod trong kỷ niệm
86 năm ngày thành lập Đoàn (26/03/1931 – 26/03/2017)


19


Hình 14: Học sinh trường THPT Long Thành tham gia kéo co và nhảy dây tập
thể trong các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/03/2016


20

Hình 12: Tôi nêu gương cho học sinh rèn luyện thân thể bằng việc đi dạy mỗi
ngày bằng xe đạp

Hình 13: Tôi đưa học sinh trường THPT Long Thành tham dự chạy việt dã vì
sức khỏe toàn dân do Ủy ban nhân dân huyện Long Thành tổ chức


21

Hình 14: Học sinh trường THPT Long Thành chạy việt dã vì sức khỏe
toàn dân năm 2017

Hình 15: Trường THPT Long Thành đạt thành tích cao tại giải việt dã Đại hội
thể dục thể thao huyện Long Thành lần thứ VIII năm 2017


22
3.3.3. Hiệu quả của giải pháp 3
- Ý thức rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực của học sinh trường THPT Long
Thành được nâng cao đáng kể. Các hoạt động của hội khỏe phù đổng thu hút
đông đảo các em học sinh tham gia.
- Mỗi buổi chiều, 3 sân bóng chuyền, 1 sân bóng đá của trường luôn có các em
học sinh đánh bóng chuyền, đá bóng đến tận 18h hàng ngày trong dịp tổ chức

hội khỏe phù đổng cấp trường.
- Vào tháng 3, giờ ra chơi, sân trường luôn vui nhộn, các em học sinh của các
lớp tập nhảy dây tập thể, nhảy flashmod. Các hoạt động đã tạo ra một không khí
sôi động, các em xa rời thế giới ảo, hòa nhập cùng bạn bè, có những nụ cười đầy
sảng khoái và cũng tạo ra một hiệu ứng cho cả trường cùng rèn luyện thân thể.
- Nhờ sự vận động tập luyện trước khi tham gia các giải chạy việt dã do Ủy ban
nhân dân huyện Long Thành tổ chức mà trường THPT Long Thành luôn đạt
thành tích cao trong cuộc thi, luôn nằm trong top 3 đoàn dẫn đầu của huyện.
- Nhiều học sinh đã phản hồi với tôi qua facebook bằng hình ảnh, các em đã hẹn
nhau cùng dậy sớm để tập thể dục, nâng cao sức khỏe. Các học sinh luôn rủ
nhau đá bóng vào mỗi dịp cuối tuần ở các sân cỏ nhân tạo.
- Giúp cho các em học sinh thấy được lợi ích của những hoạt động thể dục, thể
thao: người khỏe khoắn hơn, tinh thần sung mãn, thay vì thường xuyên ngồi
chơi game, online facebook làm cơ thể mệt mỏi, bệnh cận thị trở nên phổ biến.
3.4. Giải pháp 4: Nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, học đi đôi
với thực hành và duy trì đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
3.4.1. Mục đích của giải pháp 4
- Ngoài việc học tập kiến thức ở trên lớp, tôi hướng đến cho học sinh các kỹ
năng thực hành, nghiên cứu khoa học. Các lý thuyết mà các được học trên lớp sẽ
được ứng dụng như thế nào vào thực tiễn, bản thân các em có thể ứng dụng các
vấn đề đã học vào thực tế. Đồng thời cũng từ đó phát huy khả năng tư duy sáng
tạo của học sinh.
- Hiện nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ, học sinh ngày càng quen
với việc sử dụng các thiết bị số, đi kèm với đó cũng là một loạt các hệ lụy không
tốt. Các giá trị truyền thống của dân tộc dần bị lãng quên, vì vậy tôi luôn muốn
các em học sinh phải gìn giữ các giá trị này, trong đó truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn” là một trong những giá trị cần phải được trân trọng, gìn giữ.
3.4.2. Các bước thực hiện giải pháp 4
- Để nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, học đi đôi với thực
hành tôi thực hiện các bước sau:

+ Tổ chức cuộc thi bắn tên lửa nước cho 34 lớp để các em học sinh có thể
thỏa sức sáng tạo, vận dụng kiến thức vật lý đã học vào thực tế, chế tạo tên lửa
nước từ những nguyên liệu tái chế như vỏ chai nước ngọt, ống nước gãy.


23
+ Tôi luôn kêu gọi, khuyến khích các em học sinh của trường tham gia cuộc
thi sáng tạo – khoa học kĩ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia diễn ra hàng năm. Bản
thân tôi cũng tham gia hướng dẫn các em tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ
thuật, bằng kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn các em nghiên cứu, tham khảo
tài liệu, phát huy sự sáng tạo của bản thân các em.
+ Tôi cũng tạo điều kiện cho các em thực hành việc nấu nướng và buôn bán
bằng cách tổ chức hội chợ ẩm thực vào kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/03 hàng
năm. Đây là hoạt động được các em học sinh rất mong đợi và tham gia rất nhiệt
tình. Các em tự chế biến các món ăn và bán cho các bạn khác trong trường, từ đó
các em hiểu rõ hơn giá trị của sức lao động và biết thực hành việc nấu nướng, pha
chế đồ uống.
- Để giáo dục học sinh duy trì truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt
Nam tôi thực hiện 2 hoạt động sau:
+ Hàng năm tôi với cương vị Bí thư Đoàn trường luôn tổ chức “Lễ tri ân và trưởng
thành” cho học sinh khối 12: mỗi học sinh sẽ viết một bức thư tri ân của mình đến
công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình trong suốt 18 năm qua, những lời tri
ân, những cảm xúc chân thành nhất của các em sẽ được thể hiện trên bức thư tri ân
này. Các bức thi tri ân này sẽ được bỏ vào các bao thư tri ân mà các đoàn trường sẽ
đặt trước cho các em học sinh và chính các em sẽ gửi đến cho cha mẹ của các em
vào ngày lễ ra trường.
+ Ngày lễ ra trường, cha mẹ của các em sẽ được mời đến trường để dự lễ cùng với
các em, buổi lễ thường được tổ chức vào 16h để quí vị phụ huynh có thể đến dự.
Các phụ huynh sẽ nhận những đóa hoa tri ân từ tay của con mình và sau đó là một
cái ôm thật thắm thiết.

+ Trong ngày lễ tri ân và trưởng thành, các em học sinh khối 12 cũng sẽ thể hiện
lòng biết ơn chân thành đến quí thầy cô đã dạy dỗ các em trong 3 năm học qua tại
mái trường THPT Long Thành bằng những đóa hoa tri ân do các em cài lên ngực
của thầy cô, đó là những tình cảm rất xúc động và thiêng liêng.
+ Không chỉ biết ơn cha mẹ - thầy cô, tôi còn hướng cho các học sinh trường
THPT Long Thành tỏ lòng biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì
độc lập – tự do của tổ quốc bằng những hành động thiết thực: chăm sóc nghĩa trang
liệt sĩ thị trấn Long Thành – Di tích lịch sử đình Phước Lộc. Đây là công trình
thanh niên hàng năm của Đoàn trường THPT Long Thành. Mỗi tháng 1 lần và vào
trước các ngày lễ lớn (30/04; 27/07; 22/12) tôi đều cử 1 lớp xuống dọn nghĩa trang
liệt sĩ thị trấn Long Thành và quét dọn khu vực đình Phước Lộc. Hàng năm, Đoàn
trường THPT Long Thành đều thắp nhang tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang
liệt sĩ huyện Long Thành tại xã Long Phước.
Dưới đây là hình ảnh các hoạt động mà tôi đã tổ chức để thực hiện giải pháp
4: Nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, học đi đôi với thực hành và
duy trì đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.


24

Hình 16: Học sinh trường THPT Long Thành tham dự hội thi bắn tên lửa nước


×