Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận triết học tổng quan ( Chương trình nâng cao triết hoc mác lê nin hệ thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.15 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN

TIỀU LUẬN MƠN:

TRIẾT HỌC

CHUN ĐỀ:

VAI TRỊ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI

GV: TS. ĐÀO DUY THANH
HV: NGUYỄN THỊ Ý NHI – CNMT K2008
NGUYỄN THỊ VIỆT HUỆ - CNMT K2009
LƯU NHẬT NGUYÊN - CNMT K2010


Tp.HCM, tháng 12 năm 2010

2


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

MỤC LỤC
I.

TỔNG QUAN..................................................................................................................1

1. 1



Tính cấp thiết..................................................................................................................... 1

1. 2

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................1

1. 3

Nội dung nghiên cứu.........................................................................................................1

1. 4

Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................. 1

II.

TRIẾT HỌC, VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.....................2

3.1

Triết học là gì?................................................................................................................... 2

3.1.1 Triết học, đối tượng nghiên cứu của triết học...................................................................2
3.1.2 Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan................................................................3
3.2

Vấn đề cơ bản và các trường phái của triết học.................................................................4

3.2.1 Vấn đề cơ bản của triết học..............................................................................................4

3.2.2 Các trường phái của triết học...........................................................................................4
3.2.2.1 Chủ nghĩa duy vật..........................................................................................................4
3.2.2.2 Chủ nghĩa duy tâm.........................................................................................................5
3.2.2.3 Thuyết không thể biết....................................................................................................6
3.3

Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.........................................................6

3.4

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội.........................................................................8

3.5

Vai trò của triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay.............................................11

III.

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 17

i


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
I. TỔNG QUAN
1. 1 Tính cấp thiết

Trong giai đoạn tồn cầu hố hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó
khăn, thử thách, giải thốt con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp
ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và

cơng nghệ cao, mà cịn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải khơng chỉ cho
những thách đố mn thuở, mà cịn cho những vấn đề hồn tồn mới do q trình tồn cầu hố
đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với
con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện
thực nhằm phục vụ cho chính mình. Khơng chỉ thế, trong giai đoạn tồn cầu hố hiện nay, triết
học cịn giúp cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố
quyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải
quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, triết
học cũng đang thực hiện chính những vai trị to lớn đó. Đó là lý do vì sao cần phải nghiên cứu
triết học nhằm ứng dụng triết học vào trong đời sống xã hội.
1. 2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là nghiên cứu vai trò của triết học trong đời sống
xã hội.
1. 3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của tiểu luận này bao gồm những nội dung chính sau đây:
-

Nguyên nhân ra đời và ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học.

-

Vấn đề cơ bản và các trường phái của triết học

-

Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

-


Vai trị của triết học trong đời sống xã hội

-

Vai trị của triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay

1. 4 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này sẽ giúp hiểu chúng tôi hiểu rõ hơn về vai trò của thế giới quan hoặc vai trò
của con người đối với thế giới và chức năng phương pháp luận của triết học trong đời sống xã
hội loài người. Đồng thời, vai trò triết học trong xã hội ngày nay cịn giúp chúng ta ý thức được
những khó khăn, thử thách, vướng mắc và ý thức được địa vị của mình trong xã hội. Bên cạnh
1


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
đó vai trị của triết học cịn giúp giải quyết được những khó khăn mà chúng ta đã từng gặp phải
trong cuộc sống…
II. TRIẾT HỌC, VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
3.1 Triết học là gì?
3.1.1 Triết học, đối tượng nghiên cứu của triết học
Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN)
tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp.
Theo người Ấn Độ, triết học đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con
đường suy ngẫm để dẫn dắt con ngời đến với lẽ phải. Cịn ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có
gốc ngơn ngữ là chữ "triết". Đó khơng phải là sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản
chất của đối tượng.
Ở phương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Philôsôphia”, nghĩa
là "yêu mến sự thơng thái". Triết học đợc xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng
tỏ bản chất của mọi vật.
Khái quát lại, triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung

nhất của con ngời về thế giới; về vị trí, vai trị của con ngời trong thế giới ấy.
Với quan niệm đó, triết học cổ đại khơng có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà đợc xem là "khoa học của mọi khoa học".
Từ thế kỷ XV - XVI đến thế kỷ XVIII, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất là khoa
học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ, dần dần tách ra khỏi triết học, từng bước làm phá sản
tham vọng muốn đóng vai trị "khoa học của mọi khoa học" của một số học thuyết triết học lúc
bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen.
Đầu thế kỷ XIX, triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt hoàn toàn với quan niệm trên và xác
định đối tợng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Quan niệm macxit cho rằng:"Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là
học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con ngời đối
với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy".
Khác với các khoa học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của thế giới,
triết học xem xét thế giới nh một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể
đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Mặc dù có sự khác nhau giữa các hệ
2


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
thống triết học, nhưng điểm chung của chúng là đều nghiên cứu những vấn đề chung nhất của
tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con ngời nói chung, của tư duy nói riêng với
thế giới.
Như vậy, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, khái quát nhất, triết học
không thể ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loài nười. Triết học chỉ có thể xuất hiện trong
những điều kiện nhất định sau:
Thứ nhất, lao động đã phát triển đến mức có sự phân chia lao động xã hội thành lao
động trí óc và lao động chân tay, tạo điều kiện và khả năng nghiên cứu, hệ thống hóa các quan
điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và trên cơ sở đó triết học đã ra đời.
Đó là khi chế độ Cơng xã ngun thuỷ đã bị thay thế bằng chế độ Chiếm hữu nơ lệ - chế độ xã
hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi mới ra đời,

triết học tự nó đã mang trong mình tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của những giai cấp xã hội
nhất định.
Thứ hai, con ngời đã có sự phát triển cả về thể lực và trí lực, có một vốn hiểu biết nhất
định và đạt đến khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để có thể rút ra đợc cái chung từ vô số
các sự vật và hiện tợng riêng lẻ, xây dựng nên các học thuyết, lý luận.
Điều đó khẳng định rằng, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học đã ra đời
từ thực tiễn và do nhu cầu của thực tiễn quy định.
3.1.2 Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con
người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó.
Đặc tính của tư duy con ngời là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; song tri
thức mà con ngời đạt được ln ln là có hạn. Q trình tìm hiểu về quan hệ giữa con người
với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định, trong đó có sự hồ quyện thống
nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành
thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin định hớng cho hoạt
động của con người.
Khác với thế giới quan thần thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa vào tri thức, là
sự diễn tả quan niệm của con nười dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù đóng vai trị là
những nấc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa đó, triết học đợc xem là hạt
nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về
vị trí của con người trong thế giới đó.
3


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
3.2 Vấn đề cơ bản và các trường phái của triết học
3.2.1 Vấn đề cơ bản của triết học
Ngay từ thời cổ đại đã nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con ngời với thế giới bên
ngoài. Triết học ra đời cũng giải quyết vấn đề đó, nhng ở tầm khái quát cao hơn là mối quan hệ
giữa tw duy và tồn tại. Theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết

học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa t duy với tồn tại"( C. Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb
CTQG, HN, 1995, t.21, tr.403); bởi vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và xuất phát điểm để
giải quyết các vấn đề khác của triết học. Đồng thời sẽ là tiêu chuẩn để xác định lập trờng thế
giới quan của các triết gia và các học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào?
Mặt thứ hai: ý thức con ngời có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan hay
không? Nghĩa là con ngời có khả năng nhận thức hay khơng?
Việc trả lời hai câu hỏi trên đã dẫn đến sự hình thành các trờng phái và các học thuyết
triết học khác nhau.
3.2.2 Các trường phái của triết học
3.2.2.1 Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trớc, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại
một cách khách quan, độc lập với ý thức con ngời và khơng do ai sáng tạo ra; cịn ý thức là sự
phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; khơng thể có tinh thần, ý thức nếu
khơng có vật chất.
Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển
của nó ln gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại dới nhiều hình thức
khác nhau.
+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để
giải thích thế giới. Hạn chế của nó là cịn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính
thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ như
quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit...
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh hưởng của Cơ học cổ điển
nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy
4


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại.
Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhưng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trị quan
trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tơn giáo. Ví dụ như quan
niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40
của thế kỷ XIX, sau đó đợc V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các
học thuyết triết học trước đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đương thời, chủ
nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của
chủ nghĩa duy vật trước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy
vật. Nó khơng chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà cịn là một cơng cụ hữu hiệu giúp
các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
3.2.2.2 Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự nhiên. Giới
tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con người,
khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của
chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó
khơng phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó thường được mang
những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính
thế giới.Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen.
Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc
nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến
bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa học. Còn nguồn gốc xã hội
của chủ nghĩa duy tâm là các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức
của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của q trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý
thức khỏi thế giới vật chất.
Trong lịch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa

duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của tư duy triết học. Đồng thời, nó biểu
hiện cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội.
5


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Bên cạnh các nhà triết học nhất nguyên luận (duy vật hoặc duy tâm) giải thích thế giới
từ một ngun thể hoặc vật chất hoặc tinh thần, cịn có các nhà triết học nhị nguyên luận. Họ
xuất phát từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải thích mọi hiện tợng của thế giới.
Theo họ, thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể
tinh thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, nhng cuối cùng họ
rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó, khơng phụ thuộc
vào vật chất.
3.2.2.3 Thuyết không thể biết
Khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, đại đa số các nhà triết học( cả
duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, nhưng với
những cách lý giải trái ngược nhau. Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ chỗ coi vật chất có trước, ý
thức có sau và là sự phản ánh thế giới vật chất đã thừa nhận con người có thể nhận thức được
thế giới khách quan và các quy luật của nó. Cịn chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có tr ước và
quyết định vật chất nên nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới, mà chỉ là sự tự nhận
thức, tự ý thức về bản thân ý thức. Họ phủ nhận thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận
thức.
Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết
không thể biết. Họ cho rằng, con người không thể hiểu được đối tượng hoặc nếu có hiểu thì chỉ
là hình thức bên ngồi; bởi vì tính xác thực của các hình ảnh về đối tượng mà các giác quan của
con người cung cấp trong q trình nhận thức khơng đảm bảo tính chân thực. Tiêu biểu là quan
niệm của Beccơly, Hium.
3.3 Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
Một vấn đề rất quan trọng mà triết học phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện tượng của thế
giới xung quanh ta tồn tại như thế nào?

Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, những suy đến cùng đều quy về hai quan
điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình.
3.3.1 Phương pháp biện chứng
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và ràng
buộc lẫn nhau.
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là q trình
thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh
của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.
6


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Như vậy, phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ
ràng buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo,
linh hoạt, "khơng chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng,
khơng chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật,
khơng chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh..mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, khơng chỉ thấy
cây mà cịn thấy cả rừng".
Phương pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đợc thể hiện qua ba hình
thức lịch sử của phép biện chứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép
biện chứng duy vật.
- Trong phép biện chứng tự phát thời cổ đại, các nhà biện chứng cả phương Đông và
phương Tây đã thấy các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi
dây liên hệ vơ cùng tận. Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn trực quan, chưa phải là kết quả của
nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
- Trong phép biện chứng duy tâm, mà đỉnh cao là triết học cổ điển Đức (ngườikhởi xướmg là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen), lần đầu tiên trong lịch sử t duy nhân loại, các
nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của
phương pháp biện chứng. Nhng đó là phép biện chứng duy tâm, bởi nó bắt đầu từ tinh thần và
kết thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối.
- Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế

thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép biện
chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình
thức hồn bị nhất.
3.3.2 Phương pháp siêu hình
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái cơ lập, tách rời đối tợng khỏi các chỉnh thể khác;
giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
- Nhận thức đối tợng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi
về số lượng và nguyên nhân biến đổi nằm ở bên ngồi sự vật.
Như vậy, phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt
lập, tĩnh tại với một t duy cứng nhắc, "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà khơng nhìn
thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại..mà khơng nhìn thấy sự
phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh.. mà quên mất sự vận
động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng".
7


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
3.4 Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học,
như chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục,... nhưng quan trọng nhất
vẫn là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
Thế giới quan đóng vai trị đặc biệt trong cuộc sống của con người và xã hội loài người
tồn tại trong thế giới và nhận thức bản thân mình, Những tri thức này dần dần hình thành lên
thế giới quan, khi đã hình thành, thế giới quan trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con
người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “Thấu kính”, qua đó con
người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản than mình để xác định cho
mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa
đó.
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan
phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và chi thức do

các khoa học đem lại.Theo Kant “ Sự tồn tại lịch sử của con người chúng ta như là một điểm
nhỏ trên con đường dài mà ta không thể biết được điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Điểm khởi
đầu thì ta chỉ có thể phỏng đốn, cịn định hướng cho tương lai thì ta chỉ có thể dùng các “lịng
tin” của lý trí – mà ơng gọi là “các Ý niệm tất yếu” - để soi sáng. Còn bước đi trên con đường
ấy là tiến trình của sự khai sáng “Khai sáng là việc con người đi ra khỏi sự khơng trưởng thành
do chính mình tự chuốc lấy” Khơng trưởng thành là sự bất lực, không biết dùng đầu óc của
mình mà khơng có sự hướng dẫn của người khác. Cịn tự mình chuốc lấy là do thiếu dũng khí,
thiếu lịng kiên quyết và thói quen an nhàn, thoải mái. Vì thế, khẩu hiệu của sự khai sáng là:
sapere aude! (Hãy dám biết!), hãy có gan dùng chính đầu óc của mình! Con người rất thích ở
n trong tình trạng khơng trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu.
Thoát khỏi “những xiềng xích êm ái” ấy, con người thấy bơ vơ và lúng túng vì khơng quen suy
nghĩ và vận động tự do. Vì thế, Kant bảo: “Chỉ có ít người thành công trong việc vừa trưởng
thành về tinh thần, vừa tự đi được một cách vững chắc”. Nhưng, tiến trình khai sáng vẫn cứ
tiếp diễn, tuy chậm chạp” . Một cuộc cách mạng có thể lật đổ kẻ độc tài nhưng khơng phải dễ
dàng mang lại sự cải cách đích thực về lề lối tư duy. Các định kiến mới chỉ thay chỗ cho các
định kiến cũ, vì lề lối tư duy khó mà được thay đổi một cách đột ngột.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc
tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và tận dụng các phương pháp, do vậy “Phương pháp luận là một bộ
phận không thể thiếu được trong bất kỳ ngành khoa học nào” Xét về phạm vi tác dụng của nó

8


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
có ba phương pháp luận đó là phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương
pháp luận chung nhất.
Phương pháp luận ngành còn gọi là phương pháp luận bộ môn là phương pháp luận của
một ngành khoa học cụ thể nào đó.
Phương pháp luận chung là phương pháp luận được sử dụng cho một số ngành khoa
học.

Phương pháp luận chung nhất là phương pháp luận dùng làm điểm xuất phát cho việc
xác định các phương pháp luận chung, các phương pháp luận ngành. Và các hoạt động khác
của con người.
Theo Kant Triết học được xem như là sự phê phán, vừa như là “kỷ luật” tự nguyện của
tư duy tự chế ước chính mình. Ơng hiểu triết học phê phán của mình như là một đóng góp cho
đời sống chính trị-xã hội, trong chừng mực bản thân nó có nhiệm vụ tham gia tích cực vào tiến
trình khai sáng; đồng thời như là một triết học về chính trị-xã hội, trong chừng mực tư duy
chính trị-xã hội cần được suy tưởng như con đường đi đến sự tự nhận thức tự do. “Chính trong
tư duy như thế, ta thấy sự căng thẳng giữa một bên là ý thức về sự yếu đuối, bất lực nhất thời,
và bên kia là lòng tin.
Vai trò của triết học trong đời sống chính trị-xã hội xuất phát từ cách hiểu như thế về
triết học. Theo Kant, việc thiết lập, lãnh đạo và quản lý đời sống chính trị-xã hội – được ơng
gọi là “hiến chương dân sự” – là công việc của những nhà chính trị. Điều cần có nơi họ là:
“quan niệm đúng đắn về bản tính của một hiến chương khả hữu”, “một sự dày dạn từng trải” và
sau cùng “một thiện chí để kết hợp được hai điều ấy lại”. Họ không phải là những nhà triết học
chuyên nghiệp, vì Kant khơng chờ đợi và cũng khơng mong muốn mơ hình của Platon: vua
phải là triết gia và triết gia phải… làm vua, bởi ông biết rằng “việc nắm giữ quyền lực khó mà
khơng làm hư hỏng phán đốn tự do của lý tính”. Tuy nhiên, theo cách nói của ông, “bậc vương
giả” hay “các dân tộc vương giả” (königliche Völker) - tức các dân tộc biết tự cai trị chính
mình theo các quy tắc của sự bình đẳng – cần lắng nghe những nhà triết học. Trong khi phác
họa các “điều khoản" cho một “nền hịa bình vĩnh cửu”, Kant đề nghị ghi thêm một “điều
khoản bí mật”, đó là: “Các quốc gia vũ trang cần phải tham vấn các châm ngôn của các nhà
triết học về các điều kiện để bảo đảm hịa bình”. Tại sao phải là điều khoản “bí mật”? Vì thật
bất tiện khi u cầu kẻ cầm quyền phải công khai “hạ cố” tham vấn các triết gia! Cho nên, điều
kiện để thực hiện “điều khoản bí mật” ấy chỉ là hãy để cho các triết gia được ăn nói tự do và
cơng khai. Một mặt, ơng biết rằng trong lịch sử (nói riêng ở châu Âu), vị trí của triết học vốn
khiêm tốn và chơng chênh. Nó khơng những đứng sau pháp gia [nhà cầm quyền] mà còn bị
9



Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
thần học [hệ tư tưởng chính thống] bắt làm “con sen” nữa. “Chỉ có điều khơng rõ là “con sen”
này có nhiệm vụ cầm đèn đi trước soi đường hay lẽo đẽo đi sau nâng váy cho bà chủ”! Mặt
khác, ông lại thấy các triết gia – do bản chất tự do của công việc suy tưởng của họ – khơng bao
giờ hình thành nên một phe nhóm hay tầng lớp, nghĩa là khơng hề có quyền lực. “Trong nhân
dân, họ không thỏa thuận riêng với nhau (như tầng lớp giáo sĩ) mà chỉ đề ra các dự phóng với
tư cách là người công dân” và “họ chứng minh một cách hồn tồn khơng khả nghi rằng họ chỉ
quan tâm đến chân lý mà thôi”. Các ý tưởng rất nghiêm túc đằng sau cách nói hóm hỉnh ấy về
vị trí và vai trị của triết học trong đời sống cộng đồng xuất phát từ quan niệm rất sâu sắc của
ơng về bản chất của triết học. Ơng nêu mấy đặc điểm sau đây:
“Ta khơng bao giờ có thể học triết học mà cùng lắm chỉ là học cách triết lý” Tất nhiên, ta
vẫn có thể và cần học triết học với tư cách là một kiến thức vững chắc và chính xác về lịch sử
tư tưởng. Nhưng, kiến thức lịch sử về triết học chưa chứng tỏ được năng lực phán đốn từ
chính nhận định của mình. Ta chỉ được “đào tạo theo lý trí của người khác” như một “khn
dấu sống” mà thơi. Do đó, ai muốn học cách triết lý thì phải xem “mọi hệ thống [tư tưởng] chỉ
như là lịch sử về việc sử dụng lý tính” mà thơi và ta hãy dùng chúng như là đối tượng cho sự
rèn luyện của chính mình. “Người học trị khơng học những tư tưởng mà học tư duy”, và vì thế,
“thật là một sự lạm dụng chức trách sư phạm khi thay vì mở rộng năng lực suy nghĩ của học
sinh và đào luyện họ để có được sự thức nhận trưởng thành trong tương lai thì lại làm cho họ
tưởng rằng đã có sẵn một kho kiến thức đã hồn tất khiến từ đó nảy sinh sự ngộ nhận về khoa
học”.
Kant phân biệt giữa triết học như là “quan niệm trường ốc” với triết học như là “quan
niệm toàn hoàn vũ” Triết học trường ốc là chỉ đi tìm “một hệ thống kiến thức với mục đích duy
nhất là tính hồn chỉnh về lơgíc”, tức chỉ nhằm đưa ra các quy tắc sử dụng lý trí cho bất kỳ mục
đích nào, hầu mang lại kỹ năng, tài khéo chứ khơng cần biết kiến thức ấy đóng góp gì vào cứu
cánh tối hậu của lý tính con người và hạnh phúc của nhân loại. Ngược lại, triết học “toàn hoàn
vũ” là khoa học về các cứu cánh tối hậu của con người, là quan niệm mang lại “phẩm giá, tức
giá trị tuyệt đối” cho triết học. Mục đích của ta thì có nhiều, nhưng cứu cánh tối hậu thì chỉ có
một, đó là tồn bộ vận mệnh của con người, và nền triết học về điều này chính là đạo đức học
theo nghĩa rộng nhất. Vì thế, với tư cách là quan niệm “toàn hoàn vũ”, triết học “liên quan đến

mọi con người". Nó cao xa nhưng giản dị, vì “khơng có một nền triết học cao siêu nào có thể
hướng dẫn cho ta bằng sự hướng dẫn mà Tự nhiên đã phú bẩm cho lương năng bình thường
nhất”.
Triết học hợp nhất quan niệm trường ốc và quan niệm tồn hồn vũ chính là học thuyết
về sự hiền minh với tư cách là khoa học Vì “khoa học là khung cửa hẹp dẫn đến học thuyết về
10


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
sự hiền minh”. Khơng có sự hiền minh, khoa học là vơ nghĩa; cịn sự hiền minh sẽ khơng hiện
thực nếu khơng có khoa học. Các ngành khoa học riêng lẻ tự chúng là đáng ngờ về mặt giá trị,
bởi chúng không tự biện minh được giá trị của mình. Khoa học chỉ có thể có được một giá trị
nội tại đích thực với tư cách là cơ quan của sự hiền minh, và giá trị nội tại ấy sẽ do triết học
mang lại. Và cũng bởi lẽ thông qua triết học mà các ngành khoa học có được trật tự và sự liên
kết, nên hầu như triết học sẽ khép lại vịng trịn tuần hồn khoa học như là chiếc “vương miện
của tinh thần con người”.
Triết học phê phán của Kant thường được cảm nhận như là sự phá hủy triết học cổ
truyền Ông trả lời: sự phá hủy có tính tiêu cực và phủ định ấy chỉ gây tổn hại và mất mát đối
với các trường phái giáo điều, chứ không phải cho bản thân triết học. Bằng sự minh định các
ranh giới để buộc lý tính thuần túy phải tuân thủ “kỷ luật của tư duy”, sự phê phán mở ra khơng
gian cho cái tích cực: mang lại bước đi vững chắc cho khoa học cũng như cho lịng tin vào lý
trí con người. Nếu chủ nghĩa giáo điều bao giờ cũng kết thúc ở chủ nghĩa hồi nghi và sự mất
lịng tin, thì sự phê phán sẽ dẫn đến khoa học và sự xác tín.
Tác dụng tiêu cực, phủ định của triết học phê phán, do đó, chỉ là một phương diện của
tồn bộ triết học. Những nhà khoa học riêng lẻ đều chỉ là những nhà chuyên môn, thiện nghệ
trong việc sử dụng lý tính. Nhưng, “đứng lên trên tất cả cịn có một Bậc Thầy lý tưởng sử dụng
họ như những công cụ phục vụ cho sự tăng tiến của các cứu cánh cơ bản của lý tính con người.
Chỉ có bậc thầy lý tưởng này mới xứng danh là “Triết gia”, song lại không tồn tại thật sự ở đâu
cả. Tuy nhiên, ý niệm về quyền năng ban bố luật lệ của Triết gia vẫn lắng đọng trong đáy sâu
tâm hồn của mỗi người chúng ta… Trong ý tưởng cao cả này, thật quá tự cao nếu tự xưng mình

là triết gia và dám cho rằng mình đã đứng ngang hàng với hình ảnh ngun mẫu của bậc triết
nhân chỉ có thể có trong Ý niệm” Vậy, theo Kant, “Nhà hiền triết đích thực” – như là bậc thầy
của sự hiền minh bằng chính hình ảnh mẫu mực của mình – là lý tưởng để được mãi mãi vươn
tới của nền giáo dục nhân bản và khai phóng
Triết học có vai trị rất lớn trong việc định hướng sự phát triển của các Ngành khoa học
không đi sai lệch để đi tới thành quả cao nhất mà nó có thể đạt được dựa trên mối quan hệ giữa
thế giới quan và phương pháp luận, ngồi ra triết học cịn giúp con người tự giác trong q
trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo, đáp ứng những địi hỏi
cấp bách của cơng cuộc đổi mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.
3.5 Vai trò của triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay
Trong giai đoạn tồn cầu hố hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó
khăn, thử thách, giải thốt con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp
11


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và
cơng nghệ cao, mà cịn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải khơng chỉ cho
những thách đố mn thuở, mà cịn cho những vấn đề hồn tồn mới do q trình tồn cầu hố
đặt ra. Triết học khơng chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với
con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện
thực nhằm phục vụ cho chính mình. Khơng chỉ thế, trong giai đoạn tồn cầu hố hiện nay, triết
học cịn giúp cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố
quyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải
quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, triết
học cũng đang thực hiện chính những vai trị to lớn đó.
Nhân loại đang chứng kiến những biến động to lớn, phức tạp và có tác động sâu sắc,
nhiều mặt không chỉ đến con người và xã hội, mà còn đến cả giới tự nhiên. Các sự biến trong
xã hội dồn dập xảy ra làm cho có những cái tưởng như hết sức vững chắc bỗng đột ngột sụp đổ,
cái mới có khi chưa kịp phát huy tác dụng, thậm chí chưa định hình rõ rệt, thì lại đã có những

cái mới hơn nảy sinh bổ sung hoặc chực chờ để thay thế.
Cùng với những biến động đó, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
toàn cầu, các thành tựu tuyệt vời của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên tồn cầu hố
đang tạo nên những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại, đang tác
động mạnh đến tất cả các nền văn hoá dân tộc và đến văn minh nhân loại nói chung. Cơng nghệ
thơng tin, các phương tiện liên lạc và giao thông hiện đại cực kỳ thuận lợi và hiệu quả dường
như đang thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành "ngơi làng tồn cầu”. Trong một bối cảnh như
vậy đã có người nghĩ rằng, trong giai đoạn hiện nay, chỉ có kinh tế kỹ thuật hiện đại và công
nghệ cao mới có thể là cứu cánh giúp cho con người vượt qua những khó khăn, giải thốt con
người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, mới có thể đáp ứng được cả các nhu
cầu thường nhật lẫn lâu dài của nhân loại cịn triết họe có lẽ đã hết thời(!)
Phải chăng đúng là như vậy?
Mọi người đều hiểu rằng, sẽ khơng thể có tồn cầu hố hiện nay, trước hết là tồn cầu
hố về kinh tế, cịn bộ mặt của thế giới cùng với đời sống của từng cá nhân cũng sẽ rất khác
nếu như khơng có kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Song, nếu tỉnh táo mà xem xét thì chúng
ta sẽ thấy nhận định trên là khá hời hợt và nông cạn. Rất dễ dàng nhận ra rằng, trong kỷ ngun
tồn cầu hố hiện nay, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt được trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ, trong kinh tế, một mặt, là những động lực cơ bản và
quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn,
12


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
làm tăng khả năng khám phá và khai thác giới tự nhiên của con người. Song, mặt khác, chính
con người và xã hội lại cũng đứng trước những sự bất thường, những mối đe dọa và những rủi
ro khó lường do hậu quả của việc chiếm dụng, sử đụng và nhất là sự lạm dụng những thành tựu
ấy của con người. Tồn cầu hố, một mặt, là thắng lợi cực kỳ to lớn, không thể chối bỏ của
khoa học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế, mặt khác, chính nó cũng góp phần huỷ hoại
nặng nề đối với thiên nhiên và ẩn chứa đầy nguy cơ đối với con người.
Dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, xuất phát từ thực tế cuộc

sống đương đại, con người đã có thể tự giải đáp được rất nhiều vấn đề mà họ quan tâm. Song,
đúng như Ph.Bêcơn (1561- 1626) đã từng nhận xét, những điều mà con người đã biết được
chưa thấm vào đâu so với những điều mà con người còn chưa biết. Vì vậy, con người vẫn vừa
phải tiếp tục tìm kiếm lời giải cho những thách đố muôn thuở, vừa phải trả lời cho những câu
hỏi hoàn toàn mới do quá trình tồn cầu hố đặt ra. Đó là những câu hỏi đại loại như: thế giới
này là gì? Vị trí của con người trong thế giới đó ra sao? ý nghĩa của cuộc sống con người trong
thế giới đầy tính cạnh tranh và rủi ro này là gì? Số phận con người do ai quyết định? Con người
có thể tránh được những tai hoạ thảm khốc do thiên nhiên đang bị chính con người tàn phá
nặng nề gây ra hay khơng? Liệu mỗi con người và các dân tộc có thể làm chủ được vận mệnh
của mình trong điều kiện tồn cầu hố khi các nước phụ thuộc lân nhau ngày càng chặt chẽ hơn
hay không? Hạnh phúc trong thế giới đầy bất ổn này là gì? Tại sao có nước quá giàu và có
người lại quá nghèo? Có thể xố bỏ được sự bất cơng và thiết lập được sự cơng bằng xã hội và
cơng lý có thể thực thi hay không? Cuộc sống của con người trong tương lai sẽ như thế nào?
Bằng cách nào để có thể ngăn chặn được các loại bệnh lây lan rất nhanh trong kỷ ngun tồn
cầu hố? Có phải cái ác đã cắm rễ sâu trong con người khơng và có thể chế ngự được cái ác
khơng? Làm sao để lịng khoan đung có thể ngự trị được trong con người nhằm góp phần ngăn
chặn hoặc giảm bớt cảnh tàn sát lẫn nhau vẫn đang diễn ra trên trái đất? Con người được tự do
đến đâu và có trách nhiệm đối với xã hội và đối với đồng loại ra sao cả về mặt luật pháp lẫn về
mặt đạo đức? Trong điều kiện tồn cầu hố hiện nay liệu có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế
và sự phát triển khoa học và công nghệ mà không làm tổn hại đến con người, đến xã hội và đến
giới tự nhiên hay không? Làm sao và bằng cách nào để các nước kém phát triển như nước ta có
thể tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, ổn định được xã hội để phát triển, để đuổi kịp
các nước khác? Làm sao để sử đụng được một cách tất nhất các nguồn lực, các lợi thế mà tồn
cầu hố tạo ra cho các nước đi sau? Bằng cách nào chúng ta có thể tạo được các động lực cho
sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên toàn cầu hố mà khơng làm mất đi các giá trị dân
tộc đã được các thế hệ trước tạo dựng nên?...

13



Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Rõ ràng là, nếu đứng về mặt xã hội mà xét thì đang tồn tại những nghịch lý mà mọi
người rất dễ nhận ra nhưng lại khơng dễ gì đưa ra các giải pháp hoặc phương hướng giải quyết.
Cụ thể là, trong lúc thế giới ngày càng giàu lên nhanh chóng nếu tính về tổng số sản phẩm và
giá trị của cải làm ra được và tích luỹ được, xã hội có thêm sức mạnh vật chất và nhất là một
khối lượng khổng lồ những tri thức mới, thì lại cũng chính là lúc có rất nhiều nước vẫn chưa
thốt ra khỏi tình trạng kém phát triển, có nhiều người không chỉ ở các nước kém phát triển, mà
cả ở những nước giàu, thậm chí là nước giàu nhất thế giới, ít có cơ hội được tiếp cận với các
dịch vụ xã hội bình thường nhất, vẫn đang sống trong cảnh nghèo khó, đói hoặc thiếu ăn.
Chẳng hạn, theo một cơng trình nghiên cứu, năm 2005, ở nước Mỹ, có 88 triệu người, tức là
gần 10% số gia đình, trong đó có 13 triệu trẻ em, đang bị đói hay gần với cái đói. Nếu tính số
chịu đói thường xun cũng ở nước Mỹ thì con số đó là 3,1% số gia đình với 8,5 triệu người,
trong đó có 2,9 triệu trẻ em. Một nửa dân số thế giới, tức là gần 3 tỉ người, thu nhập không quá
2 USD/ngày và 1,2 tỉ người đang phải sống dưới mức 1USD/ngày. Tình trạng này xảy ra là do
82% tổng thu nhập toàn thế giới thuộc về 20% những người giàu nhất, trong khi 20% số người
nghèo nhất chỉ chiếm có 1,4% tổng số thu nhập đó.
Như vậy, ngay trong thời đại chúng ta, nếu nói theo cách nói của C.Mác, thì của cải và
sự giàu có vẫn đang tiếp tục tập trung về một phía, cịn sự nghèo khó lại đang tập trung dồn vào
một phía khác. Tính chung tồn thế giới, khoảng cách giàu nghèo hiện nay của 20% số người
giàu nhất và 20% số người nghèo nhất đã gấp tới hơn 70 lần.
Nhân loại đang phải chứng kiến một nghịch lý khác. Đó là, một mặt, thế giới vừa ra sức
xây dựng và thực thi những chương trình xố bỏ đói nghèo cho nhiều nước kém phát triển và
đang phát triển, mặt khác, song song với việc làm đó, các nước giàu lại đang thực hiện một việc
khác là tạo ra sự đói nghèo bằng khơng ít các chính sách bảo hộ, như quy định giá cả cố định
thấp đối với nông sản và nguyên liệu xuất xứ từ các nước nghèo, ưu đãi thuế quan cho các
nguồn vốn từ các nước nghèo hơn vào các nước giàu nhằm thu hút đầu tư mà thực chất là rút
ruột các nguồn vốn đã quá ít ỏi của các nước nghèo... Vơ hình trung, những việc làm này càng
làm cho các nước nghèo ngày một khó khăn hơn, trở nên nghèo hơn và phụ thuộc vào các nước
giàu nhiều hơn. Sự thật là, trong kỷ ngun tồn cầu hố hiện nay, các nước nghèo và con
người ở đó vẫn đang phải đối diện với khơng ít những sự đe doạ và thách thức, đang chưa đủ

sức để thoát ra khỏi vơ vàn khó khăn, đang chứng kiến khơng chỉ những cơ hội thực sự thuận
lợi và những điều tốt lành, mà còn đối diện với cả những thách thức, những nguy cơ và hiểm
họa, cả những bi kịch lẫn những sự bất công ghê gớm trong xã hội. Không thể khắc phục tình
trạng này bằng khoa học kỹ thuật hay bằng cơng nghệ cao mà chỉ có thể giải quyết trên cơ sở

14


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
đấu tranh xã hội, nghĩa là tiến hành cải tạo, biến đổi xã hội, biến đổi thế giới như C.Mác đã
từng khẳng định.
Một điểm khác cũng rất rõ nét là, so với vài ba thập kỷ trước đây, có nhiều đấu hiệu và
nhiều con số thống kê cho thấy, giới tự nhiên tỏ ra ngày càng khắc nghiệt hơn với con người,
dường như giới tự nhiên đang trả thù lại sự lạm dụng, sự khai thác bừa bãi và sự tàn phá vô độ
bằng kỹ thuật và những công cụ sản xuất hiện đại nhất của con người đối với nó. Mơi trường
sống ngày một xấu đi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, nguồn nước ni
sống con người đang có nguy cơ trở thành ngun nhân của các cuộc xung đột giữa các quốc
gia, các khu vực. Tiên đoán của C.Mác cách đây hơn một thế kỷ rằng, chủ nghĩa tư bản đang
huỷ hoại hai cơ sở tồn tại của chính nó là con người và giới tự nhiên được thể hiện rõ trong kỷ
nguyên tồn cầu hố hiện nay.
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là một phần rất nhỏ trong số các vấn đề mà nhân loại đang
phải đối điện, song chính chúng lại là những vấn đề mà triết học không thể không góp phần
giải đáp và để giải đáp chúng cũng khơng thể khơng có triết học. Việc giải đáp và chỉ ra nguyên
nhân của tình trạng mâu thuẫn, của những nghịch lý trên hoàn toàn nằm ngoài tầm chú ý và khả
năng của kỹ thuật và công nghệ. Triết học và các khoa học xã hội có khả năng và có trách
nhiệm phải giải đáp chúng.
Giải đáp những vấn đề đó chính là từng bước xác định thái độ, xác định cách nhìn về
cuộc sống hơm nay và về cách thức hoạt động sinh sống của mỗi người trong những điều kiện
và hoàn cảnh mới. Giải đáp những vấn đề tưởng như hết sức cao xa nhưng thực ra lại rất cấp
yếu đối với con người, với "thân phận con người" đó chính là sứ mạng khơng thể thối thác của

triết học. Nói như I.Cantơ (1724-1804), triết học cần làm sáng tỏ những điều trước đây ta chưa
thấy hết, đó là "những vấn đề liên quan thiết thân đến mọi ngưỡng và mục đích tối hậu của triết
học khơng có gì khác lơn là toàn bộ vận mệnh của con người", bởi vì, suy đến cùng, "tất cả chỉ
là vấn đề con người", nghĩa là, triết học phải giúp con người nhận ra địa vị của mình và cách
ơng sao cho xứng đáng với con người.
Như vậy, sự mở mang tri thức nói hung, và tri thức triết học nói riêng, chính là điều kiện
giúp cho con người tự giải đáp các vấn đề mà họ quan tâm, là cơ sở để hình thành thế giới quan
khoa học. Song, việc giúp con người nhận thức chính xác về bản thân mình và giải thích đúng
đắn thế giới xung quanh mình mới chỉ là một mặt. Bởi vì, cịn một mặt khác quan trọng hơn,
mà triết học trước C.Mác chưa đặt ra và được C.Mác khẳng định, đó là triết học phải góp phần
"cải tạo thế giới". Điều đó có nghĩa rằng, những tri thức mà con người thu nhận được chỉ trở
nên yếu tố cấu thành của thế giới quan đầy đủ và hồn chỉnh khi nó đã hồ vào niềm tin, khi nó
15


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
biến thành niềm tin, biến thành động cơ và đi vào hành động của con người, giúp con người
xác định mục tiêu và lý tưởng sống, từ đó góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ con
người.
Tương tự như vậy, con người cũng thường phải trả lời các câu hỏi khi tự mình hành
động, chẳng hạn, làm sao để đạt được kết quả tốt nhất? Cách hành động như vậy là đúng hay là
sai? Liệu bằng cách đó có thể tìm ra chân lý hay khơng?... Từ xưa đến nay, những tri thức triết
học không chỉ giúp con người nâng cao năng lực nhận thức, mà còn giúp con người nâng cao
năng lực hành động, bởi vì, như I.Cantơ nói, lý trí khơng chỉ là năng lực nhận thúc tốt nhất, mà
còn là năng lực hướng dẫn hành động của con người. Điều đó có nghĩa rằng, khi trả lời các vấn
đề trên, triết học có vai trị phương pháp luận rất lớn. Chính triết học cung cấp cho con người
các quan điểm, các nguyên tắc xuất phát và những phương pháp để tiến hành hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Trước I.Cantơ, R.Đêcáctơ (1596 - 1650)
cũng đã từng nói rất đúng rằng, "thà khơng đi tìm chân lý cịn hơn là đi tìm nó mà khơng có
phương pháp".

Chính trong thế giới đang tồn cầu hố với những mối liên hệ chằng chịt, đan xen nhiều
chiều như hiện nay thì phương pháp nhận thức biện chứng duy vật giúp người ta nhìn nhận
những gì đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của thế giới đương đại, của đời sống xã hội một cách
khách quan hơn, toàn diện và cụ thể hơn, tránh được sự chủ quan, phiến diện, cứng nhắc, giáo
điều và đồng thời cũng tránh được cả sự thiếu nhất quán, chao đảo, ngả nghiêng từ thái cực này
sang thái cực khác. Khi triết học giúp cho con người có được cái nhìn tổng qt, có cách lý giải
đúng đắn về chiều hướng và về những biến động trên thế giới, về xã hội, về bản thân mình thì
chính triết học đã giúp con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố
sự quyết tâm hành động để hoàn thành mục tiêu đã đề ra với kết quả cao nhất.
Đồng thời, tồn cầu hố đang dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của thế giới,
đang tạo ra những cơ hội cho các nước lạc hậu có thể nắm lấy để phát triển và hội nhập. Tuy
nhiên, để nắm được những cơ hội ấy, và hơn thế nữa, để biến chúng thành hiện thực trong điều
kiện mọi thứ đều đổi thay nhanh chóng thì cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là
biết thích ứng nhanh. Nguồn nhân lực ấy ln phải đối diện với vô vàn các sự kiện, các tình
huống phức tạp, các cách đánh giá khác nhau, thậm chí rất trái ngược nhau về bản chất, đặc
trưng và khả năng mà tồn cầu hố có thể mang lại, phải tìm cho được câu trả lời tốt nhất về
những vấn đề đang được đặt ra trước đất nước mình. Nguồn nhân lực như vậy khơng tự nhiên
mà có, hơn nữa, nó khơng chỉ cần có trình độ nghề nghiệp, có kiến thức chun mơn hẹp vững
vàng, mà cịn phải được đào tạo, bồi dưỡng cả về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan và
phương pháp nhận thức. Nguồn nhân lực đó khơng chỉ phải có khả năng thích ứng nhanh với
16


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
các tiến bộ của khoa học và công nghệ, mà cịn phải thích ứng nhanh với những biến động
nhiều mặt của xã hội. Chính triết học sẽ giúp con người rèn luyện khả năng tư duy mềm dẻo,
nhạy bén, vừa là để tự nhận thức bản thân mình, hiểu được cả những khả năng vốn có lẫn cả
những hạn chế của mình để tự vươn lên, vừa là để nhận thức đúng đắn và chính xác hồn cảnh
khách quan và dự báo được những sự biến động nhanh chóng của xã hội.
III.


KẾT LUẬN

Vậy vai trò của triết học trong đời sống xã hội không phải là đơn thuốc vạn năng có thể
giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần
tránh cả hai khuynh hớng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai trị của
triết học. Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện
pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo. Cịn nếu tuyệt đối hóa
vai trị của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những ngun lý, quy luật
chung mà khơng tính đến tình hình cụ thể trong những trờng hợp riêng, dẫn đến những vấp
váp, dễ thất bại.

17


Tiểu luận: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bộ giáo dục và đào tạo - Giáo trình triết học Mác – Lênin – NXB Chính trị quốc
gia, 2006.
 Nguyễn Thế Nghĩa – Triết học với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB
Khoa học xã hội, 1997.

18



×